Return to Video

Vì sao ta nên trò chuyện với người lạ?

  • 0:01 - 0:02
    Có những thứ ta sẽ nói
  • 0:02 - 0:05
    khi bất chợt gặp người lạ
  • 0:05 - 0:06
    hay một người hàng xóm đi ngang qua.
  • 0:08 - 0:10
    Ta sẽ nói "Chào, bạn khoẻ không?
  • 0:10 - 0:12
    Hôm nay trời đẹp thật.
  • 0:12 - 0:13
    Bạn thấy thế nào?"
  • 0:14 - 0:17
    Những câu này nghe thật vô bổ, nhỉ?
    Và có khi chúng vô bổ thật.
  • 0:17 - 0:20
    Về nghĩa đen, chúng
    chẳng mang nội dung gì.
  • 0:20 - 0:24
    Nhưng ta dùng chúng không phải
    để hỏi sức khoẻ hay thời tiết.
  • 0:24 - 0:25
    Chúng có một hàm ý khác.
  • 0:25 - 0:27
    Chúng có ý nghĩa về mặt xã hội.
  • 0:28 - 0:31
    Khi ta nói những câu này, ý ta là:
  • 0:31 - 0:32
    Tôi có nhìn thấy bạn ở đó.
  • 0:34 - 0:37
    Tôi bị "cuồng" nói chuyện với người lạ.
  • 0:37 - 0:39
    Tôi giao tiếp bằng ánh mắt, chào hỏi,
  • 0:39 - 0:42
    đề nghị giúp đỡ và lắng nghe họ.
  • 0:43 - 0:44
    Và nhờ vậy tôi biết đủ thứ chuyện.
  • 0:46 - 0:49
    Khoảng 7 năm trước, tôi bắt đầu
    ghi lại mọi trải nghiệm của mình
  • 0:49 - 0:51
    để hiểu tại sao
    chúng xuất hiện.
  • 0:52 - 0:56
    Và tôi phát hiện có một điều gì đó
    rất đẹp đang diễn ra.
  • 0:56 - 0:58
    Giống như trong thơ ca vậy.
  • 0:58 - 1:01
    Những trải nghiệm này có
    ý nghĩa rất sâu sắc.
  • 1:01 - 1:03
    Chúng là những niềm vui bất ngờ,
  • 1:03 - 1:06
    là những kết nối cảm xúc
    chân thật giữa người và người,
  • 1:06 - 1:08
    là những khoảnh khắc tự do.
  • 1:10 - 1:14
    Một ngày nọ, tôi đang đứng
    ở góc đường, chờ đèn đi bộ chuyển xanh,
  • 1:14 - 1:16
    khi ấy tôi sống ở New York,
  • 1:16 - 1:19
    và tôi đứng đó, ngay trên nắp
    của một cái cống thoát nước mưa,
  • 1:20 - 1:22
    giống như nếu đứng đó sẽ
    qua đường nhanh hơn vậy.
  • 1:22 - 1:24
    Rồi có một ông lão lớn tuổi
    đứng kế tôi.
  • 1:24 - 1:29
    Ông mặc áo khoác trùm kín người,
    đội một chiếc mũ nồi,
  • 1:29 - 1:31
    trông như bước từ phim ra vậy.
  • 1:31 - 1:32
    Và ông nói với tôi,
  • 1:32 - 1:35
    "Đừng đứng đó.
    Cháu sẽ bị nuốt mất đấy."
  • 1:36 - 1:37
    Nghe buồn cười, nhỉ?
  • 1:37 - 1:40
    Nhưng tôi đã nghe lời ông.
    Tôi lùi lại một bước để đứng lên lề.
  • 1:41 - 1:43
    Và ông cười, bảo:
  • 1:43 - 1:44
    "Đúng rồi đấy. Ai mà biết được
  • 1:44 - 1:46
    ông chỉ quay đi
    một lát rồi quay lại,
  • 1:46 - 1:49
    và thoắt cái,
    cháu biến mất tiêu thì sao?"
