Return to Video

Vì sao tôi vẫn tiếp tục nói kể cả khi mọi người trêu chọc giọng nói của tôi.

  • 0:01 - 0:03
    Tôi từng có một giấc mơ lặp đi lặp lại
  • 0:03 - 0:05
    trong đó tôi bước vào
    một căn phòng cả biển người,
  • 0:06 - 0:09
    và tôi cố gắng không nhìn vào mắt ai.
  • 0:10 - 0:12
    Cho đến khi vài người chú ý tôi,
  • 0:12 - 0:13
    và tôi hoảng hốt.
  • 0:14 - 0:16
    Có một người bước đến tôi,
  • 0:16 - 0:19
    và nói, " Chào, tên tôi là tàm tạm.
  • 0:19 - 0:20
    Còn tên bạn là gì?
  • 0:20 - 0:23
    Và tôi chỉ im lặng, không thể đáp lời.
  • 0:25 - 0:28
    Sau vài giây im lặng kì lạ, anh ta nói
  • 0:28 - 0:29
    “Anh quên tên rồi à?”
  • 0:30 - 0:31
    Và tôi vẫn im lặng
  • 0:32 - 0:37
    Và sau đó, tất cả mọi người trong phòng
    từ từ bắt đầu quay lại
  • 0:37 - 0:39
    đồng thanh hỏi tôi:
  • 0:40 - 0:45
    (Lồng tiếng, nhiều giọng nói)
    “Anh quên tên rồi à?”
  • 0:45 - 0:48
    Khi tiếng đồng thanh lớn dần
    tôi muốn trả lời,nhưng rồi lại không.
  • 0:50 - 0:52
    Tôi là một nghệ sĩ thị giác.
  • 0:53 - 0:55
    Một số tác phẩm của tôi có tính hài hước,
  • 0:55 - 0:59
    nhưng một số khác lại vừa bi vừa hài.
  • 1:00 - 1:05
    Và có một thứ tôi rất là thích làm
  • 1:05 - 1:07
    đó là tạo ra những thước phim hoạt hình
  • 1:07 - 1:11
    mà trong đó tôi lồng tiếng cho tất cả
    các mẫu loại nhân vật
  • 1:11 - 1:12
    Tôi từng làm một con gấu.
  • 1:12 - 1:14
    (Video) Gấu (giọng Safwat Saleem):
    Xin chào.
  • 1:14 - 1:16
    (Tiếng cười)
  • 1:16 - 1:18
    Safwat Saleem: Tôi cũng là cá voi.
  • 1:18 - 1:20
    (Video) cá voi (giọng SS): Xin chào
  • 1:20 - 1:21
    (Tiếng cười)
  • 1:21 - 1:22
    SS: Tôi là cái thiệp chúc mừng
  • 1:22 - 1:24
    (Video) thiệp chúc mừng (giọng SS): Chào
  • 1:24 - 1:25
    (Tiếng cười)
  • 1:25 - 1:28
    SS: Và nhân vật tôi yêu thích nhất là con
    quái vật Frankenstein.
  • 1:29 - 1:31
    (Video)quái vật Frankenstein
    (giọng SS): (tiếng càu nhàu)
  • 1:31 - 1:32
    (Tiếng cười)
  • 1:32 - 1:34
    SS: Tôi phải càu nhàu
    thật nhiều cho lần đó.
  • 1:34 - 1:37
    Vài năm về trước, tôi đã tạo
    ra một video giáo dục
  • 1:37 - 1:40
    nói về lịch sử của trò chơi điện tử
  • 1:40 - 1:44
    Và lần đó, tôi lồng tiếng cho
    Space Invader.
  • 1:44 - 1:46
    (Video) Space Invader (giọng SS): Xin chào
  • 1:46 - 1:47
    SS: Giấc mơ trở thành
    hiện thực
  • 1:47 - 1:48
    (Tiếng cười)
  • 1:48 - 1:50
    Và khi video đó được đăng lên mạng,
  • 1:50 - 1:53
    tôi chỉ ngồi trước máy tính,
    nhấn “refresh” liên tục,
  • 1:53 - 1:55
    phấn khởi chờ phản hồi.
  • 1:55 - 1:57
    Bình luận đầu tiên xuất hiện
  • 1:57 - 1:58
    (Video) Comment: Tuyệt vời.
  • 1:58 - 1:59
    SS: Thế chứ!
