Return to Video

Nói thế nào để người khác muốn nghe

  • 0:02 - 0:04
    Giọng nói con người
  • 0:04 - 0:06
    là thứ nhạc cụ
    chúng ta đều chơi,
  • 0:06 - 0:08
    Có lẽ nó là âm thanh
    quyền năng nhất trên đời.
  • 0:08 - 0:10
    Nó là thứ duy nhất
    có thể gây tranh chiến
  • 0:10 - 0:12
    hoặc nói nên lời
    “Tôi yêu em”.
  • 0:12 - 0:13
    Nhưng nhiều người trải qua
  • 0:13 - 0:16
    tình huống là khi họ nói,
    người khác không lắng nghe.
  • 0:16 - 0:17
    Vì sao lại thế?
  • 0:17 - 0:19
    Làm thế nào để nói
    một cách mạnh mẽ
  • 0:19 - 0:21
    để tạo ra thay đổi
    cho thế giới?
  • 0:21 - 0:23
    Gợi ý của tôi là
  • 0:23 - 0:25
    có một số tật xấu
    mà chúng ta cần bỏ.
  • 0:25 - 0:27
    Ở đây tôi đã tập hợp
  • 0:27 - 0:29
    bảy lỗi chết người
    trong giao tiếp.
  • 0:29 - 0:32
    Tôi không nói danh sách đây
    đã kể ra được hết,
  • 0:32 - 0:35
    nhưng bảy điều này,
    theo tôi, là những
  • 0:35 - 0:37
    tật xấu lớn mà ai
    cũng có thể mắc.
  • 0:37 - 0:40
    Thứ nhất, thèo lẻo,
  • 0:40 - 0:43
    nói xấu người vắng mặt.
  • 0:43 - 0:44
    Không tốt, và ta biết tỏng
  • 0:44 - 0:47
    kẻ ngồi lê đôi mách kia,
    năm phút sau
  • 0:47 - 0:50
    sẽ tung tin đồn thổi về ta.
  • 0:50 - 0:52
    Thứ hai, sự phán xét.
  • 0:52 - 0:53
    Chúng ta biết người như thế
    khi trò chuyện
  • 0:53 - 0:55
    và rất khó
    để lắng nghe ai đó
  • 0:55 - 0:58
    khi biết người ta
    đang phán xét mình
  • 0:58 - 1:00
    và chê bai mình
    là thiếu năng lực.
  • 1:00 - 1:02
    Thứ ba, sự tiêu cực.
  • 1:02 - 1:04
    Bạn có thể
    mắc phải tật này.
  • 1:04 - 1:05
    Mẹ tôi,
    trong các năm cuối đời,
  • 1:05 - 1:07
    trở nên rất chi là tiêu cực,
    nên nói cũng khó nghe.
  • 1:07 - 1:09
    Tôi nhớ có ngày
    tôi bảo bà,
  • 1:09 - 1:10
    “Hôm nay là 1/10”,
  • 1:10 - 1:13
    bà đáp, “Mẹ biết, điều đó
    không khủng khiếp sao?”
  • 1:13 - 1:15
    (Cười)
  • 1:15 - 1:18
    Thật khó lắng nghe
    người tiêu cực như thế.
  • 1:18 - 1:21
    Một dạng khác của tiêu cực,
    là sự than phiền.
  • 1:21 - 1:26
    Đây là môn nghệ thuật dân tộc
    của nước Anh.
  • 1:26 - 1:28
    Với ta là thể thao quốc gia.
    Chúng ta than về
  • 1:28 - 1:30
    thời tiết, thể thao,
    chính trị, tất tần tật,
  • 1:30 - 1:32
    nhưng than thở
    là nỗi khổ lan truyền.
  • 1:32 - 1:36
    Nó không toả nắng
    và làm nhẹ gánh cho ai.
  • 1:36 - 1:39
    Sự biện hộ. Chúng ta đều
    đã gặp anh chàng này.
  • 1:39 - 1:41
    Chưa biết chừng
    ta đã từng là cậu ấy.
  • 1:41 - 1:43
    Vài người có
    cỗ máy ném lỗi.
  • 1:43 - 1:46
    Họ chỉ việc ném lỗi
    cho người khác,
  • 1:46 - 1:47
    từ chối trách nhiệm
    của hành vi,
  • 1:47 - 1:50
    thật khó lắng nghe
    những ai như thế.
  • 1:50 - 1:53
    Điều thứ sáu
    trong bảy điều,
  • 1:53 - 1:56
    là sự tô màu, phóng đại.
