Return to Video

Nghệ thuật của việc gây ấn tượng — trong thiết kế và trong cuộc sống

  • 0:04 - 0:06
    Blah blah blah blah blah.
  • 0:06 - 0:08
    Blah blah blah blah,
  • 0:08 - 0:11
    blah blah, blah blah blah blah blah blah.
  • 0:11 - 0:13
    Blah blah blah, blah.
  • 0:15 - 0:17
    Tôi vừa nói cái quái gì vậy?
  • 0:17 - 0:21
    Dĩ nhiên các bạn không biết.
    vì các bạn không thể hiểu được.
  • 0:21 - 0:24
    Nó không rõ ràng.
  • 0:24 - 0:28
    Nhưng hy vọng cách nói kiên quyết vừa rồi
  • 0:28 - 0:31
    chí ít cũng khiến lời nói thêm phần quyến rũ bí ẩn.
  • 0:33 - 0:36
    Vậy nên rõ ràng hay bí ẩn?
  • 0:36 - 0:40
    Đó là 2 yếu tố cần cân bằng trong
    công việc thiết kế đồ họa của tôi.
  • 0:40 - 0:45
    cũng như trong cuộc sống,
    khi là dân New York
  • 0:45 - 0:47
    hàng ngày,
  • 0:47 - 0:51
    có hai yếu tố khiến tôi mê mẩn.
  • 0:51 - 0:53
    Hãy xem 1 ví dụ.
  • 0:53 - 0:57
    Có bao nhiêu người biết đây là gì?
  • 1:00 - 1:05
    Vậy, bây giờ thì có ai biết không?
  • 1:06 - 1:12
    Thôi được. Nhờ có thêm 2 đường nét khéo léo
    của thiên tài Charles M. Schulz,
  • 1:12 - 1:15
    ta có được 7 nét khỏe khoắn
    mà tổng thể truyền đạt
  • 1:15 - 1:19
    tạo được một thực thể đầy cảm xúc,
  • 1:19 - 1:22
    làm say mê cả trăm triệu
    người hâm mộ.
  • 1:22 - 1:24
    trong hơn 50 năm qua.
  • 1:24 - 1:26
    Đây là bìa của một quyển sách
  • 1:26 - 1:30
    tôi đã thiết kế, quyển sách về Schulz,
    và nghệ thuật của ông,
  • 1:30 - 1:32
    sẽ được xuất bản mùa thu năm nay,
  • 1:32 - 1:34
    và đây là toàn bộ bìa sách.
  • 1:34 - 1:39
    Không hề có thêm một yếu tố chữ
    hay thông tin đồ họa nào,
  • 1:39 - 1:43
    và tên của quyển sách là
    "Chỉ Những Gì Cần Thiết."
  • 1:43 - 1:49
    Ví dụ này tượng trưng cho những
    quyết định tôi phải đưa ra mỗi ngày
  • 1:49 - 1:53
    về những thiết kế mà tôi cảm thụ,
  • 1:53 - 1:55
    và những thiết kể mà tôi tạo ra.
  • 1:56 - 1:57
    Vậy sự rõ ràng là?
  • 1:57 - 1:59
    Sự rõ ràng là luận điểm trực tiếp.
  • 1:59 - 2:03
    Thô, thật thà, thẳng thắn.
  • 2:04 - 2:07
    Ta tự hỏi mình điều này.
    ["Khi nào ta cần rõ ràng?"]
  • 2:07 - 2:13
    Những sơ đồ như thế này,
    dù ta có đọc được hay không,
  • 2:13 - 2:16
    cũng cần phải rất, rất rõ ràng.
  • 2:16 - 2:18
    Phải không?
  • 2:21 - 2:27
    Đây là 1 ví dụ tôi thích gần đầy
    về sự rõ ràng trong thành phố,
  • 2:27 - 2:32
    chủ yếu vì tôi rất hay trễ giờ,
    nên tôi luôn phải vội vàng.
