Return to Video

Cách nuôi dạy con cái thành công -- bố mẹ đừng sống thay cho con

  • 0:00 - 0:04
    Bạn biết đấy, tôi không được sinh ra
    để làm chuyên gia nuôi dạy con cái.
  • 0:05 - 0:08
    Trên thực tế, chính bản thân tôi cũng
    không hứng thú về lĩnh vực này.
  • 0:09 - 0:13
    Ngày nay, có một lối giáo dục
  • 0:13 - 0:16
    làm rối tung cuộc đời của lũ trẻ,
  • 0:16 - 0:21
    cản trở những cơ hội phát triển
    bản thân của chúng.
  • 0:21 - 0:23
    Ngày nay, nhiều bố mẹ có kiểu giáo dục
  • 0:23 - 0:25
    làm cản đường của con cái.
  • 0:25 - 0:27
    Tôi đoán điều tôi muốn nói là,
  • 0:27 - 0:29
    chúng ta dành quá nhiều thời gian lo lắng
  • 0:29 - 0:32
    về những ông bố bà mẹ không dành
    đủ thời gian cho con cái,
  • 0:32 - 0:34
    trong việc học hành và dạy dỗ chúng,
  • 0:34 - 0:36
    và tôi đồng ý với điều đó.
  • 0:36 - 0:38
    Nhưng ở thái cực khác,
  • 0:38 - 0:41
    sự can thiệp quá nhiều cũng gây
    không ít tác hại cho chúng,
  • 0:41 - 0:44
    bố mẹ cảm thấy con mình
    không thể thành công,
  • 0:44 - 0:48
    họ luôn giữ con khư khư,
  • 0:48 - 0:52
    canh chừng mọi việc, lên kế hoạch tỉ mỉ,
  • 0:52 - 0:57
    và hướng con cái vào cho được
    những trường, ngành nghề theo ý họ.
  • 0:58 - 1:01
    Khi ta nuôi dạy con cái theo cách này,
  • 1:01 - 1:03
    tôi xin nói,
  • 1:03 - 1:06
    vì Chúa biết, trong việc nuôi dạy
    hai đứa tuổi teen của tôi,
  • 1:06 - 1:09
    chính tôi cũng từng có những khuynh hướng này,
  • 1:09 - 1:13
    và rồi con cái chúng ta phải sống
    một thời thơ ấu gông cùm.
  • 1:13 - 1:16
    Tuổi thơ bị kìm kẹp sẽ như thế này.
  • 1:16 - 1:19
    Ta giữ chúng thật an toàn
  • 1:19 - 1:21
    cho ăn, cho uống,
  • 1:22 - 1:24
    rồi ta muốn chắc chắn rằng chúng
    được học trường tốt,
  • 1:24 - 1:27
    học trong lớp chọn ở
    một trường tốt,
  • 1:27 - 1:30
    và chúng được hạng cao
    trong lớp chọn tại trường tốt.
  • 1:30 - 1:32
    Nhưng không những chỉ điểm số
  • 1:32 - 1:35
    mà còn phải có giấy khen và phần thưởng
  • 1:35 - 1:37
    rồi thể thao,hoạt động
    và tài lãnh đạo nữa.
  • 1:37 - 1:39
    Ta nói với con, đừng chỉ tham gia,hãy
  • 1:39 - 1:40
    tự lập một câu lạc bộ,vì trường muốn thấy điều đó.
  • 1:42 - 1:44
    Và hãy kiểm tra xem đã làm gì
    được cho cộng đồng.
  • 1:44 - 1:47
    Cho nhà trường thấy rằng
    con biết quan tâm người khác.
