Return to Video

Những thử thách bất ngờ của cuộc bầu cử đầu tiên của một đất nước

  • 0:01 - 0:04
    Triết gia vĩ đại Aristotle từng nói
  • 0:05 - 0:08
    nếu thứ gì không tồn tại, thì không có
    từ ngữ diễn tả nó,
  • 0:09 - 0:12
    và nếu không có từ ngữ để diễn tả
    một cái gì đó,
  • 0:12 - 0:13
    thì thứ đó không hề tồn tại.
  • 0:14 - 0:16
    Vậy khi ta nói về bầu cử,
  • 0:16 - 0:20
    sống trong một nền dân chủ được xác nhận,
    chúng ta biết mình đang nói về cái gì.
  • 0:20 - 0:22
    Chúng ta có từ ngữ.
    Chúng ta có vốn từ vựng.
  • 0:22 - 0:24
    Chúng ta biết phòng bỏ phiếu là cái gì.
  • 0:24 - 0:26
    Chúng ta biết lá phiếu là cái gì.
  • 0:27 - 0:31
    Nhưng còn những quốc gia,
    nơi dân chủ không hề tồn tại,
  • 0:32 - 0:36
    những quốc gia nơi mà không có từ ngữ nào
    để diễn tả những khái niệm
  • 0:36 - 0:39
    làm cơ sở cho một xã hội dân chủ?
  • 0:40 - 0:42
    Tôi làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ bầu cử,
  • 0:42 - 0:44
    nói cách khác, chúng tôi giúp đỡ
  • 0:44 - 0:46
    những nền dân chủ non trẻ tổ chức
  • 0:46 - 0:49
    cái thường được gọi là những cuộc bầu cử
    đầu của họ.
  • 0:49 - 0:51
    Khi mọi người hỏi tôi làm gì,
  • 0:51 - 0:53
    tôi thường nhận được lời đáp trả này.
  • 0:53 - 0:57
    "Ồ, vậy bạn là một trong những người
    đi khắp thế giới
  • 0:57 - 1:01
    để áp đặt nền dân chủ phương Tây
    lên những quốc gia không thể vận dụng nó."
  • 1:02 - 1:07
    Thực ra, Liên Hợp Quốc không hề
    áp đặt cái gì lên bất cứ ai.
  • 1:08 - 1:09
    Hoàn toàn không,
  • 1:09 - 1:11
    và ngoài ra, điều chúng tôi làm
  • 1:11 - 1:18
    đã được đặt nền tảng vững chắc trong
    Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948.
  • 1:18 - 1:20
    Điều 21, tuyên bố rằng
  • 1:20 - 1:23
    ai cũng cần phải có quyền lựa chọn
    chính quyền cho họ.
  • 1:24 - 1:26
    Vậy đó chính là nền tảng công việc.
  • 1:26 - 1:28
    Tôi chuyên về sự tiếp cận của cộng đồng.
  • 1:28 - 1:31
    Điều đó nghĩa là gì?
    Lại một biệt ngữ khác.
  • 1:31 - 1:35
    Thực ra nó có nghĩa là thiết kế
    những chiến dịch thông tin
  • 1:35 - 1:37
    để cho các ứng cử viên và cử tri
  • 1:37 - 1:41
    những người mà chưa hề có cơ hội
    để tham gia hay để bỏ phiếu
  • 1:41 - 1:45
    hiểu ở đâu, khi nào,
    làm thế nào để đăng kí;
  • 1:45 - 1:47
    ở đâu, khi nào, làm sao để bỏ phiếu;
  • 1:47 - 1:50
    tại sao, tại sao việc tham gia
    là quan trọng.
  • 1:51 - 1:55
    Vì thế có lẽ tôi sẽ sắp đặt một chiến dịch
    đặc biệt hướng tới những người phụ nữ
  • 1:55 - 1:57
    để đảm bảo rằng họ có thể tham gia,
  • 1:57 - 1:59
    rằng họ có thể là một phần của quá trình.
  • 1:59 - 2:01
    Và cả những người trẻ tuổi nữa.
  • 2:01 - 2:02
    Tất cả mọi hạng người.
  • 2:03 - 2:04
    Những người khuyết tật.
  • 2:04 - 2:06
    Chúng tôi cố gắng tiếp cận mọi người.
