Return to Video

Bức tranh về trí não con người

  • 0:00 - 0:02
    Hôm nay, tôi muốn kể với các bạn
  • 0:02 - 0:03
    về công trình được thực hiện
  • 0:03 - 0:06
    bởi nhiều nhà khoa học
    trên toàn thế giới
  • 0:06 - 0:09
    để vẽ một bức tranh
    về trí não con người.
  • 0:09 - 0:12
    Ý tưởng chính của công trình này là
  • 0:12 - 0:14
    tinh thần và trí não con người
  • 0:14 - 0:16
    không phải máy xử lí
    với mục đích chung chung
  • 0:16 - 0:20
    mà là tổ hợp những bộ phận
    vô cùng chuyên biệt,
  • 0:20 - 0:23
    mỗi bộ phận xử lí
    một vấn đề cụ thể,
  • 0:23 - 0:25
    rồi kết hợp lại tạo thành
  • 0:25 - 0:30
    chúng ta, những con người,
    những kẻ biết suy nghĩ.
  • 0:30 - 0:31
    Để hiểu rõ hơn ý tưởng này,
  • 0:31 - 0:33
    hãy tưởng tượng tình huống sau đây:
  • 0:33 - 0:35
    Bạn vào nhà trẻ đón con mình
  • 0:35 - 0:38
    Như mọi khi, có hàng tá đứa trẻ ở đó
  • 0:38 - 0:39
    mong ngóng được đón về.
  • 0:39 - 0:41
    nhưng lần này,
  • 0:41 - 0:44
    khuôn mặt chúng
    giống nhau một cách kì lạ,
  • 0:44 - 0:46
    và bạn không nhận ra
    đâu là con mình.
  • 0:46 - 0:49
    Bạn cần một cặp kính mới?
  • 0:49 - 0:51
    Hay bạn bị mất trí rồi?
  • 0:51 - 0:53
    Bạn lướt qua vài câu hỏi
    thẩm định.
  • 0:53 - 0:55
    Không, bạn đang rất tỉnh táo.
  • 0:55 - 0:57
    và thị giác của bạn hoàn toàn ổn.
  • 0:57 - 0:59
    Mọi thứ nhìn đều bình thường,
  • 0:59 - 1:02
    trừ khuôn mặt của lũ trẻ.
  • 1:02 - 1:03
    Bạn có thể thấy những khuôn mặt,
  • 1:03 - 1:05
    nhưng chúng giống hệt nhau,
  • 1:05 - 1:07
    không chút quen thuộc,
  • 1:07 - 1:09
    dù chỉ việc thấy sợi
    ruy-băng buộc tóc màu cam
  • 1:09 - 1:12
    là bạn tìm thấy con gái của mình.
  • 1:12 - 1:15
    Việc đột ngột mất khả năng
    nhận diện khuôn mặt
  • 1:15 - 1:16
    xảy ra với nhiều người.
  • 1:16 - 1:18
    Nó gọi là chứng mất nhận thức mặt,
  • 1:18 - 1:20
    hậu quả của tổn thương
  • 1:20 - 1:22
    ở phần não riêng biệt.
  • 1:22 - 1:23
    Điều đáng ngạc nhiên là
  • 1:23 - 1:25
    chỉ có khả năng nhận diện mặt
    bị tổn thương;
  • 1:25 - 1:28
    mọi thứ khác đều bình thường.
  • 1:28 - 1:31
    Mất khả năng nhận diện mặt
    hay bệnh mù mặt
  • 1:31 - 1:33
    là một trong những thiếu hụt trí não
  • 1:33 - 1:36
    đáng kinh ngạc
    có thể xảy ra sau tổn thương não.
  • 1:36 - 1:37
    Tập hợp những hội chứng này
  • 1:37 - 1:40
    từ lâu đã đặt giả thuyết
  • 1:40 - 1:43
    rằng trí não được phân thành
    những bộ phận tách biệt,
  • 1:43 - 1:45
    nhưng nỗ lực khám phá
    các bộ phận này
  • 1:45 - 1:48
    đạt được bước tiến dài
  • 1:48 - 1:51
    với phát minh công nghệ chụp ảnh não,
  • 1:51 - 1:53
    đặc biệt là MRI (Chụp cộng hưởng từ).
  • 1:53 - 1:56
    MRI cho phép bạn nhìn thấy nội quan
  • 1:56 - 1:58
    với độ phân giải cao,
  • 1:58 - 2:00
    tôi sẽ cho bạn thấy
  • 2:00 - 2:03
    một chuỗi hình ảnh
    mặt cắt ngang từ MRI
  • 2:03 - 2:05
    của vài vật quen thuộc,
  • 2:05 - 2:06
    và khi lướt qua,
  • 2:06 - 2:08
    hãy thử đoán xem vật đó là gì.
