Return to Video

Cái gì trôi nổi trong mắt chúng ta vậy? - Michael Mauser

  • 0:07 - 0:10
    Bạn đã bao giờ thấy có gì đó
    đang bơi trong tầm nhìn của mình chưa?
  • 0:10 - 0:14
    Nó trông như một con sâu,
    hay một giọt nước trong suốt,
  • 0:14 - 0:18
    và khi bạn định cố gắng nhìn gần hơn
    nó lại biến mất,
  • 0:18 - 0:22
    và chỉ xuất hiện lại
    khi bạn dời mắt đi.
  • 0:22 - 0:24
    Nhưng đừng đi rửa mắt nhé!
  • 0:24 - 0:28
    Những gì bạn thấy là một
    hiện tượng phổ biến gọi là "phù du".
  • 0:28 - 0:33
    Tên khoa học cho chúng
    là Muscae volitantes,
  • 0:33 - 0:35
    tiếng Latin nghĩa là
    "ruồi bay",
  • 0:35 - 0:38
    và đúng như tên gọi,
    đôi khi chúng rất khó chịu.
  • 0:38 - 0:42
    Nhưng chúng thực ra không phải sâu bọ
    hay vật thể ngoại lai gì cả.
  • 0:42 - 0:45
    Thực ra, chúng tồn tại
    trong cầu mắt của bạn.
  • 0:45 - 0:49
    Chúng dường như đang sống, vì chúng
    di chuyển và thay đổi hình dạng,
  • 0:49 - 0:51
    nhưng chúng không sống.
  • 0:51 - 0:55
    Phù du là những vật thể nhỏ xíu
    đổ bóng lên võng mạc,
  • 0:55 - 0:58
    mô cảm nhận ánh sáng
    ở đằng sau mắt chúng ta.
  • 0:58 - 1:00
    Chúng có thể là một mảnh mô,
  • 1:00 - 1:01
    tế bào hồng cầu,
  • 1:01 - 1:03
    hay một đám protein.
  • 1:03 - 1:06
    Và vì chúng lơ lửng
    trên dịch thủy tinh thể,
  • 1:06 - 1:09
    chất dịch giống như gel
    lấp đầy bên trong mắt,
  • 1:09 - 1:12
    chúng trôi nổi theo chuyển động của mắt
  • 1:12 - 1:15
    và dội lại một chút
    khi mắt ta dừng lại.
  • 1:15 - 1:19
    Phù du gần như rất khó nhận biết.
  • 1:19 - 1:23
    Chúng trở nên rõ ràng hơn
    khi ở càng gần võng mạc,
  • 1:23 - 1:26
    cũng giống như đưa tay bạn
    đến gần mặt bàn hơn khi che ánh sáng
  • 1:26 - 1:30
    sẽ tạo ra một cái bóng rõ ràng hơn.
  • 1:30 - 1:32
    Và phù du đặc biệt dễ nhận ra
  • 1:32 - 1:35
    khi bạn nhìn vào
    một bề mặt sáng đồng màu,
  • 1:35 - 1:36
    như màn hình trống,
  • 1:36 - 1:37
    tuyết,
  • 1:37 - 1:39
    hay bầu trời trong,
  • 1:39 - 1:43
    khi sự đồng nhất của tấm nền
    khiến chúng dễ dàng bị nhận ra hơn.
  • 1:43 - 1:47
    Ánh sáng càng mạnh,
    đồng tử càng co lại.
  • 1:47 - 1:51
    Nó tạo ra hiệu ứng giống như
    thay thế ánh sáng khuếch tán.
  • 1:51 - 1:53
    bằng một bóng đèn sợi đốt,
  • 1:53 - 1:56
    bóng sẽ trở nên rõ ràng hơn.
  • 1:56 - 2:00
    Có một hiện tượng thị giác khác
    có vẻ tương tự với phù du,
  • 2:00 - 2:02
    nhưng thực chất thì không hề liên quan.
  • 2:02 - 2:05
    Nếu bạn đã thấy những đốm sáng nhỏ
    bay qua bay lại
  • 2:05 - 2:07
    khi nhìn vào bầu trời xanh,
  • 2:07 - 2:12
    bạn đang thấy một hiện tượng
    gọi là "chớp sáng".
  • 2:12 - 2:16
