Return to Video

Làm chủ số liệu cơ thể bạn

  • 0:01 - 0:04
    Khi còn nhỏ, tôi đã luôn thích thông tin
  • 0:04 - 0:06
    mà tôi có thể rút ra từ số liệu
  • 0:06 - 0:09
    và những câu chuyện được kể
    bằng những con số.
  • 0:09 - 0:11
    Tôi nhớ, khi lớn lên, tôi đã rất bực bội
  • 0:11 - 0:16
    với cách ba mẹ nói dối tôi bằng các con số
  • 0:16 - 0:21
    "Talithia, nếu ba đã nói với con một lần ,
    ba đã nói với con một nghìn lần rồi''
  • 0:21 - 0:25
    Không, ba à, ba mới nói 17 lần thôi
  • 0:25 - 0:28
    và hai lần thì con không có lỗi (Cười)
  • 0:28 - 0:32
    Tôi nghĩ đó là một trong các lý do
    mà tôi đã lên chức tiến sĩ thống kê
  • 0:32 - 0:33
    Tôi luôn muốn biết
  • 0:33 - 0:36
    mọi người có ẩn ý gì qua những con số?
  • 0:36 - 0:37
    Là một nhà thống kê
  • 0:37 - 0:41
    tôi muốn mọi người cho tôi xem số liệu
  • 0:41 - 0:43
    và tôi có thể tự rút ra kết luận
  • 0:43 - 0:46
    Donald và tôi khi tôi mang bầu lần thứ 3
  • 0:46 - 0:49
    khoảng tuần thứ 41 rưỡi
  • 0:49 - 0:52
    thời điểm mà các bạn có thể thấy
    là quá hạn sinh nở
  • 0:52 - 0:54
    Dân thống kê chúng tôi gọi đó là
  • 0:54 - 0:57
    ở khoảng tin cậy 95%.
  • 0:57 - 0:59
    (Cười)
  • 0:59 - 1:01
    Ở thời điểm đó của quá trình
  • 1:01 - 1:03
    chúng tôi cứ vài ngày
  • 1:03 - 1:05
    lại đi làm xét nghiệm stress cho em bé
  • 1:05 - 1:06
    đó là chỉ thủ tục
  • 1:06 - 1:11
    Xét nghiệm để xem em bé
    có bị loại stress nào vì ra đời muộn
  • 1:11 - 1:14
    Bạn hầu như không gặp bác sĩ thật, nếu có
  • 1:14 - 1:17
    chỉ là những người tình cờ
    hôm đó làm việc ở bệnh viện
  • 1:17 - 1:20
    Chúng tôi đi làm xét nghiệm stress
  • 1:20 - 1:24
    và sau 20 phút, bác sĩ đến và ông ấy nói:
  • 1:24 - 1:29
    "Cháu bé bị stress,
    chúng ta cần phải thúc sinh"
  • 1:29 - 1:35
    Là 1 nhà thống kê, tôi phản ứng thế nào?
  • 1:35 - 1:37
    Xin cho tôi xem số liệu
  • 1:37 - 1:40
    Sau đó, ông tiếp tục cho chúng tôi biết
  • 1:40 - 1:42
    nhịp tim của em bé theo dõi trong 18 phút
  • 1:42 - 1:44
    nhịp tim của em bé đã ở mức bình thường
  • 1:44 - 1:47
    và trong vòng hai phút, có vẻ như nó là
  • 1:47 - 1:51
    vùng nhịp tim của tôi và tôi nói
  • 1:51 - 1:54
    "Có thể đó là nhịp tim của tôi?"
  • 1:54 - 1:55
    Tôi đã vận động một chút
  • 1:55 - 1:58
    thật khó nằm yên
  • 1:58 - 2:00
    khi mang thai 41 tuần trong vòng 20 phút
  • 2:00 - 2:02
    Có lẽ có sự chuyển dịch gì đó"
  • 2:02 - 2:07
    Ông ấy nói:
    ''Chúng tôi không muốn mạo hiểm''
  • 2:07 - 2:09
    Tôi nói được thôi.
  • 2:09 - 2:11
    Tôi nói ''Nếu tôi đang ở tuần thai thứ 36
  • 2:11 - 2:12
    với các thông số tương tự?