  • 1:50 - 1:51
    Chuyện này nghe kỳ cục,
  • 1:52 - 1:54
    nhưng cũng tuyệt vời lắm.
  • 1:54 - 1:57
    Ông lão ấy rất hiền, và
    ông hạnh phúc vì cứu được tôi.
  • 1:58 - 2:00
    Đó là sợi dây nhỏ liên kết chúng ta.
  • 2:00 - 2:04
    Chỉ một phút thôi, tôi cảm thấy
    sự tồn tại của mình
  • 2:04 - 2:06
    được công nhận,
  • 2:06 - 2:08
    và họ thấy tôi đáng được cứu.
  • 2:11 - 2:13
    Buồn một cái là,
  • 2:13 - 2:14
    ở nhiều nơi trên thế giới,
  • 2:14 - 2:18
    con người được dạy rằng
    kẻ lạ vốn nguy hiểm,
  • 2:18 - 2:21
    chúng ta không được tin họ,
    họ sẽ hại chúng ta.
  • 2:22 - 2:25
    Nhưng đa phần, người lạ
    không nguy hiểm.
  • 2:25 - 2:28
    Chúng ta sợ ở gần họ
    vì chúng ta không biết rõ về họ.
  • 2:29 - 2:31
    Chúng ta không biết họ muốn gì.
  • 2:31 - 2:35
    Cho nên, thay vì dựa vào cảm nhận
    để ứng xử với người đối diện,
  • 2:35 - 2:38
    chúng ta chỉ quan tâm họ
    có phải "người lạ" hay không.
  • 2:39 - 2:41
    Tôi có một đứa con gái bốn tuổi.
  • 2:41 - 2:43
    Khi tôi chào hỏi người khác trên đường,
  • 2:43 - 2:44
    con bé hỏi sao tôi làm vậy.
  • 2:45 - 2:47
    Nó hỏi: "Người quen của mẹ hả mẹ?"
  • 2:48 - 2:50
    Tôi nói: "Không,
    là hàng xóm của mình thôi."
  • 2:51 - 2:53
    "Mấy người đó là bạn
    của nhà mình hả mẹ?"
  • 2:53 - 2:55
    "Không phải, nhưng mà chào hỏi
    họ cũng tốt chứ con."
  • 2:56 - 2:59
    Nghĩ cho kỹ thì
    tôi nói với con bé như thế
  • 2:59 - 3:03
    vì ý tôi là thế, mà đúng hơn là
    nhờ linh tính của phụ nữ
  • 3:03 - 3:06
    tôi biết không phải người lạ nào
    mình gặp cũng là người tốt.
  • 3:07 - 3:11
    Chào hỏi thân thiện là tốt, và cũng tốt
    nếu biết khi nào nên xa cách,
  • 3:11 - 3:14
    nhưng hai điều này không có nghĩa là
    chúng ta phải sợ người lạ.
  • 3:14 - 3:17
    Có hai lợi ích to lớn
  • 3:17 - 3:20
    khi ta dùng linh cảm thay cho nỗi sợ.
  • 3:21 - 3:24
    Lợi ích đầu tiên: linh cảm sẽ
    giải phóng chúng ta.
  • 3:26 - 3:28
    Khi bạn cân nhắc,
    mình nên dùng linh cảm
  • 3:28 - 3:30
    thay vì dò xem họ là "loại người nào"?
  • 3:30 - 3:32
    điều đó nói thì dễ, làm mới khó.
  • 3:33 - 3:35
    "Loại người" là thứ chỉ
    có bộ não mới sử dụng.
  • 3:36 - 3:37
    Trong quá trình giao tiếp,
  • 3:37 - 3:40
    "loại người" là đường tắt
    chúng ta chọn để tìm hiểu ai đó.
  • 3:41 - 3:45
    Hễ nhìn thấy ai, dù là đàn ông,
    phụ nữ, thanh niên, người già,
  • 3:45 - 3:49
    da màu gì, trắng hay đen,
    kẻ lạ hay người quen,
  • 3:49 - 3:52
    ta đều sử dụng kết quả sau khi
    gõ vào "ô tìm kiếm loại người".
