Return to Video

Một công nghệ thời đại vũ trụ bị lãng quên có thể thay đổi cách chúng ta tạo ra lương thực

  • 0:02 - 0:06
    Thử tưởng tượng bạn là một thành viên
    của một nhóm phi hành gia
  • 0:06 - 0:09
    du hành đến sao Hỏa
    hoặc một vài hành tinh xa hơn nữa.
  • 0:10 - 0:13
    Hành trình có thể kéo dài cả năm
  • 0:13 - 0:14
    hoặc thậm chí lâu hơn nữa.
  • 0:15 - 0:18
    Không gian trên tàu và các nguồn lực
  • 0:18 - 0:19
    có giới hạn.
  • 0:19 - 0:24
    Vậy nên bạn và phi hành đoàn
    phải tìm cách tạo ra lương thực
  • 0:24 - 0:25
    bằng nguồn lực ít ỏi.
  • 0:26 - 0:30
    Giả sử bạn có thể mang theo
    vài túi hạt giống
  • 0:31 - 0:34
    và chỉ gieo chúng trong vài giờ?
  • 0:35 - 0:38
    Nếu những cây ấy cho ra
    nhiều hạ giống hơn,
  • 0:38 - 0:41
    cung cấp đủ lương thực
    cho cả phi hành đoàn
  • 0:41 - 0:45
    với một vài túi hạt giống này
    trong suốt quá trình du hành?
  • 0:46 - 0:51
    Các nhà khoa học của NASA hiện tại
    đã tìm ra một cách để làm được điều này.
  • 0:52 - 0:54
    Họ đã làm những việc
    quả thật khá thú vi.
  • 0:54 - 0:56
    Nó có liên quan tới các vi sinh vật,
  • 0:56 - 0:58
    là nhưng sinh vật đơn bào.
  • 0:59 - 1:01
    Và họ sử dụng khí hidro từ nước.
  • 1:02 - 1:06
    các loại vi khuẩn họ sử dụng
    được gọi là hydrogenotrophs,
  • 1:06 - 1:11
    và với loại vi khuẩn này,
    họ có thể tạo ra một chu kỳ cacbon
  • 1:11 - 1:14
    có thể duy trì sự sống
    trên tàu du hành vũ trụ.
  • 1:15 - 1:18
    Những phi hành gia có thể thở ra khí CO2,
  • 1:18 - 1:22
    sau đó vi khuẩn sẽ sử dụng loại khí này
  • 1:22 - 1:26
    và tạo ra hoa màu giàu dưỡng chất
    và hàm lượng cacbon.
  • 1:26 - 1:30
    Các nhà phi hành gia có thể ăn
    những loại hạt giàu carbon này
  • 1:30 - 1:34
    và thở ra carbon dưới dạng CO2,
  • 1:34 - 1:36
    vi khuẩn này thu nạp CO2
  • 1:36 - 1:38
    để tạo ra loại hạt dinh dưỡng,
  • 1:38 - 1:41
    rồi lại được thải ra dưới dạng CO2
  • 1:41 - 1:42
    bởi các nhà phi hành gia.
  • 1:42 - 1:45
    Theo cách này, một vòng tròn CO2
    khép kín được tạo ra.
  • 1:46 - 1:47
    Tại sao điều này lại quan trọng?
  • 1:48 - 1:50
    Chúng ta cần carbon để sinh tồn,
  • 1:51 - 1:53
    ta thu nạp chúng từ thực phẩm.
  • 1:53 - 1:55
    Trong chuyến du hành dài ngày,
  • 1:55 - 1:58
    bạn không thể thu nạp được
    carbon trên đường đi,
  • 1:58 - 2:01
    vì vậy bạn phải tìm cách
    tái tạo chúng trên tàu du hành.
  • 2:02 - 2:04
    Đây là giải pháp thông minh phải không?
  • 2:05 - 2:09
    Nhưng vấn đề là, nghiên cứu đó
    không đi đến đâu cả.
  • 2:09 - 2:12
    Chúng ta chưa đến Sao Hỏa.
    Chúng ta chưa đến một hành tinh nào khác.
  • 2:12 - 2:15
    Điều này đã từng
    được thực hiện vào những năm 60 và 70.
  • 2:15 - 2:19
    Vậy nên một đồng nghiệp của tôi,
    Tiến sĩ John Reed, và tôi,
  • 2:19 - 2:23
    thấy hứng thú
    với việc tái tạo cacbon trên Trái Đất.
