Return to Video

Cái gì có thể cứu rừng nhiệt đới? Điện thoại di động cũ

  • 0:01 - 0:07
    (Âm thanh rừng nhiệt đới)
  • 0:10 - 0:13
    Mùa hè năm 2011,
    với tư cách là khách du lịch,
  • 0:13 - 0:18
    tôi đã tới thăm những khu rừng nhiệt đới
    tại Borneo lần đầu tiên,
  • 0:18 - 0:20
    và như các bạn có thể tưởng tượng ra,
  • 0:20 - 0:25
    những âm thanh hỗn độn
    thực sự làm tôi ấn tượng mạnh.
  • 0:25 - 0:28
    Một mớ các loại tiếng ồn.
  • 0:28 - 0:30
    Nhưng cũng có
    một vài âm thanh khá nổi bật.
  • 0:30 - 0:35
    Ví dụ, đây là tiếng chim mỏ sừng,
    một loài chim lớn.
  • 0:35 - 0:39
    Tiếng râm ran này là của ve sầu.
  • 0:39 - 0:42
    Đây là tiếng một đàn vượn.
  • 0:42 - 0:46
    Thực ra là chúng đang hát to
    cho nhau nghe.
  • 0:47 - 0:50
    Nơi thực hiện những ghi âm này
    là một khu bảo tồn loài vượn,
  • 0:50 - 0:52
    vì vậy bạn nghe được
    nhiều tiếng vượn thế,
  • 0:52 - 0:57
    nhưng thực ra âm thanh đáng chú ý nhất
    trong khu rừng lúc đó
  • 0:57 - 0:59
    tôi lại không để ý,
  • 0:59 - 1:02
    mọi người trong đoàn chúng tôi
    cũng không để ý
  • 1:02 - 1:04
    Như tôi đã nói, đây là
    khu bảo tồn loài vượn.
  • 1:04 - 1:07
    Mọi người dành hầu hết thời gian
    để hồi phục loài vượn,
  • 1:07 - 1:10
    nhưng đồng thời họ cũng phải
    dành thời gian
  • 1:10 - 1:13
    bảo vệ cả khu vực
    khỏi nạn chặt rừng trái phép.
  • 1:13 - 1:15
    Nếu chúng tôi dùng
    âm thanh ghi trong rừng
  • 1:15 - 1:19
    và lọc ra tiếng vượn, tiếng côn trùng.
    hay tiếng khác,
  • 1:19 - 1:23
    trong bối cảnh đó,
    trong đoạn ghi âm bạn nghe
  • 1:23 - 1:26
    có tiếng cưa máy ở xa xa.
  • 1:26 - 1:30
    Có ba nhân viên kiểm lâm
    làm việc trong khu bảo tồn
  • 1:30 - 1:35
    công việc của họ thực ra
    là ngăn chặn nạn chặt cây.
  • 1:35 - 1:38
    Một hôm khác, chúng tôi lại đi vào rừng
    với tư cách khách du lịch,
  • 1:38 - 1:40
    và sau khi đi bộ được 5 phút,
  • 1:40 - 1:44
    chúng tôi thấy
    một người đang cưa cây.
  • 1:44 - 1:47
    Vâng, chỉ 5 phút đi bộ,
    vài trăm mét từ trạm kiểm lâm.
  • 1:47 - 1:49
    Tiếng cưa không bị nghe thấy,
  • 1:49 - 1:53
    vì, như các bạn thấy,
    khu rừng rất ồn.
  • 1:53 - 1:57
    Tôi thấy việc này khó mà chấp nhận được,
    giữa thời buổi này,
  • 1:57 - 2:01
    chỉ vài trăm mét từ trạm kiểm soát
    trong một khu bảo tồn,
  • 2:01 - 2:05
    lại không ai nghe thấy
    tiếng có tiếng cưa cây.
  • 2:05 - 2:10
    Nghe có vẻ vô lí,
    nhưng sự thật là thế.
  • 2:10 - 2:12
    Vậy làm sao chúng ta ngăn chặn được
    nạn chặt cây trái phép?
