Return to Video

Rối loạn lưỡng cực là gì? - Helen M. Farrell

  • 0:07 - 0:09
    Rối loạn lưỡng cực (RLLC) là gì?
  • 0:09 - 0:13
    Lưỡng cực có nghĩa là hai cực.
  • 0:13 - 0:17
    Với hàng triệu người đang chống chọi
    với RLLC trên thế giới,
  • 0:17 - 0:20
    cuộc sống là sự phân tách
    giữa hai thực tại rất khác nhau -
  • 0:20 - 0:23
    hưng phấn và trầm cảm.
  • 0:23 - 0:26
    Mặc dù có rất nhiều biến thể RLLC,
  • 0:26 - 0:28
    bài học này sẽ đề cập đến hai dạng.
  • 0:28 - 0:32
    Loại 1 có những giai đoạn hưng phấn tột độ
    bên cạnh các giai đoạn trầm cảm,
  • 0:32 - 0:37
    còn Loại 2 gồm các giai đoạn
    hưng phấn ngắn và ít dữ dội hơn
  • 0:37 - 0:40
    xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm dài.
  • 0:40 - 0:43
    Với những người bấp bênh
    giữa các trạng thái cảm xúc,
  • 0:43 - 0:48
    họ dường như không thể tìm được
    sự cân bằng cần thiết để sống khỏe mạnh.
  • 0:48 - 0:52
    Giai đoạn hưng phấn tột độ của Loại 1
    được gọi là các giai đoạn hưng cảm,
  • 0:52 - 0:57
    và chúng có thể khiến một người
    cảm thấy từ khó chịu tới vô hình.
  • 0:57 - 1:01
    Nhưng những giai đoạn phấn chấn này
    vượt quá cảm xúc vui vẻ thông thường,
  • 1:01 - 1:04
    gây ra những triệu chứng rối loạn
    như suy nghĩ dồn dập,
  • 1:04 - 1:05
    mất ngủ,
  • 1:05 - 1:07
    nói nhanh,
  • 1:07 - 1:08
    hành động bốc đồng,
  • 1:08 - 1:10
    và các hành vi liều lĩnh.
  • 1:10 - 1:13
    Nếu không trị, các giai đoạn này
    sẽ xảy ra thường hơn,
  • 1:13 - 1:14
    dữ dội hơn,
  • 1:14 - 1:16
    và mất nhiều thời gian hơn
    để giảm cường độ.
  • 1:16 - 1:21
    Giai đoạn trầm cảm của RLLC
    có nhiều biểu hiện khác nhau -
  • 1:21 - 1:22
    tâm trạng chán nản,
  • 1:22 - 1:24
    ngày càng ít hứng thú với các sở thích,
  • 1:24 - 1:25
    thay đổi khẩu vị,
  • 1:25 - 1:28
    cảm thấy vô dụng hoặc cực kỳ tội lỗi,
  • 1:28 - 1:30
    ngủ quá nhiều hoặc quá ít,
  • 1:30 - 1:32
    bồn chồn hoặc chậm chạp,
  • 1:32 - 1:36
    hay thường xuyên suy nghĩ
    về việc về tự tử.
  • 1:36 - 1:38
    Trên thế giới,
    có khoảng 1-3% người trưởng thành
  • 1:38 - 1:44
    có nhiều triệu chứng khác nhau
    là biểu hiện của chứng RLLC.
  • 1:44 - 1:47
    Phần lớn trong số họ là
    những người có đóng góp cho xã hội,
  • 1:47 - 1:50
    có cuộc sống, những sự lựa chọn,
    và các mối quan hệ
  • 1:50 - 1:52
    không hề bị chứng rối loạn chi phối,
  • 1:52 - 1:56
    nhưng, với rất nhiều người,
    hậu quả của RLLC là vô cùng nghiêm trọng.
  • 1:56 - 1:59
    Căn bệnh này có thể ảnh hưởng tiêu cực
    tới chất lượng học tập và làm việc,
  • 1:59 - 2:01
    các mối quan hệ,
  • 2:01 - 2:02
    tài chính,
  • 2:02 - 2:05
    và sự an toàn cá nhân.
