Return to Video

Robot có thể chạy và bơi như kì nhông

  • 0:01 - 0:03
    Đây là Pleurobot.
  • 0:03 - 0:07
    Pleurobot là một loại người máy
    được thiết kế để mô phỏng loài kì nhông
  • 0:07 - 0:08
    gọi là "kì đà Pleurodeles"
  • 0:09 - 0:12
    Như bạn thấy đó, Pleurobot có thể đi được,
  • 0:12 - 0:14
    Nó cũng bơi được,
    bạn sẽ thấy ngay sau đây.
  • 0:14 - 0:17
    Có thể bạn sẽ hỏi,
    tại sao lại tạo ra con robot này ?
  • 0:17 - 0:21
    Thực tế, con robot này là một công cụ
    khoa học của khoa thần kinh học
  • 0:21 - 0:24
    Các nhà thần kinh học đã
    cùng chúng tôi tạo ra nó
  • 0:24 - 0:26
    để hiểu rõ về sự di chuyển của động vật
  • 0:26 - 0:29
    đặc biệt là cách cột sống
    kiểm soát sự vận động của cơ thể
  • 0:30 - 0:31
    Càng làm việc với robot sinh học,
  • 0:31 - 0:34
    tôi càng ấn tượng
    về sự vận động của động vật.
  • 0:34 - 0:38
    Nếu bạn nghĩ đến một con cá heo đang bơi
    hay một con mèo đang chạy nhảy
  • 0:38 - 0:40
    hoặc thậm chí chúng ta, con người
  • 0:40 - 0:42
    khi chúng ta chạy bộ hoặc chơi tennis,
  • 0:42 - 0:44
    chúng ta làm nhiều điều kinh ngạc.
  • 0:44 - 0:45
    Thực tế,
  • 0:45 - 0:48
    hệ thần kinh chúng ta phải giải quyết
    một vấn đề điều khiển cực kì phức tạp
  • 0:48 - 0:51
    Nó phải phối hợp hoàn hảo với
    trên dưới 200 cơ,
  • 0:51 - 0:55
    vì nếu phối họp không tốt
    ta sẽ mất thăng bằng và khó vận động được
  • 0:55 - 0:58
    Và mục tiêu của tôi là hiểu rõ
    nó diễn ra như thế nào
  • 0:59 - 1:03
    Có 4 bộ phận chính
    cấu thành sự vận động của động vật
  • 1:03 - 1:05
    bộ phận thứ nhất là thân mình
  • 1:05 - 1:07
    Thực ra, chúng ta không nên đánh giá thấp
  • 1:07 - 1:10
    mức độ các cơ chế sinh học
    làm đơn giản hóa sự vận động của động vật
  • 1:11 - 1:12
    Sau đó là cột sống
  • 1:12 - 1:14
    và trong cột sống có sự phản xạ
  • 1:14 - 1:18
    Nhiều phản xạ tạo nên
    vòng lặp phối hợp vận động cảm giác
  • 1:18 - 1:21
    giữa cử động của thần kinh cột sống
    và cử động cơ học
  • 1:22 - 1:25
    Bộ phận thứ ba là
    các trung tâm tạo mẫu
  • 1:25 - 1:29
    Đây là những mạch điện rất thú vị có
    trong cột sống của động vật có xương sống
  • 1:29 - 1:31
    có thể tự tạo ra
  • 1:31 - 1:33
    các mẫu cử động rất nhịp nhàng
    theo nhịp (phách)
  • 1:33 - 1:36
    trong khi chỉ cần tiếp nhận
    tín hiệu đầu vào rất đơn giản
  • 1:36 - 1:37
    Và những tín hiệu này
  • 1:37 - 1:40
    đến từ sự điều tiết
    từ những phần cao hơn của bộ não,
  • 1:40 - 1:43
    giống như là võ não vận động,
    tiểu não, hạch nền,
  • 1:43 - 1:45
    tất cả sẽ điều biến
    sự cử động của cột sống
  • 1:45 - 1:46
    khi chúng ta vận động.
  • 1:46 - 1:50
    Nhưng, điều thú vị chính là mức độ
    chỉ một bộ phận thấp hơn
  • 1:50 - 1:51
    như cột sống và cơ thể,
  • 1:51 - 1:54
    đã gỡ rối một phần lớn trong
    vấn đề vận động.
