Return to Video

Làm thế nào phụ nữ tiến hành xung đột với nhau mà không có bạo lực

  • 0:01 - 0:05
    12 năm trước, lần đầu tiên tôi mua một cái
    máy quay
  • 0:05 - 0:09
    để quay lại mùa thu hoạch ô-liu
    ở ngôi làng người Palestine ở bờ Tây.
  • 0:10 - 0:12
    Tôi đã nghĩ tôi ở đó
    là để làm một bộ phim tài liệu
  • 0:12 - 0:15
    và sau đó sẽ di chuyển đến
    những nơi khác của thế giới.
  • 0:15 - 0:17
    Nhưng có thứ gì đó cứ đem tôi
    quay trở lại.
  • 0:18 - 0:22
    Bây giờ, thông thường, khi những
    khán giả quốc tế nghe về nơi đó,
  • 0:22 - 0:26
    họ chỉ muốn cuộc xung đột đó
    biến mất.
  • 0:26 - 0:30
    Cuộc xung đột Israel-Palestine rất tồi tệ,
    và chúng ta chỉ ước gì nó biến mất
  • 0:30 - 0:33
    Chúng ta có cảm xúc giống nhau về
    mọi cuộc xung đột trên thế giới.
  • 0:34 - 0:37
    Nhưng mỗi lần chúng ta chú ý
    vào một bản tin,
  • 0:37 - 0:40
    dường như lại có thêm một đất nước nữa
    châm ngòi cuộc chiến.
  • 0:42 - 0:43
    Vậy nên tôi băn khoăn
  • 0:43 - 0:46
    liệu chúng ta không nên bắt đầu nhìn
    cuộc xung đột theo hướng khác --
  • 0:47 - 0:51
    thay vì chỉ đơn giản là ước
    những cuộc xung đột kết thúc,
  • 0:51 - 0:55
    liệu chúng ta nên tập trung vào việc
    làm thế nào để tiến hành xung đột.
  • 0:55 - 0:57
    Điều này trở thành câu hỏi lớn
    đối với tôi,
  • 0:57 - 1:01
    điều mà tôi theo đuổi cùng với đội mình
    ở tổ chức phi lợi nhuận Just Vision.
  • 1:02 - 1:06
    Sau khi chứng kiến nhiều dạng
    tranh đấu khác nhau ở Trung Đông,
  • 1:06 - 1:11
    Tôi bắt đầu chú ý đến một số nét chung
    trên những cuộc xung đột giành chiến thắng
  • 1:11 - 1:15
    Tôi tự hỏi liệu những biến đổi này có xảy
    ra trong mọi tình huống, và nếu có,
  • 1:15 - 1:20
    bài học nào chúng ta có thể lượm lặt để
    mở ra những cuộc xung đột có tính xây dựng
  • 1:20 - 1:23
    ở Palestine, Israel hay
    bất cứ nơi nào khác.
  • 1:24 - 1:26
    Có vài bài khoa học về điều này
  • 1:27 - 1:31
    Trong một nghiên cứu về 323
    cuộc xung đột chính trị lớn
  • 1:31 - 1:34
    từ năm 1900 đến năm 2006,
  • 1:34 - 1:39
    Maria Stephan và Erica Chenoweth nhận
    thấy rằng những chiến dịch phi bạo lực
  • 1:39 - 1:46
    hầu như có khả năng 100% thành công so với
    những chiến dịch bạo lực.
  • 1:46 - 1:50
    Những chiến dịch phi bạo lực cũng
    ít gây nên tổn hại về thể chất
  • 1:50 - 1:52
    đến những ai tiến hành chiến dịch,
  • 1:52 - 1:54
    cũng như đối thủ của họ.
  • 1:55 - 2:00
    Và, quan trọng hơn, chúng hiển nhiên dẫn
    đến xã hội yên bình và dân chủ hơn.
  • 2:01 - 2:06
    Nói cách khác, kháng cự phi bạo lực là
    một cách hiệu quả và mang tính xây dựng
  • 2:06 - 2:07
    để tiến hành xung đột.
  • 2:09 - 2:10
    Nhưng nếu đó là một lựa chọn dễ dàng,
  • 2:10 - 2:13
    tại sao nhiều nhóm không áp dụng nó?
