Return to Video

Tại sao neutrino quan trọng - Sílvia Bravo Gallart

  • 0:07 - 0:10
    Chúng ở khắp nơi,
    nhưng không bao giờ bạn nhìn thấy chúng.
  • 0:10 - 0:13
    Hàng tỷ hạt bay qua bạn
    ngay giây phút này,
  • 0:13 - 0:15
    nhưng bạn không thể cảm nhận được.
  • 0:15 - 0:20
    Các hạt ma này được gọi là neutrinos
    và nếu ta bắt được chúng,
  • 0:20 - 0:22
    chúng có thể kể cho ta biết
    về những vùng đất xa xôi
  • 0:22 - 0:25
    và những môi trường địa cực của vũ trụ.
  • 0:25 - 0:28
    Neutrinos là các hạt cơ bản,
  • 0:28 - 0:33
    nghĩa là chúng không thể bị chia tách
    thành nhiều hạt như nguyên tử được.
  • 0:33 - 0:36
    Hạt cơ bản là viên gạch nhỏ nhất
    được biết đến
  • 0:36 - 0:38
    của mọi thứ trong vũ trụ,
  • 0:38 - 0:42
    và neutrino là một trong những hạt
    nhỏ nhất của các hạt nhỏ.
  • 0:42 - 0:44
    Một triệu lần nhẹ hơn so với electron,
  • 0:44 - 0:49
    neutrinos dễ dàng xuyên qua vật chất,
    không bị ảnh hưởng bởi từ trường.
  • 0:49 - 0:52
    Thực ra, chúng khó mà tương tác
    với bất cứ gì.
  • 0:52 - 0:56
    Điều đó nghĩa là chúng có thể di chuyển
    xuyên vũ trụ trên đường thẳng
  • 0:56 - 0:59
    trong hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm,
  • 0:59 - 1:02
    mang thông tin về nơi chúng hình thành
    một cách an toàn.
  • 1:02 - 1:05
    Vậy chúng đến từ đâu?
  • 1:05 - 1:07
    Có thể nói từ mọi nơi.
  • 1:07 - 1:10
    Chúng được tạo thành trong cơ thể bạn
    từ sự phân rã phóng xạ của Ka-li.
  • 1:10 - 1:14
    Tia vũ trụ đập vào nguyên tử
    trong khí quyển Trái Đất
  • 1:14 - 1:16
    tạo ra hàng tá chúng.
  • 1:16 - 1:19
    Chúng được tạo thành từ
    phản ứng hạt nhân bên trong Mặt Trời.
  • 1:19 - 1:22
    và từ sự phân rã hạt nhân bên trong Trái Đất.
  • 1:22 - 1:25
    Và ta có thể tạo ra chúng trong
    lò phản ứng hạt nhân
  • 1:25 - 1:27
    và các máy gia tốc hạt.
  • 1:27 - 1:31
    Nhưng neutrinos cao năng lượng nhất
    được sinh ra từ xa xôi trong vũ trụ
  • 1:31 - 1:35
    trong môi trường mà ta biết rất ít về nó.
  • 1:35 - 1:38
    Thứ gì đó, có thể là lỗ đen khổng lồ,
  • 1:38 - 1:41
    hoặc có thể máy phát điện vũ trụ
    mà chúng ta chưa khám phá,
  • 1:41 - 1:45
    gia tốc tia vũ trụ để cung cấp năng lượng
    lớn hơn hàng triệu lần
  • 1:45 - 1:49
    bất cứ máy gia tốc nhân tạo nào
    đã đạt được.
  • 1:49 - 1:52
    Những tia vũ trụ này, hầu hết là protons,
  • 1:52 - 1:56
    tương tác vô độ với vật chất và phóng xạ
    xung quanh chúng,
  • 1:56 - 1:58
    sản xuất ra neutrinos năng lượng cao,
  • 1:58 - 2:01
    phóng ra như bánh mì vụn vũ trụ
  • 2:01 - 2:03
    mà có thể nói cho ta biết về vị trí
  • 2:03 - 2:07
    và nội tại của cỗ máy mạnh nhất vũ trụ.
  • 2:07 - 2:09
    Đúng là vậy, nếu ta có thể bắt được chúng.
  • 2:09 - 2:12
    Sự tương tác có giới hạn
    của neutrinos tới vật chất khác
  • 2:12 - 2:14
    khiến chúng trở thành
    người đưa tin tuyệt vời,
  • 2:14 - 2:17
    nhưng cũng đồng thời khiến chúng
    cực kỳ khó phát hiện.
  • 2:17 - 2:22
    Có một cách là đặt vật liệu trong suốt có
    thể tích khổng lồ trên đường đi của chúng
  • 2:22 - 2:25
    và đợi cho một neutrino tự phát giác
  • 2:25 - 2:27
    bằng cách va chạm
    với hạt nhân một nguyên tử.
  • 2:27 - 2:30