  • 2:12 - 2:16
    Liệu ông có quyết định thúc sinh không?''
  • 2:16 - 2:20
    ''Không, tôi có lẽ đợi tới lúc ít nhất
  • 2:20 - 2:22
    cô được 38 tuần, nhưng cô gần 42 tuần rồi,
  • 2:22 - 2:24
    không có lý do gì để em bé trong bụng cả,
  • 2:24 - 2:26
    hãy chuẩn bị nhập viện''
  • 2:26 - 2:32
    Tôi nói ''Tại sao chúng ta không thử lại?
  • 2:32 - 2:34
    thu thập thêm số liệu
  • 2:34 - 2:36
    Tôi có thể cố gắng ở yên trong 20 phút
  • 2:36 - 2:39
    Chúng ta tính trung bình và xem xem
  • 2:39 - 2:42
    nó có nghĩa ra sao. (Cười)
  • 2:42 - 2:45
    Và ông ấy nói:
  • 2:45 - 2:52
    "Thưa cô, tôi chỉ không muốn
    cô bị sảy thai''
  • 2:52 - 2:56
    đó là việc của ba người chúng ta
  • 2:56 - 2:57
    Rồi ông ấy nói
  • 2:57 - 3:01
    ''Nguy cơ cô bị sảy thai cao gấp đôi
  • 3:01 - 3:05
    khi quá hạn sinh nở. Xin mời nhập viện''.
  • 3:05 - 3:11
    Ôi! Là một nhà thống kê,
    phản ứng của tôi là gì nhỉ?
  • 3:11 - 3:12
    Xin cho tôi xem số liệu!
  • 3:12 - 3:13
    Bác sĩ, ông nói về rủi ro
  • 3:13 - 3:16
    Tôi nói về rủi ro cả ngày,
    hãy nói cho tôi nghe về rủi ro nào!
  • 3:16 - 3:18
    Hãy nói về rủi ro. (Cười)
  • 3:18 - 3:19
    Hãy nói về rủi ro.
  • 3:19 - 3:21
    Tôi nói ''Tốt thôi.
  • 3:21 - 3:25
    Có phải tôi đi từ 30 phần trăm rủi ro
    lên 60 phần trăm rủi ro không?
  • 3:25 - 3:27
    Chúng ta ở đâu trong nguy cơ sảy thai này?
  • 3:27 - 3:30
    Và ông ấy nói:
    ''Không hẳn thế, rủi ro là gấp đôi,
  • 3:30 - 3:35
    và chúng tôi chỉ muốn
    những điều tốt nhất cho em bé''
  • 3:35 - 3:38
    Không nản lòng, tôi thử từ khía cạnh khác
  • 3:38 - 3:43
    Tôi nói ''Được rồi, trong 1000 phụ nữ
    mang thai đủ thời gian
  • 3:43 - 3:46
    có bao nhiêu trong số đó bị sảy thai
  • 3:46 - 3:47
    ngay trước kỳ sinh nở?
  • 3:47 - 3:50
    Ông ấy nhìn tôi rồi nhìn Donald,
  • 3:50 - 3:55
    và ông nói, khoảng 1 trong 1000
  • 3:55 - 3:58
    Tôi nói ''Thế thì trong số 1000 người đó,
  • 3:58 - 4:03
    bao nhiêu người bị sảy thai
    ngay trước kỳ sinh nở?''