  • 1:47 - 1:48
    (Cười)
  • 1:48 - 1:53
    Tất cả những điều này được thực hiện để hy vọng về một sự hoàn hảo
  • 1:53 - 1:56
    Chúng ta muốn bọn trẻ thể hiện mình
    ở mức độ hoàn hảo,
  • 1:56 - 1:59
    còn chúng ta thì chưa bao giờ bị bắt
    buộc phải làm gì từ bản thân,
  • 1:59 - 2:01
    vì như thế là đòi hỏi quá mức,
  • 2:01 - 2:03
    chúng tôi nghĩ,
  • 2:03 - 2:06
    đương nhiên, là cha mẹ,
    ta phải tranh luận với các giáo viên,
  • 2:06 - 2:08
    với hiệu trưởng, với huấn luyện viên,
    và với giám khảo
  • 2:09 - 2:11
    và phải hành động như người giữ trẻ
  • 2:11 - 2:13
    và như vệ sĩ
  • 2:13 - 2:14
    và như thư ký.
  • 2:14 - 2:18
    Rồi với con chúng ta, những quý
    tử của chúng ta,
  • 2:18 - 2:20
    chúng ta bỏ ra rất nhiều thời gian
    để khuyến khích,
  • 2:20 - 2:24
    dỗ dành, gợi ý, giúp đỡ, mặc cả,
    cằn nhằn khi có thể,
  • 2:25 - 2:27
    để bảo đảm rằng
    chúng không mắc sai lầm,
  • 2:27 - 2:30
    không khép kín bản thân,
  • 2:30 - 2:32
    không hủy hoại tương lai,
  • 2:32 - 2:35
    để vinh dự được vào
  • 2:35 - 2:37
    trong một số ít đại học
  • 2:37 - 2:40
    từ chối hầu hết các ứng viên.
  • 2:43 - 2:48
    Và đây là danh sách những điều một đứa
    bé thường gặp ở thời thơ ấu bị kèm cặp.
  • 2:48 - 2:51
    Trước hết, không có thời gian chơi tự do.
  • 2:51 - 2:52
    Không ở trong phòng buổi chiều,
  • 2:52 - 2:55
    ta nghĩ, vì mọi thứ phải thật đa dạng.
  • 2:55 - 2:59
    Đến mức mà mỗi bài tập ở nhà, mỗi bài
    kiểm tra, mỗi hoạt động
  • 2:59 - 3:03
    là 1 thời điểm quyết định cho tương lai
    mà chúng ta nghĩ ra cho chúng,
  • 3:03 - 3:06
    và chúng ta miễn cho chúng khỏi
    làm việc nhà,
  • 3:06 - 3:10
    và chúng ta thậm chí còn chấp
    nhận cho chúng ngủ ít
  • 3:10 - 3:15
    để hoàn thành các mục còn
    chưa làm trong danh sách đã đề ra.
  • 3:15 - 3:18
    Để có danh sách các việc này,
    chúng ta nói rằng vì muốn chúng hạnh phúc,
  • 3:18 - 3:20
    nhưng khi chúng vừa từ trường về đến nhà,
  • 3:21 - 3:24
    điều chúng ta thường hỏi đầu tiên
  • 3:24 - 3:27
    là về bài tập về nhà và điểm số.
  • 3:27 - 3:29
    Ở bọn trẻ nhìn thấy trong nét mặt chúng ta
  • 3:29 - 3:31
    sự chấp thuận, tình yêu,
  • 3:31 - 3:33
    sự tự hào của chúng ta về chúng,
  • 3:33 - 3:35
    đến từ những điểm A.
  • 3:35 - 3:37
    Rồi chúng ta đi cạnh bọn trẻ
  • 3:37 - 3:42
    và reo mừng khen ngợi như một
    huấn luyện viên chó tại giải Westminster--
  • 3:42 - 3:43
    (Cười)
  • 3:43 - 3:49
    thúc đẩy chúng nhảy lên cao hơn tý nữa
    và phóng xa hơn tý nữa,
  • 3:49 - 3:52
    từ ngày này qua ngày khác.
  • 3:52 - 3:53
    Khi chúng vào trung học,
  • 3:53 - 3:56
    chúng không tự hỏi, "Điều gì làm tôi
    quan tâm trong việc học
  • 3:56 - 3:57
    và trong các hoạt động?