  • 2:08 - 2:11
    Bắt đầu nào!
  • 2:11 - 2:14
    Không dễ chút nào!
    Đó là bông atisô.
  • 2:14 - 2:16
    Được rồi, hãy thử một cái khác
  • 2:16 - 2:20
    bắt đầu từ dưới đáy lên đỉnh.
  • 2:20 - 2:22
    Bông cải xanh!
    Đó là ngọn bông cải xanh.
  • 2:22 - 2:23
    Không đẹp sao?
    Tôi yêu nó.
  • 2:23 - 2:26
    Rồi, cái khác.
    Vâng, bộ não.
  • 2:26 - 2:27
    Thật ra là bộ não của tôi.
  • 2:27 - 2:30
    Ta đi đang qua từng lớp cắt
    trong não.
  • 2:30 - 2:32
    Đó là phía trên mũi tôi
    bên phải, và giờ
  • 2:32 - 2:34
    đi qua đây, chính ở đó.
  • 2:34 - 2:38
    Hình này đẹp,
    tôi nói như vậy với mình,
  • 2:38 - 2:41
    nhưng nó chỉ cho thấy
    phần giải phẫu học.
  • 2:41 - 2:44
    Bước tiến thật sự tuyệt vời
    của hình ảnh chức năng
  • 2:44 - 2:45
    xảy ra khi nhà khoa học tìm cách
  • 2:45 - 2:49
    giúp hình ảnh thể hiện không chỉ
    giải phẫu học mà còn hoạt động,
  • 2:49 - 2:51
    lúc các nơron truyền xung thần kinh.
  • 2:51 - 2:53
    Đây là cách nó hoạt động.
  • 2:53 - 2:54
    Não bộ giống như cơ bắp.
  • 2:54 - 2:55
    Khi hoạt động,
  • 2:55 - 2:58
    chúng cần tăng lưu thông máu để
    cung cấp cho hoạt động đó,
  • 2:58 - 3:02
    may thay, việc lưu thông máu
    ở não là cục bộ,
  • 3:02 - 3:03
    thế nên, nếu một bó nơron như ở đây
  • 3:03 - 3:06
    khởi động và
    bắt đầu truyền xung thần kinh,
  • 3:06 - 3:08
    thì lưu lượng máu chỉ tăng chỗ đó.
  • 3:08 - 3:12
    MRI chức năng ghi nhận
    việc tăng lưu thông máu này,
  • 3:12 - 3:14
    rồi tạo ra một tín hiệu MRI cao hơn
  • 3:14 - 3:16
    ở nơi có hoạt động não tăng.
  • 3:16 - 3:19
    Để giúp bạn dễ hình dung
  • 3:19 - 3:21
    cách hoạt động của
    thí nghiệm MRI
  • 3:21 - 3:24
    và những gì có thể học
    hoặc không học được từ đó,
  • 3:24 - 3:26
    tôi xin kể một nghiên cứu của mình.
  • 3:26 - 3:31
    Ta cần biết liệu có phần đặc biệt nào
    của não giúp nhận diện khuôn mặt,
  • 3:31 - 3:35
    và có lí do để nghĩ rằng
    nó tồn tại
  • 3:35 - 3:37
    dựa vào hiện tượng
    mất nhận thức khuôn mặt
  • 3:37 - 3:39
    mà tôi miêu tả lúc nãy,
  • 3:39 - 3:41
    nhưng chưa ai đã nhìn thấy nó
  • 3:41 - 3:43
    ở một người bình thường,
  • 3:43 - 3:45
    nên chúng tôi bắt đầu tìm kiếm.
  • 3:45 - 3:47
    Tôi làm vật thí nghiệm đầu tiên.
  • 3:47 - 3:48
    Tôi đến máy quét, nằm xuống,
  • 3:48 - 3:51
    giữ đầu của mình càng yên càng tốt
  • 3:51 - 3:56
    trong khi nhìn chằm chằm vào ảnh
    của những khuôn mặt như thế này
  • 3:56 - 3:59
    và những đồ vật như thế này
  • 3:59 - 4:04
    hàng giờ.
  • 4:04 - 4:06
    Suýt chạm đến
    kỉ lục thế giới
  • 4:06 - 4:09
    về tổng số giờ trải qua trong
    máy quét MRI,
  • 4:09 - 4:12
    tôi cần nói với bạn là
    một trong những kĩ năng
  • 4:12 - 4:14
    đặc biệt quan trọng
    trong nghiên cứu MRI
  • 4:14 - 4:16
    là nín đi vệ sinh.