  • 1:56 - 1:59
    Thực tế là đôi khi
    nó hạ cấp ngôn ngữ chúng ta.
  • 1:59 - 2:00
    Ví dụ nếu tôi thấy một điều
  • 2:00 - 2:02
    thật sự tuyệt vời,
  • 2:02 - 2:04
    tôi sẽ gọi nó là gì đây?
  • 2:04 - 2:06
    (Cười)
  • 2:06 - 2:08
    Dĩ nhiên sự phóng đại này
    trở thành bịa đặt,
  • 2:08 - 2:10
    nổ và nổ văng miểng,
    ta không còn muốn nghe
  • 2:10 - 2:12
    kẻ ta biết là đang nói dối.
  • 2:12 - 2:15
    Và cuối cùng, sự giáo điều,
  • 2:15 - 2:19
    nhầm lẫn giữa thực tế
    và quan điểm.
  • 2:19 - 2:21
    Khi hai thứ đó
    được trộn vào nhau,
  • 2:21 - 2:22
    bạn chỉ nghe gió thổi.
  • 2:22 - 2:26
    Họ công kích bạn bằng ý kiến
    như thể đúng rồi.
  • 2:26 - 2:29
    Thật khó mà nghe cho nổi.
  • 2:29 - 2:32
    Đấy là bảy lỗi chết người
    trong nói năng.
  • 2:32 - 2:34
    Theo tôi, đây là những thứ
    chúng ta cần tránh.
  • 2:34 - 2:37
    Nhưng có cách nào tích cực
    để nghĩ về việc này không?
  • 2:37 - 2:38
    Có chứ!
  • 2:38 - 2:40
    Tôi muốn gợi ý
  • 2:40 - 2:43
    bốn viên đá góc nhà,
    làm nền tảng chắc chắn,
  • 2:43 - 2:46
    để làm chỗ đứng
    nếu muốn lời nói của ta nên mạnh
  • 2:46 - 2:50
    có sức làm thế giới đổi thay.
  • 2:50 - 2:53
    May thay, bốn điều này
    họp thành một chữ.
  • 2:53 - 2:56
    Chữ đó là “hail”, và ta có
    một định nghĩa tuyệt vời.
  • 2:56 - 2:57
    Tôi không định nói
    về mưa đá trên trời
  • 2:57 - 2:59
    rơi xuống và đập vào đầu bạn.
  • 2:59 - 3:00
    Mà tôi nói định nghĩa này,
  • 3:00 - 3:03
    là chào thăm
    hay hoan hô nồng nhiệt,
  • 3:03 - 3:05
    chính là cách lời nói của ta
    được đón nhận
  • 3:05 - 3:07
    nếu ta dựa vào bốn điều này.
  • 3:07 - 3:08
    Vậy chúng viết tắt
    cho những chữ gì?
  • 3:08 - 3:10
    Xem bạn có đoán được không.
  • 3:10 - 3:13
    Chữ H, honesty (sự trung thực),
    dĩ nhiên rồi,
  • 3:13 - 3:16
    nói thật, nói thẳng, và rõ.
  • 3:16 - 3:20
    Chữ A, authenticity (sự xác thực),
    hãy là chính bạn.
  • 3:20 - 3:22
    Một người bạn tôi
    mô tả điều này
  • 3:22 - 3:24
    là nói những gì bạn tin là thật,
  • 3:24 - 3:25
    tôi nghĩ gọi cách này thật hay.
  • 3:25 - 3:28
    Chữ I là integrity (sự chính trực),
    hãy là lời bạn nói,
  • 3:28 - 3:30
    sống theo điều bạn nói,
  • 3:30 - 3:32
    và là người đáng tin.
  • 3:32 - 3:35
    Và chữ L là love (tình yêu thương).
  • 3:35 - 3:37
    Ý tôi không phải
    tình yêu đôi lứa,
  • 3:37 - 3:41
    mà là cầu chúc an lành
    cho người khác, vì hai lí do.
  • 3:41 - 3:43
    Trước hết, tôi nghĩ
    có lẽ ta sẽ không muốn
  • 3:43 - 3:44
    sự trung thực tuyệt đối.
  • 3:44 - 3:47
    Ý tôi là, ôi trời, sáng nay
    trông em xấu thật.
  • 3:47 - 3:50
    Có lẽ điều đó không cần thiết.
  • 3:50 - 3:53
    Khi được nói bằng tình yêu,
    sự trung thực ấy là đáng quý.
  • 3:53 - 3:56
    Hơn nữa, nếu bạn thật sự
    mong an lành cho ai đó,
  • 3:56 - 3:59
    thì khó để phán xét họ.