  • 3:57 - 4:00
    Chúng đến gặp các giáo viên
    tư vấn và họ nói,
  • 4:00 - 4:03
    "Điều gì tôi cần làm để vào được
    một trường đại học tốt?"
  • 4:03 - 4:06
    Rồi khi chúng bắt đầu các lớp ở trung học,
  • 4:06 - 4:08
    và chúng bị điểm B,
  • 4:08 - 4:10
    hoặc không may bị điểm C,
  • 4:10 - 4:12
    chúng gửi tin nhắn cho bạn chúng
  • 4:12 - 4:17
    và nói, "Có ai vào được đại học tốt
    với những điểm số thế này chưa?"
  • 4:18 - 4:19
    Và bọn trẻ,
  • 4:20 - 4:23
    không thèm quan tâm chúng sẽ
    đi đâu khi xong trung học,
  • 4:23 - 4:24
    chúng thở dài.
  • 4:24 - 4:27
    Chúng buông tay cho số phận.
  • 4:27 - 4:28
    Chúng cảm thấy trống rỗng.
  • 4:28 - 4:30
    Chúng hơi già trước tuổi,
  • 4:30 - 4:34
    với mong ước mau thành người lớn và tự nói
    " Bạn đã làm như thế là đủ rồi,
  • 4:34 - 4:37
    những cố gắng mà bạn làm ở thời
    thơ ấu đã nhiều lắm rồi."
  • 4:37 - 4:42
    Và bây giờ chúng tàn úa vì
    lo lắng và trầm cảm
  • 4:42 - 4:44
    và một vài em tự hỏi,
  • 4:44 - 4:48
    đến tuổi nào mình mới có
    cuộc sống có ý nghĩa đây?
  • 4:49 - 4:51
    Ở vị trí bố mẹ,
  • 4:51 - 4:55
    chúng ta dường như chắc chắn rằng mọi
    cố gắng của bọn trẻ là cần thiết.
  • 4:55 - 4:56
    Chúng ta thường cho chúng thấy
  • 4:56 - 4:59
    chúng ta tin rõ ràng rằng
    chúng sẽ không có tương lai
  • 4:59 - 5:04
    nếu chúng không vào được một trong
    một vài đại học hay nghề nghiệp
  • 5:04 - 5:06
    mà chúng ta định hướng cho chúng.
  • 5:06 - 5:09
    Hoặc có thể, có thể thôi nhé,
    chúng ta chỉ sợ
  • 5:09 - 5:11
    chúng không có một tương lai
    làm chúng ta hãnh diện
  • 5:11 - 5:15
    với bạn bè nhờ vào những logo của
    trường chúng học mà ta dán sau xe.
  • 5:18 - 5:19
    Vâng.
  • 5:19 - 5:21
    (Vỗ tay)
  • 5:25 - 5:27
    Nhưng nếu bạn nhìn việc chúng ta làm,
  • 5:27 - 5:31
    nếu bạn can đảm nhìn nhận nó
    một cách rõ ràng,
  • 5:31 - 5:34
    bạn sẽ thấy rằng không chỉ bạn làm cho
    bọn trẻ nghĩ giá trị của chúng
  • 5:34 - 5:36
    đến từ các xếp loại và điểm số,
  • 5:36 - 5:40
    mà còn làm chúng nghĩ bạn luôn chiếm
    trí não đang phát triển của chúng,
  • 5:40 - 5:44
    như chính bạn đang tái hiện phiên
    bản phim "Being John Malkovich,"
  • 5:44 - 5:46
    chúng ta gửi cho bọn trẻ thông điệp:
  • 5:46 - 5:51
    "Ê nhóc con, bố mẹ không nghĩ con có thể
    làm gì được mà không có bố mẹ."
  • 5:51 - 5:54
    Và với sự bao cấp của bạn,
  • 5:54 - 5:57
    bao cấp về sự an toàn, về định hướng
    và sự nắm tay chỉ việc
  • 5:57 - 6:01
    chúng ta đã lấy đi của trẻ cơ hội
    tự xây dựng cho mình khả năng xoay xở,
  • 6:01 - 6:04
    đó chính là nguyên lý cơ bản
    của tâm lý con người,
  • 6:04 - 6:07
    nó còn quan trọng hơn sự tự
    cảm nhận về chính mình
  • 6:07 - 6:09
    mỗi khi được khen.
