Return to Video

Những hậu quả to lớn gây ra bởi siêu núi lửa- Alex Gendler

  • 0:07 - 0:10
    Vào năm 1816,
  • 0:10 - 0:12
    khi Châu Âu và Bắc Mỹ vừa trải qua
  • 0:12 - 0:15
    hàng loạt cuộc chiến tàn khốc
  • 0:15 - 0:18
    và bắt đầu công cuộc tái thiết chậm chạp,
  • 0:18 - 0:21
    thì thiên nhiên lại có
    những kế hoạch khác.
  • 0:21 - 0:23
    Sau 2 năm mùa vụ thất thu,
  • 0:23 - 0:26
    mùa xuân năm đó lại có
    mưa to và gió lạnh,
  • 0:26 - 0:29
    gây ngập các con sông và
    làm mất mùa
  • 0:29 - 0:32
    trải dài từ British Isles đến Thụy Sĩ.
  • 0:32 - 0:36
    Trong khi đó, tuyết với màu sắc kỳ lạ rơi
    tại Ý và Hungary,
  • 0:36 - 0:40
    rồi xảy ra nạn đói, khủng hoảng thực phẩm
    và các bệnh dịch.
  • 0:40 - 0:43
    New England thì bị bao trùm
  • 0:43 - 0:44
    bởi sương mù bất thường
  • 0:44 - 0:46
    và không tan đi
  • 0:46 - 0:47
    do mặt đất vẫn bị đóng băng
  • 0:47 - 0:49
    cho đến tận tháng 6.
  • 0:49 - 0:53
    Trong thời kỳ được gọi là
    "Năm không có mùa hè",
  • 0:53 - 0:55
    nhiều người nghĩ tận thế đã đến.
  • 0:55 - 0:59
    Nỗi lo sợ được phát họa trong
    bài thơ của Lord Bryon "Bóng Tối":
  • 0:59 - 1:02
    "Tôi có một giấc mơ nhưng
    không phải chỉ là mơ.
  • 1:02 - 1:05
    Mặt trời chói lòa bỗng tắt nắng,
  • 1:05 - 1:09
    và các ngôi sao không còn lang thang
    trong không gian vô tận,
  • 1:09 - 1:11
    chập chờn và vô định
  • 1:11 - 1:14
    và trái đất lạnh giá đung đưa và tối đen
  • 1:14 - 1:16
    trong bầu trời không ánh trăng;
  • 1:16 - 1:20
    buổi sáng đến rồi đi- và đến,
    mà không chút nắng
  • 1:20 - 1:21
    Họ không biết rằng
  • 1:21 - 1:23
    nguồn gốc sự bất hạnh của họ
  • 1:23 - 1:27
    đến từ sự kiện xảy ra một năm trước đó,
    ở cách họ hàng ngàn dặm.
  • 1:27 - 1:31
    Ngọn núi Tambora, phun trào năm 1815
  • 1:31 - 1:33
    trên đảo Sumbawa tại Indonesia,
  • 1:33 - 1:36
    được biết đến như một
    siêu núi lửa,
  • 1:36 - 1:39
    với khối lượng phun trào
  • 1:39 - 1:43
    gấp nhiều lần khối lượng phun
    từ núi lửa bình thường.
  • 1:43 - 1:45
    Khác với hình ảnh núi lửa phun trào
    thường được khắc họa
  • 1:45 - 1:48
    là đá bị nóng chảy tàn phá
    các vùng xung quanh,
  • 1:48 - 1:51
    hiểm họa lớn hơn gây ra bới
  • 1:51 - 1:53
    những gì thải ra bầu không khí.
  • 1:53 - 1:55
    Gió giúp phân tán tro từ núi lửa,
  • 1:55 - 1:57
    có thể bao trùm bầu trời
    trong nhiều ngày,
  • 1:57 - 2:00
    và khí độc, như lưu huỳnh điôxit,
  • 2:00 - 2:02
    phản ứng với tầng bình lưu,
  • 2:02 - 2:04
    ngăn cản bức xạ mặt trời
  • 2:04 - 2:07
    và làm lạnh luồng không khí bên dưới.
  • 2:07 - 2:09
    Mùa đông núi lửa,
  • 2:09 - 2:11
    kết hợp với những yếu tố khác như mưa axit
  • 2:11 - 2:13
    có thể ảnh hưởng nhiều châu lục,
  • 2:13 - 2:14
    phá vỡ những chu kỳ tự nhiên
  • 2:14 - 2:17
    và hủy diệt sự sống của thực vật
    mà các loài khác
  • 2:17 - 2:21
    phụ thuộc vào, bao gồm con người.
  • 2:21 - 2:24
    Thải ra gần 160 kilomét khối
  • 2:24 - 2:26
    đá, khí và tro,
  • 2:26 - 2:27
    sự phun trào của núi Tambora
  • 2:27 - 2:30
    được ghi nhận là lớn nhất trong lịch sử,
  • 2:30 - 2:33
    làm 90,000 người thiệt mạng.
  • 2:33 - 2:35
    Nhưng những trận phun trào trước đó
    còn chết chóc hơn.
  • 2:35 - 2:39
    Phun trào của
