Return to Video

Tại sao ta có những quyết định bất hợp lý? - Sara Garofalo

  • 0:07 - 0:09
    Tưởng tượng bạn đang ở trong
    một chương trình trò chơi.
  • 0:09 - 0:12
    Bạn đã có được $1000
    từ vòng chơi đầu tiên
  • 0:12 - 0:15
    khi bạn quay vào ô thưởng.
  • 0:15 - 0:17
    Giờ đây, bạn có một lựa chọn.
  • 0:17 - 0:20
    Bạn có thể
    hoặc lấy $500 thưởng chắc chắn
  • 0:20 - 0:23
    hoặc tung đồng xu.
  • 0:23 - 0:26
    Nếu mặt ngửa, bạn
    được thưởng $1000.
  • 0:26 - 0:29
    Nếu mặt sấp, bạn
    không có khoản thưởng nào hết.
  • 0:29 - 0:34
    Ở vòng hai, bạn đã có $2000
    khi bạn quay vào ô phạt.
  • 0:34 - 0:36
    Giờ bạn có một lựa chọn khác
  • 0:36 - 0:39
    hoặc bạn chịu mất $500,
  • 0:39 - 0:42
    hoặc thử vận may tung đồng xu.
  • 0:42 - 0:44
    Nếu mặt ngửa, bạn không mất gì.
  • 0:44 - 0:49
    Nhưng nếu mặt sấp, bạn mất $1000.
  • 0:49 - 0:50
    Nếu bạn giống như
    phần lớn mọi người
  • 0:50 - 0:54
    chắc bạn chọn khoản thường
    chắc chắn ở vòng đầu tiên
  • 0:54 - 0:57
    và tung đồng xu ở vòng thứ hai.
  • 0:57 - 1:00
    Nhưng nếu bạn nghĩ về điều đó,
    nó thật vô nghĩa.
  • 1:00 - 1:04
    Tỷ lệ cá cược ở hai vòng là như nhau.
  • 1:04 - 1:09
    Nhưng tại sao vòng hai
    có vẻ đáng sợ hơn thế?
  • 1:09 - 1:13
    Câu trả lời nằm ở hiện tượng
    gọi là ác cảm mất mát.
  • 1:13 - 1:15
    Dưới lý thuyết kinh tế hợp lý,
  • 1:15 - 1:19
    những lựa chọn của chúng ta
    nên đi theo phương trình toán học đơn giản
  • 1:19 - 1:23
    so sánh mức độ rủi ro
    và số lượng ta có.
  • 1:23 - 1:25
    Nhưng các nghiên cứu cho thấy
    đối với nhiều người,
  • 1:25 - 1:29
    tác động tâm lý tiêu cực
    ta thấy khi mất thứ gì đó
  • 1:29 - 1:35
    mạnh gấp đôi tác động tâm lý
    tích cực khi ta lấy được cùng thứ đó.
  • 1:35 - 1:40
    Ác cảm mất mát là xu hướng nhận thức
    phát sinh từ sự phỏng đoán,
  • 1:40 - 1:44
    các cách tiếp cận giải quyết vấn đề
    dựa trên kinh nghiệm và trực giác trước đó
  • 1:44 - 1:47
    hơn là dựa vào phân tích cẩn thận.
  • 1:47 - 1:50
    Và con đường tắt tâm lý này
    có thể dẫn đến các quyết định bất hợp lý,
  • 1:50 - 1:51
    không giống như khi yêu,
  • 1:51 - 1:53
    hay nhảy bungee khỏi vách đá,
  • 1:53 - 1:58
    nhưng nguỵ biện lý luận
    có thể dễ dàng được chứng minh sai.
  • 1:58 - 2:04
    Các tình huống liên quan đến xác suất
    nổi tiếng là dở tệ để áp dụng phỏng đoán.
  • 2:04 - 2:09
    Ví dụ, bạn sắp tung xúc xắc
    có bốn mặt xanh và 2 mặt đỏ
  • 2:09 - 2:11
    hai mươi lần.
  • 2:11 - 2:14
    Bạn có thể chọn một trong
    những trình tự sau
  • 2:14 - 2:17
    và nếu nó hiển thị đúng,
    bạn sẽ thắng $25.
  • 2:17 - 2:19
    Bạn sẽ chọn cái nào?
  • 2:19 - 2:24
    Trong một nghiên cứu, 65% người tham gia,
    toàn bộ là sinh viên đại học
  • 2:24 - 2:26
    chọn trình tự B
  • 2:26 - 2:30
    mặc dù A ngắn hơn
    và được chứa trong B,
  • 2:30 - 2:32
    nói cách khác,
    có nhiều khả năng hơn.
  • 2:32 - 2:35
    Đây là những gì gọi là
    sự kết hợp sai lầm.
  • 2:35 - 2:37
    Ở đây, chúng ta chờ đợi
    được thấy nhiều màu xanh hơn,