  • 2:12 - 2:15
    Nghe thì hấp dẫn, với một kĩ sư,
    lúc nào cũng có giải pháp công nghệ,
  • 2:15 - 2:17
    đầy tính kĩ thuật cao,
  • 2:17 - 2:19
    nhưng sự thật là
    bạn đang ở trong rừng.
  • 2:19 - 2:21
    Giải pháp cần phải đơn giản,
    phải thực tế.
  • 2:21 - 2:24
    Và ở đó chúng tôi đã phát hiện ra
  • 2:24 - 2:26
    ta đã có đủ những thứ cần thiết.
  • 2:26 - 2:29
    Ta có thể tạo ra một hệ thống
    giúp ngăn chặn việc này
  • 2:29 - 2:31
    sử dụng
    chính những thứ sẵn có.
  • 2:31 - 2:34
    Những ai, những gì
    đã có sẵn trong rừng?
  • 2:34 - 2:35
    Chúng ta có con người,
  • 2:35 - 2:38
    có hẳn một nhóm kiểm lâm tận tuỵ,
  • 2:38 - 2:40
    sẵn sàng ngăn chặn việc này,
  • 2:40 - 2:43
    họ chỉ cần biết những gì
    đang xảy ra trong rừng mà thôi.
  • 2:43 - 2:45
    Điều gây bất ngờ lớn nhất
  • 2:45 - 2:47
    là sóng điện thoại trong rừng.
  • 2:47 - 2:50
    Điện thoại hoạt động tốt
    ở giữa nơi hẻo lánh ấy,
  • 2:50 - 2:53
    một nơi cách con đường gần nhất
    hàng trăm cây số.
  • 2:53 - 2:57
    Điện thì không có,
    nhưng sóng điện thoại rất tốt.
  • 2:57 - 2:59
    Người trong thị trấn truy cập
    Facebook suốt,
  • 2:59 - 3:01
    hay lướt web trên điện thoại,
  • 3:01 - 3:04
    và điều này làm tôi nảy ra ý tưởng
  • 3:04 - 3:06
    về cách sử dụng âm thanh trong rừng
  • 3:06 - 3:09
    tự động lọc ra tiếng máy cưa,
  • 3:09 - 3:11
    bởi vì con người
    không nghe thấy,
  • 3:11 - 3:12
    rồi gửi thông báo.
  • 3:12 - 3:15
    Nhưng bạn lại phải treo
    thiết bị lên cây.
  • 3:15 - 3:18
    Nếu chúng ta có thiết bị
    "nghe" âm thanh trong khu rừng,
  • 3:18 - 3:21
    kết nối với điện thoại,
  • 3:21 - 3:23
    rồi gửi thông báo cho chúng ta,
  • 3:23 - 3:26
    có thể vấn đề sẽ được giải quyết.
  • 3:26 - 3:30
    Nhưng hãy nói về việc
    bảo vệ rừng một chút nào,
  • 3:30 - 3:33
    bởi vì có lẽ các bạn cũng nghe
    về vấn đề này mãi rồi.
  • 3:33 - 3:36
    Thế hệ chúng tôi được nghe về
    việc bảo vệ rừng
  • 3:36 - 3:38
    từ khi còn bé,
  • 3:38 - 3:40
    và có vẻ như nhiệm vụ ấy
    vẫn còn đến ngày nay.
  • 3:40 - 3:43
    Chúng ta cần bảo vệ rừng,
    điều này rất cấp thiết,
  • 3:43 - 3:46
    Ngày hôm qua
    nhiều sân bóng đá bị phá huỷ,
  • 3:46 - 3:49
    nhưng hôm nay,
    rừng chỉ còn có một nửa,
  • 3:49 - 3:53
    và chúng ta còn gặp nhiều vấn đề
    cấp bách hơn, như biến đổi khí hậu.
  • 3:53 - 3:57
    Thực ra, có một điều tôi đã không nhận ra:
  • 3:57 - 4:00
    Nạn phá rừng gây ra
    hiệu ứng nhà kính nhiều hơn
  • 4:00 - 4:04
    tất cả máy bay, tàu hoả, xe cộ
    và tàu thuyền trên thế giới cộng lại.