  • 3:52 - 3:54
    Nhanh thật đấy, dễ thật đấy,
  • 3:54 - 3:56
    và cũng đầy định kiến thật đấy.
  • 3:56 - 4:00
    Điều đó còn cho thấy, ta không
    nhìn người khác như những cá thể.
  • 4:02 - 4:05
    Tôi có quen một nhà nghiên cứu
    người Mỹ hay đi du lịch
  • 4:05 - 4:08
    tới vùng Trung Á và châu Phi,
    đi một mình.
  • 4:09 - 4:11
    Cô ấy đã đi qua các thị trấn và thành phố
  • 4:11 - 4:14
    với tư cách là một người lạ hoàn toàn.
  • 4:14 - 4:17
    Cô ấy không hề có ràng buộc,
    hay sự nối kết nào khi tới đó.
  • 4:17 - 4:18
    Hoàn toàn xa lạ.
  • 4:18 - 4:20
    Chiến lược tồn tại
    của cô ấy là thế này:
  • 4:20 - 4:24
    hãy để cho một người lạ
    nhìn bạn như một cá thể thật sự.
  • 4:25 - 4:28
    Nếu bạn làm được, thì ai cũng
    có thể nhìn bạn là một cá thể.
  • 4:29 - 4:34
    Lợi ích thứ hai của sử dụng
    linh tính liên quan tới sự thân mật.
  • 4:34 - 4:36
    Tôi biết rằng hơi mâu thuẫn,
  • 4:36 - 4:39
    khi để "người lạ" bên cạnh "thân mật",
  • 4:39 - 4:43
    nhưng những sự tương tác
    mau lẹ này có thể dẫn tới
  • 4:43 - 4:46
    loại cảm giác mà bên xã hội học
    gọi là "thoáng thấy thân thiết."
  • 4:46 - 4:50
    Đó là trải nghiệm rất ngắn, chứa đựng
    sự hoà hợp về cảm xúc và ý nghĩa.
  • 4:51 - 4:54
    Đó là cảm giác tuyệt vời xuất hiện
  • 4:54 - 4:58
    khi tôi được ông lão cứu khỏi
    cái cống thoát nước tử thần,
  • 4:59 - 5:01
    hay cảm giác mình
    là một phần của xã hội
  • 5:01 - 5:05
    khi trò chuyện với ai đó
    trên tàu điện tới chỗ làm.
  • 5:06 - 5:08
    Có khi mọi chuyện còn
    tiến xa hơn.
  • 5:08 - 5:13
    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện
    con người sẽ thấy thoải mái
  • 5:13 - 5:16
    khi nói thật và bày tỏ
    bản thân với người lạ
  • 5:16 - 5:20
    hơn là khi họ thừa nhận bản thân
    với gia đình và bạn bè.
  • 5:20 - 5:24
    Do đó, nhiều khi họ thấy
    người lạ hiểu mình hơn người thân.
  • 5:25 - 5:29
    Chuyện này được đưa lên
    bản tin theo một cách đau buồn.
  • 5:29 - 5:33
    "Người dưng còn hiểu
    mình hơn cả người thương!"
  • 5:33 - 5:35
    Tiêu đề hay chứ, nhỉ?
  • 5:36 - 5:38
    Mà hình như tôi đi lạc đề mất tiêu rồi.
  • 5:39 - 5:42
    Điều quan trọng của những
    nghiên cứu này chính là
  • 5:42 - 5:44
    trò chuyện với người lạ
    có ý nghĩa lớn thế nào;
  • 5:45 - 5:48
    làm thế nào mà cảm giác
    đặc biệt thân thiết với người lạ
  • 5:48 - 5:51
    lại quan trọng với ta
    không kém gì khi ta ở với bạn bè
  • 5:51 - 5:53
    và người thân.
  • 5:53 - 5:57
    Vậy làm thế nào chúng ta lại
    giao tiếp với người lạ tốt đến thế?