  • 4:03 - 4:06
    "Khoảng hai'' (Cười)
  • 4:06 - 4:09
    Tôi nói "Thế là ông nói về rủi ro của tôi
  • 4:09 - 4:12
    đi từ 0.1 phần trăm
  • 4:12 - 4:16
    lên 0.2 phần trăm''
  • 4:16 - 4:19
    Như vậy, số liệu không đủ thuyết phục
  • 4:19 - 4:20
    rằng tôi cần thúc sinh
  • 4:20 - 4:22
    Sau đó chúng tôi tiếp tục tranh luận
  • 4:22 - 4:25
    về việc thúc sinh dẫn đến tỉ lệ cao
  • 4:25 - 4:29
    của thủ thuật Xê-da, và ở mức tối đa
    chúng tôi muốn tránh điều đó
  • 4:29 - 4:30
    Rồi tôi nói
  • 4:30 - 4:33
    ''Tôi không nghĩ
    ngày dự sinh của tôi là chuẩn xác''
  • 4:33 - 4:36
    (Cười)
  • 4:36 - 4:38
    Điều này làm ông ấy rất ngạc nhiên
  • 4:38 - 4:40
    và trông ông ấy có vẻ bối rối
  • 4:40 - 4:42
    tôi nói ''Ông có thể không biết điều này
  • 4:42 - 4:44
    ngày dự sinh được dự tính
  • 4:44 - 4:46
    dựa trên chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày,
  • 4:46 - 4:48
    và vòng kinh của tôi lên xuống
  • 4:48 - 4:51
    đôi khi 27 ngày, đôi khi là 38 ngày ___
  • 4:51 - 4:54
    tôi có thu thập số liệu
    để chứng minh điều đó.
  • 4:54 - 4:58
    (Cười)
  • 4:58 - 5:04
    Cuối cùng, chúng tôi rời bệnh viện,
    không sử dụng thuốc thúc sinh
  • 5:04 - 5:10
    Chúng tôi phải ký vào một đơn khước từ
    để được ra khỏi bệnh viện
  • 5:10 - 5:14
    Tôi không khuyến khích bạn
    không nghe lời của bác sỹ
  • 5:14 - 5:16
    vì với ngay cả đứa con đầu
  • 5:16 - 5:20
    tôi đã bị thúc sinh ở tuần 38,
    dịch cổ tử cung ít
  • 5:20 - 5:22
    Tôi không phải là người chống lại
    sự can thiệp của y học
  • 5:22 - 5:25
    Nhưng tại sao chúng tôi lại tự tin
    rời bệnh viện ngày hôm đó?
  • 5:25 - 5:28
    Chúng tôi có số liệu
    mà nói lên 1 câu chuyện khác
  • 5:28 - 5:33
    Chúng tôi đã thu thập số liệu trong 6 năm
  • 5:33 - 5:36
    Tôi có số liệu về nhiệt độ cơ thể
  • 5:36 - 5:37
    và nó nói lên một câu chuyện khác
  • 5:37 - 5:44
    Thực tế là chúng ta có thể dự tính
    khá chính xác thời gian thụ thai
  • 5:44 - 5:46
    Vâng, đó là chuyện mà bạn muốn kể
  • 5:46 - 5:50
    vào ngày cưới của con bạn (Cười)
  • 5:50 - 5:53
    Mẹ còn nhớ rõ như mới hôm qua
  • 5:53 - 5:56
    nhiệt độ của mẹ sôi lên 97.8 độ
  • 5:56 - 6:00
    khi mẹ nhìn sâu vào mắt cha con (Cười)
  • 6:00 - 6:07
    Đúng thế. 20 năm nữa,
    chúng ta sẽ kể câu chuyện đó.
  • 6:07 - 6:10
    Chúng tôi đã tự tin rời bệnh viện
    vì chúng tôi đã thu thập những số liệu
  • 6:10 - 6:12
    Thế những số liệu đó trông thế nào?
  • 6:12 - 6:14
    Đây là biểu đồ tiêu chuẩn
  • 6:14 - 6:18
    của nhiệt độ cơ thể một phụ nữ khi thức
  • 6:18 - 6:19
    trong chu kỳ kinh nguyệt
  • 6:19 - 6:21
    từ khi bắt đầu vòng kinh
  • 6:21 - 6:22
    đến khi bắt đầu vòng kế tiếp
  • 6:22 - 6:25
    Bạn sẽ thấy nhiệt độ không hề ngẫu nhiên
  • 6:25 - 6:27
    rõ ràng, có phần nhiệt độ thấp
  • 6:27 - 6:29
    khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt
  • 6:29 - 6:31
    sau đó bạn thấy nhiệt độ tăng lên
    và ở mức cao hơn
  • 6:31 - 6:34
    ở cuối chu kỳ
  • 6:34 - 6:35
    Có gì đang diễn ra vậy?
  • 6:35 - 6:38
    Các số liệu nói với bạn điều gì?