  • 2:33 - 2:39
    Khi những bảng đếm lùi này xuất hiện
    vài năm trước tại các ngã tư,
  • 2:39 - 2:43
    tôi thấy rất hài lòng,
    vì giờ đây tôi đã biết
  • 2:43 - 2:46
    mình có bao nhiêu giây
    để qua đường
  • 2:46 - 2:49
    trước khi bị xe tông.
  • 2:49 - 2:51
    6 giây? Tôi có thể làm được.
  • 2:53 - 2:57
    Còn bây giờ hãy xét đến
    mặt đối lập của sự rõ ràng,
  • 2:57 - 3:01
    và đó chính là sự bí ẩn.
  • 3:01 - 3:06
    Sự bí ẩn thì phức tạp hơn nhiều
    trong định nghĩa của nó.
  • 3:06 - 3:10
    Sự bí ẩn cần được giải mã,
  • 3:10 - 3:13
    và khi bí ẩn quá quyến rũ,
    ta sẽ rất hứng thú giải mã.
  • 3:13 - 3:14
    ["Khi nào ta trở nên bí ẩn?"]
  • 3:14 - 3:20
    Vào Thế chiến II, người Đức
    rất muốn giải mã ghi chép này.
  • 3:20 - 3:23
    và họ không làm được.
  • 3:23 - 3:26
    Đây là một mẫu thiết kế
    tôi đã thực hiện gần đây
  • 3:26 - 3:28
    cho quyển tiểu thuyết của Haruki Murakami,
  • 3:28 - 3:31
    tác giả mà tôi đã thiết kế bìa
    qua hơn 20 năm nay,
  • 3:31 - 3:37
    và đây là tiểu thuyết về một thanh niên
    cùng 4 người bạn thân,
  • 3:37 - 3:41
    nhưng bất chợt, sau năm đầu đại học,
  • 3:41 - 3:44
    họ bất ngờ ngắt liên lạc với anh
    mà không một lời giải đáp,
  • 3:44 - 3:46
    khiến anh rất tổn thương.
  • 3:46 - 3:51
    Tên của những người bạn này
    hàm ý liên quan đến màu sắc trong tiếng Nhật.
  • 3:51 - 3:56
    Anh Đỏ, anh Xanh Lam,
    chị Trắng, và chị Đen.
  • 3:57 - 4:00
    Tên của chàng thanh niên, Tsukuru Tazaki,
    chẳng liên quan đến màu nào,
  • 4:00 - 4:05
    vì vậy biệt hiệu của anh là Không Màu,
    và khi nhìn lại tình bạn của 5 người,
  • 4:05 - 4:08
    Anh chàng cảm thấy mỗi người họ
    như 5 ngón tay trên một bàn tay.
  • 4:08 - 4:12
    Vì vậy tôi đã diễn tả ý niệm
    khá trừu tượng này.
  • 4:12 - 4:16
    Nhưng còn nhiều điều ẩn sau
    bề mặt của câu chuyện,
  • 4:16 - 4:21
    Cũng như còn nhiều điều bí ẩn
    đằng sau bìa sách này.
  • 4:21 - 4:26
    4 ngón tay giờ đây thể hiện
    4 tuyến tàu cao tốc
  • 4:26 - 4:28
    trong hệ thống ngầm ở Tokyo,
  • 4:28 - 4:30
    đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện.
  • 4:31 - 4:34
    Và ở đây là tuyến tàu Không Màu
  • 4:34 - 4:36
    lần lượt cắt các tuyến tàu khác,
  • 4:36 - 4:39
    chủ yếu là hành động của chàng thanh niên
    trong câu chuyện.
  • 4:39 - 4:41
    Anh lần lượt tìm đến từng người bạn cũ của mình
  • 4:41 - 4:44
    để tìm hiểu vì sao họ đã đối xử với anh như vậy.
  • 4:44 - 4:49
    Và đây là sản phẩm 3D thực tế
  • 4:49 - 4:51
    trên bàn làm việc của tôi,
  • 4:51 - 4:56
    và điều tôi mong đợi là
    các bạn sẽ cảm thấy tò mò
  • 4:56 - 4:59
    với hình thù bí ẩn của nó,
  • 4:59 - 5:02
    và muốn đọc quyển sách này
  • 5:02 - 5:07
    để giải mã và tìm hiểu kĩ hơn vì sao
    nó có hình dáng như vậy.