  • 1:54 - 1:58
    Có lẽ bạn sẽ biết qua thực tế
    khi bạn chặt đầu một con gà,
  • 1:58 - 1:59
    nó vẫn còn chạy được một lúc
  • 1:59 - 2:01
    điều đó cho thấy phần thấp hơn
    như cột sống và cơ thể
  • 2:01 - 2:04
    đã gỡ rối một phần lớn
    vấn đề vận động
  • 2:04 - 2:06
    Bây giờ, rất khó để hiểu
    nó diễn ra như thế nào
  • 2:06 - 2:07
    bởi vì trước hết,
  • 2:07 - 2:10
    sẽ rất là khó để ghi lại
    các cử động trong cột sống
  • 2:10 - 2:13
    Cấy các điện cực vào vỏ não vận động
    sẽ dễ dàng hơn
  • 2:13 - 2:16
    so với cấy vào cột sống,
    bởi vì nó được bảo vệ bởi đốt sống
  • 2:16 - 2:18
    Đặc biệt, rất khó làm trên con người.
  • 2:18 - 2:19
    Phần khó khăn thứ hai,
  • 2:19 - 2:21
    chính là sự vận động,
    do tính chất phức tạp của nó
  • 2:21 - 2:24
    và sự tương tác năng động
    giữa 4 bộ phận này
  • 2:24 - 2:28
    Vì thế sẽ rất khó để tìm ra
    vai trò của mỗi bộ phận này
  • 2:29 - 2:33
    Đây là nơi các robot sinh học như
    Pleurobot và các mô hình toán học
  • 2:33 - 2:34
    có thể thật sự hữu ích
  • 2:35 - 2:37
    Vậy robot sinh học là gì?
  • 2:37 - 2:39
    Robot sinh học là một lĩnh vực mới
    trong nghiên cứu robot
  • 2:39 - 2:42
    Nơi mọi người muốn
    lấy cảm hứng từ các loại động vật
  • 2:42 - 2:44
    để chế tạo ra các robot
    có thể đi lại ngoài trời
  • 2:44 - 2:47
    như các robot dịch vụ và
    những robot tìm kiếm và cứu hộ
  • 2:47 - 2:48
    hoặc các robot trinh sát
  • 2:49 - 2:52
    Và mục tiêu lớn ở đây là
    lấy cảm hứng từ những con vật
  • 2:52 - 2:54
    để làm ra các robot
    có thể xử lí địa hình phức tạp
  • 2:54 - 2:56
    như cầu thang, đồi núi, rừng,
  • 2:56 - 2:58
    nhưng nơi mà robot vẫn còn những khó khăn
  • 2:58 - 3:00
    và nơi mà động vật
    có thể làm tốt hơn.
  • 3:00 - 3:02
    Robot có thể là một
    công cụ khoa học tuyệt vời
  • 3:02 - 3:05
    Robot có thể được dùng trong
    một vài dự án
  • 3:05 - 3:06
    như là một công cụ khoa học
  • 3:06 - 3:08
    của ngành thần kinh học,
  • 3:08 - 3:09
    y sinh và thủy động lực học
  • 3:09 - 3:11
    Và đây chính là mục đích
    sự ra đời pleurobot.
  • 3:12 - 3:13
    Vì vậy, chúng tôi đã
  • 3:13 - 3:15
    hợp tác với các nhà thần kinh học
  • 3:15 - 3:18
    như Jean-Marie Cabelguen,
    nhà thần kinh học ở Bordeaux, Pháp,
  • 3:18 - 3:20
    chúng tôi muốn làm ra
    những mẫu cột sống
  • 3:20 - 3:22
    và áp dụng chúng trên robot.
  • 3:22 - 3:24
    Chúng ta muốn khởi đầu đơn giản.
  • 3:24 - 3:26
    Vì vậy rất tốt để bắt đầu
    ở các động vật đơn giản
  • 3:26 - 3:28
    như Cá mút đá,
    một loài cá rất thô sơ
  • 3:29 - 3:31
    rồi dần tiến đến sự vận động
    phức tạp hơn
  • 3:31 - 3:32
    như ở loài kì nhông
  • 3:32 - 3:34
    và thậm chí là mèo, con người
  • 3:34 - 3:35
    các loài động vật có vú.