  • 2:07 - 2:10
    Và điều đó không phải bao giờ cũng dễ dàng
    vì thường trong công việc này,
  • 2:10 - 2:13
    giờ tôi đã nhận ra sau bao năm làm việc
  • 2:13 - 2:16
    rằng ngôn ngữ đang thiếu thốn,
  • 2:16 - 2:18
    và bạn phải làm gì?
  • 2:18 - 2:19
    Afghanistan.
  • 2:20 - 2:23
    Đó là một đất nước với tỉ lệ mù chữ cao,
  • 2:23 - 2:27
    và điều tôi đang nói đến là, vào năm 2005,
  • 2:27 - 2:31
    chúng tôi tổ chức hai cuộc bầu cử
    vào cùng một ngày.
  • 2:31 - 2:35
    Lí do là bởi công việc hậu cần là
    vô cùng khó khăn,
  • 2:35 - 2:37
    có vẻ sẽ hiệu quả hơn nếu làm như vậy.
  • 2:37 - 2:38
    Nó đã hiệu quả,
  • 2:38 - 2:43
    Nhưng mặt khác, việc giải thích
    hai cuộc bầu cử thay vì một
  • 2:43 - 2:44
    thậm chí còn phức tạp hơn nhiều.
  • 2:44 - 2:47
    Vì vậy chúng tôi dùng rất nhiều hình ảnh,
  • 2:47 - 2:50
    và đến khi bỏ phiếu thực sự,
  • 2:50 - 2:53
    chúng tôi gặp vấn đề, bởi có quá nhiều
    người muốn tham gia,
  • 2:53 - 2:58
    chúng tôi có 300 ứng cử viên cho 52 ghế
  • 2:58 - 3:01
    ở Wolesi Jirga, tức là cuộc
    bầu cử Quốc hội.
  • 3:02 - 3:05
    Và cho Hội đồng tỉnh, còn nhiều
    ứng cử viên hơn thế.
  • 3:05 - 3:08
    Chúng tôi có 330 ứng cử viên cho 54 vị trí
  • 3:08 - 3:11
    Vậy nói về thiết kế của lá phiếu,
  • 3:11 - 3:15
    lá phiếu trông như thế này.
  • 3:16 - 3:17
    Đó là khổ của một tờ báo.
  • 3:17 - 3:19
    Đây là lá phiếu bầu Quốc hội --
  • 3:19 - 3:21
    (Tiếng cười)
  • 3:21 - 3:22
    Vâng, và --
  • 3:23 - 3:26
    đây là lá phiếu bầu Hội đồng tỉnh.
  • 3:27 - 3:29
    Thậm chí còn nhiều hơn.
  • 3:29 - 3:34
    Vậy bạn thấy đấy, chúng tôi đã dùng nhiều
    biểu tượng và tương tự.
  • 3:34 - 3:38
    Và chúng tôi có vấn đề khác ở Nam Sudan.
  • 3:38 - 3:41
    Miền nam Sudan là một câu chuyện
    hoàn toàn khác.
  • 3:41 - 3:44
    Chúng tôi có quá nhiều người, tất nhiên,
    chưa từng bầu cử,
  • 3:44 - 3:48
    nhưng chúng tôi có mức độ mù chữ
    cực kì, cực kì cao,
  • 3:49 - 3:51
    cơ sở hạ tầng rất, rất tồi tệ.
  • 3:51 - 3:55
    Ví dụ -- Ý tôi là, đó là một nước với
    kích cỡ ít nhiều bằng với bang Texas.
  • 3:56 - 3:58
    Chúng tôi có 7 km đường được lát,
  • 3:59 - 4:01
    7 km trong toàn bộ đất nước,
  • 4:01 - 4:04
    và nó bao gồm cả đường băng nơi
    chúng tôi hạ cánh máy bay
  • 4:05 - 4:06
    ở sân bay Juba.
  • 4:06 - 4:09
    Nên vận chuyển vật liệu cho bầu cử, vv
  • 4:09 - 4:11
    là khó khăn quá chừng.
  • 4:12 - 4:16
    Người dân không có cả ý niệm về
    hòm phiếu trông như thế nào.
  • 4:17 - 4:19
    nó rất phức tạp,
  • 4:19 - 4:23
    nên giao tiếp bằng lời nói hiển nhiên là
    cách nên thực hiện,
  • 4:23 - 4:26
    nhưng có đến 132 ngôn ngữ.
  • 4:27 - 4:30
    Vì thế đó là điều cực kì thách thức.
  • 4:30 - 4:34
    Rồi tôi đến Tunisia năm 2011.
  • 4:34 - 4:36
    Đó là mùa xuân Ả Rập.
