Return to Video

Lý do đến lúc để quên đi trật tự phân công trong công việc

  • 0:01 - 0:04
    Một nhà sinh học về thuyết tiến hóa
    tại đại học Purdue
  • 0:04 - 0:07
    tên là William Muir nghiên cứu về loài gà.
  • 0:08 - 0:09
    Ông đã quan tâm đến sự sinh sản...
  • 0:09 - 0:12
    Tôi nghĩ đó là những gì
    mà tất cả chúng ta đều quan tâm...
  • 0:12 - 0:15
    nhưng rất dễ đo lường trong đàn gà
    bởi vì chúng ta chỉ cần đếm lấy số trứng.
  • 0:15 - 0:17
    (Tiếng cười)
  • 0:17 - 0:20
    Ông ta muốn biết cái gì có thể làm cho
    gà của ông đẻ trứng nhiều hơn,
  • 0:20 - 0:23
    vì thế ông đã thử nghiệm một cách rất hay.
  • 0:23 - 0:27
    Do gà sống theo đàn, nên trước hết,
    ông chỉ chọn 1 đàn trung bình,
  • 0:27 - 0:31
    và ông để chúng một mình trong 6 thế hệ.
  • 0:31 - 0:33
    Nhưng sau khi ông tạo ra nhóm thứ hai
  • 0:33 - 0:35
    gồm những con gà
    có mức sinh sản tốt nhất...
  • 0:35 - 0:38
    bạn có thể gọi chúng là "siêu gà",
  • 0:38 - 0:40
    và ông ấy tập hợp chúng lại thành 1 siêu nhóm,
  • 0:40 - 0:45
    và mỗi thế hế, ông chọn
    ra cá thể có năng suất cao nhất để lấy giống.
  • 0:45 - 0:48
    Sau 6 thế hệ,
  • 0:48 - 0:50
    ông đã phát hiện điều gì?
  • 0:50 - 0:54
    Nhóm mắn đẻ nhất,
    tức nhóm thường, hoạt động tốt.
  • 0:54 - 0:56
    Chúng tròn trịa và đầy đủ lông lá
  • 0:56 - 0:58
    và năng suất trứng
    đã tăng 1 cách đáng kể.
  • 0:59 - 1:01
    Còn nhóm còn lại thì sao?
  • 1:01 - 1:03
    Các con gà
    đều chết hết chỉ còn ba con.
  • 1:04 - 1:06
    Chúng mổ những con còn lại cho đến chết.
  • 1:06 - 1:08
    (Tiếng cười)
  • 1:08 - 1:14
    Những chú gà sinh sản tốt được chọn ra
    chỉ đạt được thành công của chúng
  • 1:14 - 1:18
    bằng cách đàn áp sự sinh sản
    của các cá thể còn lại.
  • 1:19 - 1:23
    Bây giờ, khi tôi đã đi khắp thế giới
    diễn thuyết và kể câu chuyện này
  • 1:23 - 1:25
    cho nhiều tổ chức
    và công ty khác nhau,
  • 1:25 - 1:27
    mọi người đêu nhìn thấy
    sự liên hệ ngay lập tức,
  • 1:27 - 1:30
    và họ đến với tôi và họ nói
    những điều đại loại như,
  • 1:30 - 1:33
    "Nhóm siêu gà đó, đó là công ty của tôi."
  • 1:33 - 1:35
    (Tiếng cười)
  • 1:35 - 1:38
    Hoặc là, "Đó là quê tôi."
  • 1:38 - 1:40
    Hoặc, "Đó là cuộc sống của tôi."
  • 1:41 - 1:45
    Suốt đời tôi luôn được dạy rằng
    muốn thăng tiến ta phải cạnh tranh:
  • 1:45 - 1:49
    phải vào học đúng trường,
    phải chọn đúng việc, giành lấy chức cao,
  • 1:49 - 1:52
    và tôi thật sự chưa bao giờ thấy
    lời khuyên này truyền cảm cả.