  • 3:36 - 3:38
    Và ở đây, robot đã trở thành
    một công cụ thú vị
  • 3:38 - 3:40
    để hợp thức hóa các
    mô hình của chúng tôi.
  • 3:40 - 3:43
    Theo tôi, Pleurobot thực sự là một ước mơ
    trở thành sự thật .
  • 3:43 - 3:47
    Giống như khoảng 20 năm trước,
    lúc tôi đang làm việc trên máy tính,
  • 3:47 - 3:49
    mô phỏng vận động
    của cá chình và kì nhông.
  • 3:49 - 3:51
    trong quá trình học lên tiến sĩ.
  • 3:51 - 3:54
    Nhưng tôi luôn biết
    những mô phỏng của tôi chỉ xấp xỉ gần đúng
  • 3:54 - 3:58
    như mô phỏng vật lí trong nước,
    hoặc với bùn đất, địa hình phức tạp,
  • 3:58 - 4:01
    rất khó để mô phỏng
    chính xác trên máy tính
  • 4:01 - 4:04
    Sao không dùng robot thật
    hay vật lý thật ?
  • 4:04 - 4:07
    Cho nên kì đà là loài yêu thích
    của tôi trong các loài kể trên
  • 4:07 - 4:10
    Bạn có lẽ sẽ thắc mắc tại sao.
    Bởi vì nó là một loài động vật lưỡng cư,
  • 4:10 - 4:13
    Từ phía quan điểm tiến hóa,
    nó thật sự là một loài chủ chốt.
  • 4:13 - 4:15
    Nó tạo nên liên kết tuyệt vời
    giữa bơi lội
  • 4:15 - 4:17
    Có thể thấy ở cá hoặc lươn,
  • 4:17 - 4:21
    và sự vận động trên bốn chân
    ở các loài có vú như mèo và con người.
  • 4:22 - 4:24
    Thực tế, loài kì nhông hiện đại
  • 4:24 - 4:26
    rất gần với loài có xương sống
    trên cạn đầu tiên
  • 4:26 - 4:28
    Nó gần như là một
    hóa thạch sống
  • 4:28 - 4:30
    giúp ta tiếp cận với tổ tiên
    chúng ta
  • 4:30 - 4:33
    cũng như tổ tiên các loài
    động vật bốn chân trên mặt đất.
  • 4:33 - 4:35
    Loài kì nhông bơi
  • 4:35 - 4:37
    theo kiểu con lươn,
  • 4:37 - 4:39
    nó uốn lượn sóng, rất đẹp
  • 4:39 - 4:41
    bởi hoạt động của cơ từ đầu đến đuôi
  • 4:41 - 4:44
    Và nếu bạn đặt con kì nhông
    trên mặt đất,
  • 4:44 - 4:46
    nó sẽ chuyển sang kiểu đi nước kiệu
  • 4:46 - 4:49
    Tạo ra sự kích hoạt
    theo chu kì của các chi
  • 4:49 - 4:51
    được phối hợp rất nhịp nhàng
  • 4:51 - 4:53
    với sự gợn sóng sóng đứng của cơ thể.
  • 4:53 - 4:57
    và đây chính là dáng đi
    bạn đang thấy ở Pleurobot.
  • 4:57 - 5:00
    Bây giờ, một điều thật sự đáng ngạc nhiên
    và hấp dẫn chính là
  • 5:00 - 5:04
    sự thật tất cả sự gợn sóng trên
    có thể tạo ra bởi cột sống và cơ thể.
  • 5:04 - 5:06
    Vậy, nếu bạn lấy
    một con kì nhông không não
  • 5:06 - 5:07
    có vẻ không hay chút nào...
  • 5:07 - 5:08
    chặt đầu nó đi
  • 5:08 - 5:11
    Và kích điện cột sống của nó
  • 5:11 - 5:14
    ở một mức thấp sẽ
    khiến nó có kiểu đi như là đi bộ vậy.
  • 5:14 - 5:17
    Kích điện thêm chút nữa,
    bước đi sẽ tăng tốc lên.