  • 4:16 - 4:18
    (Tiếng cười)
  • 4:18 - 4:20
    Khi ra khỏi máy quét,
  • 4:20 - 4:22
    tôi phân tích nhanh các dữ liệu,
  • 4:22 - 4:23
    tìm bất kỳ phần nào trong não
  • 4:23 - 4:25
    tạo tín hiệu
    khi nhìn khuôn mặt
  • 4:25 - 4:28
    cao hơn khi nhìn đồ vật,
  • 4:28 - 4:30
    và đây là những gì mà tôi đã thấy.
  • 4:30 - 4:33
    Hình ảnh này nhìn khá tệ
    so với chuẩn của ngày hôm nay
  • 4:33 - 4:37
    Nhưng ở thời điểm đó,
    tôi nghĩ nó đẹp.
  • 4:37 - 4:38
    Nó cho biết
    vùng đó nằm ngay đây,
  • 4:38 - 4:40
    cái đốm nhỏ đó,
  • 4:40 - 4:42
    nó cỡ bằng quả ôliu
  • 4:42 - 4:43
    và nó nằm ở mặt đáy não của tôi
  • 4:43 - 4:46
    cách gần 3cm thẳng từ đúng chỗ đó.
  • 4:46 - 4:49
    Việc mà phần não đó của tôi làm
  • 4:49 - 4:51
    là tạo ra một phản ứng MRI cao hơn,
  • 4:51 - 4:54
    đó là hoạt động nơron cao hơn,
  • 4:54 - 4:56
    khi tôi nhìn các khuôn mặt
  • 4:56 - 4:58
    so với khi nhìn các đồ vật.
  • 4:58 - 5:02
    Thật tuyệt, thế làm sao
    ta biết điều này là đúng?
  • 5:02 - 5:03
    Vâng, cách dễ nhất là
  • 5:03 - 5:05
    làm lại thí nghiệm lần nữa.
  • 5:05 - 5:07
    Nên tôi vào lại trong máy quét,
  • 5:07 - 5:09
    nhìn nhiều mặt và nhiều vật hơn
  • 5:09 - 5:11
    và thu được cũng cái đốm giống vậy,
  • 5:11 - 5:13
    và rồi thử nữa,
  • 5:13 - 5:15
    và lại lần nữa,
  • 5:15 - 5:18
    lần này qua lần khác,
  • 5:18 - 5:20
    và đó cũng là lúc
  • 5:20 - 5:23
    tôi quyết định tin rằng điều này là thật.
  • 5:23 - 5:26
    Dù vậy, có thể có điều gì đó kì lạ
    trong não của tôi
  • 5:26 - 5:29
    và chẳng ai có một trong những thứ
    giống vậy trong đó,
  • 5:29 - 5:31
    để tìm câu trả lời, chúng tôi quét máy
    với nhiều người khác
  • 5:31 - 5:33
    và phát hiện ra rằng hầu như mọi người
  • 5:33 - 5:35
    đều có vùng nhỏ nhận thức khuôn mặt
  • 5:35 - 5:38
    ở một nơi tương tự
    nằm lân cận trong não.
  • 5:38 - 5:40
    Câu hỏi tiếp theo là,
  • 5:40 - 5:42
    chức năng thực sự của nó là gì?
  • 5:42 - 5:44
    Có phải nó chỉ chuyên
    nhận diện khuôn mặt?
  • 5:44 - 5:47
    Vâng, có thể là không?
  • 5:47 - 5:51
    Chắc nó hoạt động không chỉ với mặt
    mà với bất kì bộ phận cơ thể nào khác.
  • 5:51 - 5:54
    Có thể nó phản ứng với bất cứ gì
    thuộc về con người hay sự sống
  • 5:54 - 5:56
    hay bất cứ vật hình tròn nào.
  • 5:56 - 5:59
    Cách duy nhất để chắc chắn rằng
    khu vực đó
  • 5:59 - 6:01
    được chuyên biệt cho việc
    nhận diện khuôn mặt
  • 6:01 - 6:05
    là loại bỏ tất cả các giả thiết trên.
  • 6:05 - 6:06
    Nên chúng tôi dành nhiều năm sau đó
  • 6:06 - 6:08
    quét máy nhiều người lúc họ nhìn
  • 6:08 - 6:10
    nhiều hình ảnh khác nhau
  • 6:10 - 6:12
    và nhận thấy rằng vùng não đó
  • 6:12 - 6:13
    phản ứng mạnh khi bạn nhìn vào
  • 6:13 - 6:17
    những hình ảnh chụp bất cứ kiểu
    khuôn mặt nào,
  • 6:17 - 6:19
    và nó phản ứng kém hơn nhiều
  • 6:19 - 6:22
    đối với những hình ảnh
    không phải khuôn mặt,
  • 6:22 - 6:24
    như những thứ sau đây.
  • 6:24 - 6:26
    Vậy có phải cuối cùng,
    ta đã chứng minh được
  • 6:26 - 6:29
    rằng khu vực này cần cho việc
    nhận diện khuôn mặt?