  • 1:52 - 1:57
    Tôi bắt đầu kinh doanh
    bởi vì phát kiến điều mới là 1 niềm vui,
  • 1:57 - 2:01
    và bởi vì được làm việc chung với
    những con người tài năng, sáng tạo
  • 2:01 - 2:02
    tự nó là 1một phần thưởng rồi.
  • 2:03 - 2:08
    Và tôi chưa bao giờ cảm thấy có động lực
    bởi quyền lực hoặc bởi những siêu gà,
  • 2:08 - 2:11
    hoặc bởi những ngôi sao.
  • 2:11 - 2:13
    Nhưng trong suốt 50 năm qua,
  • 2:13 - 2:17
    chúng ta đã vận hành hầu hết các tổ chức
    và một số xã hội
  • 2:17 - 2:20
    theo mô hình siêu gà.
  • 2:20 - 2:24
    Chúng ta đã nghĩ rằng thành công đạt được
    bằng cách chọn những ngôi sao,
  • 2:24 - 2:28
    những người đàn ông thông minh nhất,
    hoặc đôi khi là phụ nữ,
  • 2:28 - 2:31
    và giao cho họ tất cả nguồi tài chính,
    tất cả quyền hạn.
  • 2:31 - 2:35
    Và kết quả thì y như
    nghiên cứu của Ngài William Muir:
  • 2:35 - 2:40
    tính hung dữ, loạn chức năng và sự tàn phá
  • 2:40 - 2:45
    Nếu như cách duy nhất
    để đạt được năng suất cao
  • 2:45 - 2:48
    là bằng cách đàn áp
    năng suất của các con còn lại,
  • 2:48 - 2:51
    thì chúng ta rất rất cần phải tìm ra
    1 cách làm việc tốt hơn
  • 2:51 - 2:54
    và 1 cách sống đẹp đẽ hơn.
  • 2:55 - 2:59
    (Vỗ tay)
  • 2:59 - 3:03
    Vậy cái gì làm cho 1 số nhóm
  • 3:03 - 3:06
    hiển nhiên thành công hơn
    và đạt năng suất cao hơn những nhóm khác?
  • 3:07 - 3:10
    Đó chính là đề tài một
    nhóm sinh viên ở đại học MIT nghiên cứu.
  • 3:10 - 3:12
    Họ tập hợp hàng trăm tình nguyện viên,
  • 3:12 - 3:16
    chia họ vào các nhóm và
    cho họ giải các phép toán rất hóc búa.
  • 3:16 - 3:19
    Và điều xảy ra rất chính xác
    với những gì các bạn mong chờ,
  • 3:19 - 3:22
    một số nhóm đã thành công
    hơn rất nhiều những nhóm khác,
  • 3:22 - 3:25
    nhưng điều thật sự thú vị
    là những nhóm đạt thành tựu cao
  • 3:25 - 3:28
    không phải là những nhóm mà họ có
    1 hoặc 2 người
  • 3:28 - 3:31
    với chỉ số IQ cao đặc biệt.
  • 3:31 - 3:35
    Cũng không phải những nhóm thành công
    là những nhóm có chỉ số IQ cộng lại
  • 3:35 - 3:37
    cao nhất.
  • 3:37 - 3:43
    Thay vào đó, những đội thật sự thành công
    có ba đặc điểm.
  • 3:43 - 3:49
    Đầu tiên, họ cho thấy mức độ nhạy cảm xã hội
    cao đối với người khác.
  • 3:49 - 3:52
    Điều này được đo bởi
    bài kiểm tra "Khả năng đọc ý nghĩ từ mắt".
  • 3:52 - 3:55
    Đó là bài kiểm tra sự đồng cảm
    được công nhận rộng rãi.
  • 3:55 - 3:57
    và những nhóm
    đạt điểm cao trong bài kiểm tra
  • 3:57 - 3:59
    đã làm việc tốt hơn.
  • 3:59 - 4:04
    Thứ hai, các nhóm thành công
    dành thời gian gần đồng đều cho thành viên
  • 4:04 - 4:06
    vì thế không có chức cao nhất,
  • 4:06 - 4:09
    và cũng không có
    người nàohoàn toàn lếp vế.