  • 5:17 - 5:18
    Một lúc nào đó,
    sẽ đạt đến ngưỡng
  • 5:18 - 5:21
    con vật này tự động
    chuyển sang bơi.
  • 5:21 - 5:22
    Thật là kì diệu.
  • 5:22 - 5:24
    Chỉ thay đổi xu hướng chung,
  • 5:24 - 5:26
    như thể bạn đang ấn chân ga tăng tốc
  • 5:26 - 5:28
    sự chuyển tiếp
    đi xuống cột sống của bạn
  • 5:28 - 5:31
    Tạo nên một sự chuyển đổi
    hoàn toàn giữa hai kiểu đi khác nhau.
  • 5:32 - 5:35
    Thực tế, có thể thấy điều
    tương tự này trên loài mèo.
  • 5:35 - 5:37
    Nếu bạn kích thích cột sống của mèo,
  • 5:37 - 5:40
    bạn có thể làm cho nó
    đi bộ, nước kiệu hoặc phi.
  • 5:40 - 5:42
    Hoặc ở chim, bạn có thể
    làm cho nó đi bộ,
  • 5:42 - 5:44
    ở mức kích thích thấp
  • 5:44 - 5:46
    và làm nó vỗ cánh được
    ở mức cao hơn.
  • 5:46 - 5:48
    Điều này thật sự cho thấy cột sống
  • 5:48 - 5:51
    là một hệ thống điều khiển
    vận động rất phức tạp
  • 5:51 - 5:53
    Chúng tôi nghiên cứu kĩ hơn
    sự vận động loài kì nhông
  • 5:53 - 5:56
    Chúng tôi đã thật sự tiếp cận với
    một máy x-quang rất đẹp
  • 5:56 - 6:00
    từ tiến sĩ Martin Fischer,
    tại ĐH Jena, Đức.
  • 6:00 - 6:03
    Và nhờ đó, chúng tôi đã có
    được một cỗ máy kinh ngạc
  • 6:03 - 6:05
    có thể ghi lại tất cả chuyển động
    của xương rất chi tiết.
  • 6:05 - 6:07
    Đó là điều chúng tôi đã làm
  • 6:07 - 6:10
    Vậy cơ bản chúng tôi đã tìm được
    loại xương quan trọng
  • 6:10 - 6:13
    và thu thập chuyển động của chúng
    dưới dạng 3D.
  • 6:13 - 6:16
    Việc chúng tôi làm là
    thu thập cả cơ dữ liệu những chuyển động
  • 6:16 - 6:17
    cả trên mặt đất và dưới nước
  • 6:17 - 6:20
    để có thể thật sự thu thập hết
    cơ sở dữ liệu các chuyển động
  • 6:20 - 6:21
    của một con vật thật sự.
  • 6:21 - 6:24
    Công việc của những kĩ sư
    chúng tôi là phỏng lại nó trên robot.
  • 6:24 - 6:26
    Chúng tôi đã hoàn thành
  • 6:26 - 6:28
    cả một quá trình tối ưu hóa
    để tìm ra một kết cấu đúng
  • 6:28 - 6:31
    tìm ra nơi để gắn các động cơ vào,
    cách để nối chúng với nhau,
  • 6:31 - 6:34
    để có thể làm lại các chuyển động này
    giống nhất có thể.
  • 6:34 - 6:36
    Và đây là cách Pleurobot
    được ra đời.
  • 6:37 - 6:40
    Vậy hãy xem nó giống với động vật thật
    như thế nào.
  • 6:41 - 6:43
    Cái bạn đang thấy đây
    là một sự so sánh trực tiếp
  • 6:43 - 6:46
    giữa cách đi bộ của một động vật thật
    và pleurobot.
  • 6:46 - 6:49
    Bạn có thể thấy đoạn phát lại,
    gần như khớp nhau
  • 6:49 - 6:50
    cách đi bô.
  • 6:50 - 6:53
    Đi lùi chậm về phía sau
    bạn sẽ thấy rõ hơn.
  • 6:56 - 6:58
    Nhưng sẽ thậm chí tốt hơn,
    nếu chúng tôi bơi được.
  • 6:58 - 7:01
    Như thế chúng tôi mới có
    bồ độ lặn để mặc cho robot được.