  • 4:36 - 4:40
    một lượng lớn hi vọng được sinh ra bởi
    làn sóng to lớn
  • 4:40 - 4:42
    đang bùng nổ trong khu vực này.
  • 4:42 - 4:45
    Có Libya, có Ai Cập, có Yemen.
  • 4:45 - 4:48
    Nó là một khoảnh khắc lịch sử
    cực kì lớn lao.
  • 4:48 - 4:51
    Tôi đang ngồi cùng ủy ban bầu cử,
  • 4:51 - 4:54
    và chúng tôi nói về nhiều khía cạnh
    khác nhau của cuộc bầu cử,
  • 4:55 - 4:58
    và tôi nghe họ sử dụng những từ tôi
    thực sự chưa nghe đến bao giờ,
  • 4:58 - 5:02
    và tôi đã làm việc với người Iraq, tôi đã
    làm việc với người Jordan, người Ai cập,
  • 5:02 - 5:05
    và đột nhiên họ sử dụng những từ ấy,
  • 5:05 - 5:06
    và tôi chỉ nghĩ, "Điều này thật kì lạ."
  • 5:06 - 5:09
    Và điều dẫn đến việc này là từ
    " quan sát viên".
  • 5:09 - 5:12
    Chúng tôi thảo luận
    về quan sát viên bầu cử,
  • 5:12 - 5:16
    và Ủy ban bầu cử đang nói về "mulahiz"
    trong tiếng Ả Rập.
  • 5:16 - 5:21
    Từ này nghĩa là "nhận thấy" với ý nghĩa
    có dạng bị động,
  • 5:21 - 5:24
    giống như trong, "Tôi nhận thấy anh ta
    mặc áo màu xanh nhạt."
  • 5:24 - 5:28
    Liệu tôi có đi kiểm tra xem chiếc áo
    có thật là màu xanh hay không không?
  • 5:28 - 5:30
    Đó là vai trò
    của một quan sát viên bầu cử
  • 5:30 - 5:34
    Nó rất tích cực, nó được quản lí bởi mọi
    loại hiệp ước,
  • 5:34 - 5:37
    và nó có chức năng kiểm soát đó trong nó.
  • 5:37 - 5:39
    Và rồi tôi nghe được rằng ở Ai Cập,
  • 5:39 - 5:42
    họ dùng thuật ngữ "mutabi",
    nghĩa là "theo dõi".
  • 5:42 - 5:45
    Vậy chúng tôi giờ đang có người theo dõi
    của một cuộc bầu cử.
  • 5:45 - 5:47
    Vậy điều đó cũng không đúng cho lắm,
  • 5:47 - 5:50
    bởi có một thuật ngữ đã được chấp nhận
    và thông dụng,
  • 5:50 - 5:53
    đó là từ "muraqib", nghĩa là
    "người kiểm soát".
  • 5:53 - 5:56
    Nó có khái niệm của sự kiểm soát.
  • 5:56 - 5:59
    Vì vậy tôi nghĩ, ba từ cho cùng một
    khái niệm. Điều này không tốt.
  • 5:59 - 6:02
    Và cùng với đồng nghiệp, tôi nghĩ
    có lẽ vai trò của chúng tôi
  • 6:02 - 6:06
    là thực sự giúp bảo đảm cho
    những từ ngữ được hiểu rõ
  • 6:07 - 6:10
    và thực sự tạo ra một công trình tham khảo
  • 6:10 - 6:12
    có thể được áp dụng khắp khu vực Ả Rập.
  • 6:12 - 6:14
    Và đó là điều chúng tôi đã làm.
  • 6:14 - 6:16
    Vì vậy cùng với những đồng nghiệp này,
  • 6:16 - 6:19
    chúng tôi khởi xướng "Từ điển thuật ngữ
    bầu cử Ả-rập",
  • 6:19 - 6:22
    và chúng tôi làm việc ở 8 nước khác nhau.
  • 6:23 - 6:27
    Điều đó nghĩa là thực sự định nghĩa
    481 thuật ngữ
  • 6:27 - 6:30
    mà tạo nên nền tảng cho
    mọi thứ bạn cần biết
  • 6:30 - 6:32
    nếu bạn đang định tổ chức
    một cuộc bầu cử dân chủ.
  • 6:33 - 6:34
    Và chúng tôi định nghĩa chúng,
  • 6:34 - 6:36
    và làm việc với những đồng nghiệp Ả Rập
  • 6:36 - 6:40
    và đi đến sự đồng tình về việc
    đâu là từ ngữ phù hợp
  • 6:40 - 6:42
    để sử dụng trong tiếng Ả Rập.