  • 4:09 - 4:12
    Và thứ 3, những nhóm thành công hơn
  • 4:12 - 4:14
    đều có nhiều phụ nữ hơn.
  • 4:14 - 4:16
    (Vỗ tay)
  • 4:16 - 4:20
    Điều này bởi vì phụ nữ
    thường đạt điểm cao trong
  • 4:20 - 4:22
    bài "Khả năng đọc ý nghĩ từ mắt",
  • 4:22 - 4:25
    vậy là, ta có thể nhân đôi năng suất
    nhờ điểm số đồng cảm cao ư?
  • 4:25 - 4:28
    Hay ta phải nhận thêm
    các thành viên đa dạng hơn?
  • 4:28 - 4:32
    Chúng ta thật sự ko biết được, nhưng điều
    nổi bật của kinh nghiệm này
  • 4:32 - 4:36
    là nó đã cho thấy những điều đã biết,
    có những nhóm làm tốt hơn những nhóm khác,
  • 4:36 - 4:39
    bài học chính yếu là
  • 4:39 - 4:42
    sự kết nối xã hội của họ
    với những người khác.
  • 4:44 - 4:46
    Vậy điều này diễn ra như thế nào
    trong thế giới thực?
  • 4:46 - 4:52
    Những gì xảy ra giữa con người với nhau
    khá quan trọng
  • 4:52 - 4:56
    bởi vì trong những nhóm có sẵn
    sự hòa hợp và nhạy cảm với nhau,
  • 4:56 - 4:59
    những ý tưởng mới
    có thể tuôn trào và phát triển.
  • 4:59 - 5:03
    Mọi người không bị bế tắc.
    Họ không phải lãng phí năng lượng.
  • 5:03 - 5:07
    Một ví dụ: Arup là 1 trong số những
    công ty kỹ thuật thành công bậc nhất,
  • 5:07 - 5:10
    và nó được giao nhiệm vụ để xây dựng
    trung tâm đua ngựa
  • 5:10 - 5:12
    cho Olympics Bắc Kinh.
  • 5:12 - 5:14
    Giờ đây, tòa nhà này đã phải tiếp nhận
  • 5:14 - 5:19
    2500 chú ngựa thuần chủng dễ bị kích động
  • 5:19 - 5:21
    sau các chuyến bay đường dài,
  • 5:21 - 5:25
    choáng váng vì lệch múi giờ,
    trong tình trạng sức khỏe không tốt.
  • 5:25 - 5:28
    Và vấn đề
    các kỹ sư phải đối mặt là,
  • 5:28 - 5:32
    Lượng phân sẽ phục vụ cho cái gì đây?
  • 5:33 - 5:37
    Bạn không được dạy về điều này
    trong trường kỹ thuật đâu... (Tiếng cười)
  • 5:37 - 5:40
    và nó thật sự không phải là thứ
    mà bạn muốn tính sai,
  • 5:40 - 5:44
    vì thế ông dành nhiều tháng nghiên cứu,
    nói chuyện với các bác sĩ thú y,
  • 5:44 - 5:46
    tinh chỉnh các bảng tính.
  • 5:46 - 5:49
    Thay vào đó, ông nhờ sự giúp đỡ
  • 5:49 - 5:53
    và ông đã tìm thấy người đã thiết kế
    câu loặc bộ Jockey ở New York.
  • 5:53 - 5:57
    Vấn đề được giải quyết chưa đến một ngày.
  • 5:57 - 6:00
    Arup tin rằng
    năn hóa giúp đỡ
  • 6:00 - 6:03
    là cội rễ của thành công.
  • 6:03 - 6:07
    Sự tương trợ nghe có vẻ yếu đuối,
  • 6:07 - 6:11
    nhưng nó chính xác là mấu chốt
    cho những nhóm thành công,
  • 6:11 - 6:17
    và nó thường làm tốt hơn
    sự thông minh cá nhân.
  • 6:17 - 6:20
    Sự tương trợ có nghĩa là tôi không cần
    phải biết hết mọi thứ,
  • 6:20 - 6:26
    tôi chỉ cần phải làm việc giữa những người
    tử tế sẵn lòng nhận và cho đi sự giúp đỡ.