  • 2:00 - 2:01
    Tôi nhấn "refresh."
  • 2:01 - 2:04
    (Video) Comment: Một video xuất sắc.
    Tôi hóng video tiếp theo.
  • 2:04 - 2:07
    SS: Đây chỉ mới là phần đầu của video thôi
  • 2:07 - 2:09
    Tôi sẽ làm phần kế sau.
  • 2:09 - 2:10
    Tôi lại nhấn ''refresh"
  • 2:10 - 2:14
    (Video) Comment: Phần HAI đâu? Đâu rồi?
    Tôi cần nó NGAY BÂY GIỜ!
  • 2:14 - 2:15
    (Tiếng cười)
  • 2:15 - 2:18
    SS: Mọi người, trừ mẹ tôi ra,
    khen tôi nức nở,
  • 2:18 - 2:19
    trên mạng!
  • 2:19 - 2:22
    Tôi cảm thấy mình đã đến đích.
  • 2:22 - 2:23
    Tôi tiếp tục nhấn “refresh”
  • 2:23 - 2:26
    (Video) Comment: Giọng anh ta chói
    tai. Không xúc phạm
  • 2:26 - 2:29
    SS: Ok, chấp nhận. Làm mới.
  • 2:29 - 2:32
    (Video) Comment: Sao không làm lại video
    nói dễ nghe hơn được không?
  • 2:32 - 2:37
    SS: Ok, ít nhất phản hồi
    có mang tính xây dựng. Nhấn “làm mới”
  • 2:37 - 2:39
    (Video) Comment: Đừng để
    anh này lồng tiếng nữa
  • 2:39 - 2:41
    Không hiểu được anh ta đâu
  • 2:41 - 2:42
    SS: Làm mới
  • 2:42 - 2:45
    (Video) Comment: Không theo dõi được
    vì giọng Ấn độ.
  • 2:45 - 2:46
    SS: Được rồi, có hai điều.
  • 2:46 - 2:48
    Thứ nhất, giọng tôi không phải Ấn Độ,
  • 2:48 - 2:50
    mà là giọng Pakistan, được chứ?
  • 2:50 - 2:53
    Và thứ hai, rõ ràng tôi có giọng Pakistan.
  • 2:53 - 2:56
    (Tiếng cười)
  • 2:56 - 2:58
    Những lời bình như thế
    cứ tiếp tục đến
  • 2:58 - 3:01
    vì thế tôi thấy mình nên lơ chúng đi
  • 3:01 - 3:04
    và bắt đầu làm phần hai.
  • 3:04 - 3:06
    Tôi ghi âm giọng mình lại,
    .
  • 3:06 - 3:09
    Nhưng mỗi lần ngồi xuống chỉnh sửa lại,
  • 3:09 - 3:10
    tôi lại không thể.
  • 3:12 - 3:15
    Mỗi lần như thế làm tôi nhớ lại
    hồi còn nhỏ,
  • 3:15 - 3:18
    lúc mà tôi nói năng rất khó khăn.
  • 3:18 - 3:21
    Tôi nói lắp một thời gian dài.
  • 3:22 - 3:24
    Trong lớp tôi là đứa trẻ
  • 3:24 - 3:26
    không hề phát biểu khi thắc mắc –
  • 3:26 - 3:27
    hay biết câu trả lời
  • 3:27 - 3:29
    Mỗi lần điện thoại reng,
  • 3:29 - 3:32
    tôi chạy vào nhà tắm
    để không trả lời điện thoại.
  • 3:33 - 3:36
    Nếu là gặp tôi, ba mẹ
    sẽ nói là tôi đi vắng.
  • 3:36 - 3:38
    Tôi ở trong nhà tắm rất lâu.
  • 3:40 - 3:42
    Và tôi từng ghét giới thiệu bản thân,
  • 3:42 - 3:44
    nhất là trong hội nhóm.
  • 3:44 - 3:47
    Tôi luôn luôn nói lắp,
    và thường sẽ có người hỏi,
  • 3:47 - 3:49
    “Quên tên rồi à?”
  • 3:49 - 3:50
    Và sau đó người ta cười.
  • 3:51 - 3:53
    Trò đùa không hề cũ đi.
  • 3:55 - 3:57
    (Tiếng cười)
  • 3:58 - 4:01
    Cả tuổi thơ, tôi cảm giác nếu mình nói,
  • 4:01 - 4:07
    rõ ràng có thứ gì đó sai sai với mình,
  • 4:07 - 4:08
    rằng tôi không bình thường.
  • 4:09 - 4:11
    Vì thế hầu như tôi đều im lặng,
  • 4:12 - 4:16
    Các bạn thấy đó, cuối cùng có
    tiếng nói trong công việc với tôi
  • 4:16 - 4:18
    là một bước ngoặt lớn.
  • 4:18 - 4:20
    Mỗi lần ghi âm lại mình,
  • 4:20 - 4:23
    tôi vụng về nói đi nói lại mỗi câu
  • 4:23 - 4:25
    và sau đó quay lại
  • 4:25 - 4:28
    và chọn cái mà nghe đỡ nhất.
  • 4:31 - 4:34
    (Lồng tiếng) SS: Chỉnh sửa âm thanh
    giống như Photoshop giọng nói
  • 4:34 - 4:38
    Tôi có thể làm chậm lại, tăng tốc lên,
    làm trầm hơn, vang hơn.
  • 4:38 - 4:42
    Và nếu tôi nói lắp trong lúc nói,
    nếu tôi nói lắp trong lúc nói,
  • 4:42 - 4:43
    tôi chỉ cần quay lại và sửa lại.
  • 4:43 - 4:45
    Đó là ảo thuật.
  • 4:45 - 4:48
    SS: Sử dụng giọng nói đã qua chỉnh sửa
    kĩ càng trong công việc
  • 4:48 - 4:51
    là một cách để tôi
    cảm thấy bình thường với mình.
  • 4:52 - 4:54
    Nhưng sau những lời bình trên video,
  • 4:55 - 4:57
    tôi không còn cảm thấy bình thường nữa.
  • 4:58 - 5:00
    Vì thế tôi ngưng sử dụng
    giọng nói trong công việc
  • 5:02 - 5:06
    Kể từ đó, tôi đã nghĩ rất nhiều về
    khái niệm bình thường.
  • 5:07 - 5:09
    Và cuối cùng tôi đã hiểu
  • 5:09 - 5:12
    cái "bình thường" gắn nhiều với sự kì vọng
  • 5:13 - 5:14
    Để tôi đưa các bạn ví dụ
  • 5:15 - 5:16
    Tôi tình cờ đọc câu chuyện
  • 5:16 - 5:18
    về nhà văn Hy Lạp cổ, Homer
  • 5:18 - 5:22
    Homer đề cập rất ít sắc thái
    trong văn viết.
  • 5:22 - 5:24
    Và cả kể cả khi ông ta có
  • 5:24 - 5:26
    dường như lại làm chúng đi sai lệch
  • 5:26 - 5:29
    Ví dụ, biển được
    tả như rượu đỏ
  • 5:30 - 5:34
    Mặt người đôi lúc màu xanh và cừu màu tím
  • 5:34 - 5:36
    Nhưng không chỉ có Homer,
  • 5:36 - 5:39
    Nếu như các bạn nhìn vào văn học cổ
  • 5:39 - 5:40
    Trung Quốc cổ, Aixơlen, Hy Lạp, Ấn Độ
  • 5:40 - 5:43
    và kể cả bản gốc Hebrew Bible
  • 5:43 - 5:46
    họ đều đề cập rất ít sắc thái.
  • 5:46 - 5:49
    Và lý thuyết phổ biến nhất
    lý giải trường hợp này
  • 5:49 - 5:53
    là các nền văn hóa bắt đầu
    nhận ra một màu sắc
  • 5:53 - 5:56
    chỉ khi họ có khả năng tạo ra loại màu đó
  • 5:56 - 5:58
    Vì vậy căn bản, nếu bạn có thể tạo một màu
  • 5:58 - 6:00
    chỉ sau khi bạn có thể thấy nó.
  • 6:00 - 6:03
    Như màu đỏ, đối với nhiều
    nền văn hóa thì khá dễ tạo ra
  • 6:03 - 6:06
    họ bắt đầu thấy được màu đỏ từ rất sớm.
  • 6:06 - 6:09
    Nhưng xanh dương
    thì lại khó tạo ra hơn
  • 6:09 - 6:11
    1 số văn hóa chưa học cách
    tạo màu này
  • 6:11 - 6:13
    đến khi về sau này.
  • 6:13 - 6:16
    Họ cũng chẳng thấy nó
    cho đến mãi sau này.