  • 3:59 - 4:02
    Tôi không chắc bạn có thể
    làm hai điều đó
  • 4:02 - 4:03
    trong cùng một lúc.
  • 4:03 - 4:05
    Đó là h-a-i-l.
  • 4:05 - 4:07
    Đó là những điều bạn nói,
  • 4:07 - 4:08
    nhưng như ông bà thường dạy,
  • 4:08 - 4:10
    ngoài điều bạn nói,
    còn là cách bạn nói.
  • 4:10 - 4:12
    Bạn có một hộp
    dụng cụ tuyệt vời.
  • 4:12 - 4:14
    Những dụng cụ này
    hay không thể tưởng được,
  • 4:14 - 4:18
    nhưng có ít người
    từng mở nó ra.
  • 4:18 - 4:19
    Tôi muốn lục lọi
    chiếc hộp này
  • 4:19 - 4:21
    cùng bạn
    và lấy ra vài món
  • 4:21 - 4:23
    có thể bạn muốn cầm lấy
    và thử chơi,
  • 4:23 - 4:26
    để tăng sức mạnh
    cho lời nói của bạn.
  • 4:26 - 4:28
    Âm vực, chẳng hạn.
  • 4:28 - 4:32
    Giọng the thé có lẽ
    không hiệu quả lắm,
  • 4:32 - 4:34
    nhưng có một
    khoảng âm ở giữa.
  • 4:34 - 4:36
    Tôi sẽ không đi vào kĩ thuật,
  • 4:36 - 4:37
    với các huấn luyện viên giọng nói.
  • 4:37 - 4:39
    bạn có thể định dạng
    giọng của mình.
  • 4:39 - 4:42
    Nếu tôi nói ở mũi,
    có thể nghe thấy sự khác biệt.
  • 4:42 - 4:43
    Nếu tôi hạ giọng xuống cổ,
  • 4:43 - 4:47
    thì giống giọng
    hầu hết chúng ta.
  • 4:47 - 4:49
    Nhưng nếu bạn muốn
    tăng sức nặng,
  • 4:49 - 4:51
    thì cần hạ giọng
    xuống ngực.
  • 4:51 - 4:53
    Bạn nghe thấy
    sự khác biệt chưa?
  • 4:53 - 4:57
    Ta bỏ phiếu cho chính khách
    có giọng trầm, đúng thế,
  • 4:57 - 5:00
    vì ta gắn độ trầm với sức mạnh
  • 5:00 - 5:02
    và quyền uy.
  • 5:02 - 5:04
    Đó là âm vực.
  • 5:04 - 5:06
    Rồi đến âm sắc.
  • 5:06 - 5:07
    Đó là cảm giác
    mà giọng bạn đem đến.
  • 5:07 - 5:09
    Nghiên cứu cho thấy
    chúng ta chuộng
  • 5:09 - 5:15
    chất giọng truyền cảm,
    mượt, ấm - như sô cô la nóng.
  • 5:15 - 5:18
    Nếu bạn không được vậy
    thì cũng không phải tận thế,
  • 5:18 - 5:19
    vì bạn có thể luyện.
  • 5:19 - 5:21
    Tìm huấn luyện viên giọng.
  • 5:21 - 5:22
    Và bạn có thể
    làm nên điều tuyệt vời
  • 5:22 - 5:25
    với hơi thở, tư thế,
    và các bài luyện giọng
  • 5:25 - 5:27
    bạn cải thiện âm sắc của mình.
  • 5:27 - 5:29
    Rồi đến ngữ điệu.
    Tôi yêu ngữ điệu.
  • 5:29 - 5:31
    Đó là lúc người nói như hát,
    bằng siêu ngôn ngữ
  • 5:31 - 5:33
    ta dùng để truyền tải
    ý nghĩa lời nói.
  • 5:33 - 5:36
    Đó là gốc rễ cho ý nghĩa
    trong hội thoại.
  • 5:36 - 5:39
    Những ai chỉ nói đều đều,
  • 5:39 - 5:40
    không có sự thay đổi
    ngữ điệu
  • 5:40 - 5:43
    thì rất khó để lắng nghe.
  • 5:43 - 5:45
    Từ “đơn điệu” từ đấy mà ra,
  • 5:46 - 5:48
    hay sự đơn điệu,
    có tính đơn điệu.
  • 5:48 - 5:52
    Tiếp đó còn sinh ra
    ngữ điệu lặp lại,
  • 5:52 - 5:54
    khi mỗi lời nói
    kết thúc như một câu hỏi
  • 5:54 - 5:56
    dù nó không phải là câu hỏi,
    mà là câu khẳng định.
