Return to Video

Tiếng nói của người nhập cư giúp nền dân chủ mạnh hơn

  • 0:01 - 0:02
    Chào buổi tối.
  • 0:03 - 0:05
    Hành trình của tôi đến giai đoạn này
  • 0:05 - 0:06
    bắt đầu khi tôi đến nước Mỹ
  • 0:06 - 0:08
    ở độ tuổi 17.
  • 0:09 - 0:13
    Bạn thấy đấy,
    tôi là một trong 84 triệu người dân Mỹ
  • 0:13 - 0:14
    là dân nhập cư
  • 0:14 - 0:16
    hoặc là con của dân nhập cư.
  • 0:16 - 0:20
    Mỗi chúng ta có một ước mơ khi đến đây,
  • 0:20 - 0:23
    ước mơ mà luôn bị thay đổi
  • 0:23 - 0:26
    và luôn phải bị đổi hướng.
  • 0:27 - 0:28
    Tôi là một trong những người may mắn.
  • 0:28 - 0:32
    Ước mơ đã được đổi của tôi giúp tôi
    đến với công việc hiện tại hôm nay:
  • 0:32 - 0:35
    đào tạo những người nhập cư
    làm việc cho văn phòng chính phủ
  • 0:35 - 0:39
    và mở đầu vận động
    hướng về dân chủ toàn diện.
  • 0:39 - 0:41
    Nhưng tôi không muốn bạn nghĩ
    việc đó dễ dàng,
  • 0:41 - 0:45
    rằng người Mỹ mở rộng vòng tay
    chào đón tôi.
  • 0:45 - 0:47
    Việc đó vẫn chưa thực sự xảy ra.
  • 0:48 - 0:50
    Và tôi đã học được
    một số bài học
  • 0:50 - 0:52
    mà tôi muốn chia sẻ với bạn,
  • 0:52 - 0:54
    bởi vì tôi nghĩ rằng cùng nhau
  • 0:54 - 0:57
    ta có thể làm nền dân chủ nước Mỹ
  • 0:57 - 0:58
    tốt hơn và mạnh hơn.
  • 0:59 - 1:01
    Tôi được sinh ra ở Ấn Độ,
  • 1:01 - 1:04
    nền dân chủ lớn nhất thế giới,
  • 1:04 - 1:05
    và khi tôi 4 tuổi,
  • 1:05 - 1:07
    gia đình tôi chuyển tới Belize,
  • 1:07 - 1:10
    có lẽ là nước có
    nền dân chủ bé nhất thế giới.
  • 1:11 - 1:13
    Và ở độ tuổi 17,
  • 1:13 - 1:15
    tôi chuyển tới nước Mỹ,
  • 1:15 - 1:18
    nước có
    nền dân chủ hùng mạnh nhất thế giới.
  • 1:18 - 1:21
    Tôi đến vì muốn học văn học Anh.
  • 1:22 - 1:25
    Bạn thấy đấy, là 1 đứa trẻ,
    tôi vùi đầu trong sách vở,
  • 1:25 - 1:29
    và tôi nghĩ, sao không làm việc đó
    kiếm tiền khi lớn lên?
  • 1:29 - 1:31
    Nhưng sau khi tôi tốt nghiệp đại học
  • 1:31 - 1:33
    và có một tấm bằng tốt nghiệp,
  • 1:33 - 1:38
    tôi thấy bản thân làm việc không lý tưởng
    này tới việc khác.
  • 1:40 - 1:43
    Có lẽ đó là sự lạc quan
    tôi có về nước Mỹ
  • 1:43 - 1:46
    đã khiến tôi mất một lúc để hiểu
  • 1:46 - 1:48
    rằng mọi việc sẽ không thay đổi.