  • 7:01 - 7:02
    (tiếng cười)
  • 7:02 - 7:05
    Sau đó, chúng tôi đi xuống nước
    và bắt đầu làm lại các kiểu bơi.
  • 7:05 - 7:09
    Khi đó chúng tôi rất vui
    vì khá khó để thực hiện điều này.
  • 7:09 - 7:11
    Sự tương tác vật lý phức tạp.
  • 7:11 - 7:13
    Robot chúng tôi lớn hơn
    so với con vật nhỏ đó.
  • 7:13 - 7:16
    Vì thế chúng tôi phải làm
    cái gọi là tỷ lệ năng động tần suất
  • 7:16 - 7:19
    để chắc chắn có được
    sự tương tác vật lí tương tự.
  • 7:19 - 7:21
    Bạn thấy đó, cuối cùng
    chúng tôi có sự rất tương xứng.
  • 7:21 - 7:23
    Và chúng tôi rât rất vui
    với điều này.
  • 7:24 - 7:26
    Vậy, bây giờ chúng ta hãy
    tiến đến cột sống.
  • 7:26 - 7:28
    Việc chúng tôi làm với
    Jean-Marie Cabelguen
  • 7:28 - 7:30
    là bắt chước theo mẫu
    các mạch điện cột sống.
  • 7:31 - 7:33
    Điều thú vị là loài kì nhông
  • 7:33 - 7:35
    giữ một mạch điện
    rất nguyên thủy
  • 7:35 - 7:37
    giống với cái chúng tôi đã tìm thấy
    ở cá chình,
  • 7:37 - 7:39
    ở loài cá nguyên thủy giống lươn này,
  • 7:39 - 7:41
    và nó giống
    trong suốt sự tiến hóa,
  • 7:41 - 7:44
    Các nơ ron giao động
    được gắn vào để điều khiển các chi,
  • 7:44 - 7:46
    thực hiện sự vận động chân.
  • 7:46 - 7:48
    Chúng tôi biết các nơ ron
    này nằm ở đâu,
  • 7:48 - 7:50
    chúng tôi đã tạo ra
    một mô hình toán học
  • 7:50 - 7:52
    để biết nên kết hợp
    chúng như thế nào
  • 7:52 - 7:55
    nhằm tạo ra sự chuyển tiếp
    giữa hai kiểu đi rất khác nhau.
  • 7:55 - 7:58
    Chúng tôi đã thử trên bo mạch của robot.
  • 7:58 - 7:59
    Và nó diễn ra như thế này đây.
  • 8:07 - 8:10
    Cái mà thấy ở đây là
    một phiên bản cũ của Pleurobot
  • 8:10 - 8:13
    được hoàn toàn điều khiển bởi
    mẫu cột sống của chúng tôi
  • 8:13 - 8:15
    được lập trình trên bo mạch
    của robot.
  • 8:15 - 8:17
    Và việc duy nhất chung tôi làm
  • 8:17 - 8:19
    là gửi đến robot
    qua bộ điều khiển từ xa
  • 8:19 - 8:21
    hai tín hiệu giảm dần
    nó thường nên nhận được
  • 8:21 - 8:23
    từ phần trên của bộ não.
  • 8:23 - 8:26
    Điều thú vị là,
    khi thay đổi các tín hiệu này
  • 8:26 - 8:29
    chúng tôi hoàn toàn có thể
    điều khiển tốc độ, hướng và kiểu đi.
  • 8:30 - 8:31
    Vị dụ,
  • 8:31 - 8:34
    khi chúng tôi khích thích ở mức thấp,
    chúng tôi có dáng đi bộ,
  • 8:34 - 8:37
    và một lúc nào đó,
    nếu chúng tôi kích nhiều hơn
  • 8:37 - 8:39
    nó sẽ chuyển sang dáng bơi
    rất nhanh.
  • 8:39 - 8:42
    Chúng tôi có thể làm cho nó
    xoay tròn rất đẹp,
  • 8:42 - 8:45
    bằng cách kích thích một phía
    của cột sống nhiều hơn phía còn lại.