  • 6:09 - 6:15
    Khả năng xoay xở được xây dựng khi
    thấy hành động của mình dẫn đến kết quả,
  • 6:15 - 6:17
    không à--
  • 6:17 - 6:18
    Đây rồi.
  • 6:18 - 6:21
    (Vỗ tay)
  • 6:22 - 6:25
    Không phải bố mẹ bạn làm thay cho bạn,
  • 6:25 - 6:28
    nhưng chính hành động của
    bạn dẫn đến kết quả.
  • 6:28 - 6:30
    Vậy hay đơn giản,
  • 6:30 - 6:35
    nếu con chúng ta cần phát triển khả năng
    xoay xở, và chúng phải làm điều đó,
  • 6:35 - 6:40
    thì chúng phải làm tất cả từ suy
    nghĩ, lên kế hoạch, quyết định,
  • 6:40 - 6:44
    làm việc, hy vọng, sao chép, thử
    nghiệm và sai lầm,
  • 6:44 - 6:47
    mơ ước và trải nghiệm cuộc sống
  • 6:47 - 6:48
    cho chính bản thân chúng.
  • 6:49 - 6:52
    Có phải tôi muốn nói
  • 6:52 - 6:54
    mỗi đứa trẻ đang làm việc
    chăm chỉ và đầy hào hứng
  • 6:54 - 6:57
    và không cần cha hay mẹ dự phần
    hay quan tâm đến việc của chúng,
  • 6:57 - 7:00
    và chúng ta chỉ cần quay lưng lại
    cho chúng tự đi?
  • 7:00 - 7:01
    Ê, không phải vậy.
  • 7:01 - 7:02
    (Cười)
  • 7:03 - 7:04
    Tôi không muốn nói vậy.
  • 7:04 - 7:08
    Tôi muốn nói, khi chúng ta xem thành tích,
    điểm số, giấy khen, phần thưởng
  • 7:08 - 7:10
    như là mục tiêu của tuổi thơ,
  • 7:10 - 7:14
    thì tất cả chỉ thúc đẩy bọn trẻ cố vào
    cho được một trường đẳng cấp
  • 7:14 - 7:17
    hoặc chọn cho được
    sự nghiệp trong nhóm đỉnh,
  • 7:17 - 7:21
    đó là một định nghĩa quá hẹp cho sự
    thành công của con cái chúng ta.
  • 7:21 - 7:24
    Mặc dù chúng ta có thể giúp chúng
    có được một vài chiến thắng nho nhỏ
  • 7:24 - 7:26
    bằng cách hỗ trợ toàn diện --
  • 7:26 - 7:30
    như là chúng sẽ có thành tích tốt hơn
    nếu ta giúp chúng làm bài tập ở nhà,
  • 7:30 - 7:34
    chúng có lẽ sẽ phải kéo dài thời gian
    phụ thuộc khi ta cứ giúp chúng mãi --
  • 7:35 - 7:38
    tôi muốn nói là tất cả những điều đó
    chỉ gây bất lợi dài hạn
  • 7:39 - 7:41
    cho sự trưởng thành của chúng.
  • 7:41 - 7:43
    Tôi muốn nói, chúng ta nên bớt quan tâm
  • 7:43 - 7:45
    đến các nhóm trường đặc biệt
  • 7:45 - 7:48
    chúng có thể nộp đơn hay vào học
  • 7:48 - 7:53
    và ta hãy quan tâm nhiều hơn đến thói
    quen, suy nghĩ, kỹ năng và
  • 7:53 - 7:58
    khả năng chăm sóc sức khỏe để chúng
    luôn có thể thành công dù phải đi đâu.