  • 1:48 - 1:51
    Cánh cửa mà tôi tưởng đã rộng mở
  • 1:51 - 1:54
    thực ra chỉ mở hé --
  • 1:54 - 1:56
    cánh cửa này của nước Mỹ
  • 1:56 - 1:59
    sẽ mở rộng nếu bạn
    có đúng tên,
  • 1:59 - 2:01
    đúng màu da,
  • 2:01 - 2:03
    đúng mạng lưới quan hệ,
  • 2:03 - 2:05
    nhưng nó có thể đóng sầm
    trước mặt bạn
  • 2:05 - 2:08
    nếu bạn có sai tôn giáo,
  • 2:08 - 2:09
    sai tình trạng nhập cư,
  • 2:10 - 2:12
    sai màu da.
  • 2:14 - 2:16
    Và tôi không thể chấp nhận điều đó.
  • 2:16 - 2:19
    Vậy tôi bắt đầu sự nghiệp
    như một doanh nhân xã hội,
  • 2:20 - 2:23
    mở một tổ chức dành cho
    những người trẻ như tôi--
  • 2:24 - 2:26
    Tôi còn trẻ
    khi mới thành lập tổ chức đó --
  • 2:27 - 2:30
    tìm hiểu về nguồn cội tới
    tiểu lục địa Ấn Độ.
  • 2:30 - 2:35
    Trong công việc đó, tôi làm người biện hộ
    cho người Nam Á và người nhập cư khác.
  • 2:35 - 2:39
    Tôi vận động thành viên của Quốc hội
    về những vấn đề chính sách.
  • 2:39 - 2:43
    Tôi tình nguyện làm thăm dò
    vào ngày bỏ phiếu.
  • 2:44 - 2:48
    Nhưng tôi không thể bỏ phiếu,
    và tôi không thể tranh cử.
  • 2:49 - 2:52
    Nên vào năm 2000, khi được công bố
  • 2:52 - 2:56
    rằng phí đơn xin nhập tịch
    sẽ lớn hơn gấp đôi
  • 2:56 - 2:59
    từ 95 đô đến 225 đô,
  • 2:59 - 3:04
    tôi quyết định đã đến lúc nộp đơn
    trước khi tôi không thể chi trả.
  • 3:05 - 3:07
    Tôi điền một tờ đơn dài,
  • 3:07 - 3:11
    trả lời câu hỏi về những mối liên hệ
    hiện tại và trước đây của tôi.
  • 3:12 - 3:15
    Và khi đơn đã được nộp,
  • 3:15 - 3:17
    dấu vân tay của tôi sẽ được lấy,
  • 3:17 - 3:19
    một bài kiểm tra cần phải học
  • 3:19 - 3:22
    trong quãng thời gian dài vô tận
    đợi xếp hàng.
  • 3:23 - 3:25
    Bạn có thể gọi nó là rà soát cùng cực.
  • 3:26 - 3:29
    Và rồi, vào tháng 12 năm 2000,
  • 3:29 - 3:32
    tôi cùng hàng trăm người
    nhập cư khác
  • 3:32 - 3:34
    tại một sảnh ở Brooklyn
  • 3:34 - 3:37
    nơi chúng tôi tuyên thề
    lòng trung thành
  • 3:37 - 3:40
    tới đất nước từ lâu chúng tôi
    đã coi là nhà.
  • 3:40 - 3:45
    Hành trình của tôi từ sinh viên
    quốc tế tới công dân Mỹ mất 16 năm,
  • 3:45 - 3:49
    một khoảng thời gian ngắn nếu
    so với câu chuyện của người nhập cư khác.
  • 3:50 - 3:53
    Và sớm sau đó tôi đã thực hiện
    bước chính thức
  • 3:53 - 3:55
    để trở thành một công dân Mỹ,
  • 3:55 - 3:58
    cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, năm 2001,
  • 3:58 - 4:02
    đã thay đổi khung cảnh nhập cư
    trong vài thập kỉ tới.
  • 4:04 - 4:06
    Thành phố tôi, thành phố New York,
  • 4:06 - 4:08
    khi đó đang quay cuồng và hồi phục,
  • 4:08 - 4:10
    và giữa chuyện ấy,
  • 4:10 - 4:11
    chúng tôi đang trong một
    chu kỳ bầu cử.