  • 8:46 - 8:48
    Tôi nghĩ nó đẹp thật sự,
  • 8:48 - 8:50
    cách thiên nhiên đã phân phối
    sự kiểm soát
  • 8:50 - 8:53
    để thật sự cho cột sống
    nhiều trách nhiệm,
  • 8:53 - 8:57
    vì thế phần trên của bộ nào
    không cần phải quan tâm gì đến mỗi cơ bắp.
  • 8:57 - 8:59
    Nó chỉ phải quan tâm đến
    sự điều biến mức độ cao này.
  • 8:59 - 9:03
    Thật sự, đây là công việc của cột sống
    để điều phối tất cả các cơ.
  • 9:03 - 9:06
    Bây giờ ta chuyển sang sự vận động
    của mèo mà tầm quan trọng của y sinh.
  • 9:07 - 9:08
    Đây là một dự án khác,
  • 9:08 - 9:11
    nơi chúng tôi nghiên cứu
    cơ chế sinh học của mèo.
  • 9:11 - 9:15
    Chúng tôi muốn biết hình thái học
    giúp đỡ sự vận động nhiều như thế nào.
  • 9:15 - 9:18
    Và chúng tôi đã tìm ra ba tiêu chí
    quan trọng trong những đặc điểm của chi.
  • 9:20 - 9:22
    Đặc điểm thứ nhất,
  • 9:22 - 9:25
    chi mèo gần giống với
    kết cấu khung hình thoi
  • 9:25 - 9:27
    Cấu trúc khung truyền dẫn này
    là một cấu trúc cơ học
  • 9:27 - 9:31
    giữ các phân mảnh cao hơn và thấp hơn
    luôn luôn song song.
  • 9:32 - 9:35
    Vậy một hệ thống hình học khá đơn giản
    điều phối một ít
  • 9:35 - 9:37
    sự chuyển động bên trong các
    phân mảnh.
  • 9:37 - 9:40
    Một đặc điểm thứ hai là các chi mèo
    rất nhẹ.
  • 9:40 - 9:42
    Hầu hết các cơ nằm ở phần thân,
  • 9:42 - 9:44
    đây là một ý tưởng tốt, bởi vì các chi mèo
    có quán tính thấp
  • 9:44 - 9:46
    và có thể được di chuyển rất nhanh.
  • 9:46 - 9:50
    Đặc điểm quan trọng cuối cùng,
    chi mèo có tính rất đàn hồi
  • 9:50 - 9:53
    nhằm để điều phối các tác động và lực.
  • 9:53 - 9:55
    Và đây là cách chúng tôi
    thiết kế Cheetah-Cub
  • 9:55 - 9:57
    Vậy hãy mời Cheetah-Cub lên sân khấu nào.
  • 10:02 - 10:06
    Đây là Peter Heckert, người được cấp bằng
    tiến sĩ nhờ tạo ra con robot này.
  • 10:06 - 10:08
    Bạn thấy đấy, đây là một robot nhỏ
    dễ thương
  • 10:08 - 10:09
    Nhìn khá giống một món đồ chơi,
  • 10:09 - 10:12
    nhưng thật sự nó được sử dụng
    như một công cụ khoa học,
  • 10:12 - 10:15
    để nghiên cứu các đặc điểm của chân mèo.
  • 10:15 - 10:17
    Bạn thấy, nó rất mềm mỏng, nhẹ,
  • 10:17 - 10:19
    và cũng rất đàn hồi,
  • 10:19 - 10:21
    vì thế bạn có thể đè nó xuống dễ dàng
    mà không sợ làm gãy.
  • 10:21 - 10:23
    Thực tế, nó chỉ sẽ nhảy lên.
  • 10:23 - 10:26
    Và tính chất đàn hồi này cũng rất
    quan trọng.
  • 10:27 - 10:29
    Bạn cũng thấy đặc điểm
  • 10:29 - 10:31
    của ba phân mảnh của chân như là
    một khung hình thoi.
  • 10:32 - 10:35
    Điều thú vị ở đây chính là
    dáng đi năng động này
  • 10:35 - 10:37
    hoàn toàn có được trong vòng lặp mở,
  • 10:37 - 10:40
    nghĩa là không có các cảm biến và
    những vòng lặp phản hồi phức tạp.