  • 6:38 - 6:41
    Vâng, thưa các bà, các cô,
    ở phần đầu chu kỳ của chúng ta
  • 6:41 - 6:44
    hóc-môn estrogen chiếm phần lớn
  • 6:44 - 6:48
    và nó kìm nén nhiệt độ cơ thể
  • 6:48 - 6:51
    trong kỳ rụng trứng,
    cơ thể sản sinh ra trứng
  • 6:51 - 6:56
    và progesterone chiếm chủ đạo,
    chính là tiền thai nghén
  • 6:56 - 6:58
    do đó nhiệt độ cơ thể tăng lên để chuẩn bị
  • 6:58 - 7:02
    cho việc làm tổ cho trứng mới
  • 7:02 - 7:05
    Chính vì thế nhiệt độ cơ thể tăng lên?
  • 7:05 - 7:09
    Hãy nghĩ đến những con chim ngồi ấp trứng
  • 7:09 - 7:10
    Tại sao chúng ngồi lên trứng?
  • 7:10 - 7:12
    Chúng muốn giữ ấm cho trứng
  • 7:12 - 7:14
    bảo vệ và giữ ấm
  • 7:14 - 7:17
    Thưa các bà, các cô
    đó là điều cơ thể chúng ta làm hàng tháng
  • 7:17 - 7:18
    nhiệt độ tăng lên dự trước
  • 7:18 - 7:21
    về việc giữ ấm cho một mầm sống mới
  • 7:21 - 7:24
    Và nếu không có gì xảy ra,
    nếu bạn không mang thai
  • 7:24 - 7:29
    thì estrogen trở lại vị trí chủ đạo
    và chu kỳ lại bắt đầu từ đầu.
  • 7:29 - 7:31
    Nhưng nếu bạn mang thai, đôi khi
  • 7:31 - 7:33
    bạn thấy sự thay đổi khác nhiệt độ cơ thể
  • 7:33 - 7:36
    và nó tăng dần lên trong cả chín tháng
  • 7:36 - 7:40
    Vì thế bạn thấy những phụ nữ mang thai
    chỉ ra mồ hôi và thấy nóng
  • 7:40 - 7:43
    do nhiệt độ cơ thể họ cao.
  • 7:43 - 7:47
    Đây là biểu đồ chúng tôi có
    từ khoảng ba hay bốn năm trước.
  • 7:47 - 7:49
    Chúng tôi rất thích thú với nó
  • 7:49 - 7:52
    Bạn thấy mức nhiệt độ thấp
  • 7:52 - 7:55
    rồi thay đổi trong khoảng 5 ngày
  • 7:55 - 7:57
    đây là khoảng thời gian trứng di chuyển
  • 7:57 - 8:00
    xuống vòi trứng và làm tổ,
  • 8:00 - 8:04
    sau đó bạn thấy nhiệt độ tăng lên một chút
  • 8:04 - 8:07
    Thật ra tôi có hai lần thay đổi nhiệt độ
  • 8:07 - 8:11
    được xác định bởi xét nghiệm
    xem tôi có thai thật hay không
  • 8:11 - 8:14
    đứa con đầu lòng, rất hào hứng
  • 8:14 - 8:16
    Cho đến vài ngày sau đó
  • 8:16 - 8:21
    Tôi thấy có một vài giọt máu
    và tôi nhận thấy bị chảy máu nhiều
  • 8:21 - 8:25
    tôi đã bị sảy thai sớm
  • 8:25 - 8:29
    Nếu như tôi đã không đo nhiệt độ cơ thể
  • 8:29 - 8:33
    tôi đã có thể chỉ nghĩ rằng
    tôi bị trễ kỳ kinh tháng đó
  • 8:33 - 8:35
    nhưng chúng tôi có số liệu chứng minh
  • 8:35 - 8:37
    rằng tôi bị sảy thai.
  • 8:37 - 8:39
    ngay cả khi số liệu thể hiện
  • 8:39 - 8:42
    một điều thật sự bất hạnh
    trong cuộc sống của chúng tôi
  • 8:42 - 8:44
    Chúng tôi đem số liệu đó tới bác sỹ
  • 8:44 - 8:46
    nếu có vấn đề gì với khả năng sinh sản
    hay gì khác
  • 8:46 - 8:48
    tôi có số liệu để chứng minh
  • 8:48 - 8:50
    Đây, tôi mang thai, nhiệt độ cơ thể tăng
  • 8:50 - 8:51
    tôi đã mất đứa bé.