  • 6:26 - 6:31
    Tại SAP, họ tính ra rằng bạn có thể trả lời
    bất cứ câu hỏi nào trong 17 phút.
  • 6:32 - 6:35
    Nhưng không có 1 công ty
    công nghệ cao nào mà tôi từng làm việc
  • 6:35 - 6:41
    xem đó là 1 vấn đề công nghệ cả,
  • 6:41 - 6:45
    bởi vì điều gây ra sự tương trợ
    là việc mọi người hiểu nhau hơn.
  • 6:46 - 6:51
    Nghe có vẻ quá rõ ràng, và chúng ta nghĩ
    tự nó diễn ra,
  • 6:51 - 6:52
    nhưng ko phải vậy.
  • 6:52 - 6:56
    Khi tôi điều hành
    công ty phần mêm đầu tiên của mình,
  • 6:56 - 6:58
    tôi nhận thấy chúng tôi đang gặp bế tắc.
  • 6:58 - 7:02
    SUốt ngày chỉ toàn xích mích,
  • 7:02 - 7:06
    và tôi dần nhận ra rằng những người
    tài năng, sáng tạo mà tôi đã thuê
  • 7:06 - 7:08
    không hiểu được nhau.
  • 7:08 - 7:12
    Họ đã quá tập trung
    vào công việc cá nhân của mình,
  • 7:12 - 7:16
    họ thậm chí không biết đến
    người ngồi cạnh nữa,
  • 7:16 - 7:19
    và chỉ khi tôi khẩn khoản nài xin
    rằng chúng tôi ngừng việc lại
  • 7:19 - 7:21
    và dành thời gian để
    tìm hiểu nhau
  • 7:21 - 7:24
    chúng tôi đã đạt được thành tựu thực sự.
  • 7:25 - 7:27
    Đó là cách đây 20 năm,
    và giờ tôi đi thăm những công ty
  • 7:27 - 7:30
    đã cấm uống cafe tại bàn làm việc
  • 7:30 - 7:34
    bởi vì họ muốn mọi người quây quần
    xung quanh những máy pha cafe
  • 7:34 - 7:36
    và nói chuyện với nhau.
  • 7:36 - 7:39
    Người Thụy Điển thậm chí còn có cả
    1 cụm từ đặc biệt mô tả cho điều này,
  • 7:39 - 7:42
    Họ gọi nó là fika, có nghĩa là
    hơn cả giờ nghỉ uống cafe.
  • 7:42 - 7:46
    Nó có ý nghĩa là sự khôi phục chung.
  • 7:46 - 7:49
    Tại công ty Idexx,
    1 công ty phía trên bang Maine,
  • 7:49 - 7:52
    họ đã tạo ra những vườn rau
    trong khuôn viên để mọi người
  • 7:52 - 7:54
    từ những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp
  • 7:54 - 7:59
    có thế làm việc cùng nhau và
    bằng cách đó hiểu được toàn bộ công ty.
  • 7:59 - 8:01
    Bọn họ đã bị điên hết rồi ah?
  • 8:01 - 8:05
    Khá là trái ngược-- họ nhận ra
    rằng khi công việc trở nên khó khăn,
  • 8:05 - 8:07
    và sẽ luôn có lúc khó khăn
  • 8:07 - 8:09
    nếu bạn đang làm những công việc đột phá
    rằng thật sự quan trọng,
  • 8:09 - 8:12
    cái mọi người cần là sự hỗ trợ xã hội,
  • 8:12 - 8:15
    và họ cần phải biết ai để yêu cầu sự giúp đỡ.
  • 8:15 - 8:20
    Công ty ko có ý tưởng;
    chỉ có con người.
  • 8:20 - 8:23
    Và cái động viên mọi người
  • 8:23 - 8:27
    là mối liên lạc, lòng thành tín,
    sự tin tưởng giữa họ với nhau.
  • 8:28 - 8:31
    Cái quan trọng là hồ tô,
  • 8:31 - 8:34
    chứ không phải là những viên gạch.