  • 4:04 - 4:07
    Nó là nguyên nhân lớn thứ hai
    dẫn đến biến đổi khí hậu.
  • 4:07 - 4:10
    Thêm vào đó, theo Interpol,
  • 4:10 - 4:13
    90% việc chặt rừng nhiệt đới
  • 4:13 - 4:17
    là trái phép, giống như vụ việc
    chúng tôi đã chứng kiến.
  • 4:17 - 4:21
    Vậy nếu chúng ta có thể hỗ trợ
    kiểm lâm thi hành nhiệm vụ,
  • 4:21 - 4:25
    ta có thể giảm được 17%
    một con số đáng kể
  • 4:25 - 4:28
    và đạt được hiệu quả cao
    trong thời gian ngắn.
  • 4:28 - 4:33
    Đây có thể là cách rẻ nhất, nhanh nhất
    để giải quyết biến đổi khí hậu.
  • 4:33 - 4:35
    Và sau đây là thiết bị
    chúng ta nghĩ ra.
  • 4:35 - 4:36
    Trông rất hiện đại.
  • 4:36 - 4:39
    Khi có tiếng cưa trong rừng,
  • 4:39 - 4:41
    thiết bị sẽ phát hiện
  • 4:41 - 4:44
    và gửi thông báo qua
    mạng lưới GSM sẵn có
  • 4:44 - 4:47
    tới một nhân viên trong khu vực,
  • 4:47 - 4:49
    anh ta sẽ có mặt lập tức
    và ngăn việc chặt rừng.
  • 4:49 - 4:53
    Sẽ không còn việc đi tìm cây bị chặt.
  • 4:53 - 4:55
    Sẽ không còn việc
    nhận ra từ vệ tinh một cây
  • 4:55 - 4:57
    giữa một khu vực đã bị chặt phá.
  • 4:57 - 4:59
    Chúng ta sẽ can thiệp trực tiếp.
  • 5:00 - 5:02
    Tôi đã nói đây là biện pháp
    kinh tế nhất và nhanh nhất,
  • 5:02 - 5:05
    nhưng thực tế thì ý tưởng
    đã không thực hiện được,
  • 5:05 - 5:07
    nên có thể việc này cũng
    không rẻ và nhanh cho lắm.
  • 5:07 - 5:11
    Nhưng nếu thiết bị được gắn lên cây
    là điện thoại di động,
  • 5:11 - 5:12
    giá thành có thể sẽ khá thấp.
  • 5:12 - 5:16
    Dị động bị vứt đi phải đến
    hàng trăm triệu cái mỗi năm,
  • 5:16 - 5:19
    hàng trăm triệu đó
    chỉ tính riêng ở Mĩ,
  • 5:19 - 5:22
    mặc dù đúng là chúng ta
    nên tính cả các nước khác nữa,
  • 5:22 - 5:24
    nhưng điện thoại rất tuyệt vời.
  • 5:24 - 5:26
    Chúng có bộ cảm biến.
  • 5:26 - 5:28
    Chúng có thể
    "nghe" được tiếng rừng.
  • 5:28 - 5:29
    Tất nhiên chúng cần được bảo vệ.
  • 5:29 - 5:32
    Ta phải cho di động
    vào một cái hộp thế này,
  • 5:32 - 5:33
    và ta cũng phải
    nạp pin cho chúng nữa.
  • 5:33 - 5:36
    Năng lượng là một
    thử thách kĩ thuật khó nhằn
  • 5:36 - 5:37
    mà chúng ta phải đương đầu,
  • 5:37 - 5:40
    bởi nạp năng lượng cho di động
    treo trên cành cây,
  • 5:40 - 5:42
    ví dụ dùng như năng lượng mặt trời,
  • 5:42 - 5:44
    đã từng là một câu hỏi khó,
  • 5:44 - 5:47
    Đây là một thiết bị năng lượng mặt trời
  • 5:47 - 5:51
    được tái chế từ chất thải công nghiệp.