  • 4:13 - 4:14
    Hai điều đã xảy ra
  • 4:14 - 4:18
    khi chúng tôi đối mặt với sự mất mát
    và cuộc hồi phục ở New York.
  • 4:19 - 4:22
    Cử chi bầu Michael Bloomberg
    là thị trưởng thành phố New York.
  • 4:24 - 4:28
    Chúng tôi cũng nhận đề nghị
    một cuộc trưng phiếu
  • 4:28 - 4:31
    Văn phòng Sở Nhập cư cho
    thành phố New York.
  • 4:32 - 4:33
    Năm tháng sau cuộc bầu cử đó,
  • 4:34 - 4:36
    thị trưởng mới được bầu
  • 4:37 - 4:41
    chỉ định tôi làm Ủy viên đầu tiên
    ở Sở Nhập cảnh
  • 4:41 - 4:43
    cho văn phòng mới
    được thành lập này.
  • 4:44 - 4:46
    Tôi muốn bạn quay lại thời điểm đó.
  • 4:47 - 4:50
    Tôi còn là một phụ nữ trẻ
    nhập cư từ Belize.
  • 4:50 - 4:54
    Tôi phải loạng choạng với
    rất nhiều công việc ở Mỹ
  • 4:54 - 4:58
    trước khi tôi bắt đầu
    một tổ chức cộng đồng
  • 4:58 - 5:00
    trong một tầng hầm nhà thờ ở Queens.
  • 5:02 - 5:05
    Cuộc tấn công 11/9 đã đem những cú sốc lớn
    tới cộng đồng của tôi.
  • 5:06 - 5:11
    Những thành viên gia đình tôi,
    những người trẻ tôi làm việc cùng,
  • 5:11 - 5:13
    đã chịu đựng sự quấy rối liên tiếp
  • 5:13 - 5:17
    ở trường, ở nơi làm việc
    và ở sân bay.
  • 5:17 - 5:20
    Và tôi bây giờ cũng sẽ
    diễn tả nỗi lo lắng của họ
  • 5:21 - 5:22
    về chính phủ.
  • 5:24 - 5:26
    Không công việc nào hoàn hảo
    cho tôi hơn.
  • 5:28 - 5:31
    Và đây là 2 điều tôi đã học được
    khi trở thành Ủy viên.
  • 5:32 - 5:35
    Đầu tiên, những người New York
    có ý tốt
  • 5:35 - 5:38
    ở trong chính quyền thành phố
    nắm giữ những vị trí chính phủ
  • 5:38 - 5:42
    không biết những người
    nhập cư sợ hãi như thế nào
  • 5:43 - 5:44
    với việc thực thi pháp luật.
  • 5:44 - 5:47
    Phần lớn chúng ta không thực sự
    biết được điểm khác,
  • 5:47 - 5:50
    giữa một cảnh sát trưởng,
    một cảnh sát địa phương và một đặc vụ FBI.
  • 5:51 - 5:54
    Và phần lớn chúng ta,
    khi thấy ai đó mặc đồng phục
  • 5:54 - 5:56
    đi qua khu phố
  • 5:56 - 5:59
    sẽ thấy tò mò hoặc là lo lắng.
  • 6:00 - 6:03
    Vậy nên nếu bạn là cha mẹ
    nhập cư không có giấy tờ,
  • 6:03 - 6:06
    mỗi ngày khi bạn nói
    tạm biệt với con bạn,
  • 6:06 - 6:09
    tiễn chúng tới trường và đi làm,
  • 6:09 - 6:11
    bạn không biết có bao nhiêu phần trăm
  • 6:11 - 6:13
    rằng bạn sẽ được gặp chúng vào cuối ngày.
  • 6:13 - 6:16
    Bởi vì một cuộc đột kích
    ở nơi làm việc của bạn,
  • 6:17 - 6:19
    cơ hội chạm trán với cảnh sát địa phương
  • 6:19 - 6:22
    có thể thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi.