  • 5:08 - 5:10
    ["Thổ ngữ thị giác"]
  • 5:10 - 5:14
    Đây là cách sử dụng
    một loại bí ẩn quen thuộc hơn.
  • 5:14 - 5:16
    Điều này nghĩa là sao?
  • 5:16 - 5:19
    Là thế này.
    ["Khiến thứ này trông như thứ khác"]
  • 5:19 - 5:23
    Thổ ngữ thị giác là cách ta quen
    nhìn nhận một vật thể nhất định
  • 5:23 - 5:28
    được áp dụng cho một vật thể khác,
    cho ta một cách nhìn nhận khác.
  • 5:28 - 5:32
    Đây là phương thức tôi muốn sử dụng
    cho một tuyển tập của David Sedaris
  • 5:32 - 5:35
    với nhan đề này.
    ["Mọi Vẻ Đẹp Bạn Cần Trên Đời"]
  • 5:35 - 5:39
    Thử thách đặt ra là: Nhan đề này
    chẳng có ý nghĩa gì cả.
  • 5:39 - 5:43
    Một mệnh đề không liên quan
    đến bất kì bài viết nào trong sách.
  • 5:43 - 5:48
    Chỉ là một câu nói mà
    bạn trai tác giả bắt gặp trong mơ.
  • 5:48 - 5:54
    Bạn cũng hiểu rồi đó...
    Cho nên, thường ngày khi thiết kế
  • 5:54 - 5:58
    tôi có thể lấy cảm hứng từ chữ,
    nhưng chữ thì chỉ có thế này thôi.
  • 5:58 - 6:02
    Một tiêu đề bí ẩn và vô nghĩa
    là tất cả những gì tôi có.
  • 6:02 - 6:05
    Nên tôi đã thử suy nghĩ:
  • 6:05 - 6:11
    Ta thường thấy những từ ngữ có vẻ
    thần bí nhưng thực chất vô nghĩa ở đâu?
  • 6:11 - 6:13
    Và dĩ nhiên, không lâu sau đó,
  • 6:13 - 6:17
    sau một buổi ăn tối với món Trung Quốc,
  • 6:17 - 6:23
    vật này đã xuất hiện, và tôi nghĩ,
    "Ồ, đây rồi, ý tưởng tuôn trào!"
  • 6:23 - 6:29
    Tôi luôn thích thú với lời ngụ ý bí hiểm
    trong mấy cái bánh quy tiên đoán,
  • 6:29 - 6:32
    thường có vẻ rất sâu sắc,
  • 6:32 - 6:36
    nhưng nghĩ kĩ thì... chẳng có nghĩa gì.
  • 6:36 - 6:42
    "Chẳng ai biết sẽ lợi được gì khi
    ta phớt lờ tương lai"
  • 6:43 - 6:45
    Thấy chưa?
  • 6:45 - 6:51
    Nhưng ta có thể dùng 'thổ ngữ thị giác'
    này để áp dụng cho ông Sedaris,
  • 6:51 - 6:57
    vì ta quá quen thuộc với hình ảnh
    bánh quy tiên tri rồi,
  • 6:57 - 6:59
    ta chẳng cần thấy hình ảnh
    chiếc bánh để nhận biết.
  • 6:59 - 7:02
    Ta chỉ cần thấy hình ảnh ngộ nghĩnh
  • 7:02 - 7:04
    và biết ta yêu thích David Sedaris,
  • 7:04 - 7:07
    và ta hy vọng đây sẽ là
    một quyển sách cực thú vị.
  • 7:08 - 7:11
    ["'Kẻ Lừa Đảo' của David Rakoff"]
    David Rakoff là một nhà văn tuyệt vời
  • 7:11 - 7:14
    Và anh gọi quyển sách đầu tiên
    của mình là "Kẻ Lừa Đảo"
  • 7:14 - 7:18
    Vì anh được giao cho những
    bài viết tạp chí
  • 7:18 - 7:21
    buộc anh phải làm những điều
    không phù hợp khả năng.