  • 5:59 - 6:00
    Có hai lý do.
  • 6:00 - 6:03
    Thứ nhất: Chúng ta
    chỉ lướt qua nhau.
  • 6:03 - 6:05
    Chẳng để lại hậu quả gì.
  • 6:05 - 6:09
    Rất dễ để nói thật với người mà ta
    sẽ không bao giờ gặp lại đúng không?
  • 6:09 - 6:10
    Điều đó có ý nghĩa rất lớn.
  • 6:10 - 6:13
    Thứ hai: ta sẽ chẳng biết được
    chuyện sẽ còn thú vị tới đâu.
  • 6:13 - 6:17
    Chúng ta luôn có định kiến
    khi nói chuyện với người thân.
  • 6:17 - 6:21
    Vì chúng ta luôn mong họ hiểu mình.
  • 6:21 - 6:22
    Ta luôn tin rằng họ hiểu,
  • 6:22 - 6:24
    và mong rằng họ đọc được ý nghĩ của ta.
  • 6:25 - 6:27
    Hãy tượng tượng bạn đang dự tiệc,
  • 6:27 - 6:31
    và bạn không ngờ rằng
    bạn mình hay một nửa của mình
  • 6:31 - 6:33
    không hiểu rằng bạn muốn về sớm.
  • 6:33 - 6:35
    Lúc đó bạn trong đầu bạn nghĩ
  • 6:35 - 6:38
    "Em đã nháy mắt
    ra hiệu cho anh còn gì."
  • 6:39 - 6:41
    Nhưng với một người lạ, ta phải
    "bắt đầu từ con số không"
  • 6:41 - 6:43
    Chúng ta phải
    giải thích toàn bộ,
  • 6:43 - 6:46
    chúng ta là ai, thấy họ thế nào;
  • 6:46 - 6:49
    chúng ta giải thích cặn kẽ những câu đùa
    ít người biết.
  • 6:49 - 6:50
    Rồi sao?
  • 6:50 - 6:53
    Có khi họ có hiểu chúng ta
    thêm một chút.
  • 6:54 - 6:55
    Rồi nhé.
  • 6:55 - 6:59
    Giờ ta đã hiểu, trò chuyện
    với người lạ cũng quan trọng đấy,
  • 6:59 - 7:01
    vậy thì làm sao
    để bắt đầu câu chuyện?
  • 7:01 - 7:03
    Có những luật bất thành văn mà
    chúng ta phải tuân theo.
  • 7:03 - 7:07
    Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá
  • 7:07 - 7:09
    sẽ có những luật khác nhau.
  • 7:09 - 7:11
    Hầu như ở mọi nơi trên đất Mỹ,
  • 7:11 - 7:14
    người ta đều có mong đợi chung
    khi nói chuyện với người lạ
  • 7:14 - 7:18
    sự cân bằng giữa lịch sự và riêng tư.
  • 7:18 - 7:21
    Đây là mong đợi trong
    tiềm thức mỗi người.
  • 7:21 - 7:25
    Bây giờ, có hai người sắp đi
    qua nhau trên đường.
  • 7:25 - 7:27
    Người này sẽ nhìn người kia từ xa.
  • 7:27 - 7:29
    Đó là sự "công nhận tồn tại của nhau".
  • 7:29 - 7:32
    Và khi lại gần, họ sẽ
    không nhìn nhau nữa
  • 7:32 - 7:34
    để cho người kia một
    khoảng không gian riêng.
  • 7:35 - 7:36
    Với những nền văn hoá khác,
  • 7:36 - 7:42
    người ta sẽ đi thật xa nhau ra
    để khỏi phải nhìn nhau.
  • 7:43 - 7:45
    Người ở Đan Mạch nói với tôi,
  • 7:45 - 7:48
    ở Đan Mạch, người ta không muốn
    nói chuyện với người lạ tới nỗi,
  • 7:48 - 7:52
    thà họ lỡ trạm dừng khi
    xe buýt đi ngang qua
  • 7:52 - 7:55
    còn hơn phải nói "làm ơn cho qua"
    khi họ muốn xuống xe.