  • 6:23 - 6:26
    Điều thứ hai tôi học được
    đó là khi những người như tôi,
  • 6:26 - 6:28
    những ai hiểu nỗi sợ đó,
  • 6:29 - 6:33
    ai đã học một ngôn ngữ mới,
    ai đã điều hướng hệ thống mới,
  • 6:33 - 6:36
    khi những người như chúng tôi
    đang ngồi ở bàn,
  • 6:36 - 6:41
    chúng tôi ủng hộ những nhu cầu cộng đồng
    khác với người khác có thể làm.
  • 6:42 - 6:45
    Tôi hiểu cảm giác sợ hãi
    là như thế nào.
  • 6:46 - 6:48
    Những người nhà tôi đã
    trải qua nó.
  • 6:48 - 6:51
    Những người trẻ tôi đã làm
    cùng đã bị quấy rối,
  • 6:51 - 6:53
    không chỉ bởi bạn cùng lớp,
  • 6:53 - 6:55
    mà còn bởi giáo viên của họ.
  • 6:56 - 6:57
    Chồng tôi, rồi đến bạn trai tôi,
  • 6:57 - 7:02
    nghĩ kĩ trước khi đeo ba lô hay để mọc râu
  • 7:02 - 7:03
    bởi vì anh ấy đi du lịch quá nhiều.
  • 7:07 - 7:10
    Điều tôi học được vào năm 2001
    đó là phiếu bầu của tôi quan trọng
  • 7:10 - 7:14
    nhưng rằng giọng nói
    và quan điểm của tôi cũng quan trọng.
  • 7:15 - 7:16
    Và đó là ba thứ sau ---
  • 7:16 - 7:19
    phiếu bầu, giọng nói và quan điểm
    của người nhập cư -
  • 7:20 - 7:22
    làm tôi nghĩ có thể giúp cho
    nền dân chủ của ta mạnh mẽ hơn.
  • 7:24 - 7:26
    Chúng ta thực sự có sức mạnh
  • 7:26 - 7:29
    để thay đổi kết quả của các
    cuộc bầu cử,
  • 7:29 - 7:33
    để giới thiệu những vấn đề mới
    vào cuộc tranh luận chính sách
  • 7:33 - 7:38
    và để thay đổi bộ mặt của sự lãnh đạo
    nam quyền người da trắng, cũ nhạt
  • 7:38 - 7:40
    mà chúng ta có ở đất nước ta ngày nay.
  • 7:42 - 7:43
    Vậy ta làm điều đó thế nào?
  • 7:43 - 7:46
    Nào, đầu tiên hãy nói về những phiếu bầu.
  • 7:46 - 7:47
    Nó sẽ không làm bạn ngạc nhiên
  • 7:47 - 7:50
    rằng đa số cử tri ở nước Mỹ là da trắng.
  • 7:51 - 7:53
    Nhưng nó sẽ khiến bạn ngạc nhiên biết rằng
  • 7:53 - 7:57
    cứ ba cử tri thì một người
    là da đen, người La Tinh hay người Châu Á.
  • 7:58 - 7:59
    Nhưng vấn đề là đây:
  • 7:59 - 8:04
    nó không quan trọng ai có thể bỏ phiếu,
    nó quan trọng ai bỏ phiếu.
  • 8:04 - 8:09
    Vậy nên năm 2012, nửa số cử tri
    La tinh và Mỹ-Châu Á
  • 8:09 - 8:10
    đã không bỏ phiếu.
  • 8:12 - 8:16
    Và những phiếu bầu này không chỉ
    quan trọng trong bầu cử tổng thống.
  • 8:16 - 8:18
    Chúng quan trọng với cả
    bầu cử địa phương và bang.
  • 8:19 - 8:21
    Năm 2015, Lan Diep,
  • 8:21 - 8:25
    người con trai cả của một người
    tị nạn chính trị từ Việt Nam,
  • 8:26 - 8:28
    tranh cử một vị trí vào
    Hội đồng thành phố San Jose.
  • 8:29 - 8:33
    Anh ta thua cuộc bầu cử với 13 phiếu.