  • 7:21 - 7:23
    Tưởng tượng anh là một gã
    thành thị gầy còm
  • 7:23 - 7:27
    nhưng tạp chí GQ lại gửi anh
    đến sông Colorado
  • 7:27 - 7:30
    Để chèo thuyền vượt thác,
    xem anh sống sót ra sao.
  • 7:31 - 7:35
    Và anh đã viết về những sự kiện này,
    việc anh cảm thấy mình lừa dối
  • 7:35 - 7:37
    và không phải bản thân mình.
  • 7:37 - 7:42
    Do đó, tôi muốn bìa quyển sách này
    cũng lừa dối về bản thân nó
  • 7:42 - 7:47
    đồng thời tôi muốn thể hiện
    phản xạ của người đọc.
  • 7:47 - 7:50
    Ý tưởng này dẫn tôi đến graffiti.
  • 7:50 - 7:52
    Tôi rất thích tranh đường phố (graffiti).
  • 7:52 - 7:55
    Tôi nghĩ ai sống trong môi trường đô thị
  • 7:55 - 7:59
    đều bắt gặp graffiti ở mọi nơi,
    đủ loại khác nhau.
  • 7:59 - 8:03
    Tôi chụp tấm ảnh này
    ở Lower East Side (tên một địa danh)
  • 8:03 - 8:05
    chỉ là một máy biến áp bên vệ đường
  • 8:05 - 8:07
    với đủ loại graffiti trên đó.
  • 8:07 - 8:13
    Dù bạn nhìn vào đây và nghĩ
    "Ôi nghệ thuật đô thị thật đáng yêu"
  • 8:13 - 8:17
    hay bạn sẽ phản ứng
    "Đây là sự xâm phạm tài sản chung"
  • 8:17 - 8:20
    thì chúng ta vẫn phải đồng ý rằng
  • 8:20 - 8:23
    ta chẳng thể đọc được gì.
  • 8:23 - 8:26
    Đúng chứ? Không có thông điệp rõ ràng nào.
  • 8:26 - 8:32
    Còn có một loại graffiti khác
    mà tôi thấy còn thú vị hơn,
  • 8:32 - 8:35
    tôi tạm gọi là 'graffiti biên tập'.
  • 8:35 - 8:39
    Tấm ảnh này được chụp gần đây
    ở ga điện ngầm,
  • 8:39 - 8:43
    thường ta sẽ thấy những
    câu ngớ ngẩn, thô tục,
  • 8:43 - 8:48
    nhưng câu này lại khá thú vị,
    đây là một tấm áp phích nói về
  • 8:48 - 8:50
    rah-rah Airbnb,
  • 8:50 - 8:53
    Và ai đó đã dùng bút lông,
  • 8:53 - 8:56
    'biên tập' lại với ý nghĩ cá nhân họ.
  • 8:56 - 8:59
    Điều này thu hút sự chú ý của tôi.
  • 8:59 - 9:03
    Làm thế nào tôi có thể áp dụng
    hình ảnh này vào bìa sách?
  • 9:03 - 9:08
    Tôi nhận quyển sách của tác giả này,
    tôi đọc thử, và tôi suy nghĩ,
  • 9:08 - 9:13
    gã này đang nói dối,
    hắn là một kẻ lừa đảo.
  • 9:13 - 9:17
    Thế là tôi vớ cây bút lông,
  • 9:17 - 9:21
    trong lòng ấm ức, nguệch ngoạc
    trên bìa sách cho thỏa.
  • 9:21 - 9:25
    Thiết kế xong.
  • 9:26 - 9:30
    Và họ đã duyệt thiết kế này!
  • 9:30 - 9:32
    Tác giả cũng thích,
    nhà xuất bản cũng thích,
  • 9:32 - 9:35
    và đó chính là cách mà quyển sách
    được xuất bản khắp thế giới,
  • 9:35 - 9:40
    thật thú vị khi thấy mọi người
    đọc quyển sách này trên tàu điện
  • 9:40 - 9:42
    đi dạo cũng đọc quyển này
    và cầm nó trên tay,
  • 9:42 - 9:44
    và trông mọi người như bị điên vậy.
