Return to Video

How does a jellyfish sting? - Neosha S Kashef

  • 0:00 - 0:11
    Bạn đang bơi giữa biển,
    và cảm thấy có gì đó ở chân
  • 0:11 - 0:12
    Khi cơn ngứa kéo đến,
  • 0:12 - 0:16
    bạn nhận ra mình đã bị sứa chích.
  • 0:16 - 0:21
    Làm sao sinh vật xinh đẹp, đầy gelatine này
    lại chích đau đến thế?
  • 0:21 - 0:24
    Sứa rất mềm vì bên trong chúng 95% là nước
  • 0:24 - 0:29
    và chủ yếu cấu tạo từ chất hơi đục,
    giống gel gọi là mesoglea.
  • 0:29 - 0:31
    Với cơ thể mỏng manh như vậy.
  • 0:31 - 0:36
    chúng tồn tại nhờ vào chất độc chứa
    trong tế bào vòi gọi là cnidocytes
  • 0:36 - 0:38
    để bảo vệ và bắt mồi.
  • 0:38 - 0:41
    Ngay cả sứa con,
    chỉ bé bằng một cục tẩy,
  • 0:41 - 0:44
    cũng có khả năng chích.
  • 0:44 - 0:50
    Ấu trùng sứa, ephyrae, giống như những
    bông hoa nhỏ bơi giữa biển.
  • 0:50 - 0:53
    Khi lớn lên, chúng có hình cây dù
    với cái chóp trên đầu
  • 0:53 - 0:56
    và xúc tu xung quanh rìa.
  • 0:56 - 0:58
    Họ sứa lớn nhất, Bờm Sư Tử,
  • 0:58 - 1:02
    có xúc tu có thể kéo dài
    hơn 100 feet,
  • 1:02 - 1:04
    dài hơn cả cá voi xanh.
  • 1:04 - 1:07
    Xúc tu này chứa chủ yếu là
    tế bào vòi,
  • 1:07 - 1:11
    mặc dù những họ sứa khác cũng có
    xúc tu trên đầu nữa.
  • 1:11 - 1:14
    Chất độc được tiết qua nang trâm,
  • 1:14 - 1:16
    một ống rỗng,
  • 1:16 - 1:20
    nằm cuộn dưới
    áp suất thẩm thấu cao.
  • 1:20 - 1:25
    Khi có tác nhân cơ hay hóa học
    kích hoạt các thụ cảm,
  • 1:25 - 1:29
    nắp của tế bào sẽ bật ra
    và nước biển tràn vào.
  • 1:29 - 1:33
    Nó làm cái lao móc bé tí bắn ra,
  • 1:33 - 1:37
    đâm xuyên qua và tiêm độc
    vào nạn nhân.
  • 1:37 - 1:42
    Nang trâm bắn ra chỉ trong vòng
    chưa đến 1 phần 1.000.000 giây,
  • 1:42 - 1:45
    nó là một trong những chu trình
    sinh-hóa tự nhiên nhanh nhất.
  • 1:45 - 1:50
    Nang trâm có thể bắn ra ngay cả
    khi con sứa đã chết,
  • 1:50 - 1:54
    nên việc loại bỏ
    xúc tu còn sót lại trên da rất quan trọng.
  • 1:54 - 1:59
    Rửa với giấm sẽ làm những nang
    chưa bắn bị bất hoạt.
  • 1:59 - 2:03
    Nước biển có thể giúp
    loại bỏ những nang còn dư.
  • 2:03 - 2:06
    Nhưng đừng dùng nước thường
    vì sự thay đổi nồng độ muối
  • 2:06 - 2:09
    sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu
    bên ngày vòi cnidocyte
  • 2:09 - 2:12
    và làm các nang trâm bắn độc.
  • 2:12 - 2:16
    Thế nên việc dùng mẹo dân gian như
    tưới nước tiểu lên vùng bị chích,
  • 2:16 - 2:22
    có thể gây hại,
    tùy thuộc vào thành phần nước tiểu.
  • 2:22 - 2:25
    Đa số khi bị sứa cắn
    chỉ thấy khó chịu và phiền toái,
  • 2:25 - 2:26
    nhưng đôi khi có thể tử vong.
  • 2:26 - 2:30
    Họ sứa hộp Ấn Độ-Thái Bình Dương,
    còn gọi là ong bắp cày biển,
  • 2:30 - 2:33
    độc của chúng có thể gây teo cơ tim,
  • 2:33 - 2:36
    và gây chết dần với liều lượng lớn.
  • 2:36 - 2:38
    Có chất kháng độc,
    nhưng độc lan truyền rất nhanh,
  • 2:38 - 2:42
    nên bạn cần sự hỗ trợ y tế
    ngay tức khắc.
  • 2:42 - 2:45
    Dù có những xúc tu với
    khả năng rất ấn tượng,
  • 2:45 - 2:47
    sứa vẫn có thể bị đánh bại.
  • 2:47 - 2:51
    Tế bào vòi không thể xuyên qua
    lớp da dày bảo vệ của thú ăn thịt,
  • 2:51 - 2:55
    như rùa da biển và cá thái dương biển.
  • 2:55 - 2:59
    Thú ăn sứa đều có những đặc điểm thích nghi để ngăn những con sứa trơn tuột
  • 2:59 - 3:02
    trốn thoát
  • 3:02 - 3:05
    những cái gai nằm ngược
    trong miệng và thực quản của rùa
  • 3:05 - 3:09
    và những cái răng uốn ngược
    nằm sau má của cá thái dương.
  • 3:09 - 3:13
    Ngay cả ấu trùng tôm hùm bé xíu
    đã có thể tóm lấy chóp đầu của sứa
  • 3:13 - 3:14
    để đi nhờ một đoạn,
  • 3:14 - 3:18
    trong khi bọn tôm hùm
    để dành năng lượng để lớn lên
  • 3:18 - 3:23
    Những con cá nhỏ dùm sứa
    như tảng đá ngầm để tự vệ,
  • 3:23 - 3:27
    lao vào giữa những cái xúc tu
    nhưng không chạm vào chúng.
  • 3:27 - 3:30
    Nudibranch, ốc sên biển,
    được bảo vệ bởi lớp chất nhớt
  • 3:30 - 3:34
    có thể tấn công bọn sứa bằng cách
    ăn những cái vòi,
  • 3:34 - 3:38
    và chuyển chúng vào những cái
    bao đặc biệt để dùng sau,
  • 3:38 - 3:40
    như vũ khí để chống lại kẻ thù.
  • 3:40 - 3:44
    Ngay cả con người sẽ hưởng lợi
    từ cú chích của sứa một ngày nào đó.
  • 3:44 - 3:48
    Nhà khoa học đang tìm cách khống chế
    vòi cnidocyte để bào chế thuốc,
  • 3:48 - 3:52
    trong khi cái nang chỉ gần bằng 3%
    kích thước của cây kim .
  • 3:52 - 3:57
    Vì thế, lần sau bạn ra biển chơi,
    hãy cẩn thận đấy!
  • 3:57 - 4:02
    Nhưng đừng quên ngắm cảnh
    và tận hưởng nhé!
Title:
How does a jellyfish sting? - Neosha S Kashef
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:17

Vietnamese subtitles

Revisions