  • 8:51 - 8:55
    Chúng ta có thể làm gì để tránh việc này?
  • 8:55 - 8:58
    Đó không chỉ là nhiệt độ
  • 8:58 - 9:01
    nó không chỉ là khả năng sinh sản
  • 9:01 - 9:05
    Chúng ta có thể dùng số liệu về cơ thể
    để cho chúng ta biết rất nhiều điều
  • 9:05 - 9:09
    Ví dụ, bạn có biết đo nhiệt độ cơ thể
    có thể nói cho bạn biết rất nhiều
  • 9:09 - 9:11
    về tình trạng tuyến giáp của bạn?
  • 9:11 - 9:15
    Tuyến giáp của bạn hoạt động
    giống như máy điều nhiệt trong nhà bạn
  • 9:15 - 9:17
    Bạn muốn có một nhiệt độ vừa phải
    trong nhà bạn
  • 9:17 - 9:19
    bạn cài đặt trong máy điều nhiệt
  • 9:19 - 9:21
    Khi trong nhà lạnh quá
    máy sẽ nhắc nhở bạn
  • 9:21 - 9:24
    "Này, chúng ta cần 1 chút hơi nóng ở đây"
  • 9:24 - 9:26
    Hoặc nếu trời nóng quá, cái máy sẽ nói:
  • 9:26 - 9:30
    "Bật điều hòa lên. Làm mát đi!"
  • 9:30 - 9:33
    Tuyến giáp của bạn cũng hoạt động
    trong cơ thể bạn y hệt như vậy
  • 9:33 - 9:36
    Tuyến giáp cố gắng giữ một nhiệt độ tối ưu
  • 9:36 - 9:37
    cho cơ thể bạn
  • 9:37 - 9:40
    Nếu quá lạnh, tuyết giáp nói
    ''Này, chúng ta cần làm ấm lên"
  • 9:40 - 9:43
    Nếu quá nóng, tuyến giáp sẽ làm mát lại
  • 9:43 - 9:47
    Nhưng cái gì sẽ xảy ra khi
    tuyết giáp của bạn không hoạt động tốt?
  • 9:47 - 9:50
    Khi nó không hoạt động thì nó sẽ thể hiện
  • 9:50 - 9:51
    qua nhiệt độ cơ thể bạn
  • 9:51 - 9:54
    nó có xu hướng thấp hơn thông thường
    hoặc thay đổi liên tục
  • 9:54 - 9:55
    Vì thế bằng cách thu thập số liệu này
  • 9:55 - 9:58
    bạn sẽ có thông tin về tuyến giáp của bạn.
  • 9:58 - 10:01
    Nào, nếu bạn có vấn đề với tuyến giáp
    và bạn đi đến bác sỹ
  • 10:01 - 10:04
    bác sỹ sẽ thật sự kiểm tra nồng độ hóc môn
  • 10:04 - 10:07
    do tuyến giáp kích thích trong máu
  • 10:07 - 10:11
    Tốt thôi. Nhưng vấn đề với xét nghiệm đó
  • 10:11 - 10:14
    là nó không nói cho bạn mức độ tích cực
    của hóc môn trong cơ thể bạn
  • 10:14 - 10:16
    Nên bạn có thể có nhiều hóc môn
  • 10:16 - 10:18
    nhưng nó có lẽ không tích cực điều chỉnh
  • 10:18 - 10:19
    nhiệt độ cơ thể bạn
  • 10:19 - 10:21
    Vì thế chỉ bằng cách đo nhiệt độ hàng ngày
  • 10:21 - 10:24
    bạn có thông tin về tình trạng tuyến giáp.
  • 10:24 - 10:26
    Thế nếu bạn không muốn
    đo nhiệt độ cơ thể hàng ngày?