  • 9:44 - 9:46
    (Cười)
  • 9:49 - 9:53
    ["'Perfidia', tiểu thuyết của James Ellroy"]
    James Ellroy là một tiểu tác gia trinh thám,
  • 9:53 - 9:55
    bạn tốt của tôi, đã làm việc
    cùng tôi khá nhiều năm.
  • 9:55 - 9:57
    Anh được biết đến với tác phẩm như
  • 9:57 - 10:00
    "Hoa Thược Dược Đen"
    hoặc "Bí mật L.A."
  • 10:00 - 10:05
    Còn đây là tiểu thuyết mới nhất,
    với một cái tên khá bí ẩn
  • 10:05 - 10:09
    dù có nhiều người có thể hiểu được,
    nhưng cũng khá nhiều người không biết.
  • 10:09 - 10:16
    Đây là câu chuyện về một thám tử
    Mỹ gốc Nhật ở Los Angeles năm 1941
  • 10:16 - 10:18
    đang điều tra một vụ án.
  • 10:18 - 10:20
    Và rồi trận Trân Châu Cảng diễn ra
  • 10:20 - 10:23
    cứ như cuộc đời anh chưa đủ phức tạp,
  • 10:23 - 10:28
    mâu thuẫn chủng tộc gay gắt,
  • 10:28 - 10:33
    và những trại tập trung người Mỹ
    gốc Nhật mọc lên nhanh chóng
  • 10:33 - 10:35
    quá nhiều sức ép
  • 10:35 - 10:39
    và mọi chuyện rất tồi tệ
    trong cuộc điều tra của anh.
  • 10:39 - 10:45
    Ban đầu tôi hiểu câu chuyện này
    theo nghĩa đen
  • 10:45 - 10:49
    sử dụng hình ảnh Trân Châu Cảng
    và kết hợp với Los Angeles
  • 10:49 - 10:56
    rồi tạo ánh bình minh u ám
    ở đường chân trời thành phố.
  • 10:56 - 10:59
    Và đó là hình ảnh Trân Châu Cảng
  • 10:59 - 11:02
    ghép trên Los Angeles.
  • 11:02 - 11:05
    Tổng biên tập đã nói rằng,
    "Trông cũng khá thú vị đấy
  • 11:05 - 11:10
    nhưng tôi nghĩ anh có thể làm tốt hơn
    và làm mọi thứ đơn giản lại."
  • 11:10 - 11:15
    Thế là tôi trở lại bàn vẽ
    như mọi khi.
  • 11:15 - 11:19
    ngoài ra, khi để ý đến hoàn cảnh xung quanh,
  • 11:19 - 11:23
    tôi làm việc ở một tòa cao ốc ở Midtown
  • 11:23 - 11:26
    và mỗi đêm trước khi rời văn phòng,
  • 11:26 - 11:29
    tôi phải nhấn cái nút này để ra ngoài,
  • 11:29 - 11:32
    và cánh cửa kính to mở ra,
    dẫn tôi đến thang máy.
  • 11:32 - 11:36
    Một đêm nọ, bất ngờ tôi lại
  • 11:36 - 11:42
    nhìn cái nút này, với một
    góc nhìn hoàn toàn mới.
  • 11:42 - 11:44
    Vòng tròn đỏ, nguy hiểm.
  • 11:44 - 11:47
    Và tôi nghĩ hình ảnh này
    thật dễ hiểu và quen thuộc
  • 11:47 - 11:50
    chắc hẳn nó được dùng cả tỉ lần rồi,
  • 11:50 - 11:54
    nên tôi đã tìm trên Google,
    nhưng không tìm thấy bìa sách nào
  • 11:54 - 11:57
    trông giống thế này cả,
  • 11:57 - 11:59
    vậy hóa ra đây chính là
    giải pháp cho vấn đề,
  • 11:59 - 12:02
    mang tính đồ họa cao, thú vị hơn
  • 12:02 - 12:06
    và tạo được ấn tượng với ý tưởng về
  • 12:06 - 12:11
    một cảnh rạng đông khá đặc biệt
    trên bầu trời L.A. và nước Mỹ.