  • 2:05 - 2:08
    Vậy đâu là nguyên nhân của RLLC?
  • 2:08 - 2:13
    Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố chủ chốt
    chính là hệ thần kinh phức tạp của não bộ.
  • 2:13 - 2:16
    Các bộ não khỏe mạnh duy trì
    kết nối chặt chẽ giữa các tế bào thần kinh
  • 2:16 - 2:19
    nhờ có nỗ lực không ngừng của não
    trong việc tự giảm thiểu
  • 2:19 - 2:25
    và loại bỏ các kết nối tế bào thần kinh
    không hoạt động hoặc bị lỗi.
  • 2:25 - 2:29
    Quá trình này rất quan trọng vì đường
    truyền thần kinh đóng vai trò là bản đồ
  • 2:29 - 2:31
    trong tất cả mọi việc ta làm.
  • 2:31 - 2:34
    Sử dụng phương pháp
    chụp cộng hưởng từ chức năng,
  • 2:34 - 2:38
    các nhà khoa học đã phát hiện ra
    khả năng giảm thiểu của não bị phá vỡ
  • 2:38 - 2:41
    với những ai mắc RLLC.
  • 2:41 - 2:43
    Nghĩa là các tế bào thần kinh của họ
    bị rối loạn
  • 2:43 - 2:46
    và tạo ra một hệ thống
    không thể định hướng được.
  • 2:46 - 2:49
    Do được chỉ dẫn
    chỉ bằng những dấu hiệu khó hiểu,
  • 2:49 - 2:54
    những người mắc RLLC
    có những suy nghĩ và hành vi khác thường.
  • 2:54 - 2:56
    Thêm đó, các triệu chứng loạn thần
  • 2:56 - 2:58
    như nói năng và hành xử lộn xộn,
  • 2:58 - 2:59
    suy nghĩ ảo tưởng,
  • 2:59 - 3:00
    hoang tưởng,
  • 3:00 - 3:02
    và ảo giác
  • 3:02 - 3:06
    có thể xuất hiện
    trong các giai đoạn RLLC tột độ.
  • 3:06 - 3:11
    Điều này là do thừa chất dẫn truyền
    thần kinh gọi là dopamine.
  • 3:11 - 3:17
    Nhưng không kể đến nghiên cứu này,
    không thể tìm căn nguyên duy nhất của RLLC
  • 3:17 - 3:20
    Trong thực tế, đây là một vấn đề phức tạp.
  • 3:20 - 3:23
    Ví dụ, hạch hạnh nhân của não
    liên quan đến sự tư duy,
  • 3:23 - 3:25
    trí nhớ dài hạn,
  • 3:25 - 3:27
    và hình thành cảm xúc.
  • 3:27 - 3:31
    Trong khu vực này của não, yếu tố đa dạng
    như di truyền học và chấn thương tâm lý
  • 3:31 - 3:37
    có thể gây ra sự bất thường
    và các triệu chứng RLLC.
  • 3:37 - 3:39
    Tình trạng này thường
    di truyền gia đình,
  • 3:39 - 3:42
    vì vậy ta biết được rằng
    di truyền học liên quan nhiều đến nó.
  • 3:42 - 3:45
    Nhưng cũng không có nghĩa là
    có một gen lưỡng cực.
  • 3:45 - 3:49
    Trên thực tế, khả năng RLLC xuất hiện
  • 3:49 - 3:52
    là do sự tương tác giữa nhiều gen
  • 3:52 - 3:56
    trong một cách thức phức tạp
    mà chúng ta vẫn đang cố gắng để hiểu được.
  • 3:56 - 3:57
    Các nguyên nhân đều phức tạp,
  • 3:57 - 4:02
    và vì vậy, việc chẩn đoán và sống chung
    với RLLC là một thách thức.
  • 4:02 - 4:05
    Tuy nhiên, chứng bệnh này
    có thể kiểm soát được.
  • 4:05 - 4:10
    Một số loại thuốc như lithium có thể giúp
    kiểm soát các suy nghĩ hành vi liều lĩnh
  • 4:10 - 4:12
    bằng cách làm ổn định tâm trạng.