    núi Huaynaputina tại Peru năm 1600
  • 2:39 - 2:41
    có thể đã gây ra nạn đói tại Nga,
  • 2:41 - 2:43
    giết chết gần 2 triệu người,
  • 2:43 - 2:47
    và nhũng phun trào khác cũng được cho là
    nguyên nhân của các sự kiện,
  • 2:47 - 2:49
    như sự sụp đổ của triều đại nhà Hạ
    tại Trung Hoa,
  • 2:49 - 2:52
    sự biến mất của nền văn minh Minoan,
  • 2:52 - 2:55
    và thậm chí là sự chọn lọc về gen
    trong tiến hóa loài người
  • 2:55 - 2:58
    ngoại trừ một vài ngàn người
    sống sót,
  • 2:58 - 3:02
    hầu hết đều mất mạng 70,000 năm về trước.
  • 3:02 - 3:04
    Một trong những loại siêu núi lửa
    nguy hiểm nhất là
  • 3:04 - 3:07
    miệng núi lửa phun trào,
  • 3:07 - 3:09
    được hình thành do
    một ngọn núi lửa sụp đổ
  • 3:09 - 3:11
    sau khi xảy ra phun trào quá lớn
  • 3:11 - 3:13
    khi đó lòng mắcma trở nên trống rỗng
  • 3:13 - 3:15
    và không trụ đỡ được sức nặng của chính nó
  • 3:15 - 3:18
    Mặc dù phần núi lửa trên mặt đất đã nguội
  • 3:18 - 3:21
    phần dưới mặt đất vẫn tiếp tục hoạt động.
  • 3:21 - 3:23
    Và khi không có các nào thoát ra,
  • 3:23 - 3:25
    mắcma và khí núi lửa tiếp tục
  • 3:25 - 3:28
    tích tụ và lan rộng trong lòng đất,
  • 3:28 - 3:31
    gây nên áp lực lớn cho đến khi
    một trận phun trào khác lớn và dữ dội hơn
  • 3:31 - 3:33
    không thể tránh khỏi.
  • 3:33 - 3:37
    Và một trong những
    miệng núi lửa còn hoạt động
  • 3:37 - 3:40
    nằm ngay dưới
    công viên quốc gia Yellowstone.
  • 3:40 - 3:43
    Lần cuối cùng nó phun trào,
    650,000 năm về trước,
  • 3:43 - 3:45
    nó bao trùm phần lớn Bắc Mỹ
  • 3:45 - 3:48
    trong gần 2 mét tro và đá.
  • 3:48 - 3:50
    Các nhà khoa học gần đây quan sát
  • 3:50 - 3:52
    những núi lửa đang hoạt động
  • 3:52 - 3:54
    và quá trình dự báo sự phun trào,
  • 3:54 - 3:57
    tiến hành di tản dân cư
    và chuyển hướng dòng dung nham
  • 3:57 - 3:59
    đã ngày càng tiến bộ qua thời gian.
  • 3:59 - 4:02
    Nhưng độ lớn và sự tác động toàn cầu
  • 4:02 - 4:03
    của một siêu núi lửa
  • 4:03 - 4:06
    làm cho rất nhiều người
    không thể chạy thoát.
  • 4:06 - 4:09
    May mắn là số liệu mới nhất
    cho thấy không có
  • 4:09 - 4:12
    dấu hiệu của sự phun trào nào như vậy
    trong vài nghìn năm tới.
  • 4:12 - 4:14
    Nhưng lý thuyết về ngày tận thế sẽ đến
  • 4:14 - 4:17
    bất ngờ và không thể tránh khỏi
  • 4:17 - 4:19
    gây ra bởi những sự kiện cách
    nửa vòng trái đất
  • 4:19 - 4:22
    vẫn còn mạnh mẽ và đáng sợ.
  • 4:22 - 4:24
    Không xa vời như chúng ta vẫn nghĩ.
  • 4:24 - 4:28
    "Những cơn gió bị khô héo
    trong bầu không khí ngột ngạc,
  • 4:28 - 4:30
    và những đám mây tan biến;
  • 4:30 - 4:32
    bóng tối bao trùm--
  • 4:32 - 4:35
    vũ trụ chính là đây."- Lord Byron
Title:
Những hậu quả to lớn gây ra bởi siêu núi lửa- Alex Gendler
Description:

Vào năm 1816, Châu Âu và Bắc Mỹ trải qua những cơn mưa to, tuyết màu, nạn đói, sương mù bất thường và thời tiết lạnh giá tới tận tháng 6. Mặc dù nhiều người cho rằng đó là do ngày tận thế, "năm không mùa hè" thật ra là hậu quả của sự phun trào của một siêu núi lửa xảy ra một năm trước cách đó hơn 1,000 dặm. Alex Gendler kể lại lịch sử và cung cấp giải thích khoa học về những đợt phun trào lớn này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:51

Vietnamese subtitles

Revisions