  • 8:34 - 8:36
    Khi bạn đặt tất cả
    những điều này lại với nhau,
  • 8:36 - 8:39
    bạn có được vốn xã hội.
  • 8:39 - 8:45
    Đó là sự tín nhiệm và phụ thuộc lẫn nhau
    xây dựng nên sự tin tưởng.
  • 8:45 - 8:48
    Thuật ngữ này đến từ nhà xã hội học
    nghiên cứu về các cộng đồng
  • 8:48 - 8:53
    đã chứng minh
    khả năng hồi phục những lúc căng thẳng
  • 8:53 - 8:58
    Vốn xã hội là cái
    đưa cho công ty lực đẩy,
  • 8:58 - 9:03
    và vốn xã hội
    là cái làm cho công ty cường tráng.
  • 9:04 - 9:06
    Điều này có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
  • 9:07 - 9:11
    Nó có nghĩa là thời gian là tất cả,
  • 9:11 - 9:15
    bởi vì vốn xã hội
    nhân lên với thời gian.
  • 9:15 - 9:21
    Vì vậy những nhóm làm việc với nhau lâu hơn
    sẽ tốt hơn, bởi vì rất tốn thời gian
  • 9:21 - 9:26
    để phát triển lòng tin cần thiết
    cho sự công bình và cởi mở thật sự.
  • 9:26 - 9:30
    Và thời gian là cái tạo ra giá trị.
  • 9:31 - 9:33
    Khi Alex Pentland
    đề nghị với 1 công ty
  • 9:33 - 9:36
    rằng họ nên đồng bộ thời gian uống cafe
  • 9:36 - 9:39
    để mọi người có thời gian
    nói chuyện với nhau,
  • 9:39 - 9:43
    lợi nhuận tăng lên 15 triệu đô,
  • 9:43 - 9:47
    và sự hài lòng của nhân viên
    tăng lên 10%.
  • 9:47 - 9:50
    Không phải phần hời tồi của vốn xã hội
  • 9:50 - 9:54
    khi mà bạn càng dùng càng nhiều hơn.
  • 9:54 - 10:00
    Đây không phải là về tình đồng đội,
    không phải là điều lệ cho kẻ lười biếng,
  • 10:00 - 10:05
    bởi vì những người kiểu này
    có xu hướng là loại người dữ,
  • 10:05 - 10:09
    thiếu kiên nhẫn, hoàn toàn tính toán
    để nghĩ cho chính mình
  • 10:09 - 10:13
    và đó là những điều họ cho đi.
  • 10:13 - 10:18
    Xung đột là thường xuyên
    bởi vì sự thẳng thắn thì an toàn.
  • 10:18 - 10:23
    Và đó là cách mà các ý tưởng tốt
    trở thành các ý tưởng tuyệt vời,
  • 10:23 - 10:27
    bởi vì không có ý tưởng nào
    sinh ra đã hoàn chỉnh.
  • 10:27 - 10:30
    Nó như khi 1 đứa trẻ mới sinh,
  • 10:30 - 10:34
    khá bầy hầy và khó hiểu,
    nhưng đầy tiềm năng.
  • 10:34 - 10:41
    Và chỉ có qua
    sự đóng góp , niền tin và thử thách to lớn
  • 10:41 - 10:44
    ý tưởng mới bộc lộ được hết tiềm năng.
  • 10:44 - 10:48
    Và đó là cái mà vốn xã hội hỗ trợ.
  • 10:49 - 10:52
    Chúng ta thường không hay nói về
  • 10:52 - 10:56
    về tài năng, về sự sáng tạo
    theo cách này.
  • 10:56 - 11:00
    Chúng ta thường nói về những ngôi sao.
  • 11:00 - 11:04
    Vì vậy tôi đã tự hỏi,
    nếu như chúng ta bắt đầu làm theo cách này,
  • 11:04 - 11:07
    liệu có còn những ngôi sao nữa ko?
  • 11:07 - 11:10
    Khi tôi đến ngồi tại khán đài
  • 11:10 - 11:14
    ở Học viện Hoàng gia
    của Trường Kịch Nghệ ở London.