  • 2:13 - 2:16
    Nhà khoa học chính trị Victor Asal
    và các đồng nghiệp
  • 2:16 - 2:18
    đã xem xét một vài nhân tố
  • 2:18 - 2:20
    định hướng một đảng chính trị
    lựa chọn chiến thuật
  • 2:21 - 2:24
    Và hóa ra yếu tố dự báo chính xác nhất
  • 2:25 - 2:29
    một phong trào đi theo hướng
    bạo lực hay phi bạo lực
  • 2:29 - 2:34
    không phải là liệu nhóm đó
    đứng về cánh tả hay cánh hữu nhiều hơn,
  • 2:34 - 2:39
    không phải nhóm này chịu ảnh hưởng
    nhiều hay ít của niềm tin tôn giáo
  • 2:39 - 2:42
    không phải liệu nó nổi lên chống lại
    chế độ dân chủ hay độc tài
  • 2:42 - 2:46
    và càng không phải mức độ đàn áp mà
    nhóm đó đang phải đối mặt.
  • 2:47 - 2:51
    Yếu tố dự báo nhất trong quyết định
    theo phong trào phi bạo lực
  • 2:52 - 2:57
    là tư tưởng của nhóm đó về vai trò
    của phụ nữ trong đời sống cộng đồng.
  • 2:57 - 3:01
    (vỗ tay)
  • 3:03 - 3:06
    Khi một cuộc vận động bao gồm
    đàm luận
  • 3:06 - 3:08
    xung quanh bình đẳng giới,
  • 3:08 - 3:11
    nó nhanh chóng gia tăng khả năng
    phi bạo lực,
  • 3:11 - 3:14
    và vì vậy, cũng gia tăng
    khả năng thành công.
  • 3:14 - 3:17
    Bài nghiên cứu này đối lập
    với tài liệu tham khảo của tôi
  • 3:17 - 3:20
    về trật tự chính trị
    ở Israel and Palestine.
  • 3:20 - 3:25
    Tôi cũng nhận thấy rằng các phong trào
    sẵn sàng để phụ nữ vào vị trí lãnh đạo,
  • 3:25 - 3:28
    giống như tư liệu mà tôi quay lại
    ở ngôi làng tên Budrus,
  • 3:28 - 3:31
    thì thường có khả năng
    đạt được mục đích hơn.
  • 3:32 - 3:36
    Ngôi làng bị đe dọa
    bị xóa sổ khỏi bản đồ thế giới
  • 3:36 - 3:39
    khi Israel bắt đầu xây dựng
    rào ngăn cách.
  • 3:40 - 3:41
    Kế hoạch này đỏi hỏi
  • 3:41 - 3:46
    xóa sổ khu trồng oliu của cộng đồng này,
    nghĩa trang của họ
  • 3:46 - 3:49
    và cuối cùng cô lập ngôi làng từ mọi phía.
  • 3:50 - 3:52
    Lấy cảm hứng
    từ lãnh đạo địa phương
  • 3:52 - 3:55
    họ khởi động chiến dịch kháng cự
    phi bạo lực để ngăn điều đó xảy ra.
  • 3:56 - 4:00
    Họ phải đối đầu
    với nghịch cảnh khủng khiếp.
  • 4:01 - 4:04
    Nhưng họ có một vũ khí bí mật:
  • 4:06 - 4:08
    một cô gái 15 tuổi
  • 4:08 - 4:10
    người quả cảm đứng chặn
    trước một xe lu
  • 4:10 - 4:14
    chuản bị bật gốc một cây oliu,
    và cô chặn đứng nó.
  • 4:15 - 4:18
    Giây phút đó, cả cộng đồng Budrus
    nhận ra điều gì là có thể
  • 4:18 - 4:23
    nếu họ ưng thuận và ủng hộ phụ nữ
    tham gia vào đời sống cộng đồng.
  • 4:24 - 4:27
    Vậy nên những phụ nữ Budrus
    đứng ra tiền tuyến ngày qua ngày,
  • 4:27 - 4:32
    dùng sự sáng tạo và quyết đoán
    để vượt qua vô số rào cản
  • 4:32 - 4:34
    trong suốt 10 tháng không vũ trang.
  • 4:35 - 4:37
    Và bạn có thể đoán rằng,
  • 4:37 - 4:38
    cuối cùng họ chiến thắng.