  • 12:12 - 12:14
    ["'Gulp' Chuyến du hành qua
    hệ thống tiêu hoá của con người"]
  • 12:14 - 12:17
    Mary Roach là một nhà văn tuyệt vời,
  • 12:17 - 12:20
    cô có thể viết về những
    chủ đề khoa học khô khan
  • 12:20 - 12:24
    một cách không khô khan chút nào;
    mà còn khiến chúng trở nên rất thú vị.
  • 12:24 - 12:25
    Và đối với trường hợp này,
  • 12:25 - 12:28
    đó là về hệ thống tiêu hoá của con người.
  • 12:28 - 12:33
    Vậy nên tôi cố tưởng tượng xem
    cái bìa của cuốn sách này sẽ như thế nào.
  • 12:34 - 12:38
    Đây là một bức chân dung. (Cười)
  • 12:38 - 12:44
    Mỗi sáng tôi đều ngắm mình trong gương
    trên tủ đựng thuốc
  • 12:44 - 12:47
    xem lưỡi của mình có bị đen không.
  • 12:47 - 12:49
    Nếu không, tức là tôi còn khoẻ chán.
  • 12:49 - 12:52
    (Cười)
  • 12:55 - 12:58
    Tôi đề nghị mọi người cũng nên làm vậy.
  • 12:58 - 13:02
    Nhưng tôi cũng bắt đầu suy nghĩ,
    đây là phần mở bài của chúng ta.
  • 13:02 - 13:05
    Đúng không? Đi vào trong cơ quan tiêu hoá
  • 13:06 - 13:08
    Nhưng tôi nghĩ
    tất cả chúng ta đều đồng ý
  • 13:08 - 13:13
    rằng hình ảnh thật của miệng con người,
    ít nhất là dựa trên bức chân dung này,
  • 13:13 - 13:16
    thì thật không phù hợp
    cho một bìa sách.
  • 13:16 - 13:20
    Vậy nên, một bức hình minh hoạ
    đã được làm ra
  • 13:20 - 13:22
    mà rõ ràng là "ngon miệng" hơn
    (có thể chấp nhận được)
  • 13:22 - 13:27
    và gợi nhắc chúng ta rằng tốt nhất
    là nên tiếp cận hệ tiêu hoá
  • 13:27 - 13:29
    từ đầu này của quá trình...
  • 13:29 - 13:32
    (Cười)
  • 13:32 - 13:35
    Tôi còn không cần phải nói hết câu nữa.
    Được rồi.
  • 13:36 - 13:37
    ["Sự bí ẩn vô ích"]
  • 13:37 - 13:41
    Điều gì sẽ xảy ra khi rõ ràng và bí ẩn
    bị lẫn lộn với nhau?
  • 13:42 - 13:43
    Chúng ta có thể
    nhận thấy điều này mọi lúc.
  • 13:43 - 13:46
    Đây là cái mà tôi gọi là
    sự bí ẩn vô ích.
  • 13:46 - 13:49
    Tôi đi xuống trạm xe điện ngầm --
    Tôi đi xe điện ngầm nhiều lắm --
  • 13:49 - 13:53
    và mảnh giấy này được dán
    vào một thanh dầm.
  • 13:55 - 13:58
    Và lúc bấy giờ tôi nghĩ, uh-oh,
  • 13:58 - 14:02
    tàu thì sắp đến và tôi thì đang
    cố đoán xem tờ giấy này nói gì,
  • 14:02 - 14:05
    và cám ơn vì thông tin "hữu ích".
  • 14:05 - 14:09
    Một phần của vấn đề ở đây là người ta đã
    phân mảnh thông tin theo cách
  • 14:09 - 14:12
    mà họ nghĩ là sẽ hữu ích, mà
    thẳng thắn thì, không hữu ích gì hết.