  • 5:56 - 5:59
    (Cười)
  • 5:59 - 6:01
    Và nếu bạn cứ
    lặp đi lặp lại y như thế,
  • 6:01 - 6:03
    nó sẽ hạn chế
    khả năng giao tiếp
  • 6:03 - 6:04
    bằng ngữ điệu của bạn,
  • 6:04 - 6:06
    và tôi nghĩ
    điều này cũng không nên,
  • 6:06 - 6:09
    hãy cố bỏ tật xấu đó đi.
  • 6:09 - 6:11
    Nhịp độ.
    Tôi trở nên rất, rất chi hào hứng
  • 6:11 - 6:12
    bằng cách nói rất, rất nhanh,
  • 6:12 - 6:17
    hoặc tôi có thể nói chậm
    ngay lại để nhấn mạnh,
  • 6:17 - 6:19
    và ở cuối câu, dĩ nhiên,
    là người bạn cũ,
  • 6:19 - 6:21
    sự im lặng.
  • 6:23 - 6:24
    Không có gì sai
    với một chút im lặng
  • 6:24 - 6:27
    trong cuộc trò chuyện,
    đúng không?
  • 6:27 - 6:29
    Ta không phải lấp
    bằng um và ah.
  • 6:29 - 6:32
    Im lặng nhiều khi
    rất có uy.
  • 6:32 - 6:34
    Dĩ nhiên, cao độ
    thường đi kèm nhịp độ
  • 6:34 - 6:37
    để thể hiện hứng khởi,
    nhưng có thể chỉ cần cao độ.
  • 6:37 - 6:38
    Em để chìa khóa của anh ở đâu?
  • 6:38 - 6:40
    Em để chìa khóa của anh ở đâu?
  • 6:40 - 6:42
    Ý nghĩa của hai câu nói
    hơi khác nhau
  • 6:42 - 6:44
    qua hai cách nói này.
  • 6:44 - 6:46
    Và cuối cùng, cường độ.
  • 6:46 - 6:50
    Tôi có thể rất hào hứng
    bằng cách dùng cường độ.
  • 6:50 - 6:52
    Xin lỗi nếu tôi
    làm ai đó giật mình.
  • 6:52 - 6:54
    Hoặc, tôi có thể
    khiến bạn thật sự chú ý
  • 6:54 - 6:56
    bằng cách nói rất khẽ.
  • 6:56 - 6:58
    Có vài người
    lúc nào cũng phát sóng.
  • 6:58 - 7:00
    Hãy cố đừng làm thế.
  • 7:00 - 7:03
    Đấy gọi là
    lấy thịt đè người,
  • 7:03 - 7:06
    áp đặt âm thanh của bạn
    lên người xung quanh
  • 7:06 - 7:09
    cách vô tâm và bất cẩn.
    Không tốt.
  • 7:09 - 7:12
    Dĩ nhiên, khi vận dụng
    tất cả những điều này
  • 7:12 - 7:14
    là khi bạn phải nói
    điều gì đó quan trọng.
  • 7:14 - 7:16
    Có thể là
    đứng trên sân khấu
  • 7:16 - 7:17
    và diễn thuyết
    trước khán giả.
  • 7:17 - 7:20
    Có thể là cầu hôn,
  • 7:20 - 7:23
    đề nghị tăng lương,
    phát biểu ở hôn lễ.
  • 7:23 - 7:25
    Sự kiện nào đi nữa,
    nếu nó rất quan trọng,
  • 7:25 - 7:28
    bạn tự thấy mình
    cần đến công cụ này
  • 7:28 - 7:31
    và cỗ máy sẽ được vặn lên,
  • 7:31 - 7:34
    và không máy nào chạy tốt
    nếu không được làm ấm.
  • 7:34 - 7:36
    Hãy làm ấm giọng bạn.
  • 7:36 - 7:37
    Hãy để tôi chỉ cách.
  • 7:37 - 7:41
    Các bạn có thể cùng
    đứng lên một lát không?
  • 7:41 - 7:43
    Tôi sẽ chỉ bạn sáu bài
    khởi động giọng nói
  • 7:43 - 7:47
    mà tôi luôn làm
    trước mỗi bài diễn thuyết.
  • 7:47 - 7:50
    Khi sắp nói với ai quan trọng,
    hãy làm như sau
  • 7:50 - 7:53
    Đầu tiên, hai tay dơ lên,
    hít sâu,
  • 7:53 - 7:56
    và thở ra,
    ahhhhh, như thế.