  • 4:40 - 4:43
    Rào cản bị thay đổi hoàn toàn
  • 4:43 - 4:45
    biến thành đường hòa bình
    quốc tế công nhận,
  • 4:45 - 4:49
    và những người phụ nữ Budrus
    được biết đến khắp cả bờ Tây
  • 4:49 - 4:51
    vì nhiệt huyết sôi sục của họ.
  • 4:53 - 4:55
    (vỗ tay)
  • 4:55 - 4:57
    Cảm ơn các bạn.
  • 5:01 - 5:03
    Tôi muốn dừng lại một chút,
    mong các bạn giúp đỡ,
  • 5:03 - 5:07
    bởi tôi muốn đánh đổ
    hai quan niệm rất sai lầm
  • 5:07 - 5:09
    có thể từ đây sinh ra.
  • 5:10 - 5:13
    Thứ nhất tôi không tin rằng
  • 5:13 - 5:18
    bản chất phụ nữ ôn hòa hơn đàn ông.
  • 5:20 - 5:23
    Nhưng tôi tin rằng ngày nay,
  • 5:23 - 5:26
    phụ nữ cảm nhận quyền lực khác đàn ông.
  • 5:27 - 5:30
    Phải điều hướng
    từ vị trí ít sức mạnh hơn
  • 5:30 - 5:33
    về mọi mặt trong cuộc sống,
  • 5:33 - 5:36
    phụ nữ thường xuất chúng hơn
  • 5:36 - 5:39
    trong việc gây áp lực một cách kín đáo
  • 5:39 - 5:42
    để thay đổi những nhân tố mạnh mẽ hơn.
  • 5:42 - 5:46
    Từ "gian manh", thường được gán
    cho phụ nữ một cách xúc phạm,
  • 5:46 - 5:50
    ám chỉ thực tế là phụ nữ
    thường phải tìm cách tiếp cận
  • 5:50 - 5:53
    gián tiếp chứ không trực tiếp
    để giành chiến thắng.
  • 5:54 - 5:58
    Và tìm phương án khác
    ngoài đối đầu trực tiếp
  • 5:58 - 6:01
    là cốt lõi của kháng cự phi bạo lực.
  • 6:02 - 6:05
    Điểm dễ hiểu lầm thứ hai.
  • 6:05 - 6:08
    Tôi đã kể rất nhiều
    những trải nghiệm ở vùng Trung Đông,
  • 6:08 - 6:10
    và giờ một số bạn sẽ nghĩ
  • 6:10 - 6:14
    giải pháp ta cần làm
    là giáo dục cộng đồng Hồi giáo và Ả rập
  • 6:14 - 6:15
    để họ đối xử tốt với phụ nữ hơn.
  • 6:16 - 6:19
    Nếu ta làm vậy,
    họ sẽ dễ giải quyết xung đột hơn.
  • 6:21 - 6:24
    Họ không cần ta giúp đỡ như thế.
  • 6:25 - 6:28
    Phụ nữ đã trở thành
    một phần của trào lưu mạnh mẽ nhất
  • 6:28 - 6:30
    từ vùng Trung Đông,
  • 6:31 - 6:36
    nhưng dường như họ vô hình
    với cộng đồng quốc tế.
  • 6:36 - 6:39
    Ống kính dường như chỉ tập trung
    vào đàn ông
  • 6:39 - 6:42
    những người tham gia
    vào các cuộc đối đầu nhiều hơn
  • 6:42 - 6:45
    mà chúng ta không thể không
    nói tới trên báo chí
  • 6:46 - 6:50
    Những gì chúng ta thuật lại
    không những xóa sổ vai trò phụ nữ
  • 6:50 - 6:52
    trong những căng thẳng của khu vực
  • 6:52 - 6:57
    mà còn làm sai lệch đi bản chất
    chính những cuộc đấu tranh ấy
  • 6:58 - 7:03
    Vào cuối những năm 1980,
    một cuộc nổi loạn dấy lên ở Gaza,
  • 7:03 - 7:06
    và nhanh chóng lan ra bờ Tây
    và Đông Jerusalem.
  • 7:08 - 7:12
    Được biết đến như
    Phong trào Intifada đầu tiên,
  • 7:12 - 7:14
    và bất cứ ai
    còn nhớ gì về nó
  • 7:14 - 7:17
    thường tưởng tượng tới hình ảnh này:
  • 7:18 - 7:22
    Đàn ông Palestin
    ném đá vào xe tăng Israel.