  • 6:29 - 6:31
    Không, chúng tôi chưa làm được.
  • 6:31 - 6:32
    Chụp ảnh não chưa thể cho biết
  • 6:32 - 6:34
    liệu một vùng có cần cho bất kì cái gì.
  • 6:34 - 6:39
    Tất cả bạn có thể làm với chụp hình não
    là nhìn các vùng đó sáng rồi lại tối
  • 6:39 - 6:40
    khi người ta nghĩ những ý khác nhau.
  • 6:40 - 6:43
    Để nói rằng liệu phần nào đó của não
    cần cho một chức năng tư duy,
  • 6:43 - 6:46
    bạn phải xáo trộn nó lên
    và xem chuyện gì xảy ra,
  • 6:46 - 6:49
    bình thường thì chúng ta
    không được làm điều đó.
  • 6:49 - 6:51
    Nhưng một cơ hội tuyệt vời đã đến
  • 6:51 - 6:53
    khi gần đây,
    vài bạn đồng nghiệp của tôi
  • 6:53 - 6:56
    kiểm tra người đàn ông
    mắc chứng động kinh này
  • 6:56 - 6:59
    trong hình, anh ta
    đang nằm trên giường bệnh,
  • 6:59 - 7:02
    được gắn các điện cực
    vào vỏ não
  • 7:02 - 7:05
    để tìm ra nguyên nhân
    các cơn động kinh.
  • 7:05 - 7:08
    Và rồi hoàn toàn tình cờ,
  • 7:08 - 7:10
    khi hai trong số những điện cực,
  • 7:10 - 7:13
    tình cơ đều bên phải trên đỉnh
    vùng mặt của anh ấy.
  • 7:13 - 7:16
    Vì thế, với sự cho phép của bệnh nhân,
  • 7:16 - 7:18
    các bác sĩ hỏi anh ấy điều gì đã xảy ra,
  • 7:18 - 7:21
    khi họ kích thích bằng điện phần não
    bên đó của anh.
  • 7:21 - 7:24
    Khi đó, bệnh nhân không biết được
  • 7:24 - 7:25
    điện cực được gắn ở đâu,
  • 7:25 - 7:27
    và chưa hề được nghe
    về vùng nhận diện mặt
  • 7:27 - 7:29
    Hãy xem chuyện gì xảy ra.
  • 7:29 - 7:32
    Bắt đầu với một tình huống có kiểm soát
  • 7:32 - 7:34
    hiện chữ "Sham" rất khó thấy,
  • 7:34 - 7:36
    màu đỏ ở phía dưới bên trái,
  • 7:36 - 7:38
    khi không có dòng điện nào,
  • 7:38 - 7:41
    bạn sẽ nghe Bác sĩ thần kinh
    nói với bệnh nhân trước.
  • 7:41 - 7:44
    (Video) Bác sĩ thần kinh:
    Chỉ nhìn mặt tôi thôi
  • 7:44 - 7:46
    và nói xem điều gì xảy ra
    khi tôi làm điều này,
  • 7:46 - 7:48
    Được không?
  • 7:48 - 7:50
    Bệnh nhân: Được
  • 7:50 - 7:53
    Bác sĩ thần kinh: Một, hai, ba.
  • 7:53 - 7:56
    Bệnh nhân: Không có gì.
    Bác sĩ thần kinh: Không có gì ư? Được rồi.
  • 7:56 - 8:00
    Thử lại một lần nữa nhé.
  • 8:00 - 8:02
    Hãy nhìn mặt tôi này.
  • 8:02 - 8:06
    Một, hai, ba.
  • 8:06 - 8:10
    Bệnh nhân:
    Ông vừa trở thành một người khác.
  • 8:10 - 8:13
    Khuôn mặt của ông thay đổi.
  • 8:13 - 8:16
    Mũi của ông bị võng xuống,
    nó võng sang bên trái.
  • 8:16 - 8:20
    Ông gần giống như ai đó
    tôi đã gặp lúc trước,
  • 8:20 - 8:22
    nhưng là một người khác.
  • 8:22 - 8:24
    Đó là trong một chuyến đi.
  • 8:24 - 8:28
    (Tiếng cười)
  • 8:28 - 8:30
    Nancy Kanwisher: Vậy thí nghiệm này
  • 8:30 - 8:32
    (Tiếng vỗ tay)
  • 8:32 - 8:36
    thí nghiệm này cuối cùng đã
    minh chứng
  • 8:36 - 8:38
    rằng phần não này không chỉ
  • 8:38 - 8:40
    phản ứng có chọn lọc với khuôn mặt
  • 8:40 - 8:43
    mà liên quan ngẫu nhiên tới việc
    nhận diện khuôn mặt
  • 8:43 - 8:45
    Tôi đã đi qua tất cả chi tiết
  • 8:45 - 8:47
    về vùng khuôn mặt
    để bạn thấy điều gì
  • 8:47 - 8:50
    thật sự lập ra phần não
  • 8:50 - 8:54
    liên quan có chọn lọc đến
    một quá trình tinh thần cụ thể.