  • 11:14 - 11:17
    Và điều tôi đã nhìn thấy làm bất ngờ tôi,
  • 11:17 - 11:22
    bởi vì các giáo viên đã không tìm kiếm
    những cá nhân sắc sảo.
  • 11:22 - 11:26
    Họ tìm hiểu điều gì đã xảy ra
    giữa các sinh viên,
  • 11:26 - 11:31
    bởi vì đó là nơi màn kịch ra đời.
  • 11:31 - 11:33
    Và khi tôi nói chuyện
    với các nhà sản xuất của những album hit,
  • 11:33 - 11:36
    họ bảo, " ồ, chúng tôi có
    rất nhiều siêu sao âm nhạc.
  • 11:36 - 11:39
    Có điều, họ ko tồn tại được lâu.
  • 11:39 - 11:43
    Đó là những sự cộng sự tuyệt vời
    tận hưởng sự nghiệp dài lâu,
  • 11:43 - 11:47
    bởi vì họ phát huy những gì tốt nhất từ người khác
    và đồng thời tìm ra được thứ tốt nhất
  • 11:47 - 11:49
    trong chính bản thân họ."
  • 11:50 - 11:52
    Khi tôi đến thăm những công ty nổi tiếng
  • 11:52 - 11:54
    vì tài khéo léo và sáng tạo của họ,
  • 11:54 - 11:57
    tôi đã không thấy bất cứ siêu sao nào,
  • 11:57 - 12:01
    vì mỗi người ở đó đều thật sự quan trọng.
  • 12:01 - 12:04
    Rồi khi tôi nhìn lại sự nghiệp của mình,
  • 12:04 - 12:08
    những người xuất chúng
    tôi đã có đặc ân được làm việc cùng,
  • 12:08 - 12:14
    tôi đã nhận ra
    chúng tôi đã có thể cho nhau rất nhiều
  • 12:14 - 12:19
    nếu như chúng tôi ngừng cố
    để trở thành những siêu gà.
  • 12:20 - 12:25
    (Tiếng cười) (Vỗ tay)
  • 12:25 - 12:31
    Một khi bạn nhìn nhận
    đúng đắn về công việc xã hội,
  • 12:31 - 12:34
    sẽ có rất nhiều thứ thay đổi.
  • 12:34 - 12:39
    Kiểu quản lý bằng cách cạnh tranh tài năng
    thường gây ra cạnh tranh
  • 12:39 - 12:41
    giữa các nhân viên với nhau.
  • 12:41 - 12:46
    Sự cạnh tranh bây giờ phải được thay thế
    bởi vốn xã hội.
  • 12:46 - 12:49
    Trong nhiều thập kỉ, chúng ta đã cố
    để động viên mọi người bằng tiền bạc,
  • 12:49 - 12:52
    ngay cả khi chúng ta đã nhận được
    hàng đống nghiên cứu cho thấy
  • 12:52 - 12:56
    tiền bạc làm ăn mòn mối liên kết xã hội.
  • 12:57 - 13:02
    Giờ nay, chúng ta cần phải để
    cho mọi người thúc đẩy lẫn nhau.
  • 13:03 - 13:08
    Lâu nay chúng ta cho rằng người lãnh đạo
    là những người hùng duy nhất đáng chú ý,
  • 13:08 - 13:11
    để giải quyết những vấn đề phức tạp.
  • 13:11 - 13:14
    Giờ đây,
    chúng ta cần định nghĩa lại sự lãnh đạo
  • 13:14 - 13:18
    như là 1 hoạt động mà trong đó
    những điều kiện được tạo ra
  • 13:18 - 13:24
    qua đó mọi người có thể thể hiện
    những suy nghĩ can đảm nhất cùng với nhau.
  • 13:24 - 13:28
    Chúng ta đều biết điều này sẽ có tác dụng.
  • 13:28 - 13:33
    Khi Nghị định thư Montreal kêu gọi
    giảm thiểu khí ga CFC,
  • 13:33 - 13:37
    tổ hợp chloroflouracarbon làm ảnh hưởng
    lỗ thủng tầng ozone,
  • 13:37 - 13:39
    nguy cơ là rất lớn.