  • 7:55 - 7:58
    Thay vào đó, họ mang theo
    túi đựng đồ nặng
  • 7:58 - 8:02
    và dùng động tác xách túi
    để ngụ ý muốn qua
  • 8:02 - 8:04
    thay vì nói "làm ơn cho qua".
  • 8:06 - 8:08
    Tôi nghe nói ở Ai Cập,
  • 8:09 - 8:11
    sẽ là bất lịch sự nếu
    làm lơ người lạ,
  • 8:11 - 8:15
    và họ có cả một nền văn hoá
    ứng xử thân thiện.
  • 8:15 - 8:18
    Người lạ có thể xin
    một hớp nước của nhau.
  • 8:18 - 8:21
    Hay thậm chí, bạn chỉ cần
    hỏi đường ai đó,
  • 8:21 - 8:25
    rất có thể họ sẽ
    mời bạn vào nhà uống trà.
  • 8:25 - 8:29
    Những "luật bất thành văn" sẽ
    lộ diện nếu ta phá vỡ nó,
  • 8:30 - 8:32
    hay lúc ta thay đổi môi trường sống
  • 8:32 - 8:35
    và cố gắng làm quen với những
    "luật bất thành văn" ở đó.
  • 8:35 - 8:40
    Nhiều khi để biết luật,
    ta cần phải phá luật.
  • 8:43 - 8:47
    Nếu bạn chưa rõ, tôi muốn
    bạn thử cách này, được chứ?
  • 8:48 - 8:50
    Tình huống sẽ thế này:
  • 8:50 - 8:52
    tìm một người đang nhìn bạn.
  • 8:52 - 8:53
    Đó là một tín hiệu tốt.
  • 8:53 - 8:56
    Điều đầu tiên là mỉm cười.
  • 8:56 - 9:00
    Nếu bạn đi qua ai trên đường hay
    hành lang tới đây, hãy mỉm cười.
  • 9:00 - 9:02
    Rồi xem thử chuyện gì xảy ra.
  • 9:02 - 9:04
    Theo một kiểu tam giác khác.
  • 9:05 - 9:06
    Đây là bạn. Đây là người lạ.
  • 9:06 - 9:11
    Còn đây là một cái gì đó
    mà cả hai người đều thấy và bình luận,
  • 9:11 - 9:13
    một tác phẩm trong
    phòng tranh chẳng hạn,
  • 9:13 - 9:15
    hay một người đang
    thuyết giáo trên đường,
  • 9:16 - 9:18
    hay ai đó mặc đồ trông buồn cười.
  • 9:19 - 9:20
    Cứ thử xem nào.
  • 9:20 - 9:24
    Cứ bình luận về cái thứ ba đó, và xem thử
    liệu có cuộc hội thoại nào bắt đầu không.
  • 9:25 - 9:26
    Tôi còn một cách nữa, gọi là: để ý.
  • 9:26 - 9:29
    Thường thì chúng là những lời khen.
  • 9:29 - 9:32
    Tôi rất thích nhìn giày của người khác.
  • 9:32 - 9:35
    Dù đôi giày tôi đang mang không
    được đẹp mấy,
  • 9:35 - 9:37
    nhưng với tôi, đã là giày thì đều đẹp.
  • 9:38 - 9:42
    Và giày cũng ở ngang mức độ vừa phải
    chừng nào đó là những lời khen về nó
  • 9:42 - 9:46
    Người ta luôn muốn khoe với bạn
    đôi giày đẹp mình đang mang.
  • 9:46 - 9:49
    Chắc bạn đã từng thử qua
    nguyên lý 'chó và trẻ con'.
  • 9:50 - 9:52
    Có lẽ ngượng nếu ta đi bắt chuyện
    với người lạ trên đường.
  • 9:52 - 9:54
    Vì ta không biết họ sẽ
    phản ứng thế nào.
  • 9:54 - 9:57
    Nhưng bạn luôn có thể
    bắt chuyện với chó hay đứa bé.