  • 5:51 - 5:54
    Đây là những mảnh rời rạc ban đầu.
  • 5:54 - 5:57
    Tôi đã ghép chúng lại với nhau
  • 5:57 - 5:59
    trong nhà xe của bố mẹ.
  • 5:59 - 6:02
    Rất cảm ơn bố mẹ đã cho phép tôi
    làm việc trong đó.
  • 6:02 - 6:06
    Như các bạn thấy,
    đây là thiết bị khi đã treo lên cây.
  • 6:06 - 6:10
    Có thể các bạn sẽ thấy nó
    được che giấu khá kĩ
  • 6:10 - 6:12
    tít cao trên cây.
  • 6:12 - 6:15
    Điều này khá quan trọng,
    bởi dù chúng có thu được tiếng cưa
  • 6:15 - 6:17
    trong bán kính 1km,
  • 6:17 - 6:19
    giúp chúng hoạt động
    trong khoảng 3 km vuông,
  • 6:19 - 6:22
    thì nếu có người muốn dỡ chúng xuống,
    cả khu vực sẽ không còn được bảo vệ.
  • 6:23 - 6:26
    Vậy thiết bị này có hiệu quả không?
  • 6:26 - 6:29
    Để kiểm tra,
    chúng tôi đưa nó đến Indonesia
  • 6:29 - 6:31
    không phải ở chỗ cũ nữa
    mà là một chỗ mới,
  • 6:31 - 6:33
    một khu bảo tồn vượn khác
  • 6:33 - 6:36
    cũng là nạn nhân
    của chặt phá rừng trái phép.
  • 6:37 - 6:40
    Ngay trong ngày thứ hai hoạt động,
    nó đã thu được tiếng ồn từ máy cưa.
  • 6:40 - 6:43
    Chúng tôi nhận được thông báo ngay.
  • 6:43 - 6:44
    Tôi nhận được e-mail
    trên điện thoại.
  • 6:44 - 6:48
    Thực ra lúc đó chúng tôi
    vừa trèo từ tán cây xuống đất.
  • 6:48 - 6:50
    Mọi người còn đang hút thuốc
  • 6:50 - 6:53
    thì tôi nhận được e-mail,
    và rồi tất cả mọi người im lặng,
  • 6:53 - 6:55
    thực ra bạn có thể
    nghe thấy tiếng máy cưa
  • 6:55 - 6:57
    rất rất nhỏ,
  • 6:57 - 6:59
    nhưng đã không ai để ý
    cho đến lúc đó.
  • 6:59 - 7:02
    Chúng tôi khởi hành ngay
    để ngăn chặn việc chặt rừng.
  • 7:02 - 7:04
    Lúc đấy tôi khá là hồi hộp.
  • 7:04 - 7:08
    Rồi chúng tôi đến gần hơn
    với vị trí đám lâm tặc.
  • 7:08 - 7:11
    Lúc đó tôi đang hơi nản
  • 7:11 - 7:13
    nản với toàn bộ công việc ấy.
  • 7:13 - 7:16
    Tôi không biết bên kia đồi có gì.
  • 7:16 - 7:18
    Anh kiểm lâm dũng cảm hơn tôi.
  • 7:18 - 7:22
    Anh ấy đi qua đồi,
    nên tôi cũng phải theo,
  • 7:22 - 7:24
    Anh ấy đã thành công,
  • 7:24 - 7:28
    và dừng việc chặt cây ngay.
  • 7:28 - 7:29
    Những người chặt cây
    thực sự bị bất ngờ,
  • 7:29 - 7:32
    vì trước đây chưa bao giờ
    họ bị gián đoạn cả.
  • 7:32 - 7:34
    Sự kiện có lẽ đã tác động
    nhiều đến họ,
  • 7:34 - 7:37
    sau đó họ đã không bao giờ
    quay lại chặt rừng nữa.
  • 7:37 - 7:38
    Thực ra họ đều là những người tốt.