  • 13:39 - 13:42
    Khí CFC có ở khắp mọi nơi,
  • 13:42 - 13:45
    và không ai biết rằng liệu có
    tìm thấy thứ thay thế hay không.
  • 13:45 - 13:51
    Nhưng có một nhóm đã ứng phó với thách thức
    theo ba nguyên tắc chính.
  • 13:51 - 13:55
    Đầu tiên là phần đầu của kỹ thuật,
    Ngài Frank Maslen, đã nói,
  • 13:55 - 13:58
    sẽ không có ngôi sao trong đội này.
  • 13:58 - 14:00
    Chúng tôi cần tất cả mọi người.
  • 14:00 - 14:03
    Mỗi người đều có 1 cái nhìn đúng đắn.
  • 14:03 - 14:08
    Thứ 2, chúng tôi làm việc theo đúng 1 qui tắc:
  • 14:08 - 14:10
    làm việc hết sức mình.
  • 14:11 - 14:14
    Và thứ 3, ông đã nói với sếp của mình,
    ông Geoff Tudhope,
  • 14:14 - 14:16
    rằng ông không được xem vào,
  • 14:16 - 14:19
    bởi vì ông biết
    quyền hạn lớn có thể gây rối như thế nào.
  • 14:19 - 14:22
    Điều này không có nghĩa
    Tudhope không làm gì cả.
  • 14:22 - 14:23
    Ông đem lại không khí làm việc,
  • 14:23 - 14:28
    và ông lắng nghe để đảm bảo
    rằng họ tôn trọng ý kiến của nhau.
  • 14:28 - 14:34
    Ý tưởng đó hiệu quả: Vượt qua tất cả
    những công ty khác,
  • 14:34 - 14:38
    nhóm này đã giải quyết được vấn đề.
  • 14:38 - 14:40
    Cho đến giờ, Nghị định thư Montreal
  • 14:40 - 14:46
    là thỏa ước môi trường quốc tế
    thành công nhất
  • 14:46 - 14:48
    từng được thực thi.
  • 14:49 - 14:52
    Đã có rất nhiều mối đe dọa sau đó,
  • 14:52 - 14:55
    và cũng có nhiều mối đe dọa ngày nay,
  • 14:55 - 14:59
    và ta sẽ không giải quyết được gì
    nếu như chỉ chăm chăm vào
  • 14:59 - 15:02
    bới một vài cá nhân ngôi sao.
  • 15:02 - 15:05
    Chúng ta cần tất cả mọi người,
  • 15:05 - 15:12
    bởi vì chỉ khi chúng ta chấp nhận
    rằng mỗi người đều hữu ích
  • 15:12 - 15:19
    chúng ta sẽ phóng thích được hết năng lượng
    và sự sáng tạo và động lực cần thiết
  • 15:19 - 15:23
    để tạo ra những điều tốt đẹp nhất.
  • 15:23 - 15:26
    Cảm ơn các bạn.
    (Vỗ tay)
Title:
Lý do đến lúc để quên đi trật tự phân công trong công việc
Speaker:
Margaret Heffernan
Description:

Những tổ chức thường vận hành theo kiểu "mô hình siêu gà", nơi mà giá trị được đặt cho những nhân sự ngôi sao làm tốt hơn những người khác. Tuy nhiên, điều này không phải là cái làm cho nhóm đạt được những thành quả cao nhất. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp Margaret Hefferman quan sát rằng nó là 1 sự gắn kết xã hội- hãy xây dựng mỗi khi dành thời gian cafe, là lúc mỗi khi 1 người trong nhóm yêu cầu người khác giúp đỡ- điều đó sẽ dẫn đến thời điểm gặt được những kết quả tuyệt vời. Nó là 1 cách xem xét lại gốc rễ của những cái làm cho chúng ta làm tốt công việc và là ý nghĩa để trở thành 1 nhà lãnh đạo.Bởi như Hefferman chỉ ra: "Các công ty không có ý tưởng. Chỉ có con người mới có."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:47

Vietnamese subtitles

Revisions