  • 2:23 - 2:25
    Chúng tôi muốn tìm ra
    những giải pháp kĩ thuật
  • 2:25 - 2:27
    để giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu
  • 2:27 - 2:29
    Và chúng tôi đi đến nghiên cứu này
  • 2:29 - 2:33
    bằng cách đọc các bài báo được phát hành
    vào những năm 60 -- 1967 và sau đó --
  • 2:33 - 2:36
    những bài nghiên cứu về đề tài này.
  • 2:36 - 2:38
    Và chúng tôi nghĩ
    đây là ý tưởng rất hay.
  • 2:39 - 2:42
    Chúng tôi nghĩ, Trái đất
    thực ra giống như tàu vũ trụ.
  • 2:42 - 2:46
    Nó có không gian
    và tài nguyên hữu hạn,
  • 2:46 - 2:48
    và trên Trái đất, ta rất cần
    phải tìm ra cách
  • 2:48 - 2:50
    để tái tạo carcon hiệu quả hơn.
  • 2:51 - 2:53
    Vậy nên chúng tôi có ý tưởng
  • 2:53 - 3:00
    liệu có thể sử dụng những ý tưởng của NASA
    và áp dụng chúng
  • 3:00 - 3:03
    cho vấn đề carbon trên Trái Đất?
  • 3:03 - 3:06
    Liệu chúng ta có thể tạo ra
    những vi khuẩn NASA này
  • 3:06 - 3:08
    để tạo ra những sản phẩm giá trị
    ngay trên Trái đất không?
  • 3:09 - 3:12
    Chúng tôi thành lập công ty vì ý tưởng này
  • 3:12 - 3:16
    Và trong công ty, chúng tôi phát hiện ra
    những vi khuẩn hydrogenotrophs này --
  • 3:16 - 3:20
    thứ mà tôi sẽ gọi
    là nhà siêu tái chế cacbon tự nhiên --
  • 3:20 - 3:23
    chúng tôi hiểu được chúng
    là một nhóm vi khuẩn đầy sức mạnh
  • 3:23 - 3:27
    nhưng hầu như không được nghiên cứu
    hoặc bị bỏ qua,
  • 3:27 - 3:30
    và chúng thực sự
    có thể tạo ra các sản phẩm giá trị.
  • 3:31 - 3:35
    Nên chúng tôi bắt đầu nuôi cấy
    nhóm vi khuẩn này trong phòng thí nghiệm.
  • 3:35 - 3:39
    Rồi phát hiện ra có thể tạo ra
    amino axit cần thiết từ CO2
  • 3:39 - 3:40
    bằng những vi khuẩn này.
  • 3:40 - 3:44
    Chúng tôi thậm chí tạo ra
    một bữa ăn giàu chất đạm
  • 3:44 - 3:48
    có cấu trúc amino axit
    tương tự như
  • 3:48 - 3:50
    đạm có ở một số động vật.
  • 3:51 - 3:53
    Chúng tôi nuôi cấy chúng nhiều hơn,
  • 3:53 - 3:55
    và tìm ra cách tạo ra dầu.
  • 3:55 - 3:57
    Dầu được dùng để tạo ra
    rất nhiều sản phẩm.
  • 3:58 - 4:01
    Chúng tôi tạo ra dầu giống như
    dầu của cây họ cam,
  • 4:01 - 4:04
    có thể dùng làm gia vị
    hoặc mùi hương,
  • 4:04 - 4:07
    nhưng cũng có tác dụng
    như nước tẩy rửa tự phân hủy
  • 4:07 - 4:08
    hoặc thậm chí là xăng máy bay.
  • 4:09 - 4:12
    Chúng tôi tạo ra dầu
    giống như dầu cọ.
  • 4:12 - 4:14
    Dầu cọ được dùng để chế phẩm
  • 4:14 - 4:17
    nhiều hàng hóa tiêu dùng
    cho cá nhân hay công nghiệp.
  • 4:19 - 4:24
    Chúng tôi bắt tay với các nhà sản xuất
    để mở rộng công nghệ này,
  • 4:24 - 4:25
    và hiện chúng tôi đang làm việc với họ
  • 4:25 - 4:28
    để đưa các sản phẩm này ra thị trường.