  • 8:54 - 8:55
    Tiếp theo, tôi sẽ lướt nhanh hơn
  • 8:55 - 8:58
    qua vài phần não chuyên biệt khác
  • 8:58 - 9:00
    mà chúng tôi và
    những người khác đã tìm ra.
  • 9:00 - 9:02
    Để làm điều này, tôi đã bỏ nhiều thời gian
  • 9:02 - 9:04
    với máy quét suốt tháng vừa rồi,
  • 9:04 - 9:06
    để có thể cho bạn thấy thứ này
    trong não mình.
  • 9:06 - 9:10
    Bắt đầu nào!
    Đây là bán cầu não phải của tôi.
  • 9:10 - 9:12
    Ta định hướng như vậy.
    Bạn nhìn vào đầu tôi hướng này.
  • 9:12 - 9:14
    Tưởng tượng lấy hộp sọ ra
  • 9:14 - 9:16
    và nhìn bề mặt của não như vậy.
  • 9:16 - 9:17
    Được rồi, như bạn thấy đấy,
  • 9:17 - 9:19
    bề mặt của não bị gấp lại
  • 9:19 - 9:21
    và có thể che giấu nhiều thứ.
  • 9:21 - 9:22
    Chúng ta muốn thấy toàn diện,
  • 9:22 - 9:24
    thổi lên để có thể thấy hết.
  • 9:24 - 9:28
    Tiếp theo, hãy tìm khu
    nhận diện khuôn mặt mà tôi đã nhắc tới,
  • 9:28 - 9:30
    mà phản ứng lại với hình ảnh thế này.
  • 9:30 - 9:32
    Để làm điều đó, hãy xoay não lại,
  • 9:32 - 9:34
    và nhìn mặt trong từ phía dưới,
  • 9:34 - 9:36
    đây, đây là vùng nhận diện mặt của tôi.
  • 9:36 - 9:38
    Nằm kế bên phải là một vùng khác
  • 9:38 - 9:40
    được thể hiện bằng màu tím
  • 9:40 - 9:42
    phản ứng khi bạn xử lí thông tin màu sắc,
  • 9:42 - 9:46
    và gần các vùng này là những vùng khác
  • 9:46 - 9:48
    làm công việc nhận thức địa điểm,
  • 9:48 - 9:51
    như bây giờ, khi tôi nhìn quanh,
  • 9:51 - 9:53
    thì vùng xanh ngay đó
  • 9:53 - 9:55
    thật ra đang hoạt động.
  • 9:55 - 9:57
    Lại có một vùng nữa ở mặt ngoài
  • 9:57 - 10:00
    nơi có thêm một vài vùng khuôn mặt.
  • 10:00 - 10:01
    Cũng trong khu phụ cận này
  • 10:01 - 10:04
    có một vùng chuyên liên quan đến
  • 10:04 - 10:05
    việc xử lí chuyển động thị giác,
  • 10:05 - 10:07
    giống những chấm nhỏ đang di chuyển này
  • 10:07 - 10:10
    là phần màu vàng nằm ở đáy não,
  • 10:10 - 10:13
    và gần đó là một vùng tạo phản ứng
  • 10:13 - 10:15
    khi bạn nhìn những hình ảnh cơ thể và
    bộ phận cơ thể
  • 10:15 - 10:18
    như những cái này,
    phần đó có màu vàng chanh
  • 10:18 - 10:21
    ở dưới đáy của não bộ.
  • 10:21 - 10:22
    Tất cả những vùng tôi chỉ bạn
  • 10:22 - 10:27
    liên quan tới những khía cạnh nhất định
    trong nhận thức thị giác.
  • 10:27 - 10:30
    Liệu ta cũng có vùng não chuyên biệt
  • 10:30 - 10:33
    cho các giác quan khác,
    như thính giác?
  • 10:33 - 10:35
    Có đấy.
    Xoay não lại một chút
  • 10:35 - 10:38
    vùng màu xanh thẫm ở đây
  • 10:38 - 10:40
    chúng tôi mới phát hiện
    cách đây vài tháng,
  • 10:40 - 10:42
    vùng này phản ứng mạnh
  • 10:42 - 10:45
    khi nghe âm thanh cao, như thế này.
  • 10:45 - 10:47
    (Tiếng còi báo động)
  • 10:47 - 10:50
    (Nhạc cello)
  • 10:50 - 10:52
    (Tiếng chuông cửa)
  • 10:52 - 10:55
    Ngược lại, cũng vùng đó
    không phản ứng mạnh
  • 10:55 - 10:57
    khi nghe những âm thanh
    hoàn toàn quen thuộc
  • 10:57 - 10:59
    mà không có thanh độ rõ ràng,
    như thế này.