    Trong một số trường hợp,
    nó ngược lại với hiện tượng phù du.
  • 2:16 - 2:18
    Ở đây, bạn không bóng đổ,
  • 2:18 - 2:22
    mà là những thấu kính di chuyển
    để lại ánh sáng lên võng mạc.
  • 2:22 - 2:25
    Những thấu kính này thực ra là
    những tế bào bạch cầu
  • 2:25 - 2:29
    di chuyển qua các mao mạch
    trên bề mặt võng mạc.
  • 2:29 - 2:33
    Những bạch cầu này có thể rất lớn
    đến mức gần lấp đầy mao mạch
  • 2:33 - 2:37
    tạo ra không gian huyết tương trống
    đằng trước chúng.
  • 2:37 - 2:39
    Vì những không gian bên trong bạch cầu
  • 2:39 - 2:42
    có độ trong suốt với ánh sáng xanh
  • 2:42 - 2:45
    cao hơn các hồng cầu
    thường có trong mao mạch,
  • 2:45 - 2:48
    nên chúng ta thấy một đốm sáng
    nơi điều này diễn ra,
  • 2:48 - 2:53
    di chuyển theo đường mao mạch và
    đồng thời với mạch đập.
  • 2:53 - 2:55
    Dưới điều kiện quan sát lý tưởng,
  • 2:55 - 2:59
    bạn còn thấy cả
    một cái đuôi tối đằng sau đốm trắng.
  • 2:59 - 3:03
    Đó là các tế bào hồng cầu
    bị dồn lại phía sau bạch cầu.
  • 3:03 - 3:08
    Một vài bảo tàng khoa học trưng bày
    một tấm nền ánh sáng xanh
  • 3:08 - 3:13
    cho phép bạn thấy những vệt sáng này
    rõ hơn bình thường.
  • 3:13 - 3:16
    Trong khi mắt tất cả mọi người
    diễn ra hiện tượng này,
  • 3:16 - 3:19
    số lượng và thể loại
    cũng rất đa dạng.
  • 3:19 - 3:20
    Trong trường hợp phù du,
  • 3:20 - 3:24
    chúng ta thường không để ý
    vì bộ não đã học cách để phớt lờ nó.
  • 3:24 - 3:26
    Tuy nhiên, số lượng
  • 3:26 - 3:29
    hay kích thước lớn bất thường
    ảnh hưởng tới thị giác
  • 3:29 - 3:34
    có thể là dấu hiệu của một bệnh
    nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay.
  • 3:34 - 3:38
    Nhưng phần lớn thời gian
    những hiện tượng trong mắt này,
  • 3:38 - 3:40
    như phù du
    hay vệt sáng xanh,
  • 3:40 - 3:44
    chỉ là một nhắc nhở nhẹ nhàng
    rằng những thứ chúng ta thấy
  • 3:44 - 3:47
    phụ thuộc nhiều vào
    cơ thể và trí óc chúng ta
  • 3:47 - 3:50
    giống như vào thế giới bên ngoài vậy.
Title:
Cái gì trôi nổi trong mắt chúng ta vậy? - Michael Mauser
Speaker:
Michael Mauser
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/what-are-those-floaty-things-in-your-eye-michael-mauser

Thỉnh thoảng, khi nhìn vào một màn hình sáng đơn màu như bầu trời trong hay màn hình trống, bạn có thể nhìn thấy những vật thể trôi nổi trong tầm nhìn của mình. Những vật thể chuyển động trong mắt này là gì và làm thế nào bạn có thể nhìn thấy chúng? Michael Mauser giải thích rằng đây là một hiện tượng thị giác gọi là phù du.

Thiết kế bài giảng Michael Mauser, đồ họa Refective Films.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:05

Vietnamese subtitles

Revisions