  • 7:58 - 7:59
    Tôi muốn nói,
  • 7:59 - 8:04
    bọn trẻ cần chúng ta bớt bị
    ám ảnh về thành tích và điểm số,
  • 8:04 - 8:06
    ta cần quan tâm đến
  • 8:06 - 8:11
    nền tảng từ tuổi thơ nhắm đến thành công
  • 8:11 - 8:14
    được xây dựng trên tình yêu
  • 8:15 - 8:16
    và việc nhà.
  • 8:16 - 8:19
    (Cười)
  • 8:19 - 8:21
    (Vỗ tay)
  • 8:23 - 8:26
    Tôi đã nói việc nhà hả?
    Tôi đã nói là việc nhà à? Đúng rồi.
  • 8:28 - 8:30
    Tôi xin trình bày lý do.
  • 8:31 - 8:35
    Nghiên cứu về con người với lượng thời
    gian dài nhất từ trước đến này
  • 8:35 - 8:37
    được gọi là Grand Study của
    trường Y thuộc Harvard.
  • 8:37 - 8:39
    Nghiên cứu cho thấy rằng
    thành công trong đời,
  • 8:40 - 8:42
    thành công mà chúng ta chờ đợi ở con cái,
  • 8:42 - 8:46
    thành công trong sự nghiệp
    đến từ việc nhà khi còn nhỏ,
  • 8:46 - 8:48
    và bạn nên bắt đầu việc
    nhà càng sớm càng tốt,
  • 8:48 - 8:50
    và rằng não trạng sẵn sàng
    xắn tay vào việc,
  • 8:50 - 8:53
    một bộ não biết nói, có việc khó,
  • 8:53 - 8:55
    ai đó phải làm chứ, có thể là tôi,
  • 8:55 - 8:56
    một bộ não biết nói,
  • 8:56 - 8:59
    tôi sẽ đóng góp cố gắng của mình
    để cải thiện tình hình,
  • 8:59 - 9:02
    đó là động lực thúc đẩy bạn xông vào việc.
  • 9:02 - 9:05
    Giờ đây tất cả chúng ta đều biết điều đó.
    Bạn biết rồi đó nhé.
  • 9:05 - 9:08
    (Vỗ tay)
  • 9:08 - 9:12
    Chúng ta cần chú ý đến điều đó vì sự ảnh
    hưởng của tuổi thơ được xếp đặt,
  • 9:12 - 9:16
    lúc đó chúng ta miễn giảm việc nhà
    cho con cái,
  • 9:16 - 9:18
    rồi chúng đến tuổi trường
    thành và đi làm
  • 9:18 - 9:20
    mà vẫn còn chờ một danh sách
    việc để làm theo,
  • 9:20 - 9:22
    nhưng có ai làm danh sách cho đâu,
  • 9:22 - 9:25
    và quan trọng hơn, sự thiếu nội lực,
    thiếu phản xạ
  • 9:25 - 9:27
    để xắn tay áo và vào việc
  • 9:27 - 9:31
    và nhìn xung quanh rồi suy nghĩ, làm sao
    để tôi trở nên hữu ích cho đồng nghiệp?
  • 9:31 - 9:36
    Làm sao để tôi có thể dự kiến trước vài
    bước cho điều mà ông chủ cần?
  • 9:36 - 9:40
    Một phát hiện thứ 2 cũng rất quan trọng
    của nghiên cứu Harvard Grant Study
  • 9:41 - 9:43
    đó là hạnh phúc trong cuộc sống
  • 9:44 - 9:46
    đến từ tình yêu,
  • 9:46 - 9:47
    không phải từ công việc,
  • 9:47 - 9:50
    mà là tình yêu con người:
  • 9:50 - 9:54
    vợ, chồng, bạn bè, gia đình.
  • 9:55 - 9:58
    Vậy từ thời thơ ấu, con chúng ta cần học
    biết yêu thương,
  • 9:58 - 10:01
    và chúng không thể yêu người nếu
    chúng không biết yêu chính mình,
  • 10:01 - 10:05
    và chúng sẽ không yêu chính mình nếu ta
    không trao cho chúng tình yêu vô vị lợi.