  • 4:29 - 4:32
    Chúng tôi tin rằng công nghệ này
    thực sự có thể giúp chúng ta
  • 4:32 - 4:35
    tái chế CO2 thành những sản phẩm giá trị
    mang lại lợi ích --
  • 4:36 - 4:38
    thứ lợi ích cho hành tin này
  • 4:38 - 4:40
    đồng thời cho công việc kinh doanh.
  • 4:40 - 4:42
    Đó là điều chúng tôi đang làm.
  • 4:42 - 4:46
    Nhưng mai sau, công nghệ này
    và những loại vi khuẩn này
  • 4:46 - 4:49
    có thể giúp chúng ta
    làm được nhiều hơn thế
  • 4:49 - 4:51
    nếu ta nâng cấp nó lên.
  • 4:52 - 4:54
    Chúng tôi tin rằng công nghệ này
  • 4:54 - 4:58
    có thể giúp giải quyết
    một vấn đề về nông nghiệp
  • 4:58 - 5:02
    và cho phép chúng ta tạo ra
    một loại nông nghiệp bền vững,
  • 5:02 - 5:06
    làm tiền đề để mở rộng
    và đáp ứng nhu cầu thị trường tương lai.
  • 5:07 - 5:10
    Và tại sao chúng ta lại cần
    một nền công nghiệp bền vững?
  • 5:10 - 5:13
    Đã có những ước lượng
  • 5:13 - 5:18
    rằng dân số thế giới
    sẽ đạt 10 tỷ vào năm 2050,
  • 5:18 - 5:21
    và chúng ta được dự báo
    cần tăng sản lượng lương thực
  • 5:21 - 5:23
    lên 70%.
  • 5:23 - 5:26
    Ngoài ra, ta cần rất nhiều tài nguyên
    và nguyên liệu thô
  • 5:26 - 5:29
    để tạo ra hàng hóa tiêu dùng.
  • 5:30 - 5:32
    Vậy mở rộng sao để đáp ứng nhu cầu?
  • 5:33 - 5:38
    Nông nghiệp hiện đại
    không thể đáp ứng được.
  • 5:39 - 5:41
    Có một vài lí do như sau.
  • 5:41 - 5:46
    Thứ nhất, nông nghiệp hiện đại
    đang thải ra lượng lớn nhất
  • 5:46 - 5:48
    khí nhà kính.
  • 5:48 - 5:51
    Thực tế, nó thải ra lượng khí nhà kính
  • 5:51 - 5:55
    nhiều hơn xe hơi, xe tải, máy bay
  • 5:55 - 5:57
    và tàu hỏa cộng lại.
  • 5:57 - 6:03
    Một lí do nữa là
    nó chiếm nhiều diện tích đất.
  • 6:03 - 6:09
    Chúng ta đã dùng hết 19.4 triệu dặm vuông
    cho hoa màu và gia súc.
  • 6:09 - 6:11
    Diện tích đó rộng thế nào?
  • 6:11 - 6:16
    Gần bằng diện tích
    cả Nam Mỹ và Châu Phi cộng lại.
  • 6:17 - 6:19
    Để tôi cho bạn một ví dụ cụ thể.
  • 6:19 - 6:24
    Ở Indonesia, một phần
    rừng nhiệt đới đang phát triển bị chặt bỏ
  • 6:24 - 6:28
    với diện tích xấp xỉ Ireland,
  • 6:28 - 6:30
    từ năm 2000 tới 2012.
  • 6:31 - 6:34
    Hãy thử nghĩ đến các loài vật,
    sự đa dạng sinh học,
  • 6:34 - 6:36
    bị chặt bỏ cùng cây xanh,
  • 6:36 - 6:39
    từ các loài cây, côn trùng
    tới động vật.
  • 6:39 - 6:42
    Một bồn trũng cacbon tự nhiên bị phá bỏ.
  • 6:42 - 6:44
    Để tôi cho bạn biết thực tế.
  • 6:45 - 6:49
    Sự chặt phá rừng này
    chủ yếu để dọn đất trồng cây cọ.
  • 6:49 - 6:51
    Như tôi đã đề cập trước đó,
  • 6:51 - 6:54
    dầu cọ được dùng
    để sản xuất rất nhiều sản phẩm.