  • 7:23 - 7:24
    Những mẩu tin lúc đó
  • 7:24 - 7:29
    khiến đá, cocktail Molotov
    và lốp xe bốc cháy
  • 7:29 - 7:32
    là những hoạt động duy nhất
    diễn ra trong phong trào đó.
  • 7:34 - 7:40
    Giai đoạn này cũng được biết tới
    bởi phi bạo lực có tổ chức lan rộng
  • 7:40 - 7:45
    dưới hình thức đình công, biểu tình
    và việc tạo ra các chế tài song song.
  • 7:46 - 7:47
    Trong phong trào này,
  • 7:47 - 7:51
    toàn dân Palestine cơ động,
  • 7:51 - 7:54
    bất kể thế hệ,
    tư tưởng hay tầng lớp.
  • 7:55 - 7:58
    Họ làm được vậy dựa vào mạng lưới
    của các cộng đồng,
  • 7:58 - 8:01
    và cách họ hành động
    cũng như các dự án bình đẳng
  • 8:01 - 8:04
    thách thức sức mạnh của Israel
  • 8:04 - 8:07
    để tiếp tục thống trị bờ Tây
    và Gaza.
  • 8:08 - 8:10
    Theo tin từ quân đội Israel,
  • 8:10 - 8:16
    97% hoạt động của Intifada đầu tiên
    là hoạt động phi vũ trang.
  • 8:17 - 8:21
    Và đây là điều không ai đưa tin
    vào thời điểm đó.
  • 8:21 - 8:24
    Trong 18 tháng diễn ra phong trào,
  • 8:24 - 8:28
    phụ nữ chính là người cầm đầu
    sau cánh gà:
  • 8:28 - 8:30
    Phụ nữ Palestine từ khắp mọi nẻo
  • 8:30 - 8:34
    chịu trách nhiệm di tản
    hàng trăm ngàn người
  • 8:34 - 8:37
    trong một cố gắng chung nhằm
    rút lại sự cho phép chiếm đóng.
  • 8:39 - 8:44
    Naela Ayyash, người tham vọng xây dựng
    một nền kinh tế Palestine tự chủ
  • 8:44 - 8:49
    bằng cách ủng hộ phụ nữ ở Gaza
    tự trồng rau trong vườn nhà,
  • 8:49 - 8:53
    một hoạt động được coi là bất hợp pháp
    bởi chính phủ Israel ở thời điểm đó;
  • 8:54 - 8:58
    Rabeha Diab, người chiếm quyền kiếm soát
    của cơ quan chức năng
  • 8:58 - 8:59
    trong suốt cuộc nổi dậy
  • 8:59 - 9:01
    khi mà người lãnh đạo
  • 9:01 - 9:02
    bị trục xuất;
  • 9:03 - 9:09
    Fatima Al Jaafari, người nuốt các tờ rơi
    chứa nội dung chỉ đạo của phiến quân
  • 9:09 - 9:12
    để phát tán rộng rãi
    khắp vùng lãnh thổ
  • 9:12 - 9:13
    mà không bị bắt giữ;
  • 9:15 - 9:16
    và Zahira Kamal,
  • 9:16 - 9:20
    người đảm bảo tính lâu dài
    của cuộc nổi dậy
  • 9:20 - 9:21
    bằng cách dẫn dắt tổ chức
  • 9:21 - 9:26
    từ 25 người phụ nữ
    lên 3000 người trong một năm.
  • 9:29 - 9:31
    Bất chấp những thành tựu
    phi thường của họ,
  • 9:31 - 9:36
    không một ai được nêu tên
    khi trích dẫn Phong trào Intifada đầu tiên
  • 9:38 - 9:40
    Ta làm điều này
    với các khu vực khác nữa.
  • 9:41 - 9:45
    Ví dụ, trong sách lịch sử,
    và trong trí nhớ của chúng ta
  • 9:45 - 9:48
    đàn ông là gương mặt đại diện
    để phát biểu
  • 9:48 - 9:52
    cho xung đột những năm 1960
    về công bằng chủng tộc tại Mỹ.
  • 9:53 - 9:57
    Nhưng phụ nữ cũng là
    một nhân tố chủ chốt,
  • 9:57 - 10:00
    vận động, tổ chức,
    nói chuyện trên đường phố.
  • 10:01 - 10:03
    Bao nhiêu người
    nghĩ tới Septima Clark
  • 10:03 - 10:06
    khi nghĩ về kỉ nguyên Quyền Công Dân
    ở Mỹ?