  • 10:05 - 10:07
    (Vỗ tay)
  • 10:10 - 10:11
    Đúng.
  • 10:12 - 10:14
    Vậy thì,
  • 10:14 - 10:16
    thay vì bị ám ảnh bởi bằng cấp và điểm số
  • 10:16 - 10:19
    khi con cái về nhà từ trường,
  • 10:19 - 10:21
    hay chúng ta về nhà từ công sở,
  • 10:21 - 10:24
    chúng ta cần đóng công nghệ lại,
    để điện thoại xa ra,
  • 10:24 - 10:25
    và nhìn vào mắt chúng
  • 10:25 - 10:28
    và cho chúng nhìn thấy niềm vui
    tỏa ra từ khuôn mặt bạn
  • 10:28 - 10:31
    chính niềm vui mà chúng ta có
    khi nhìn chúng lúc mới chào đời.
  • 10:31 - 10:33
    Rồi chúng ta phải nói,
  • 10:33 - 10:36
    "Ngày hôm nay của con thế nào?
  • 10:36 - 10:39
    Con thích cái gì nhất trong ngày hôm nay?"
  • 10:39 - 10:42
    Khi con gái tuổi teen của bạn trả lời,
    "Bữa ăn trưa," như con tôi đã nói thế,
  • 10:42 - 10:44
    thì tôi lại muốn nghe
    về bài kiểm tra toán,
  • 10:45 - 10:46
    chứ không phải bữa trưa,
  • 10:46 - 10:49
    bạn củng phải để tâm đến bữa trưa.
  • 10:49 - 10:52
    Bạn nói, " Điều gì tuyệt vời ở
    bữa ăn trưa hôm nay?"
  • 10:52 - 10:56
    Bọn trẻ cần biết con người chúng
    mới quan trọng đối với ta,
  • 10:56 - 10:58
    chứ không phải điểm trung bình của chúng.
  • 11:00 - 11:02
    Vậy bạn nghĩ, việc nhà và tình yêu thương,
  • 11:02 - 11:04
    nghe có vẻ rất hay,
    nhưng làm ơn, hãy thực tế.
  • 11:04 - 11:07
    Các đại học muốn thấy điểm
    và thứ hạng cao,
  • 11:07 - 11:11
    bằng khen và phần thưởng,
    tôi xin nói với bạn về mấy thứ đó.
  • 11:13 - 11:19
    Chính các trường danh giá nhất
    đòi hỏi điều đó ở sinh viên của họ,
  • 11:19 - 11:21
    nhưng sau đây mới là tin tốt lành.
  • 11:21 - 11:26
    Điều tuyệt vời lại trái ngược với các tiêu
    chuẩn trong bảng xếp hạng của đại học --
  • 11:26 - 11:29
    (Vỗ tay)
  • 11:30 - 11:35
    bạn không cần vào một trong các trường
    danh tiếng nhất
  • 11:35 - 11:37
    để được hanh phúc và thành công trong đời.
  • 11:37 - 11:40
    Người hạnh phúc và thành công
    đi học trường công,
  • 11:40 - 11:42
    vào một trường đại học nhỏ
    không ai để ý,
  • 11:42 - 11:43
    học ở đại học cộng đồng,
  • 11:43 - 11:46
    thậm chí đi học ở một đại học
    đâu đó và học chẳng ra sao.
  • 11:46 - 11:49
    (Vỗ tay)
  • 11:51 - 11:56
    Bằng chứng có đầy trong khán phòng
    này, trong cộng đồng của chúng ta,
  • 11:56 - 11:57
    điều đó là sự thật.
  • 11:57 - 12:00
    Và nếu chúng ta có thể mở rộng
    chọn lựa của mình
  • 12:00 - 12:02
    để nhìn đến một vài trường khác,
  • 12:02 - 12:05
    có thể loại bỏ tự ái,
  • 12:06 - 12:09
    thì ta sẽ chấp nhận và
    trân trọng sự thật và rồi ta nghĩ,
  • 12:09 - 12:11
    đây không phải là tận thế
  • 12:11 - 12:15
    dù con chúng ta không vào được
    một trong các trường danh tiếng.