  • 6:54 - 6:58
    Trên thực tế, theo thống kê
    hơn 50% hàng tiêu dùng
  • 6:58 - 7:01
    được sản xuất từ dầu cọ.
  • 7:02 - 7:05
    Những thứ như kem, bánh quy ...
  • 7:06 - 7:07
    Và cả dầu nấu ăn nữa.
  • 7:07 - 7:11
    Bao gồm luôn nước giặt,
    kem bôi, xà bông.
  • 7:12 - 7:16
    Bạn và tôi
    đều có rất nhiều đồ vật
  • 7:16 - 7:19
    ở trong bếp và nhà tắm
  • 7:19 - 7:21
    được sản xuất từ dầu cọ.
  • 7:21 - 7:27
    Vậy nên tôi và bạn trực tiếp hưởng lợi
    từ việc chặt phá rừng nhiệt đới.
  • 7:28 - 7:30
    Nông nghiệp hiện đại
    có một vài vấn đề,
  • 7:30 - 7:33
    và chúng ta cần giải pháp
    nếu muốn phát triển bền vững.
  • 7:35 - 7:40
    Tôi tin rằng vi sinh
    có thể là một phần câu trả lời --
  • 7:40 - 7:44
    đặc biệt là,
    những nhà siêu tái chế cacbon này.
  • 7:44 - 7:46
    Toàn bộ chúng,
  • 7:46 - 7:50
    giống như cây cối,
    là nhà tái chế tự nhiên
  • 7:50 - 7:52
    trong hệ sinh thái của chúng.
  • 7:52 - 7:55
    Và chúng sinh tồn
    ở những nơi đặc biệt,
  • 7:55 - 7:57
    như các khe hay suối nước nóng.
  • 7:58 - 8:01
    Ở những hệ sinh thái đó,
    chúng nhận cacbon và tái chế
  • 8:01 - 8:03
    thành những dưỡng chất
    mà hệ sinh thái đó cần.
  • 8:04 - 8:05
    Và chúng giàu chất dinh dưỡng,
  • 8:05 - 8:11
    như dầu hay chất đạm,
    khoáng chất và carbs.
  • 8:12 - 8:17
    Và thực ra, những vi sinh này
    đã là một phần cuộc sống hàng ngày của ta.
  • 8:17 - 8:22
    Nếu bạn thưởng thức
    một ly vang đỏ vào tối thứ Sáu,
  • 8:22 - 8:24
    sau một tuần dài mệt mỏi,
  • 8:24 - 8:26
    vậy là bạn đang thưởng thức
    sản phẩm từ vi sinh.
  • 8:27 - 8:30
    Nếu bạn uống bia
    từ nhà nấu bia địa phương --
  • 8:30 - 8:32
    cũng là sản phẩm của vi sinh.
  • 8:32 - 8:34
    Bánh mì, phô mai, hay sữa chua cũng vậy.
  • 8:35 - 8:37
    Đều là sản phẩm từ vi sinh.
  • 8:38 - 8:43
    Nhưng vẻ đẹp và sức mạnh
    của những nhà siêu tái chế cacbon này
  • 8:43 - 8:48
    nằm ở thực tế chúng có thể
    sản sinh trong vòng vài giờ
  • 8:48 - 8:49
    chứ không phải vài tháng.
  • 8:50 - 8:51
    Điều đó có nghĩa
    ta có thể gieo trồng
  • 8:51 - 8:55
    nhanh hơn nhiều
    so với những gì ta đang làm.
  • 8:56 - 8:57
    Chúng lớn lên trong bóng tối,
  • 8:57 - 9:00
    nên trồng mùa nào cũng được
  • 9:00 - 9:03
    trên mọi vùng miền hay địa điểm.
  • 9:03 - 9:07
    Chúng có thể được trồng trong hộp
    ở không gian bị giới hạn.
  • 9:08 - 9:12
    Ta có thể tiến tới
    nông nghiệp thẳng đứng.
  • 9:12 - 9:14
    Thay vì nông nghiệp truyền thống
  • 9:14 - 9:16
    cần quá nhiều diện tích đất,
  • 9:16 - 9:18
    ta có thể phát triển thẳng đứng,
  • 9:18 - 9:23
    và như vậy
    sản xuất được nhiều hơn trên cùng mật độ.