  • 2:37 - 2:42
    do đó não chúng ta lừa ta chọn
    lựa chọn ít khả năng hơn.
  • 2:42 - 2:46
    Phỏng đoán cũng rất dở khi
    làm việc với các con số nói chung.
  • 2:46 - 2:49
    Trong một ví dụ, sinh viên
    được chia thành hai nhóm.
  • 2:49 - 2:55
    Nhóm thứ nhất được hỏi liệu
    Mahatma Gandhi mất trước hay sau 9 tuổi,
  • 2:55 - 3:00
    trong khi nhóm thứ hai được hỏi liệu
    ông qua đời trước hay sau tuổi 140.
  • 3:00 - 3:03
    Cả hai con số rõ ràng là sai,
  • 3:03 - 3:07
    nhưng khi các sinh viên này sau đó
    phải đoán tuổi thực khi ông ấy mất,
  • 3:07 - 3:10
    nhóm đầu tiên trả lời trung bình 50
  • 3:10 - 3:14
    trong khi nhóm thứ hai trung bình là 67.
  • 3:14 - 3:17
    Mặc dù thông tin rõ ràng là sai
    trong câu hỏi ban đầu
  • 3:17 - 3:19
    lẽ ra không liên quan
  • 3:19 - 3:22
    nó vẫn ảnh hưởng đến
    ước tính của các sinh viên.
  • 3:22 - 3:25
    Đây là ví dụ của hiệu ứng mỏ neo,
  • 3:25 - 3:28
    và nó thường được dùng trong
    quảng cáo và đàm phán
  • 3:28 - 3:31
    để tăng giá mà
    mọi người sẵn sàng trả.
  • 3:31 - 3:35
    Vì vậy, nếu phỏng đoán
    dẫn đến các quyết định sai,
  • 3:35 - 3:37
    tại sao chúng ta lại đưa ra chúng?
  • 3:37 - 3:40
    Vâng, bời vì chúng có thể khá hiệu quả.
  • 3:40 - 3:41
    Trong phần lớn lịch sử nhân loại,
  • 3:41 - 3:46
    sự sống còn phụ thuộc vào khả năng
    quyết định nhanh với thông tin hạn chế.
  • 3:46 - 3:50
    Khi không có thời gian để phân tích
    logic hợp lý tất cả các khả năng,
  • 3:50 - 3:53
    phỏng đoán đôi khi có thể cứu mạng ta.
  • 3:53 - 3:57
    Nhưng mội trường ngày nay đòi hỏi
    việc ra quyết định phức tạp hơn nhiều,
  • 3:57 - 4:01
    và các quyết định này bị thiên vị
    bời nhiều yếu tố vô thức hơn ta nghĩ,
  • 4:01 - 4:04
    ảnh hưởng mọi thứ
    từ sức khoẻ đến giáo dục
  • 4:04 - 4:06
    đến tài chính và tư pháp hình sự.
  • 4:06 - 4:08
    Chúng ta không thể tắt chức năng
    phỏng đoán của bộ não,
  • 4:08 - 4:11
    nhưng ta có thể học cách
    nhận ra chúng.
  • 4:11 - 4:14
    Khi bạn gặp tình huống
    liên quan đến số,
  • 4:14 - 4:15
    xác suất,
  • 4:15 - 4:17
    hay nhiều chi tiết,
  • 4:17 - 4:18
    hãy tạm dừng một giây
  • 4:18 - 4:23
    và cân nhắc rằng câu trả lời trực giác
    cuối cùng có thể không phải câu trả lời đúng.
Title:
Tại sao ta có những quyết định bất hợp lý? - Sara Garofalo
Speaker:
Sara Garofalo
Description:

Xem bài đầy đủ tại : http://ed.ted.com/lessons/the-psychology-behind-irrational-decisions-sara-garofalo

Thông thường, mọi người đưa ra những quyết đinh không mấy "có lý" từ một góc nhìn kinh tế - nghĩa là nó không nhất thiết sẽ đưa đến kết quả tốt nhất. Tại sao lại như thế? Có phải tại chúng ta quá dở khi phải tính toán với các con số? Hay tại vì một cơ cấu tâm lý nào đó phía sau? Sara Garofalo giải thích cách phỏng đoán, tiếp cận giải quyết vấn đề trực quan dựa trên kinh nghiệm và trực giác trước đó, hơn là dựa trên sự phân tích.

Bài học bởi Sara Garofalo, minh hoạ bởi TOGETHER.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:39

Vietnamese subtitles

Revisions