  • 8:34 - 8:37
    Năm nay, anh ấy phủi thất bại
    của chiến dịch đó
  • 8:37 - 8:40
    và quay lại tranh cử vị trí đó,
  • 8:41 - 8:44
    và lần này anh ta thắng, với
    12 phiếu bầu.
  • 8:46 - 8:49
    Từng lá phiếu của chúng ta đều quan trọng.
  • 8:51 - 8:54
    Và khi những người như Lan
    đang ngồi ở bàn chính trị,
  • 8:54 - 8:55
    họ có thể tạo nên khác biệt.
  • 8:55 - 8:57
    Ta cần những giọng nói đó.
  • 8:57 - 8:58
    Ta cần những giọng nói đó
  • 8:58 - 9:02
    một phần bởi vì nền lãnh đạo Mỹ
  • 9:02 - 9:05
    không giống với cư dân Mỹ.
  • 9:06 - 9:10
    Có hơn 500,000 văn phòng
    địa phương và bang ở Mỹ.
  • 9:11 - 9:16
    Ít hơn 2% những văn phòng đó phụ trách
    bởi người Mỹ-Châu Á hay La tinh,
  • 9:16 - 9:19
    hai nhóm người nhập cư lớn nhất
    ở nước ta.
  • 9:21 - 9:23
    Ở thành phố Yakima, Washington,
  • 9:23 - 9:27
    có 49% dân số là người Mỹ-La tinh,
  • 9:27 - 9:31
    chưa hề có một người La tinh nào
    trong hội đồng thành phố tới năm nay.
  • 9:32 - 9:37
    Ba người La tinh mới được nhận
    vào Hội đồng thành phố Yakima năm 2016.
  • 9:38 - 9:40
    Một trong số đó là Carmen Mesndez.
  • 9:40 - 9:43
    Cô ấy là thế hệ đầu tiên học đại học.
  • 9:43 - 9:46
    Cô lớn lên phần thì ở Colima, Mexico,
  • 9:46 - 9:48
    và phần còn lại ở Yakima, Washington.
  • 9:48 - 9:51
    Cô ấy là một bà mẹ đơn thân,
    một người ủng hộ cộng đồng.
  • 9:51 - 9:54
    Giọng nói của cô ấy
    trong Hội đồng thành phố Yakima
  • 9:54 - 9:57
    đang ủng hộ thay mặt cộng đồng La tinh
  • 9:57 - 9:59
    và toàn bộ cư dân Yakima.
  • 9:59 - 10:01
    Và cô là một tấm gương cho con gái mình
  • 10:02 - 10:03
    và những người La Tinh khác.
  • 10:04 - 10:08
    Nhưng điều thứ ba chưa được
    khai thác ở nền dân chủ Mỹ
  • 10:09 - 10:11
    là quan điểm mà dân nhập cư mang lại.
  • 10:12 - 10:14
    Ta đã phải đấu tranh được ở đây.
  • 10:15 - 10:18
    Chúng ta đến vì cơ hội kinh tế và học tập.
  • 10:18 - 10:22
    Ta đến vì tự do chính trị và tôn giáo.
  • 10:22 - 10:24
    Chúng ta đến
    trong cuộc theo đuổi tình yêu.
  • 10:25 - 10:27
    Sự tận tâm đó,
  • 10:27 - 10:29
    sự cam kết với nước Mỹ
  • 10:30 - 10:32
    chúng ta cũng mang đến dịch vụ công cộng.
  • 10:34 - 10:36
    Những người như Athena Salman,
  • 10:36 - 10:40
    người lần đầu tiên thắng
  • 10:40 - 10:44
    một chỗ trong
    Nhà bang Arizona tuần trước.
  • 10:44 - 10:46
    Bố Athena lớn lên tại bờ Tây
  • 10:46 - 10:47
    và chuyển tới Chicago,
  • 10:47 - 10:48
    nơi ông ấy gặp mẹ cô.
  • 10:48 - 10:50
    Mẹ cô ấy mang một phần dòng máu Ý,
  • 10:51 - 10:53
    một phần Mexico và một phần Đức.