    Đó là những gì xảy ra ở Nam Cực
    tại IceCube,
  • 2:30 - 2:33
    kính viễn vọng neutrino lớn nhất thế giới.
  • 2:33 - 2:35
    Họ lắp đặt 1 km3 băng đá
  • 2:35 - 2:37
    đã được thanh lọc bằng áp suất
  • 2:37 - 2:41
    của băng tuyết được tích luỹ từ
    hàng ngàn năm,
  • 2:41 - 2:44
    tới một điểm chúng là một trong
    những chất rắn trong suốt nhất Trái Đất.
  • 2:44 - 2:49
    Và mặc dù nó được bắn qua lỗ khoan
    được lắp hơn 5000 máy dò,
  • 2:49 - 2:54
    hầu hết neutrinos vũ trụ vượt qua IceCube
    mà không để lại dấu vết gì.
  • 2:54 - 2:56
    Nhưng khoảng 10 lần một năm,
  • 2:56 - 3:00
    một neutrino năng lượng cao đơn lẻ
    va chạm với một phân tử băng,
  • 3:00 - 3:03
    bắn ra chùm tia
    các hạt hạ nguyên tử mang điện
  • 3:03 - 3:06
    di chuyển qua băng nhanh hơn ánh sáng.
  • 3:06 - 3:10
    Tương tự như cách một máy bay
    vượt qua tốc độ âm thanh
  • 3:10 - 3:12
    tạo ra tiếng nổ siêu thanh,
  • 3:12 - 3:16
    những hạt mang điện nhanh hơn ánh sáng này
    để lại tia sáng xanh hình nón,
  • 3:16 - 3:18
    tựa như một vụ nổ quang tử.
  • 3:18 - 3:20
    Ánh sáng này truyền qua IceCube,
  • 3:20 - 3:24
    đập vào một số máy dò
    nằm dưới bề mặt hơn một dặm.
  • 3:24 - 3:27
    Ống nhân quang phóng đại tín hiệu,
  • 3:27 - 3:32
    nơi chứa thông tin về đường đi
    và năng lượng của các hạt mang điện.
  • 3:32 - 3:35
    Dữ liệu này được gửi cho
    các nhà vật lý thiên văn khắp thế giới,
  • 3:35 - 3:37
    những người nhìn vào mô hình ánh sáng
  • 3:37 - 3:40
    để tìm thông tin về neutrinos
    đã tạo ra chúng.
  • 3:40 - 3:42
    Những va chạm năng lượng
    cực cao này rất hiếm
  • 3:42 - 3:46
    đến nỗi các nhà khoa học của IceCube
    đặt các biệt danh cho neutrino,
  • 3:46 - 3:49
    ví dụ là Big Bird và Dr. Strangepork.
  • 3:49 - 3:51
    IceCube đã quan sát được
  • 3:51 - 3:54
    neutrinos vũ trụ có năng lượng cao nhất
    từ trước đến nay.
  • 3:54 - 3:59
    Neutrinos mà nó phát hiện ra
    cho ta biết các tia vũ trụ từ đâu đến
  • 3:59 - 4:02
    và làm sao chúng đạt được
    năng lượng cao như vậy.
  • 4:02 - 4:06
    Ánh sáng, từ hồng ngoại,
    tới tia x, tới tia gamma,
  • 4:06 - 4:08
    đã cho ta biết góc nhìn ngày càng mạnh
  • 4:08 - 4:11
    và đáng ngạc nhiên về vũ trụ.
  • 4:11 - 4:14
    Chúng ta mới ở kì sơ khai
    của thiên văn về neutrino,
  • 4:14 - 4:17
    và chúng ta không biết gì
    về mối liên hệ mà IceCube
  • 4:17 - 4:20
    và các kính thiên văn neutrino khác
    có thể đem lại
  • 4:20 - 4:25
    về hiện tượng vô độ
    và đầy năng lượng nhất vũ trụ.
Title:
Tại sao neutrino quan trọng - Sílvia Bravo Gallart
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/why-neutrinos-matter-silvia-bravo-gallart

Các hạt cơ bản là những viên gạch nhỏ nhất trong vũ trụ - và neutrino là một trong những hạt nhỏ nhất của những hạt nhỏ. Các hạt neutrino tí hon này có thể cho chúng ta biết về những vùng xa xôi nhất và những môi trường cực độ của vũ trụ... nhưng chỉ khi ta bắt được chúng. Silvia Bravo Gallart trình bày chi tiết làm sao kính viễn vòng IceCube tại Nam Cực hoạt động chỉ để khám phá điều đó.

Bài học bởi Sílvia Bravo Gallart, hoạt họa bởi Steff Lee.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:41

Vietnamese subtitles

Revisions