  • 7:38 - 7:41
    Họ đã cho chúng tôi biết
    việc chặt rừng thực sự như thế nào,
  • 7:41 - 7:43
    và làm chúng tôi hiểu rõ:
  • 7:43 - 7:45
    nếu bạn xuất hiện đúng lúc
    và yêu cầu dừng việc chặt phá rừng,
  • 7:45 - 7:50
    họ có thể sẽ không bao giờ
    dám quay lại nữa.
  • 7:50 - 7:51
    Như vậy...
  • 7:51 - 7:56
    Cảm ơn các bạn.
  • 7:58 - 8:01
    Việc này được biết rộng rãi có thể do
    chúng tôi đã kể với nhiều người,
  • 8:01 - 8:05
    và thực ra một vài
    điều kì diệu đã xảy ra.
  • 8:05 - 8:09
    Nhiều người trên khắp thế giới
    gửi e-mail hay gọi điện cho chúng tôi.
  • 8:09 - 8:11
    Chúng tôi nhận ra rằng ở châu Á,
  • 8:11 - 8:13
    châu Phi hay Nam Mĩ,
  • 8:13 - 8:15
    mọi người sử dụng
    giải pháp này rất hiệu quả
  • 8:15 - 8:17
    và điều quan trọng nhát,
  • 8:17 - 8:19
    chúng tôi nhận ra: điều mà chúng tôi
    tưởng là đặc biệt trong khu rừng,
  • 8:19 - 8:22
    sóng di động khoẻ
  • 8:22 - 8:24
    thực ra lại không có gì lạ,
  • 8:24 - 8:27
    đặc biệt là ở bìa rừng,
    nơi bị đe doạ nhiều nhất.
  • 8:27 - 8:30
    Sau đó lại có kì tích xảy ra:
  • 8:30 - 8:33
    mọi người bắt đầu gửi
    điện thoại di động cũ cho chúng tôi.
  • 8:33 - 8:35
    Vì vậy hiện tại chúng tôi
    có cả một hệ thống,
  • 8:35 - 8:39
    trong đó con người là nhân tố có sẵn,
  • 8:39 - 8:42
    vừa sử dụng vừa cải thiện
    việc kết nối đang có,
  • 8:42 - 8:44
    chúng tôi cũng tận dụng
    những chiếc di động được gửi đến
  • 8:44 - 8:46
    từ khắp nơi trên thế giới
  • 8:46 - 8:49
    Nhiều người muốn những chiếc điện thoại
    vẫn còn tác dụng sau khi bị thải ra
  • 8:49 - 8:50
    Như vậy,
  • 8:50 - 8:53
    nếu những phần còn lại của
    thiết bị đều tái chế được,
  • 8:53 - 8:55
    nó sẽ trở thành một thiết bị
    hoàn toàn dùng lại được.
  • 8:55 - 8:59
    Một lần nữa, điều này không bắt nguồn
    từ bất kì ý tưởng công nghệ phức tạp nào.
  • 8:59 - 9:01
    Nó chỉ đơn thuần là
    tận dụng những gì sẵn có,
  • 9:01 - 9:04
    và tôi tin rằng,
    nếu không phải điện thoại,
  • 9:04 - 9:07
    nếu không có đủ tài nguyên sẵn.
  • 9:07 - 9:08
    bạn vẫn có thể xây dựng
    biện pháp tương tự
  • 9:08 - 9:11
    mà phù hợp với từng hoàn cảnh.
  • 9:11 - 9:13
    Xin trân trọng cảm ơn.
  • 9:13 - 9:17
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Cái gì có thể cứu rừng nhiệt đới? Điện thoại di động cũ
Speaker:
Topher White
Description:

Trong rừng già có cả tiếng líu lo của chim, tiếng vo vo của ve sầu, tiếng hú của vượn. Nhưng làm nền cho những âm thanh đa dạng ấy là tiếng cưa gỗ liên tục do lâm tặc tạo ra. Kĩ sư Topher White chia sẻ một phương thức đơn giản, hữu hiệu ngăn chặn nạn chặt phá rừng bừa bãi - bắt đầu từ chính chiếc di động cũ của bạn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:30

Vietnamese subtitles

Revisions