  • 14:12 - 14:16
    Vậy nên đây là sự bí ẩn không cần thiết.
  • 14:16 - 14:24
    Cái chúng ta cần là sự rõ ràng hữu ích,
    nên, để cho vui, tôi đã thiết kế lại.
  • 14:24 - 14:26
    Mẫu này sử dụng những yếu tố
    giống hết phiên bản trước.
  • 14:26 - 14:29
    (Vỗ tay)
  • 14:30 - 14:34
    Cám ơn. Tôi vẫn đang chờ
    một cuộc gọi từ MTA.
  • 14:34 - 14:38
    Bạn biết không, tôi thật ra còn không
    dùng nhiều màu như họ.
  • 14:38 - 14:41
    Họ còn không để tâm đến chuyện
    tô màu xanh cho số 4 và 5
  • 14:41 - 14:44
    lũ đần độn đó.
  • 14:45 - 14:48
    Điều đầu tiên chúng ta thấy là
    có sự thay đổi trong dịch vụ,
  • 14:48 - 14:52
    tiếp đến, trong 2 câu hoàn chỉnh với
    mở đầu, giữa và kết câu,
  • 14:52 - 14:56
    nó cho chúng ta biết cái gì thay đổi
    và cái gì sắp xảy ra.
  • 14:56 - 15:00
    Bảo tôi điên đi!
  • 15:02 - 15:04
    ["Bí ẩn hữu ích"]
    Được rồi.
  • 15:04 - 15:10
    Đây là một sự bí ẩn mà tôi mê tít:
  • 15:10 - 15:11
    bao bì đóng gói.
  • 15:11 - 15:16
    Bản thiết kế lại cho lon Diet Coke
    bởi Turner Duckworth
  • 15:16 - 15:20
    đối với tôi là một tác phẩm nghệ thuật.
  • 15:20 - 15:24
    Nó thật sự là một công trình nghệ thuật.
    Tuyệt đẹp!
  • 15:24 - 15:27
    Nhưng cái làm cho tôi thấy phấn khởi
    ở vai trò là một nhà thiết kế
  • 15:27 - 15:31
    là việc anh ta mang thổ ngữ thị giác
    của lon Diet Coke --
  • 15:31 - 15:35
    kiểu chữ, màu sắc, nền bạc --
  • 15:35 - 15:40
    và anh ấy đã tối giản chúng
    chỉ để những phần quan trọng nhất,
  • 15:40 - 15:43
    nên giống như việc ngược lại
    với khuôn mặt Charlie Brown.
  • 15:43 - 15:47
    Giống như là, làm sao để cho họ vừa đủ
    thông tin để họ biết nó là gì
  • 15:47 - 15:51
    nhưng vẫn nhờ vào
    những kiến thức họ có sẵn
  • 15:51 - 15:52
    về cái thứ này?
  • 15:52 - 15:56
    Trông nó thật tuyệt, và khi
    bạn đi vào một cửa hàng
  • 15:56 - 16:01
    và bất ngờ nhìn thấy nó trên kệ,
    thật là tuyệt vời!
  • 16:01 - 16:04
    Nó khiến cho chủ đề kế tiếp
  • 16:04 - 16:07
    -- ["Sự rõ ràng vô ích"] --
    càng thêm chán chường,
  • 16:07 - 16:09
    ít nhất là với tôi.
  • 16:09 - 16:12
    Ok, một lần nữa, chúng ta cùng
    đi xuống đường xe điện ngầm,
  • 16:12 - 16:14
    sau khi lon Coke này được sản xuất,
  • 16:14 - 16:16
    đây là những tấm ảnh tôi đã chụp được.
  • 16:16 - 16:19
    Trạm xe điện ngầm
    Quảng trường Thời Đại:
  • 16:19 - 16:24
    Coca-Cola đã mua toàn bộ mọi thứ
    cho mục đích quảng cáo. OK?
  • 16:24 - 16:27
    Có thể vài người trong số các bạn biết
    chuyện này đang dẫn đến đâu.
  • 16:28 - 16:29
    E hèm.
