Return to Video

Cách mạng Ukraina: Kẻ chiến đấu - Người khóc than

  • 0:02 - 0:03
    Khi tôi đến Kiev
  • 0:03 - 0:06
    vào ngày 1 tháng 2 năm nay
  • 0:06 - 0:08
    quảng trường Độc Lập đang bị bao vây
  • 0:08 - 0:12
    bởi lực lượng cảnh sát
    phục vụ cho chính phủ.
  • 0:12 - 0:15
    Lực lượng chống đối
    chiếm đóng Maidan,
  • 0:15 - 0:16
    quảng trường nêu trên,
  • 0:16 - 0:18
    đã sẵn sàng chống trả
  • 0:18 - 0:20
    với cả kho vũ khí tự chế
  • 0:20 - 0:24
    và áo giáp cải tiến
    được sản xuất hàng loạt.
  • 0:24 - 0:27
    Các cuộc biểu tình
    ủng hộ Liên minh Châu Âu
  • 0:27 - 0:29
    có xu hướng dịu xuống
    vào khoảng cuối năm 2013,
  • 0:29 - 0:32
    sau khi tổng thống Ukraine
    - Viktor Yanukovych
  • 0:32 - 0:36
    cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận
    với Cộng đồng Chung Châu Âu
  • 0:36 - 0:39
    về việc thắt chặt
    quan hệ đồng minh với Nga.
  • 0:39 - 0:42
    Để đáp trả lại, hàng chục nghìn người
  • 0:42 - 0:47
    đã đổ về trung tâm Kiev
    để tuần hành phản đối.
  • 0:47 - 0:49
    Sau nhiều tháng,
  • 0:49 - 0:54
    chạm trán giữa cảnh sát và người dân
    ngày càng bị đẩy lên cao.
  • 0:54 - 1:00
    Tôi mở một lán chụp ảnh chân dung tạm
    ở khu vực rào chắn trên đường Hrushevsky.
  • 1:00 - 1:05
    Tại đây, tôi chụp ảnh những chiến binh
    trước tấm màn đen,
  • 1:05 - 1:09
    màu đen vùi đi
    những hiệu ứng quyến rũ thị giác
  • 1:09 - 1:13
    của khói, lửa và băng.
  • 1:13 - 1:16
    Bởi, để kể được những câu chuyện
    chân thực,
  • 1:16 - 1:19
    tôi thấy cần bỏ bớt
    những hiệu ứng ngoài lề
  • 1:19 - 1:24
    đang xuất hiện ngày một nhiều
    trong giới truyền thông chính thống.
  • 1:24 - 1:28
    Những gì tôi đang chứng kiến
    không đơn giản là tin tức, nó là lịch sử.
  • 1:28 - 1:30
    Nhận thức được điều này,
  • 1:30 - 1:33
    tôi rũ mình khỏi những bó buộc
    luật lệ thông thường
  • 1:33 - 1:36
    khi chụp ảnh cho báo hay tạp chí.
  • 1:36 - 1:41
    Oley, Vasiliy và Maxim
    đều là những chàng trai bình thường,
  • 1:41 - 1:44
    sống cuộc sống bình thường
    ở những thị trấn bình thường.
  • 1:44 - 1:48
    Nhưng những bộ phục trang
    họ khoác lên mình
  • 1:48 - 1:49
    lại rất khác thường.
  • 1:49 - 1:51
    Tôi dùng từ "phục trang"
  • 1:51 - 1:53
    bởi đây không phải
    loại quần áo thông thường
  • 1:53 - 1:55
    mà bất cứ ai cũng có thể mặc.
  • 1:55 - 1:57
    Đó là những bộ đồng phục
  • 1:57 - 2:00
    được cắt sửa lại
    từ những đồ quân sự bỏ đi,
  • 2:00 - 2:06
    những miếng sắt thép quân sự hỏng
    hay huy chương cướp được từ cảnh sát.
  • 2:06 - 2:10
    Tôi thích thú với cách
    họ lựa chọn để thể hiện
  • 2:10 - 2:14
    nam tính của mình ra bên ngoài,
  • 2:14 - 2:17
    lý tưởng của người chiến binh.
  • 2:17 - 2:20
    Tôi làm mọi việc chậm rãi,
    sử dụng máy ảnh phim
  • 2:20 - 2:24
    với vòng lấy nét bằng tay
    và một máy đo sáng cầm tay.
  • 2:24 - 2:26
    Chụp ảnh đúng theo cách truyền thống.
  • 2:26 - 2:29
    Tôi có thêm thời gian
    nói chuyện với từng người
  • 2:29 - 2:36
    và lặng lẽ nhìn họ khi họ nhìn tôi.
  • 2:36 - 2:39
    Căng thẳng gia tăng
    đến đỉnh điểm của bạo động
  • 2:39 - 2:41
    vào ngày 20 tháng 2,
  • 2:41 - 2:43
    giờ đã trở thành
    "ngày thứ năm đẫm máu".
  • 2:43 - 2:46
    Những tay bắn tỉa
    trung thành với chính phủ
  • 2:46 - 2:51
    bắt đầu bắn vào người dân và
    lực lượng phản đối trên phố Instituskaya.
  • 2:51 - 2:55
    Rất nhiều người bị giết
    chỉ trong một thời gian ngắn.
  • 2:55 - 2:59
    Khu sảnh của khách sạn Ukraine
    trở thành một nhà xác tạm thời.
  • 2:59 - 3:02
    Xác chết ngả rạp thành hàng trên đường.
  • 3:02 - 3:06
    Máu vấy khắp vỉa hè.
  • 3:06 - 3:10
    Ngày hôm sau, tổng thống Yanukovych
    trốn khỏi Ukraine.
  • 3:10 - 3:12