  • 9:57 - 9:58
    Một chú chó, hay một bé con,
  • 9:58 - 10:01
    sẽ luôn là cầu nối giữa
    người lớn với nhau,
  • 10:01 - 10:03
    và từ cách họ phản ứng, bạn sẽ biết
  • 10:03 - 10:05
    họ có muốn nói chuyện tiếp hay không.
  • 10:06 - 10:08
    Còn điều cuối cùng, tôi muốn bạn thử
  • 10:08 - 10:10
    chính là "bộc bạch".
  • 10:11 - 10:13
    Thật sự, việc làm này rất nguy hiểm,
  • 10:13 - 10:15
    nhưng mang lại
    kết quả rất đáng thử.
  • 10:15 - 10:17
    Thế này, lần tới khi nói chuyện
    với người lạ,
  • 10:18 - 10:20
    và người đó
    làm bạn thấy thoải mái,
  • 10:20 - 10:22
    hãy thử tiết lộ một sự thật về mình,
  • 10:22 - 10:24
    một điều gì đó thật sự riêng tư.
  • 10:24 - 10:28
    Bạn sẽ hiểu được cái mà tôi gọi
    là "cảm giác được thấu hiểu".
  • 10:30 - 10:32
    Đôi khi trong cuộc nói chuyện,
  • 10:32 - 10:35
    có người hỏi tôi "Bố bạn làm gì?"
    hay "Bố bạn sống ở đâu?"
  • 10:35 - 10:37
    Và có lúc tôi "khai" hết toàn bộ,
  • 10:37 - 10:40
    ông qua đời khi tôi còn nhỏ.
  • 10:41 - 10:43
    Và trong những khoảnh khắc đó,
  • 10:43 - 10:46
    họ luôn chia sẻ lại những
    mất mát của riêng mình.
  • 10:46 - 10:50
    Chúng tôi thường dùng bí mật
    của mình để đáp lại người kia,
  • 10:50 - 10:51
    thậm chí khi họ là người lạ.
  • 10:52 - 10:54
    Đến đây, có thể kết luận rồi.
  • 10:55 - 10:59
    Khi bạn trò chuyện với người lạ,
    bạn biến những cuộc gặp bất ngờ đẹp đẽ
  • 10:59 - 11:03
    thành lời tự sự về cuộc đời mình,
  • 11:03 - 11:04
    và đời họ.
  • 11:05 - 11:07
    Bạn sẽ tạo được mối nhân duyên bất ngờ.
  • 11:07 - 11:11
    Nếu không trò chuyện với người ta,
    bạn sẽ bỏ lỡ tất cả.
  • 11:14 - 11:16
    Chúng ta mất rất nhiều thời gian
  • 11:16 - 11:19
    dạy con mình phải hành động
    thế nào trước "người lạ".
  • 11:19 - 11:23
    Vậy sao ta không tự dành thời gian
    đó để dạy chính mình?
  • 11:23 - 11:29
    Chúng ta có thể bỏ được những
    suy nghĩ khiến ta nghi ngại nhau.
  • 11:29 - 11:32
    Chúng ta có thể tạo ra được
    những thay đổi lớn.
  • 11:32 - 11:33
    Cám ơn.
  • 11:33 - 11:39
    (Vỗ tay)
Title:
Vì sao ta nên trò chuyện với người lạ?
Speaker:
Kio Stark
Description:

Kio Stark nói "Khi ta trò chuyện với người lạ, ta sẽ biến những mối nhân duyên đẹp đẽ thành lời tự sự ta mong đợi về cuộc đời mình, cũng như cuộc đời họ". Trong bài nói chuyện thú vị này, Stark đã đào sâu vào những lợi ích không ngờ của việc vượt qua với trạng thái bất tiện vốn có khi ta gặp người lạ, cũng như việc trân trọng những khoảnh khắc kết nối chân thành giữa người và người vô cùng đẹp đẽ dù cho chỉ thoáng qua.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:51

Vietnamese subtitles

Revisions