  • 10:40 - 10:43
    Và nó thú vị, bởi nó có nghĩa rằng
  • 10:43 - 10:47
    các cơ chế đã làm ổn định dáng đi
    khá nhanh chóng này.
  • 10:47 - 10:51
    Về cơ bản, các cơ chế thực sự tốt này
    đã làm đơn giản hóa sự vận động.
  • 10:51 - 10:54
    Đến một mức chúng tôi có thể
    thậm chí làm xáo trộn vận động một chút,
  • 10:54 - 10:56
    như bạn sẽ thấy ở đoạn video tới,
  • 10:56 - 11:00
    Ví dụ như đoạn mà chúng tôi đưa ra
    một số bài tập cho robot đi xuống bật cấp,
  • 11:00 - 11:01
    và robot sẽ không bị ngã xuống,
  • 11:01 - 11:03
    điều này làm chúng tôi ngạc nhiên.
  • 11:03 - 11:04
    Đấy là một sự xáo trộn nhỏ.
  • 11:04 - 11:07
    Tôi nghĩ rằng con robot
    sẽ ngã xuống lập tức,
  • 11:07 - 11:09
    vì không có bộ cảm biến,
    và vòng lặp phản hồi nhanh.
  • 11:09 - 11:12
    Không, chỉ các cơ chế
    đã giữ dáng đi ổn định,
  • 11:12 - 11:13
    và con robot không bị ngã xuống.
  • 11:13 - 11:16
    Rõ ràng là nếu bạn làm cho bước đi lớn
    hơn và có chướng ngại vật,
  • 11:16 - 11:20
    bạn cần có các vòng lặp điều khiển
    đầy đủ, các phản xạ và mọi thứ.
  • 11:20 - 11:23
    Nhưng điều quan trọng ở đây là
    với một xáo trộn nhỏ,
  • 11:23 - 11:24
    các cơ chế vẫn chính xác.
  • 11:24 - 11:27
    Tôi nghĩ đây là một thông điệp
    rất quan trọng,
  • 11:27 - 11:30
    từ các cơ chế sinh học và ngành
    robot đến khoa thần kinh học,
  • 11:30 - 11:33
    thông điệp nói rằng, đừng đánh giá thấp
    cơ thể đã giúp đỡ sự vận động đến mức nào.
  • 11:35 - 11:38
    Vậy nó liên quan đến sự vận động con người
    như thế nào ?
  • 11:38 - 11:42
    Rõ ràng, sự vận động của con người là
    phức tạp hơn so với mèo và kì nhông,
  • 11:42 - 11:45
    nhưng đồng thời, hệ thần kinh con người
    lại rất tương tự
  • 11:45 - 11:47
    với các loài có xương sống khác.
  • 11:47 - 11:49
    Và đặc biệt là cột sống,
  • 11:49 - 11:51
    cũng là một bộ điều khiển vận động
    chính ở con người.
  • 11:52 - 11:54
    Vì thế nếu có sự liên kết của xương sống,
  • 11:54 - 11:56
    sẽ tạo ra những ảnh hưởng lớn.
  • 11:56 - 11:58
    Con người này có thể trở thành liệt nửa
    người hoặc tứ chi.
  • 11:58 - 12:02
    Bởi vì bộ não đã mất sự liên lạc
    với cột sống.
  • 12:02 - 12:04
    Đặc biệt nó mất đi sự biến điệu xuống dần
  • 12:04 - 12:06
    nhằm bắt đầu và điều biến sự vận động.
  • 12:08 - 12:09
    Mục tiêu chính của neuroprosthetics
  • 12:09 - 12:12
    là có thể kích hoạt lại sự liên lạc đó
  • 12:12 - 12:14
    bằng cách kích thích điện hoặc
    bằng hóa chất.
  • 12:15 - 12:18
    Có nhiều đội nghiên cứu trên thế giới
    đã thật sự làm việc đó,
  • 12:18 - 12:19
    đặc biệt là ở Viện EPFL.
  • 12:19 - 12:22
    Đồng nghiệp của tôi, Grégoire Courtine
    và Silvestro Micera,
  • 12:22 - 12:24
    những người mà tôi đã cùng hợp tác.