    Trong suốt 3 tháng bạo động,
  • 3:12 - 3:15
    hơn 120 người chết
  • 3:15 - 3:18
    và rất nhiều người khác mất tích.
  • 3:18 - 3:20
    Lịch sử diễn ra quá nhanh
  • 3:20 - 3:23
    nhưng trong lòng Maidan,
    mọi thứ vẫn rất khó nắm bắt.
  • 3:23 - 3:26
    Trong nhiều ngày
    ở quảng trường trung tâm Kiev,
  • 3:26 - 3:28
    hàng chục nghìn dân thường
  • 3:28 - 3:31
    đã cùng với những tay súng
  • 3:31 - 3:35
    nối dài cảnh khóc than trên nhiều con phố.
  • 3:35 - 3:38
    Bao người phụ nữ đã mua hoa đến
  • 3:38 - 3:42
    như một lời đưa tiễn người đã khuất.
  • 3:42 - 3:44
    Ngày qua ngày, họ đều đến
  • 3:44 - 3:48
    phủ lên khắp quảng trường
    hàng triệu bông hoa .
  • 3:48 - 3:51
    Nỗi đau bao trùm Maidan.
  • 3:51 - 3:54
    Thinh lặng đến mức
    tôi nghe thấy cả tiếng chim hót
  • 3:54 - 3:56
    mà trước đây,
    tôi chưa từng nghe thấy.
  • 3:56 - 4:00
    Tôi tiếp cận những người phụ nữ
    đến gần rào chắn để đặt hoa
  • 4:00 - 4:02
    và xin được chụp hình họ.
  • 4:02 - 4:06
    Phần lớn họ đều bật khóc khi lên hình.
  • 4:06 - 4:08
    Ngày đầu, trợ lý của tôi,
    Emine và tôi
  • 4:08 - 4:13
    đã khóc cùng với bất cứ người phụ nữ nào
    đến khu chụp ảnh.
  • 4:13 - 4:18
    Cho đến tận lúc đó, tôi nhận ra
    sự vắng mặt của phụ nữ.
  • 4:18 - 4:20
    Màu sắc của những chiếc khăn choàng,
  • 4:20 - 4:22
    những chiếc túi xách,
  • 4:22 - 4:24
    những bó hoa đồng tiền đỏ,
  • 4:24 - 4:27
    tulip trắng và hoa hồng vàng
    mà họ mang theo
  • 4:27 - 4:29
    hòa một màu đau đớn
    với quảng trường tối sẫm
  • 4:29 - 4:33
    và những người đàn ông
    từng đóng trại nơi đây.
  • 4:33 - 4:36
    Thực sự, hai loạt ảnh này
  • 4:36 - 4:39
    không có nhiều ý nghĩa
    nếu không đi đôi với nhau.
  • 4:39 - 4:41
    Những bức ảnh đàn ông và đàn bà
  • 4:41 - 4:44
    không phải về ngoại hình
    mà là về bản chất của họ.
  • 4:44 - 4:47
    Chúng thể hiện vai trò
    của mỗi giới trong xung đột,
  • 4:47 - 4:51
    không chỉ ở Maidan, không chỉ ở Ukraine.
  • 4:51 - 4:54
    Đàn ông lao vào chiến đấu
    còn đàn bà khóc than cho họ.
  • 4:54 - 4:57
    Nếu đàn ông thể hiện lý tưởng chiến chinh,
  • 4:57 - 5:01
    đàn bà cho thấy hệ quả của bạo lực.
  • 5:01 - 5:03
    Khi chụp những bức ảnh này,
  • 5:03 - 5:07
    tôi cho rằng mình đang lưu lại
    kết thúc của bạo loạn tại Ukraine.
  • 5:07 - 5:10
    Nhưng giờ tôi đã hiểu
    đó mới chỉ là điểm khởi đầu.
  • 5:10 - 5:14
    Đến hôm nay, số lượng người chết
    đã lên đến 3000,
  • 5:14 - 5:18
    và vẫn còn hàng trăm nghìn người
    mất nhà cửa.
  • 5:18 - 5:21
    Tôi mới quay lại Ukraine 6 tuần trước.
  • 5:21 - 5:24
    Lớp rào chắn ở Maidan đã bị tháo,
  • 5:24 - 5:27
    những viên đá lát đường
    được dùng làm vũ khí ngày trước
  • 5:27 - 5:29
    đều đã được thay thế,
  • 5:29 - 5:32
    để thông nút giao thông
    vào trung tâm quảng trường.
  • 5:32 - 5:37
    Những chiến binh, phụ nữ và những đóa hoa
    đều đã biến mất.
  • 5:37 - 5:41
    Một biển quảng cáo khổng lồ
    hình những con ngỗng bay qua đồng lúa mạch
  • 5:41 - 5:44
    che khuất dấu cháy xém
    nơi toàn nhà thương mại
  • 5:44 - 5:45
    với khẩu hiệu:
  • 5:45 - 5:49
    "Vinh quang về tay Ukraine,
    Vinh quang cho những anh hùng."
  • 5:49 - 5:51
    Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Title:
Cách mạng Ukraina: Kẻ chiến đấu - Người khóc than
Speaker:
Anastasia Taylor-Lind
Description:

"Trong chiến tranh, đàn ông chiến đấu, còn phụ nữ thì than khóc cho họ.", nhiếp ảnh gia Anastasia Taylor-Lind đã phát biểu như thế. Bằng những hình ảnh rõ nét, ghi lại các cuộc biểu tình tại Maidan, Ukraine, cô giới thiệu đến chúng ta những bộ mặt ngầm của cuộc cách mạng. Trong một bài nói chuyện nghiệt ngã nhưng xinh đẹp.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:05

Vietnamese subtitles

Revisions