  • 10:59 - 11:01
    (Tiếng nhai rào rạo)
  • 11:01 - 11:04
    (Tiếng trống rung)
  • 11:04 - 11:06
    (Tiếng xả bồn cầu)
  • 11:06 - 11:09
    Được rồi, kế bên vùng thanh độ
  • 11:09 - 11:12
    là nhóm các vùng khác dành cho phản ứng
  • 11:12 - 11:15
    khi nghe âm thanh của tiếng nói.
  • 11:15 - 11:17
    Bây giờ ta hãy nhìn
    những vùng tương tự.
  • 11:17 - 11:19
    Ở bán cầu não trái
    có sự sắp xếp tương tự
  • 11:19 - 11:20
    không hoàn toàn giống -
  • 11:20 - 11:22
    hầu hết những vùng như vậy
    đều ở đây,
  • 11:22 - 11:24
    dù đôi khi khác nhau về kích cỡ.
  • 11:24 - 11:26
    Bây giờ, những gì tôi chỉ bạn
  • 11:26 - 11:30
    là những vùng não liên quan đến
    những chức năng nhận thức khác nhau,
  • 11:30 - 11:31
    thị giác và thính giác.
  • 11:31 - 11:33
    Ta đang chuyên biệt hóa các vùng não
  • 11:33 - 11:36
    cho những suy nghĩ thật mơ hồ,
    rắc rối phải không?
  • 11:36 - 11:38
    Vâng, đúng vậy.
  • 11:38 - 11:41
    Màu hồng ở đây chính là
    vùng ngôn ngữ của tôi.
  • 11:41 - 11:43
    Từ lâu người ta đã biết rằng
  • 11:43 - 11:44
    vùng phụ cận trong não đó
  • 11:44 - 11:47
    liên quan đến việc xử lí ngôn ngữ,
  • 11:47 - 11:48
    mới đây, chúng tôi phát hiện
  • 11:48 - 11:50
    rằng những vùng màu hồng này
  • 11:50 - 11:52
    phản ứng vô cùng chọn lọc.
  • 11:52 - 11:55
    Chúng phản ứng khi bạn hiểu nghĩa
    của một câu,
  • 11:55 - 11:58
    nhưng không phản ứng khi
    bạn làm công việc trí não phức tạp khác
  • 11:58 - 12:00
    như tính nhẩm
  • 12:00 - 12:02
    hay ghi nhớ thông tin
  • 12:02 - 12:05
    hay thưởng thức cấu trúc phức tạp
  • 12:05 - 12:10
    của một bản nhạc.
  • 12:10 - 12:12
    Vùng tuyệt nhất đã được khám phá
  • 12:12 - 12:15
    chính là nơi mang màu ngọc lam đây.
  • 12:15 - 12:18
    Vùng này phản ứng
  • 12:18 - 12:21
    khi bạn nghĩ về điều người khác
    đang suy nghĩ.
  • 12:21 - 12:23
    Điều đó có vẻ điên rồ,
  • 12:23 - 12:27
    nhưng thực ra chúng ta, con người mà,
    hay làm việc đó lắm.
  • 12:27 - 12:31
    Bạn làm vậy khi nhận ra
    người bạn đời của mình lo lắng
  • 12:31 - 12:34
    nếu bạn không gọi về nhà
    để báo về muộn.
  • 12:34 - 12:37
    Tôi đang làm điều này
    với vùng não đó của tôi ngay bây giờ
  • 12:37 - 12:40
    khi nhận ra các bạn
  • 12:40 - 12:41
    có thể đang thắc mắc về
  • 12:41 - 12:45
    tất cả những địa phận màu xám,
    chưa được thám hiểm đó trong não.
  • 12:45 - 12:46
    Nó có tác dụng gì?
  • 12:46 - 12:47
    Tôi cũng đang thắc mắc,
  • 12:47 - 12:50
    hiện giờ, chúng tôi đang làm
    nhiều thí nghiệm
  • 12:50 - 12:51
    cố gắng tìm ra một vài
  • 12:51 - 12:54
    sự chuyên biệt khác có thể có trong não
  • 12:54 - 12:57
    dành cho những chức năng tâm thần
    rất cụ thể khác.
  • 12:57 - 13:00
    Nhưng quan trọng là,
    tôi không nghĩ chúng ta có
  • 13:00 - 13:02
    sự chuyên biệt trong não
  • 13:02 - 13:04
    cho mọi chức năng tâm thần quan trọng,
  • 13:04 - 13:07
    thậm chí, cho chức năng sống còn.