  • 10:53 - 10:56
    Họ cùng nhau chuyển đến Arizona
    và xây dựng cuộc sống.
  • 10:56 - 10:59
    Athena, khi cô vào nhà bang,
  • 10:59 - 11:01
    sẽ đấu tranh cho nguồn cấp tiền giáo dục
  • 11:02 - 11:05
    mà sẽ giúp cho những gia đình
    như gia đình mình
  • 11:05 - 11:07
    để họ có thể đạt được
    ổn định về tài chính
  • 11:07 - 11:09
    mà chúng ta luôn mong muốn.
  • 11:11 - 11:14
    Lá phiếu, tiếng nói và quan điểm
    của dân nhập cư
  • 11:14 - 11:18
    là những thứ mà tất cả chúng ta cần
    phải hành động để đưa vào nền dân chủ Mỹ.
  • 11:18 - 11:21
    Nó không chỉ là việc của tôi.
    Mà cũng là việc của bạn.
  • 11:22 - 11:23
    Và nó sẽ không dễ dàng.
  • 11:24 - 11:25
    Chúng ta không bao giờ biết
  • 11:25 - 11:28
    khi đưa thêm một yếu tố mới
    vào phương trình sẽ thay đổi những gì.
  • 11:29 - 11:31
    Và có một chút đáng sợ.
  • 11:32 - 11:36
    Bạn sợ rằng
    tôi sẽ cướp vị trí của bạn trên bàn,
  • 11:36 - 11:39
    và tôi sợ rằng
    tôi sẽ không bao giờ có một vị trí trên bàn.
  • 11:40 - 11:42
    Và tất cả chúng ta đều sợ
  • 11:42 - 11:45
    rằng chúng ta sẽ mất đất nước này
    mà chúng ta biết và yêu thương.
  • 11:46 - 11:49
    Tôi sợ rằng bạn sẽ cướp nó khỏi tôi,
  • 11:49 - 11:52
    và bạn sợ rằng
    tôi sẽ cướp nó khỏi bạn.
  • 11:55 - 11:58
    Hãy nhìn xem,
    năm nay cuộc bầu cử diễn ra rất cam go,
  • 11:58 - 12:02
    điều nhắc nhở là những người
    có lịch sử nhập cư như tôi
  • 12:02 - 12:04
    có thể bị loại bỏ
    bởi ý thích của một nhà lãnh đạo.
  • 12:05 - 12:09
    Nhưng tôi đã chiến đấu để ở đất nước này
  • 12:09 - 12:12
    và tôi sẽ tiếp tục làm vậy mỗi ngày.
  • 12:12 - 12:15
    Nên sự lạc quan của tôi
    chưa bao giờ lung lay,
  • 12:15 - 12:19
    bởi tôi biết có hàng triệu người nhập cư
    như tôi,
  • 12:19 - 12:22
    trước mặt tôi, sau lưng tôi
    và quanh tôi.
  • 12:23 - 12:25
    Đó cũng là đất nước của chúng ta.
  • 12:26 - 12:27
    Cảm ơn.
  • 12:27 - 12:30
    (Vỗ tay)
Title:
Tiếng nói của người nhập cư giúp nền dân chủ mạnh hơn
Speaker:
Sayu Bhojwani
Description:

Trong chính trị, đại diện vô cùng quan trọng -- và vì sao chúng ta nên chọn ra những nhà lãnh đạo đại diện cho sự đa dạng của nước chúng ta và bao bọc tấm thảm đa văn hóa của nó, bà Sayu Bhojwani nói. Qua câu chuyện trở thành một công dân Mỹ, người học giả nhập cư này tiết lộ cách mà tình yêu và cống hiến của mình tới đất nước đã trở thành động lực thúc đẩy thay đổi về chính trị. "Chúng ta đã chiến đấu để ở đây," bà này nói, kêu gọi tiếng nói của dân nhập cư biến thành hành động. "Đây cũng là đất nước của chúng ta."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:42

Vietnamese subtitles

Revisions