  • 6:42 - 6:46
    Do tiếng Ả Rập rất phong phú, và đó là
    một phần của vấn đề.
  • 6:46 - 6:49
    Nhưng có tới 22 quốc gia nói tiếng Ả Rập,
  • 6:49 - 6:54
    và họ dùng tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại,
  • 6:54 - 6:56
    thứ tiếng Ả Rập được dùng khắp cả khu vực
  • 6:57 - 6:59
    trong báo chí và phát thanh truyền hình,
  • 6:59 - 7:04
    dĩ nhiên, từ quốc gia này đến quốc gia
    khác trong ngôn ngữ hàng ngày và sử dụng
  • 7:04 - 7:07
    nó thay đổi -- tiếng địa phương, lối nói
    thông tục, vv
  • 7:07 - 7:10
    Vậy đó là một lớp bổ sung khác của
    sự phức tạp.
  • 7:10 - 7:12
    Vậy thì theo một cách nào đó
    bạn có vấn đề
  • 7:12 - 7:16
    là ngôn ngữ chưa đủ chín,
    nếu bạn thích,
  • 7:16 - 7:19
    những từ mới đang xuất hiện,
    những cách biểu đạt mới.
  • 7:19 - 7:21
    Và chúng tôi định nghĩa tất cả thuật ngữ,
  • 7:21 - 7:24
    và rồi chúng tôi có tám thông tín viên
    trong khu vực.
  • 7:24 - 7:26
    Chúng tôi đệ trình bản thảo cho họ,
  • 7:26 - 7:28
    họ hồi đáp lại chúng tôi.
  • 7:28 - 7:31
    "Vâng, chúng tôi hiểu những định nghĩa.
  • 7:31 - 7:32
    Chúng tôi đồng ý với nó,
  • 7:32 - 7:35
    nhưng đây là điều chúng tôi nói
    trong đất nước của chúng tôi."
  • 7:35 - 7:39
    Bởi vì chúng tôi không định dung hòa hay
    ép buộc sự dung hòa.
  • 7:39 - 7:42
    Chúng tôi đang cố gắng tạo điều kiện
    cho sự hiểu biết giữa mọi người.
  • 7:43 - 7:48
    Như vậy trong phần bôi vàng, bạn thấy
    những cách biểu đạt thông dụng
  • 7:48 - 7:49
    ở những quốc gia khác nhau.
  • 7:50 - 7:54
    Vậy cái này, tôi lấy làm vui mừng khi nói
    phải mất ba năm để xuất bản cái này
  • 7:54 - 7:58
    bởi vì cuối cùng chúng tôi cũng hoàn thiện
    bản thảo và chính thức đưa nó vào thực tế
  • 7:58 - 8:01
    ngồi cùng với ủy ban bầu cử ở tất cả
    những nước khác nhau kia,
  • 8:01 - 8:04
    thảo luận và định nghĩa và chau chuốt
    lại bản thảo,
  • 8:04 - 8:09
    và cuối cùng xuất bản nó vào tháng 11
    năm 2014 tại Cairo.
  • 8:09 - 8:13
    Và nó đã trải qua một quãng đường dài.
    chúng tôi đã xuất bản 10,000 bản.
  • 8:13 - 8:18
    Tới giờ, đã có khoảng 3,000 lượt tải về
    từ Internet trong định dạng PDF.
  • 8:18 - 8:22
    Tôi vừa mới nghe được từ một đồng nghiệp
    rằng họ vừa mới sử dụng nó ở Somalia.
  • 8:22 - 8:25
    Họ đang sắp sản xuất
    một phiên bản ở Somalia,
  • 8:25 - 8:27
    bởi chẳng có gì ở Somalia cả.
  • 8:27 - 8:30
    Thật tốt khi biết điều đó.
  • 8:30 - 8:34
    Và Tổ chức Ả Rập cho Cơ quan Quản lí
    Bầu cử mới thành lập này,
  • 8:34 - 8:37
    đang cố gắng để chuyên nghiệp hóa
  • 8:37 - 8:39
    cách mà bầu cử được vận hành trong khu vực
  • 8:39 - 8:42
    họ cũng đang sử dụng nó.
  • 8:42 - 8:47
    Và Liên đoàn Ả Rập hiện đã xây dựng một
    đơn vị quan sát toàn Ả Rập,
  • 8:48 - 8:49
    và họ đang sử dụng nó.