  • 13:07 - 13:09
    Thực ra, một vài năm trước,
  • 13:09 - 13:11
    có một nhà khoa học
    trong phòng thí nghiệm của tôi
  • 13:11 - 13:12
    gần như tin rằng
  • 13:12 - 13:14
    đã tìm ra vùng não
  • 13:14 - 13:16
    có khả năng phát hiện thức ăn,
  • 13:16 - 13:18
    và nó phản ứng rất mãnh liệt với máy quét
  • 13:18 - 13:20
    khi người ta nhìn những bức ảnh
    như thế này.
  • 13:20 - 13:24
    Hơn thế, anh ấy tìm ra một phản ứng
    tương tự
  • 13:24 - 13:26
    gần khu vực đó
  • 13:26 - 13:28
    trong 10 trên 12 người được thí nghiệm.
  • 13:28 - 13:30
    Thế nên, anh ấy khá chắc chắn,
  • 13:30 - 13:31
    anh chạy quanh phòng thí nghiệm
  • 13:31 - 13:33
    nói rằng anh sẽ được lên truyền hình
  • 13:33 - 13:35
    với phát hiện vĩ đại này.
  • 13:35 - 13:37
    Nhưng sau đó, anh ấy làm
    một thí nghiệm phản biện:
  • 13:37 - 13:41
    Anh cho người thí nghiệm thấy
    hình ảnh của những đồ ăn như thế này
  • 13:41 - 13:43
    và so sánh chúng
    với những hình ảnh
  • 13:43 - 13:48
    có màu sắc và hình dạng tương tự,
    nhưng không phải là thức ăn.
  • 13:48 - 13:51
    Và vùng não đó phản ứng tương tự
  • 13:51 - 13:52
    đối với cả hai bộ hình ảnh.
  • 13:52 - 13:54
    Vậy nó không phải vùng đồ ăn,
  • 13:54 - 13:56
    mà chỉ là vùng
    thích màu sắc và hình dạng.
  • 13:56 - 13:58
    Quá nhiều cho "Oprah".
  • 13:58 - 14:02
    Nhưng rồi câu hỏi đặt ra đương nhiên là,
  • 14:02 - 14:05
    làm sao ta xử lí những thứ khác
  • 14:05 - 14:07
    khi không có vùng não chuyên biệt?
  • 14:07 - 14:09
    Tôi nghĩ câu trả lời là,
  • 14:09 - 14:13
    ngoài những bộ phận chuyên biệt cao
    mà tôi đã miêu tả,
  • 14:13 - 14:16
    còn có nhiều cỗ máy cho các
    mục đích chung khác trong đầu
  • 14:16 - 14:18
    cho phép chúng ta giải quyết
  • 14:18 - 14:21
    bất cứ vấn đề nào xảy ra.
  • 14:21 - 14:23
    Thực tế,
    gần đây, chúng tôi phát hiện rằng
  • 14:23 - 14:24
    những vùng màu trắng này
  • 14:24 - 14:28
    phản ứng bất cứ lúc nào bạn xử lí
    vấn đề trí não hóc búa
  • 14:28 - 14:30
    tất cả -
  • 14:30 - 14:32
    vâng, tất cả bảy người chúng tôi
    đã thí nghiệm.
  • 14:32 - 14:35
    Vậy mỗi vùng não mà tôi miêu tả
  • 14:35 - 14:36
    với các bạn ngày hôm nay
  • 14:36 - 14:39
    xuất hiện gần như ở cùng một nơi
  • 14:39 - 14:41
    trong mọi người bình thường thí nghiệm.
  • 14:41 - 14:43
    Nếu lấy bất kỳ ai trong các bạn
    đưa vào máy quét,
  • 14:43 - 14:46
    ta cũng sẽ thấy từng vùng của
    các vùng đó trong não
  • 14:46 - 14:48
    và kết quả sẽ rất giống với não tôi,
  • 14:48 - 14:50
    dù các vùng
    có thể khác nhau đôi chút
  • 14:50 - 14:52
    về vị trí chính xác và kích thước.
  • 14:52 - 14:55
    Điều quan trọng với tôi về
    công trình này
  • 14:55 - 14:57
    không phải vì địa điểm cụ thể của
    những vùng não,
  • 14:57 - 15:00
    mà vì sự thật đơn giản chúng ta
    có được
  • 15:00 - 15:04
    những bộ phận chọn lọc, chuyên biệt
    của trí não
  • 15:04 - 15:06
    từ lúc sơ khai.
  • 15:06 - 15:08
    Ý tôi là, mọi chuyện đã có thể khác.
  • 15:08 - 15:10
    Bộ não đã có thể là bộ vi xử lí đơn giản,
  • 15:10 - 15:11
    cho mục đích chung chung,
  • 15:11 - 15:12
    giống con dao làm bếp hơn là
  • 15:12 - 15:14
    con dao Thụy Sĩ.