  • 9:24 - 9:29
    Nếu ta phát triển công nghệ này
    và dùng những vi sinh tái chế cacbon,
  • 9:29 - 9:32
    ta sẽ không cần chặt hạ
    diện tích rừng nhiệt đới nào nữa
  • 9:32 - 9:35
    để tạo ra lương thực và hàng hóa
    mà chúng ta tiêu thụ.
  • 9:37 - 9:39
    Bởi vì, ở quy mô lớn,
  • 9:39 - 9:44
    ta có thể thu hoạch gấp 10,000 lần
    hoa màu trên một diện tích đất
  • 9:44 - 9:47
    ví dụ, nếu ta trồng đậu nành --
  • 9:47 - 9:50
    nếu ta trồng cùng lượng đậu nành
    trên cùng diện tích đất
  • 9:50 - 9:52
    trong thời gian một năm.
  • 9:53 - 9:55
    Mười ngàn lần thu hoạch hơn
    trong một năm.
  • 9:56 - 10:00
    Đó chính là nông nghiệp kiểu mới
    mà tôi muốn nhắc đến.
  • 10:01 - 10:04
    Và đây là cách phát triển một hệ thống
  • 10:04 - 10:09
    cho phép ta đáp ứng nhu cầu
    của 10 tỷ dân một cách bền vững.
  • 10:11 - 10:14
    Và đâu sẽ là sản phẩm
    của nền nông nghiệp mới này?
  • 10:14 - 10:17
    Ta đã tạo ra được bữa ăn có chất đạm,
  • 10:17 - 10:20
    nên bạn có thể hình dung
    thứ gì đó gần giống đậu nành,
  • 10:20 - 10:22
    hoặc bắp, hay bột lúa mì.
  • 10:22 - 10:24
    Ta đã tạo ra dầu,
  • 10:24 - 10:27
    nên bạn có thể hình dung
    thứ gì đó gần giống dầu dừa
  • 10:27 - 10:29
    hoặc dầu oliu hay dầu đậu nành.
  • 10:30 - 10:34
    Hoa màu dạng này
    có thể thực sự cung cấp chất dinh dưỡng
  • 10:34 - 10:37
    để ta làm ra mì ống và bánh mì,
  • 10:37 - 10:40
    bánh kem, các đồ ăn dinh dưỡng khác.
  • 10:40 - 10:47
    Hơn thế nữa, vì dầu được dùng
    để chế tạo nhiều hàng hóa,
  • 10:47 - 10:49
    sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng,
  • 10:49 - 10:54
    bạn có thể nghĩ tới
    nước giặt, xà bông, kem bôi, vân vân,
  • 10:54 - 10:56
    khi ta sử dụng hoa màu loại này.
  • 10:57 - 11:00
    Chúng ta không chỉ
    đang mất dần không gian,
  • 11:00 - 11:03
    mà nếu tiếp tục phát triển
    dưới khả năng có thể
  • 11:03 - 11:05
    với nông nghiệp hiện đại,
  • 11:05 - 11:10
    ta đang cướp đi sự phồn thực
    của một hành tinh đẹp.
  • 11:10 - 11:12
    Nhưng không nhất thiết phải như vậy.
  • 11:13 - 11:15
    Chúng ta có thể hình dung
    một tương lai no đủ.
  • 11:16 - 11:22
    Hãy tạo ra các hệ thống
    giữ cho Trái đất, tàu vũ trụ của chúng ta,
  • 11:22 - 11:24
    không chỉ tránh va chạm,
  • 11:24 - 11:29
    mà còn phát triển các hệ thống
    và các cách sống
  • 11:29 - 11:33
    có lợi cho chính cuộc sống chúng ta
  • 11:33 - 11:36
    và 10 tỷ con người
    trên hành tinh này vào năm 2050.
  • 11:37 - 11:38
    Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 11:38 - 11:42
    (vỗ tay)
Title:
Một công nghệ thời đại vũ trụ bị lãng quên có thể thay đổi cách chúng ta tạo ra lương thực
Speaker:
Lisa Dyson
Description:

Dân số toàn cầu đang dần cán tới mốc 10 tỷ người - nhưng rồi tất cả chúng ta sẽ ăn gì? Lisa Dyson phát triển lại một ý tưởng của NASA trong những năm 1960 về du hành sâu trong vũ trụ, và đó có thể là chìa khóa để chúng ta thay đổi hoàn toàn cách tạo ra lương thực.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:55

Vietnamese subtitles

Revisions