  • 7:56 - 7:57
    Một lần nữa nào.
  • 7:57 - 8:00
    Ahhhh, rất tốt.
  • 8:00 - 8:02
    Giờ chúng ta sẽ làm ấm môi.
  • 8:02 - 8:04
    Nào hãy nói ba, ba, ba, ba,
  • 8:04 - 8:07
    ba, ba, ba, ba. Rất tốt.
  • 8:07 - 8:11
    Và bây giờ, brrrrrrrrrr,
  • 8:11 - 8:12
    y như lúc bạn
    còn là trẻ con.
  • 8:12 - 8:15
    Brrrr. Giờ thì môi bạn
    đầy sức sống.
  • 8:15 - 8:16
    Tiếp đến là bài tập lưỡi
  • 8:16 - 8:21
    bằng cách cường điệu
    la, la, la, la, la, la, la, la, la.
  • 8:21 - 8:22
    Giỏi. Bạn làm rất tốt.
  • 8:22 - 8:26
    Và rồi, cuốn lưỡi
    thành chữ R. Rrrrrrr.
  • 8:26 - 8:28
    Giống như thấm rượu
    sâm banh cho lưỡi.
  • 8:28 - 8:30
    Cuối cùng,
    tôi sẽ làm mẫu một lần,
  • 8:30 - 8:32
    dân chuyên gọi đây là tiếng còi.
  • 8:32 - 8:35
    Cách này rất tốt. Nó đi từ
    chữ “we” đến chữ “aw”,
  • 8:35 - 8:36
    “we” cao, “aw” thấp.
  • 8:36 - 8:43
    Nào ta bắt đầu,
    weeeaawww, weeeaawww.
  • 8:43 - 8:45
    Tuyệt. Hãy cho bạn
    một tràng pháo tay.
  • 8:45 - 8:48
    Mời mọi người ngồi,
    xin cảm ơn. (Vỗ tay)
  • 8:48 - 8:50
    Lần sau trước khi nói chuyện,
    bạn hãy làm các điều này.
  • 8:50 - 8:53
    Bây giờ tôi xin tổng kết.
  • 8:53 - 8:55
    Đây là điểm quan trọng.
  • 8:55 - 8:57
    Đây là tình trạng của chúng ta,
    đúng không?
  • 8:57 - 8:59
    Chúng ta nói không được tốt,
  • 8:59 - 9:00
    với người không lắng nghe,
  • 9:00 - 9:03
    trong một môi trường
    đầy tiếng ồn và tạp âm.
  • 9:03 - 9:05
    Tôi đã nói điều đó
    trên diễn đàn này
  • 9:05 - 9:07
    vào những lúc khác nhau.
  • 9:07 - 9:08
    Thế giới sẽ ra sao
  • 9:08 - 9:10
    nếu ta nói mạnh mẽ hơn
  • 9:10 - 9:12
    với những người
    chăm chú lắng nghe
  • 9:12 - 9:16
    trong một môi trường
    thích hợp để trò chuyện?
  • 9:16 - 9:19
    Nhìn rộng hơn,
  • 9:19 - 9:20
    thế giới sẽ ra sao
  • 9:20 - 9:22
    nếu ta tạo ra thanh âm
    một cách có ý thức
  • 9:22 - 9:24
    và lắng nghe âm thanh
    một cách có ý thức
  • 9:24 - 9:26
    và thiết kế không gian
  • 9:26 - 9:27
    một cách có ý thức
    cho việc chuyện trò?
  • 9:27 - 9:31
    Thế giới ấy nghe thật tuyệt,
  • 9:31 - 9:33
    một thế giới lấy hiểu biết
  • 9:33 - 9:35
    làm tiêu chuẩn cho mình,
  • 9:35 - 9:37
    đó là một ý tưởng đáng sẻ chia.
  • 9:37 - 9:40
    Xin cảm ơn.
  • 9:40 - 9:41
    Xin cảm ơn. (Vỗ tay)
Title:
Nói thế nào để người khác muốn nghe
Speaker:
Julian Treasure
Description:

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng dù mình đang nói, nhưng chẳng ai màng lắng nghe? Julian Treasure sẽ giúp bạn. Trong cuộc trò chuyện hữu ích này, chuyên gia âm thanh Julian Treasure sẽ chỉ bạn bí quyết để có được một tiếng nói có sức mạnh — từ những bài luyện giọng tiện dụng đến cách nói chuyện truyền cảm. Đây là một chia sẻ có thể giúp cho thế giới trở nên đẹp hơn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:58

Vietnamese subtitles

Revisions