  • 15:14 - 15:17
    Thay vào đó, những gì mà
    việc chụp ảnh não thể hiện
  • 15:17 - 15:22
    là bức tranh giàu có và thú vị
    về trí não của con người.
  • 15:22 - 15:24
    Ta có tranh về cỗ máy
    cho mục đích rất chung
  • 15:24 - 15:26
    như thế này trong đầu
  • 15:26 - 15:27
    cùng mặt đáng kinh ngạc này
  • 15:27 - 15:32
    gồm những bộ phận rất chuyên biệt.
  • 15:32 - 15:34
    Đây chỉ là những ngày đầu.
  • 15:34 - 15:37
    Chúng tôi mới chỉ chấm phá
    nét cọ đầu tiên
  • 15:37 - 15:40
    trong bức tranh
    về trí não con người.
  • 15:40 - 15:42
    Những câu hỏi nền tảng nhất
    vẫn còn đang bỏ ngỏ.
  • 15:42 - 15:46
    Ví dụ như, mỗi vùng này làm
    chính xác việc gì?
  • 15:46 - 15:48
    Sao ta cần ba vùng nhận diện khuôn mặt
  • 15:48 - 15:50
    và ba vùng nhận diện nơi chốn,
  • 15:50 - 15:52
    và sự phân chia công việc
    giữa chúng ra sao?
  • 15:52 - 15:55
    Thứ hai là, tất cả những thứ này
  • 15:55 - 15:57
    được nối kết trong não như thế nào?
  • 15:57 - 15:59
    Với hình ảnh khuếch tán,
  • 15:59 - 16:01
    bạn có thể lần theo các bó nơron
  • 16:01 - 16:03
    liên kết với những phần khác nhau của não
  • 16:03 - 16:05
    và với phương pháp trình bày này,
  • 16:05 - 16:08
    bạn có thể lần theo mối liên hệ
    giữa các nơron độc lập trong não,
  • 16:08 - 16:12
    rồi một ngày nào đó,
    tìm thấy sơ đồ mạng lưới
  • 16:12 - 16:14
    của toàn bộ não người.
  • 16:14 - 16:16
    Thứ ba là, làm thế nào tất cả
  • 16:16 - 16:19
    cấu trúc rất hệ thống này được tạo ra,
  • 16:19 - 16:21
    trong quá trình phát triển lúc nhỏ
  • 16:21 - 16:25
    lẫn quá trình tiến hóa của giống loài?
  • 16:25 - 16:27
    Để trả lời những câu hỏi như thế,
  • 16:27 - 16:28
    các nhà khoa học đang kiểm tra
  • 16:28 - 16:30
    những loài động vật khác,
  • 16:30 - 16:36
    và với trẻ sơ sinh.
  • 16:37 - 16:41
    Nhiều người minh chứng lợi ích
    của nghiên cứu khoa học thần kinh
  • 16:41 - 16:44
    bằng cách chỉ ra rằng
    ngày nào đó, nó sẽ giúp chúng ta
  • 16:44 - 16:47
    chữa các rối loạn về não
    như Alzheimer's và tự kỉ.
  • 16:47 - 16:49
    Đó là một mục đích to lớn,
  • 16:49 - 16:52
    tôi sẽ rất vui được góp phần vào đó
  • 16:52 - 16:55
    nhưng sửa chữa những thứ đã hỏng
  • 16:55 - 16:58
    không phải là thứ duy nhất đáng làm.
  • 16:58 - 17:01
    Việc cố gắng hiểu về
    thần kinh và trí não của con người
  • 17:01 - 17:04
    vẫn xứng đáng ngay cả khi không dẫn đến
  • 17:04 - 17:06
    phương thức chữa trị
    cho bất kỳ một bệnh nào.
  • 17:06 - 17:08
    Điều tuyệt vời hơn
  • 17:08 - 17:10
    việc hiểu những cơ chế cơ bản
  • 17:10 - 17:13
    ẩn trong trải nghiệm con người
  • 17:13 - 17:17
    là việc hiểu, cốt yếu, chúng ta là ai?
  • 17:17 - 17:20
    Tôi nghĩ rằng đây là cuộc theo đuổi
    khoa học lớn lao nhất
  • 17:20 - 17:22
    của mọi thời đại.
  • 17:22 - 17:26
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Bức tranh về trí não con người
Speaker:
Nancy Kanwisher
Description:

Tiên phong trong phong trào chụp ảnh não, Nancy Kanwisher dùng máy quét fMRI để xem các hoạt động diễn ra bên trong não (thường là chính não của bà) và chia sẻ những gì bà và đồng nghiệp học được: Bộ não được cấu thành từ những bộ phận chuyên biệt và cả những "cỗ máy" chung chung. Một bất ngờ khác: Vẫn còn rất nhiều điều cho ta khám phá.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:42

Vietnamese subtitles

Revisions