  • 12:16 - 12:17
    Và quan trọng hơn,
  • 12:17 - 12:22
    nếu tuổi thơ của bọn trẻ không
    theo một thời khóa biểu hà khắc
  • 12:22 - 12:24
    thì khi chúng vào đại học,
  • 12:25 - 12:26
    bất kỳ trường nào,
  • 12:26 - 12:30
    chúng sẽ học với đam mê của mình,
  • 12:30 - 12:32
    được thúc đẩy bởi sở thích riêng,
  • 12:32 - 12:35
    có khả năng và sẵn sàng phát
    triển nắng lực cá nhân.
  • 12:37 - 12:39
    Tôi phải thừa nhận với bạn.
  • 12:40 - 12:43
    Tôi có 2 con, Sawyer và Avery.
  • 12:43 - 12:45
    Chúng đang ở tuổi teen.
  • 12:45 - 12:46
    Trước đây,
  • 12:46 - 12:49
    tôi nghĩ tôi đã đối xử với
    Sawyer và Avery
  • 12:49 - 12:51
    như cây bon sai --
  • 12:51 - 12:53
    (Cười)
  • 12:53 - 12:56
    tôi đã cắt tỉa, tạo dáng
  • 12:56 - 13:00
    và tạo hình theo khuôn mẫu
    con người hoàn hảo
  • 13:00 - 13:04
    có thể đủ hoàn hảo để bảo đảm
    cho chúng được vào
  • 13:04 - 13:06
    một trong những trường đại học
    khó nhất.
  • 13:06 - 13:12
    Nhưng tôi đã nhận ra, sau khi làm việc với
    hàng nghìn đứa trẻ, con của người khác--
  • 13:12 - 13:13
    (Cười)
  • 13:14 - 13:17
    và sau khi nuôi lớn hai con của tôi,
  • 13:18 - 13:20
    tôi nhận ra chúng không
    phải là cây bon sai.
  • 13:22 - 13:24
    Chúng là hoa dại
  • 13:24 - 13:27
    thuộc nhóm và loài lạ --
  • 13:27 - 13:29
    (Cười)
  • 13:29 - 13:33
    và việc của tôi là cho chúng
    một môi trường đầy dinh dưỡng,
  • 13:33 - 13:35
    để làm chúng mạnh mẽ thông qua việc nhà
  • 13:35 - 13:39
    và yêu thương chúng như chúng có thể yêu
    người khác và biêt đón nhận tình yêu
  • 13:39 - 13:42
    còn trường đại học, chuyên ngành
    và nghề nghiệp
  • 13:42 - 13:44
    là phụ thuộc vào chúng.
  • 13:44 - 13:50
    Việc của tôi không phải là làm cho chúng
    trở thành người theo ý tôi,
  • 13:50 - 13:55
    mà là hỗ trợ chúng trở thành chính con
    người của chúng một cách tự tin.
  • 13:55 - 13:57
    Cảm ơn.
  • 13:57 - 14:03
    (Vỗ tay)
Title:
Cách nuôi dạy con cái thành công -- bố mẹ đừng sống thay cho con
Speaker:
Julie Lythcott-Haims
Description:

Bằng cách chất lên đầu con cái những kỳ vọng cao vời và bắt chúng chịu sử quản lý quá tỉ mỉ, bố mẹ không giúp gì được đâu. Đó là nhận định của Julie Lythcott-Haims .Với sự say sưa và hài hước châm biếm, cựu Trường Phòng Quản Lý Sinh Viên tại đại học Stanford khuyến cáo các bố mẹ hãy đừng vẽ ra những thành công của bọn trẻ thông qua những bằng cấp và điểm số. Thay vào đó, theo cô ta, họ nên chú ý đến ý tưởng cổ xưa nhất: tình yêu vô vị lợi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:16

Vietnamese subtitles

Revisions