  • 6:16 - 6:18
    Sau này, kể cả khi một loại màu
    xuất hiện xung quanh họ,
  • 6:19 - 6:21
    họ đơn giản không có khả năng
    thấy được nó.
  • 6:21 - 6:22
    Nó vô hình.
  • 6:22 - 6:25
    Nó không thuộc về nhận thức
    thông thường của họ.
  • 6:25 - 6:30
    Và câu chuyện đó đã giúp tôi đặt
    kinh nghiệm bản thân vào đúng ngữ cảnh.
  • 6:31 - 6:33
    Nên khi lần đầu tôi đọc
    những bình luận trên video.
  • 6:33 - 6:36
    phản ứng ban đầu của tôi là
    tự tiếp nhận nó
  • 6:36 - 6:39
    Nhưng những người bình luận không
    biết rằng
  • 6:39 - 6:41
    tôi nhận thức cao như thế nào
    về giọng của tôi.
  • 6:41 - 6:44
    Họ hầu như nhận xét giọng tôi
  • 6:45 - 6:49
    không bình thường với một người
    lồng tiếng
  • 6:49 - 6:50
    Thế cái gì mới là bình thường?
  • 6:51 - 6:54
    Những nhà phê bình sẽ tìm thấy
    nhiều lỗi trong bài bạn viết
  • 6:54 - 6:56
    nếu họ nghĩ bạn da đen.
  • 6:56 - 7:01
    Chúng ta biết những vị giáo sư ít giúp đỡ
    sinh viên nữ hay dân tộc thiểu số.
  • 7:02 - 7:05
    Lý lịch với những cái tên
    nghe giống da trắng
  • 7:05 - 7:08
    sẽ được gọi lại nhiều hơn
    lý lịch với tên da đen.
  • 7:09 - 7:10
    Tại sao lại như vậy?
  • 7:11 - 7:14
    Vì những kì vọng mà chúng ta
    nghĩ là bình thường
  • 7:14 - 7:16
    Chúng ta nghĩ thật bình thường
  • 7:16 - 7:18
    khi mà một học sinh da đen
    mắc lỗi chính tả.
  • 7:18 - 7:19
    Thật bình thường khi
  • 7:20 - 7:23
    một sinh viên nữ hay dân tộc thiểu số
    không thành đạt
  • 7:23 - 7:26
    Và thật quá đỗi bình thường khi
  • 7:27 - 7:29
    thuê một nhân viên da
    trắng tốt hơn da đen
  • 7:29 - 7:32
    Các nghiên cứu chỉ ra
    loại phân biệt này
  • 7:32 - 7:34
    trong hầu hết trường hợp, là sự thiên vị
  • 7:35 - 7:37
    xuất phát từ mong muốn
    giúp người thân cận
  • 7:37 - 7:41
    hơn là hại người mà
    mà bạn chẳng liên quan.
  • 7:43 - 7:45
    Và không liên quan đến người
    bắt đầu từ sớm.
  • 7:46 - 7:47
    Tôi sẽ đưa ra ví dụ
  • 7:48 - 7:52
    Một thư viện theo dõi những nhân vật
  • 7:52 - 7:55
    trong bộ sưu tập sách trẻ em mỗi năm
  • 7:55 - 7:59
    tìm thấy trong 2014
    chỉ có 11 phần trăm số sách
  • 8:00 - 8:02
    có một nhân vật da màu
  • 8:02 - 8:06
    Và mới năm trước,
    con số này chỉ có 8 phần trăm
  • 8:06 - 8:10
    mặc dù một nửa trẻ em Mỹ
    ngày nay gia cảnh dân tộc thiểu số
  • 8:10 - 8:11
    Một nửa đấy.
  • 8:11 - 8:13
    Vậy nên có hai vấn đề lớn ở đây
  • 8:13 - 8:15
    Đầu tiên, trẻ được bảo
    rằng chúng có thể là mọi thứ
  • 8:15 - 8:17
    chúng có thể làm bất kì cái gì
  • 8:17 - 8:19
    hầu hết nhũng câu chuyện
    trẻ da màu đọc
  • 8:19 - 8:21
    là về những người
    không hề giống chúng
  • 8:21 - 8:24
    Thứ hai là nhóm dân tộc đa số
    không nhận ra
  • 8:24 - 8:26
    họ giống người thiểu số nhiều đến mức nào
  • 8:26 - 8:30
    từ trải nghiệm hằng ngày, hi vọng
  • 8:30 - 8:31
    giấc mơ, nỗi sợ
  • 8:32 - 8:33
    và cả tình yêu thương lẫn nhau.