  • 10:08 - 10:09
    Rất ít người.
  • 10:11 - 10:15
    Nhưng bà đóng vai trò thiết yếu
    trong mọi giai đoạn của phong trào,
  • 10:15 - 10:19
    bằng cách đẩy mạnh
    học chữ và giáo dục.
  • 10:19 - 10:21
    Bà bị che giấu, bỏ qua,
  • 10:21 - 10:25
    giống như mọi phụ nữ khác
    trong vai trò chủ đạo của mình
  • 10:25 - 10:27
    trong phong trào vì Quyền Công Dân ở Mỹ.
  • 10:30 - 10:32
    Đây không phải vấn đề danh tiếng.
  • 10:33 - 10:35
    Nó còn sâu xa hơn thế nhiều.
  • 10:36 - 10:41
    Những câu chuyện ta kể ảnh hưởng sâu sắc
    tới việc ta tự nhìn nhận bản thân,
  • 10:41 - 10:43
    và ta nghĩ các phong trào
    hoạt động thế nào
  • 10:43 - 10:45
    và giành thắng lợi ra sao.
  • 10:46 - 10:49
    Những câu chuyện về phong trào
    giống như Intifada đầu tiên
  • 10:49 - 10:51
    hoặc về kỷ nguyên Quyền Công Dân Mỹ
  • 10:51 - 10:55
    vô cùng quan trọng
    và có ảnh hưởng sâu sắc
  • 10:55 - 10:58
    tới cách mà người Palestine,
  • 10:58 - 10:59
    người Mỹ
  • 10:59 - 11:01
    và người dân toàn thế giới sẽ chọn lựa
  • 11:01 - 11:03
    lần tới khi họ gặp điều gì đó bất công
  • 11:03 - 11:06
    để có đủ dũng khí đứng lên chống lại nó.
  • 11:07 - 11:11
    Nếu ta không ca ngợi những phụ nữ
    và vai trò then chốt trong xung đột của họ
  • 11:11 - 11:15
    chúng ta đã bỏ qua các tấm gương
    cho thế hệ trẻ noi theo.
  • 11:16 - 11:19
    Không có tấm gương, sẽ rất khó
  • 11:19 - 11:22
    để phụ nữ đứng lên giành lại
    vị trí đúng đắn của họ
  • 11:22 - 11:24
    trong cộng đồng.
  • 11:25 - 11:27
    Như ta đã thấy,
  • 11:27 - 11:29
    một trong những nhân tố quyết định
  • 11:29 - 11:33
    sự thành hay bại của các phong trào
  • 11:34 - 11:38
    chính là niềm tin của họ
    với vai trò của phụ nữ
  • 11:38 - 11:39
    trong cộng đồng.
  • 11:40 - 11:42
    Đây là câu hỏi liệu chúng ta
  • 11:42 - 11:45
    có đang dần tiến tới xã hội
    hòa bình và dân chủ hơn.
  • 11:47 - 11:50
    Trong một thế giới
    đang có quá nhiều biến động,
  • 11:50 - 11:54
    và biến động ngày càng nhanh, càng mạnh,
  • 11:55 - 11:59
    vấn đề không phải
    ta đối mặt với xung đột thế nào
  • 12:00 - 12:01
    mà thay vào đó
  • 12:01 - 12:05
    sẽ là câu chuyện
  • 12:05 - 12:08
    về việc ta tiến hành xung đột ra sao.
  • 12:09 - 12:10
    Cảm ơn.
  • 12:10 - 12:15
    (vỗ tay)
Title:
Làm thế nào phụ nữ tiến hành xung đột với nhau mà không có bạo lực
Speaker:
Julia Bacha
Description:

Bạn có đang sắp sửa thay đổi thế giới? Đây là một thông kê bạn nên biết: những chiến dịch phi bạo lực 100% có khả năng thành công hơn là những chiến dịch bạo lực. Vậy tại sao không có nhiều nhóm sử dụng nó khi đối mặt với các mâu thuẫn? Nhà làm phim Julia Bacha chia sẻ câu chuyện về sự kháng cự có hiệu quả mà không dùng đến bạo lực, bao gồm nghiên cứu về vai trò lãnh đạo thiết yếu mà phụ nữ nắm giữ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:27

Vietnamese subtitles

Revisions