  • 16:30 - 16:33
    "Bạn đến New York với
    quần áo ở trên lưng,
  • 16:33 - 16:36
    tiền mặt trong túi,
    mắt hướng về mục tiêu
  • 16:36 - 16:39
    You're on Coke."
  • 16:45 - 16:48
    "Bạn đến New York với tấm bằng thạc sĩ,
    một bộ vest sạch sẽ,
  • 16:48 - 16:50
    và một cái bắt tay rất chặt.
  • 16:50 - 16:53
    You're on Coke."
  • 16:54 - 16:58
    Những slogan này đều là thật!
  • 16:58 - 17:02
    Ngay cả những cây cột đỡ
    cũng không được tha
  • 17:02 - 17:06
    ngoại trừ việc họ đổi sang Yoda Mode.
  • 17:08 - 17:11
    "Coke you're on."
  • 17:11 - 17:14
    ["Xin lỗi, tôi CÁI GÌ??"]
  • 17:14 - 17:18
    Chiến dịch này là một
    bước đi vô cùng sai lầm.
  • 17:18 - 17:22
    Chúng được dẹp bỏ gần như ngay lập tức
    do phản ứng dữ dội của người tiêu dùng
  • 17:22 - 17:27
    và những dị bản
    được "chế biến" lại trên mạng
  • 17:27 - 17:29
    -- (Cười) --
  • 17:29 - 17:34
    và cái chấm bên cạnh "You're on,"
    không phải là một dấu chấm, mà là dấu TM.
  • 17:35 - 17:36
    Vậy nên, cám ơn rất nhiều.
  • 17:36 - 17:40
    Đối với tôi, thật là kì quái
  • 17:40 - 17:46
    bởi họ đã có thể làm bao bì đẹp
    và hoàn hảo một cách huyền bí đến vậy
  • 17:46 - 17:51
    mà cái thông điệp thì lại sai một cách
    quá rõ ràng và không thể chấp nhận.
  • 17:51 - 17:54
    Tôi thấy chuyện này thật là "phi thường".
  • 17:54 - 18:00
    Tóm lại, tôi hi vọng là tôi đã có thể
    chia sẻ với mọi người một phần hiểu biết
  • 18:00 - 18:04
    về cách sử dụng sự rõ ràng
    và bí ẩn trong công việc của tôi,
  • 18:04 - 18:09
    cách bạn có thể cân nhắc về việc
    trở nên rõ ràng hơn trong cuộc sống,
  • 18:09 - 18:15
    hoặc là thêm một chút bí ẩn
    và tránh trở nên quá cởi mở.
  • 18:15 - 18:18
    (Cười)
  • 18:19 - 18:24
    Và nếu tôi chỉ có thể trao cho các bạn
    một điều duy nhất từ cuộc nói chuyện này,
  • 18:24 - 18:26
    tôi hi vọng nó là:
  • 18:26 - 18:29
    Blih blih blih blah. Blah blah blih blih.
    ["'Judge This,' Chip Kidd"]
  • 18:29 - 18:32
    Blih blih blah blah blah.
    Blah blah blah.
  • 18:32 - 18:34
    Blah blah.
  • 18:34 - 18:35
    (Khán giả vỗ tay)
Title:
Nghệ thuật của việc gây ấn tượng — trong thiết kế và trong cuộc sống
Speaker:
Chip Kidd
Description:

Nhà thiết kế sách Chip Kidd biết khá nhiều việc chúng ta thường đánh giá mọi việc qua cái nhìn đầu tiên. Trong bài phát biểu dí dỏm và tốc độ nhanh, ông giải thích 2 kĩ thuật nhiều nhà thiết kế dùng để giao tiếp ngay lập tức - sự rõ ràng và điều bí ẩn - và khi nào, tại sao và chúng hoạt động ra sao. Ông tạo ra nhiều mẫu thiết kế đẹp và hữu ích, tác phẩm ít thành công, và chia sẻ những suy nghĩ phía sau những bìa sách đầy tính châm biếm của ông.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:57

Vietnamese subtitles

Revisions