  • 12:24 - 12:27
    Nhưng để làm đúng việc này,
    rất quan trọng để hiểu rõ
  • 12:27 - 12:29
    cách hoạt động của cột sống,
  • 12:29 - 12:31
    nó tương tác với cơ thể như thế nào,
  • 12:31 - 12:33
    và cách bộ não liên lạc với cột sống.
  • 12:34 - 12:37
    Đó là lý do tại sao các robot và mô hình
    mà tôi thuyết trình
  • 12:37 - 12:39
    hị vọng sẽ đóng một vai trò chủ chốt
  • 12:39 - 12:41
    đối với những mục tiêu quan trọng này.
  • 12:41 - 12:42
    Cám ơn !
  • 12:42 - 12:45
    (vỗ tay)
  • 12:51 - 12:55
    Bruno Giussani: Auke, tôi thấy trong
    phòng thí nghiệm cậu có các con robot khác
  • 12:55 - 12:57
    làm những thứ như là bơi trong sự
    nơi ô nhiễm
  • 12:57 - 13:00
    và đo mức độ ô nhiễm khi bơi.
  • 13:00 - 13:01
    Nhưng với con này,
  • 13:01 - 13:04
    cậu đã đề cập trong cuộc nói chuyện,
    như là một dự án phụ,
  • 13:06 - 13:07
    tìm kiếm và cứu hộ,
  • 13:07 - 13:09
    và nó có camera trên mũi.
  • 13:09 - 13:12
    Auke Ijspeert: Dĩ nhiên rồi.
    Con robot này --
  • 13:12 - 13:13
    chúng tôi có một số dự án phụ
  • 13:13 - 13:16
    nơi mà chúng tôi muốn dùng robot
    cho việc tìm kiếm, điều tra và cứu hộ.
  • 13:16 - 13:18
    Bây giờ, nó đang nhìn bạn đấy.
  • 13:18 - 13:21
    Và một ước mơ lớn là...
    nếu bạn đang ở một tình huống khó khăn,
  • 13:21 - 13:25
    như ở trong một tòa nhà bị sụp đổ,
    hay một tòa nhà bị lũ,
  • 13:25 - 13:28
    đây thật sự nguy hiểm đối với đội cứu hộ
    và thậm chí là với chó cứu hộ,
  • 13:28 - 13:31
    vậy sao không gửi vào
    robot có thể bò quanh, bơi và đi được ?
  • 13:31 - 13:33
    Với một camera onboard
    cho việc kiểm tra
  • 13:33 - 13:35
    và phát hiện người sông sót
  • 13:35 - 13:37
    có thể tạo ra sự liên lạc
    với người còn sống.
  • 13:37 - 13:41
    BG: Dĩ nhiên rồi, giả sử
    người đó không sợ hình dáng này của nó
  • 13:41 - 13:44
    AI: Vâng, có lẽ chúng ta nên thay đổi
    một chút diện mạo của nó.
  • 13:44 - 13:47
    Bởi vì tôi đoán rằng người này
    sẽ chết vì đau tim mất,
  • 13:47 - 13:49
    chỉ sợ rằng thứ này sẽ ăn thịt bạn mất.
  • 13:49 - 13:52
    Nhưng bằng cách thay đổi diện mạo
    và làm cho nó mạnh mẽ hơn,
  • 13:52 - 13:54
    chắc chắn nó sẽ trở thành
    một công cụ tốt.
  • 13:54 - 13:57
    BG: Cám ơn các cậu nhiều lắm,
    và cả đội cậu nữa.
Title:
Robot có thể chạy và bơi như kì nhông
Speaker:
Auke Ijspeert
Description:

Auke Ijspeert là nhà thiết kế robot sinh học, những robot này được tạo ra theo nguyên mẫu của các động vật thật, có thể vượt qua địa hình phức tạp như trong những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng . Quá trình tạo ra những robot này cải thiện việc tự động hóa và có thể được sử dụng cho nghiên cứu thực địa, dịch vụ, và tìm kiếm cứu nạn . Nhưng những robot này không chỉ bắt chước các thế giới tự nhiên - nó giúp chúng ta hiểu hơn những đặc điểm sinh học của chính chúng ta, mở khóa những bí mật chưa từng được biết của tủy sống .

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:10

Vietnamese subtitles

Revisions