  • 8:49 - 8:51
    Điều đó thật là tuyệt.
  • 8:51 - 8:55
    Tuy nhiên, công việc tham khảo
    này khá khó khăn.
  • 8:55 - 8:58
    Nó phức tạp, và một vài thuật ngữ
    có hơi chuyên môn,
  • 8:58 - 9:02
    nên một người bình thường có thể
    không cần biết ít nhất 1/3 trong số đó.
  • 9:03 - 9:05
    Nhưng những người Trung Đông
  • 9:05 - 9:10
    đã và đang thiếu bất kì hình thức nào
    ta biết đến như là giáo dục công dân
  • 9:10 - 9:12
    Nó là một phần giáo trình của chúng ta
    ở trường học.
  • 9:12 - 9:15
    Điều đó thực sự không tồn tại
    ở phần đó của thế giới,
  • 9:15 - 9:18
    và tôi cảm thấy rằng đó thực sự
    là quyền của mọi người
  • 9:18 - 9:20
    để được biết những điều trên
    hoạt động như thế nào.
  • 9:20 - 9:25
    Và đó là một điều tốt khi nghĩ về
    việc tạo ra một công trình tham khảo
  • 9:25 - 9:26
    cho những người bình thường,
  • 9:26 - 9:28
    và luôn nhớ rằng hiện tại
  • 9:29 - 9:31
    chúng ta có một nền tảng để làm việc cùng,
  • 9:31 - 9:33
    và chúng ta cũng có cả công nghệ,
  • 9:33 - 9:37
    để chúng ta có thể tiếp cận mọi người
    sử dụng ứng dụng điện thoại,
  • 9:37 - 9:39
    video, hoạt ảnh.
  • 9:39 - 9:42
    Có mọi thể loại công cụ có thể được dùng
  • 9:42 - 9:44
    để truyền cho mọi người những ý tưởng
  • 9:44 - 9:47
    lần đầu tiên bằng chính ngôn ngữ của họ.
  • 9:48 - 9:50
    Chúng ta đã nghe không ít
    đau khổ về Trung Đông.
  • 9:50 - 9:54
    Chúng ta nghe về sự hỗn loạn của
    chiến tranh. Chúng ta nghe về khủng bố.
  • 9:54 - 9:59
    Chúng ta nghe về chủ nghĩa bè phái và
    tất cả những tin tức tiêu cực đáng sợ
  • 9:59 - 10:01
    cứ đến tai ta mọi lúc.
  • 10:01 - 10:06
    Điều mà chúng ta không nghe là điều gì
    những người dân thường đang suy nghĩ?
  • 10:06 - 10:07
    Họ đang khao khát điều gì?
  • 10:08 - 10:12
    Hãy cho họ phương tiện,
    hãy cho họ từ ngữ.
  • 10:12 - 10:15
    Đại đa số dân chúng đang im lặng
  • 10:15 - 10:17
    bởi vì học không có phương tiện ngôn từ.
  • 10:17 - 10:20
    Đại đa số im lặng cần được biết.
  • 10:20 - 10:23
    Đã đến lúc phải cung cấp cho dân chúng
    công cụ tri thức
  • 10:23 - 10:26
    mà họ có thể đem đến hiểu biết cho mình.
  • 10:27 - 10:30
    Đại đa số im lặng không cần phải im lặng.
  • 10:30 - 10:32
    Hãy giúp họ có được tiếng nói.
  • 10:32 - 10:34
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 10:34 - 10:39
    (Vỗ tay)
Title:
Những thử thách bất ngờ của cuộc bầu cử đầu tiên của một đất nước
Speaker:
Philippa Neave
Description:

Bạn làm thế nào dạy cả một quốc gia bầu cử như thế nào khi không một ai từng làm thế trước đây? Đó là một thử thách lớn mà những nền dân chủ còn non trẻ trên thế giới phải đối mặt - và một trong những vấn đề lớn nhất nằm ở sự thiếu vốn ngôn ngữ chung. Sau tất cả, nếu bạn không thể diễn tả điều gì đó, bạn có thể không thể hiểu nó. Trong bài nói gây kinh ngạc này, chuyên gia bầu cử Philippa Naeve chia sẻ những kinh nghiệm của cô từ tuyến đầu của nền dân chủ -- và giải pháp của cô cho khoảng trống ngôn ngữ độc nhất này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:51

Vietnamese subtitles

Revisions