  • 4:12 - 4:18
    Thuốc ổn định tâm trạng hoạt động cách
    giảm các hoạt động bất thường trong não,
  • 4:18 - 4:21
    từ đó tăng cường
    các kết nối thần kinh vững chắc.
  • 4:21 - 4:24
    Các loại thuốc thường được sử dụng khác
    gồm thuốc chống loạn thần,
  • 4:24 - 4:27
    làm thay đổi tác động của dopamine,
  • 4:27 - 4:29
    và liệu pháp sốc điện,
  • 4:29 - 4:33
    hoạt động như cơn kịch phát
    được kiểm soát cẩn trọng trong não bộ,
  • 4:33 - 4:36
    đôi khi được sử dụng
    trong điều trị khẩn cấp.
  • 4:36 - 4:38
    Một số bệnh nhân lưỡng cực
    từ chối điều trị
  • 4:38 - 4:40
    vì lo ngại rằng
    việc này khiến họ cảm thấy u uất
  • 4:40 - 4:42
    và phá hủy sự sáng tạo của họ.
  • 4:42 - 4:46
    Nhưng tâm thần học
    luôn chủ động cố gắng để tránh điều đó.
  • 4:46 - 4:50
    Ngày nay, bác sĩ làm việc với bệnh nhân
    theo từng ca bệnh cụ thể
  • 4:50 - 4:53
    để quản lý việc kết hợp giữa
    các phương pháp điều trị và các liệu pháp
  • 4:53 - 4:57
    cho phép họ có thể sống
    với tiềm năng trọn vẹn nhất có thể.
  • 4:57 - 5:00
    Và trên cả điều trị, người mắc RLLC
    có thể được hưởng lợi ích
  • 5:00 - 5:02
    thậm chí từ những thay đổi đơn giản hơn.
  • 5:02 - 5:04
    Bao gồm thể dục thường xuyên,
  • 5:04 - 5:05
    thói quen ngủ tốt,
  • 5:05 - 5:08
    sử dụng thuốc và bia rượu điều độ,
  • 5:08 - 5:12
    và nhất là sự chấp nhận và thấu hiểu
    từ gia đình và bạn bè.
  • 5:12 - 5:16
    Hãy nhớ rằng,
    RLLC là một tình trạng bệnh,
  • 5:16 - 5:17
    chứ không phải lỗi của một người,
  • 5:17 - 5:19
    hay toàn bộ đặc tính của họ,
  • 5:19 - 5:21
    và đó là thứ có thể kiểm soát được
  • 5:21 - 5:24
    qua sự kết hợp giữa các biện pháp
    điều trị y học bên trong,
  • 5:24 - 5:29
    cùng với sự chấp nhận và thấu hiểu
    từ bạn bè, gia đình
  • 5:29 - 5:32
    và sự tự lực trong việc tạo sức mạnh
    từ chính những người mắc RLLC
  • 5:32 - 5:36
    để tìm tới sự cân bằng
    trong cuộc sống của chính mình.
Title:
Rối loạn lưỡng cực là gì? - Helen M. Farrell
Speaker:
Helen M. Farrell
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/what-is-bipolar-disorder-helen-m-farrell

Từ "lưỡng cực" có nghĩa là ''hai cực''. Đối với hàng triệu người mắc rối loạn lưỡng cực trên thế giới, cuộc sống là sự phân tách giữa hai thực tại rất khác nhau: hưng và trầm cảm. Vậy nguyên nhân của chứng rối loạn này là gì? Và liệu nó có thể được chữa trị không? Helen M. Farrell mô tả trong bài học này nguyên nhân gốc rễ và các biện pháp điều trị rối loạn lưỡng cực.

Bài học từ Helen M. Farrell, minh họa bởi Uncle Ginger.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:58
Michelle Mehrtens edited Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Ai Van Tran approved Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Retired user accepted Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Retired user edited Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Hồng Linh Nguyễn edited Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Hồng Linh Nguyễn edited Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Linndy V edited Vietnamese subtitles for What is bipolar disorder?
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions