Return to Video

Khám phá có thể khiến ta phải viết lại vật lý

  • 0:01 - 0:04
    Nếu bạn nhìn kỹ bầu trời ban đêm,
  • 0:04 - 0:06
    bạn sẽ thấy những vì sao,
  • 0:06 - 0:09
    và nếu nhìn xa hơn,
    bạn sẽ nhìn thấy nhiều sao hơn,
  • 0:09 - 0:11
    và xa hơn là những thiên hà, xa hơn nữa
    lại là nhiều thiên hà hơn.
  • 0:11 - 0:15
    Nhưng nếu tiếp tục
    nhìn ra xa thật xa nữa,
  • 0:15 - 0:18
    dần dần bạn sẽ chẳng thấy gì
    trong một lúc nào đó,
  • 0:18 - 0:22
    và rồi cuối cùng, mọi thứ mờ nhạt,
    ánh hào quang mờ nhạt dần,
  • 0:22 - 0:25
    và đó là ánh hào quang của Big Bang.
  • 0:25 - 0:28
    Ngày nay, Big Bang được biết đến
    như là thời kỳ đầu của vũ trụ,
  • 0:28 - 0:30
    khi mọi thứ ta nhìn thấy
    trên bầu trời đêm
  • 0:30 - 0:33
    tụ lại thành một khối cực kỳ nhỏ,
  • 0:33 - 0:37
    cực kỳ nóng, cực kỳ đặc,
  • 0:37 - 0:40
    và cũng từ đó bùng nổ ra
    tất cả những thứ ta nhìn thấy.
  • 0:40 - 0:43
    Bây giờ, chúng tôi đã phác hoạ được
    bản đồ của ánh hào quang đó
  • 0:43 - 0:44
    với độ chính xác cao,
  • 0:44 - 0:46
    và khi nói "chúng tôi". tôi đang nói tới
    những người khác không phải tôi.
  • 0:46 - 0:48
    Chúng tôi đã vẽ bản đồ
    của ánh hào quang đó
  • 0:48 - 0:49
    với độ chính xác ngoạn mục,
  • 0:49 - 0:51
    và một tin sốc về nó
  • 0:51 - 0:54
    là nó hoàn toàn thống nhất.
  • 0:54 - 0:56
    14 tỉ năm ánh sáng này
  • 0:56 - 0:58
    và 14 tỉ năm ánh sáng kia
  • 0:58 - 0:59
    đều có cùng một nhiệt độ.
  • 0:59 - 1:02
    Giờ đây, đó là 13 tỉ năm ánh sáng
  • 1:02 - 1:04
    từ vụ nổ Big Bang đó,
  • 1:04 - 1:07
    và nó đang nhạt dần và lạnh đi.
  • 1:07 - 1:09
    Nó giờ còn 2.7 độ.
  • 1:09 - 1:11
    Nhưng không hẳn chính xác
    là 2.7 độ.
  • 1:11 - 1:14
    Nó chỉ có 2.7 độ
  • 1:14 - 1:15
    của mười phần triệu.
  • 1:15 - 1:16
    Ở bên này thì nóng hơn một chút,
  • 1:16 - 1:18
    còn ở bên này thì lạnh hơn,
  • 1:18 - 1:21
    và đó là điều cực kỳ quan trọng
    với mọi người ở trong căn phòng này,
  • 1:21 - 1:23
    bởi vì ở nơi mà nhiệt độ nóng hơn,
  • 1:23 - 1:25
    sẽ có ít "chất liệu" hơn,
  • 1:25 - 1:26
    và ở nơi có ít "chất liệu" hơn,
  • 1:26 - 1:28
    ta có thiên hà và những dải thiên hà
  • 1:28 - 1:30
    và các siêu thiên hà
  • 1:30 - 1:32
    và tất cả các cấu trúc
    mà bạn nhìn thấy trong vũ trụ.
  • 1:32 - 1:35
    Và những thứ nhỏ, thật nhỏ,
    không đồng nhất,
  • 1:35 - 1:38
    20 phần triệu,
  • 1:38 - 1:40
    được hình thành
    bởi những rung lắc cơ học lượng tử
  • 1:40 - 1:42
    khi mà vũ trụ sơ khai
    đang được kéo giãn ra
  • 1:42 - 1:45
    trên toàn bộ kích thước
    của vũ trụ.
  • 1:45 - 1:46
    Điều đó thật ngoạn mục,
  • 1:46 - 1:48
    và đó không phải những thứ
    mà họ tìm thấy vào thứ hai;
  • 1:48 - 1:50
    những thứ họ thấy
    vào thứ hai thì tuyệt hơn.
  • 1:50 - 1:52
    Và đây là những gì họ thấy
    vào thứ hai:
  • 1:52 - 1:56
    Hãy tưởng tượng
    bạn có một cái chuông,
  • 1:56 - 1:57
    và bạn dùng một cái búa gõ vào nó.
  • 1:57 - 1:59
    Chuyện gì sẽ xảy ra? Nó rung.
  • 1:59 - 2:01
    Và nếu bạn chờ thêm một tí,
    nó rung nhỏ dần,
  • 2:01 - 2:03
    nhỏ dần và nhỏ dần,
  • 2:03 - 2:05
    cho tới khi
    bạn không còn cảm thấy gì nữa.
  • 2:05 - 2:07
    Vũ trụ khi mới được khai sinh
    như một khối cực kỳ đặc,
  • 2:07 - 2:10
    giống như kim loại nhưng đặc hơn rất nhiều,
  • 2:10 - 2:12
    và nếu bạn tác động lực vào nó,
    nó sẽ rung,
  • 2:12 - 2:14
    nhưng nó sẽ rung theo
  • 2:14 - 2:16
    cấu trúc của không gian và thời gian
    của chính nó,
  • 2:16 - 2:19
    và cái búa sẽ là vật lý lượng tử.
  • 2:19 - 2:21
    Những gì ta thấy vào thứ hai
  • 2:21 - 2:23
    là bằng chứng của sự rung lắc
  • 2:23 - 2:25
    của không gian
    - thời gian của vũ trụ khai sinh,
  • 2:25 - 2:27
    những gì ta gọi là sóng hấp dẫn
  • 2:27 - 2:29
    là từ thời mới hình thành,
  • 2:29 - 2:31
    và đây là cách mà họ tìm thấy nó.
  • 2:31 - 2:33
    Những sóng đó đã nhỏ dần.
  • 2:33 - 2:34
    Nếu bạn đi bộ,
  • 2:34 - 2:36
    bạn không lắc lư.
  • 2:36 - 2:39
    Những sóng hấp dẫn
    trong cấu trúc của không gian
  • 2:39 - 2:42
    hoàn toàn vô hình trong thực tế.
  • 2:42 - 2:45
    Nhưng trước đó,
    khi vũ trụ đang hình thành
  • 2:45 - 2:47
    ánh hào quang cuối cùng đó,
  • 2:47 - 2:48
    những sóng hấp dẫn,
  • 2:48 - 2:51
    tạo nên những vòng xoắn nhỏ
    trong cấu trúc ánh sáng
  • 2:51 - 2:53
    mà ta nhìn thấy.
  • 2:53 - 2:56
    Do đó. khi ta nhìn thật sâu
    vào bầu trời đêm -
  • 2:56 - 2:58
    thậm chí có những người
    đã trải qua 3 năm ở Nam Cực
  • 2:58 - 3:01
    nhìn xuyên qua lớp không khí
    lạnh nhất, trong lành nhất,
  • 3:01 - 3:03
    sạch nhất mà họ có thể tìm thấy
  • 3:03 - 3:06
    nhìn sâu vào bầu trời đêm
    và học được về
  • 3:06 - 3:09
    ánh sáng và tìm kiếm
    các vòng xoắn yếu ớt
  • 3:09 - 3:12
    đó là biểu tượng, là tín hiệu
  • 3:12 - 3:13
    của những đợt sóng hấp dẫn,
  • 3:13 - 3:16
    của sự rung lắc
    của vũng trụ sơ khai.
  • 3:16 - 3:17
    Và vào thứ hai,
    họ thông báo rằng
  • 3:17 - 3:19
    họ đã tìm thấy nó.
  • 3:19 - 3:22
    Và điều ngoài sức tưởng tượng
    của tôi
  • 3:22 - 3:24
    không chỉ là sự rung lắc,
    cho dù nó thật tuyệt vời.
  • 3:24 - 3:26
    Điều đó vô cùng thú vị,
  • 3:26 - 3:28
    lý do tôi có mặt ở đây, là bởi vì
  • 3:28 - 3:31
    những gì sâu xa mà chúng cho chúng ta biết
    về vũ trụ sơ khai.
  • 3:31 - 3:33
    Nó nói với ta rằng
  • 3:33 - 3:34
    chúng ta và mọi thứ chúng ta thấy
    xung quanh mình
  • 3:34 - 3:37
    cơ bản là một quả bong bóng
    cực kỳ lớn -
  • 3:37 - 3:39
    và đây là ý tưởng của sự thổi phồng -
  • 3:39 - 3:43
    một quả bong bóng lớn
    bao quanh bởi một cái gì đó.
  • 3:43 - 3:45
    Và nó không phải là
    bằng chứng thuyết phục cho sự thổi phồng,
  • 3:45 - 3:47
    nhưng bất cứ thứ gì không được thổi phồng
    theo cách giải thích đó
  • 3:47 - 3:48
    thì đều trông giống nhau
  • 3:48 - 3:50
    Đây là một học thuyết, một ý tưởng,
  • 3:50 - 3:51
    đã được đưa ra
    một thời gian,
  • 3:51 - 3:53
    và ta không bao giờ nghĩ rằng
    ta thật sự nhìn thấy nó.
  • 3:53 - 3:55
    Vì những lý do tích cực, ta nghĩ rằng
    ta sẽ không bao giờ thấy được
  • 3:55 - 3:57
    những bằng chứng chết người,
    và đó là những bằng chứng chết người.
  • 3:57 - 3:59
    Nhưng có một ý tưởng cực kỳ điên rồ
  • 3:59 - 4:02
    rằng quả bong bóng của chúng ta
    chỉ là một quả bong bóng
  • 4:02 - 4:07
    trong rất nhiều quả bong bóng lớn hơn
    trong khối chất liệu của vũ trụ.
  • 4:07 - 4:09
    Ta sẽ không bao giờ thấy được
    phần bên ngoài của "chất liệu" đó
  • 4:09 - 4:11
    nhưng ta có thể tới Nam Cực
    và dành 3 năm
  • 4:11 - 4:14
    nhìn vào cấu trúc chi tiết
    của bầu trời đêm,
  • 4:14 - 4:16
    ta có thể phát hiện ra rằng
  • 4:16 - 4:19
    ta có thể đang ở trong một vũ trụ
    mà trông có vẻ giống như thế.
  • 4:19 - 4:21
    Và nó làm tôi ngạc nhiên.
  • 4:21 - 4:23
    Xin cảm ơn rất nhiều.
  • 4:23 - 4:26
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Khám phá có thể khiến ta phải viết lại vật lý
Speaker:
Allan Adams
Description:

Vào ngày 17/03/2014, một nhóm các nhà vật lý đã đưa ra một khám phá kỳ lạ: những dữ liệu khác thường cho ý tưởng về sự thổi phồng của vũ trụ, một manh mối cho vụ nổ Big Bang. Với những người không chuyên về vật lý thì nó nghĩa là gì? TED đã mời Allan Adams để giải thích ngắn gọn về các kết quả, bài nói chuyện đầy ngẫu hứng này được minh họa bởi Randall Munroe của xkcd.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
04:42

Vietnamese subtitles

Revisions