  • 8:34 - 8:35
    Thú vị nhỉ!
  • 8:35 - 8:36
    (Tiếng cười)
  • 8:38 - 8:40
    Giống như màu xanh theo người Hy Lạp cổ
  • 8:40 - 8:44
    thiểu số không thuộc cái bình thường
  • 8:44 - 8:50
    vì ''bình thường'' đơn thuần
    được tạo nên từ cái chúng ta tiếp xúc
  • 8:50 - 8:52
    và hiện hữu quanh ta
  • 8:53 - 8:55
    Đây là khi mọi thứ trở nên khó khăn.
  • 8:56 - 9:01
    Tôi có thể chấp nhận khái niệm bình thường
    trước đây : bình thường là tốt
  • 9:01 - 9:05
    và những điều ngoài định nghĩa
    hẹp của bình thường thì tệ.
  • 9:06 - 9:10
    Hoặc tôi có thể thách thức
    khái niệm trước đây của bình thường
  • 9:10 - 9:12
    với công việc
  • 9:12 - 9:14
    với giọng nói
  • 9:15 - 9:16
    với giọng điệu của tôi
  • 9:16 - 9:18
    và với việc đứng trên sân khấu này
  • 9:19 - 9:21
    dù tôi sợ chết đi được
    muốn ở nhà tắm cho rồi.
  • 9:21 - 9:22
    (Tiếng cười)
  • 9:22 - 9:23
    (Vỗ tay)
  • 9:33 - 9:35
    (Video) Cừu (Giọng SS):
    Tôi đang dần tập nói lại
  • 9:36 - 9:37
    trong công việc của tôi
  • 9:37 - 9:38
    Cảm giác thật tuyệt vời.
  • 9:38 - 9:41
    Không có nghĩa là tôi sẽ
    không suy sụp
  • 9:41 - 9:43
    nếu lần tới cả tá người
    chê bai tôi nói
  • 9:43 - 9:44
    (Tiếng lầm bầm) nghều ngào
  • 9:44 - 9:45
    (Tiếng cười)
  • 9:47 - 9:50
    Nghĩa là bây giờ tôi có cái nhìn
    sâu hơn
  • 9:50 - 9:51
    về rủi ro
  • 9:52 - 9:54
    và từ bỏ không phải là một lựa chọn
  • 9:55 - 10:00
    Người Hy Lạp Cổ không tự nhiên
    thức dậy và thấy được
  • 10:00 - 10:01
    rằng bầu trời màu xanh.
  • 10:02 - 10:04
    Mất hàng thế kỉ để con người nhận ra
    những gì họ bỏ qua
  • 10:04 - 10:05
    từ rất lâu.
  • 10:06 - 10:11
    Vì thế ta phải không ngừng suy xét
    khái niệm " bình thường "
  • 10:11 - 10:15
    vì làm vậy sẽ giúp xã hội
  • 10:15 - 10:18
    thấy được bầu trời chân lý.
  • 10:21 - 10:27
    (Video) Các nhân vật: Cảm ơn ( 5 lần)
  • 10:27 - 10:28
    Quái vật Frankenstein: (Tiếng gầm gừ)
  • 10:29 - 10:30
    (Tiếng cười)
  • 10:30 - 10:31
    SS: Cám ơn.
  • 10:31 - 10:34
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Vì sao tôi vẫn tiếp tục nói kể cả khi mọi người trêu chọc giọng nói của tôi.
Speaker:
Safwat Saleem
Description:

Nghệ sĩ Safwat Saleem lớn lên với bệnh nói lắp- nhưng với tư cách một nhà thiết kế hoạt hình, anh ấy đã quyết định tạo lời thuyết minh riêng để xây dựng cho từng nhân vật của mình. Khi những người bình luận Youtube trêu chọc giọng Pakistan của Saleem, anh ấy nản lòng và để giọng nói rời xa công việc. Hãy nghe TED Fellow đã khôi phục giọng và sự tự tin của anh ấy như thế nào trong cuộc nói chuyện lôi cuốn và đáng suy ngẫm này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:48

Vietnamese subtitles

Revisions