  • 10:26 - 10:28
    Tôi ủng hộ bạn làm việc đó
  • 10:28 - 10:30
    nhưng có cả tá thứ khác mà bạn có thể làm
  • 10:30 - 10:33
    Bạn có thể đo huyết áp
    bạn có thể đo cân nặng
  • 10:33 - 10:34
    Ay, ai mà lại thích thú
  • 10:34 - 10:38
    với đo cân nặng hàng ngày? (Cười)
  • 10:38 - 10:43
    Hồi mới cưới, Donald có lần bị tắc mũi
  • 10:43 - 10:46
    và anh ấy uống cả đống thuốc
  • 10:46 - 10:50
    để thoát khỏi tình trạng tắc mũi,
    chả có ích gì cả
  • 10:50 - 10:54
    Thế là, đêm đó anh ấy đánh thức tôi dậy
    và anh ấy nói:
  • 10:54 - 10:58
    "Em yêu, anh không thể thở bằng mũi được''
  • 10:58 - 11:03
    Tôi quay ra, nhìn và nói
    "Nhưng anh có thể thở bằng miệng mà?''
  • 11:03 - 11:04
    (Cười)
  • 11:04 - 11:11
    Và anh ấy nói thế này:
    ''Ừ, nhưng anh không thở bằng mũi được!''
  • 11:11 - 11:14
    Thế là, như một cô vợ hoàn hảo,
  • 11:14 - 11:16
    tôi đưa anh ấy đến phòng cấp cứu
  • 11:16 - 11:18
    vào 2 giờ sáng.
  • 11:18 - 11:22
    Và trong lúc lái xe, tôi nghĩ là
  • 11:22 - 11:25
    anh không chết bây giờ được
  • 11:25 - 11:27
    Chúng ta mới cưới
  • 11:27 - 11:31
    người ta sẽ nghĩ là em giết anh! (Cười)
  • 11:31 - 11:35
    Rồi chúng tôi vào phòng cấp cứu
    cô y tá gặp chúng tôi
  • 11:35 - 11:38
    và anh ấy không thở bằng mũi được
  • 11:38 - 11:40
    nên cô ấy đưa chúng tôi ra phía sau
    và bác sỹ nói:
  • 11:40 - 11:44
    ''Vấn đề ở đây có thể là gì nhỉ?''
    anh ấy nói ''Tôi không thở bằng mũi được''
  • 11:44 - 11:46
    Bác sỹ nói:
    ''Anh không thở bằng mũi được à?"
  • 11:46 - 11:51
    Không nhưng anh ấy có thể thở bằng miệng.
    (Cười)
  • 11:51 - 11:54
    Bác sĩ chững lại và nhìn cả hai chúng tôi
  • 11:54 - 11:57
    rồi nói: ''Thưa ông,
    tôi nghĩ tôi biết có vấn đề gì.
  • 11:57 - 11:59
    Ông bị đau tim.
  • 11:59 - 12:01
    Tôi sẽ bố trí làm điện tâm đồ EKG
    và chụp Xquang CAT
  • 12:01 - 12:04
    cho ông ngay lập tức''
  • 12:04 - 12:06
    Và chúng tôi nghĩ không, không, không.
  • 12:06 - 12:08
    Đó không phải đau tim.
  • 12:08 - 12:14
    Anh ấy có thể thở bằng miệng.
    Không, không, không thể được
  • 12:14 - 12:16
    Chúng tôi đi tới đi lui với ông bác sỹ
  • 12:16 - 12:19
    vì chúng tôi nghĩ đó là
    một chẩn đoán không chính xác
  • 12:19 - 12:22
    còn ông ấy thì nói:
    ''Thật đấy, mọi việc sẽ ổn, cứ bình tĩnh''
  • 12:22 - 12:26
    Và tôi nghĩ, làm sao mà bình tĩnh được
    nhưng tôi không nghĩ là anh ấy bị đau tim
  • 12:26 - 12:30
    May mắn cho chúng tôi là
    vị bác sỹ này đã hết ca trực
  • 12:30 - 12:33
    Thế là bác sỹ mới tới,
    ông ấy thấy rõ là chúng tôi đang rối trí
  • 12:33 - 12:36
    với một ông chồng không thể thở được
  • 12:36 - 12:39
    bằng đường mũi (Cười)
  • 12:39 - 12:41
    Ông ấy bắt đầu đặt câu hỏi
  • 12:41 - 12:46
    Ông ấy hỏi: ''Nào,
    cả hai vị có tập tành gì không?''
  • 12:46 - 12:53
    Đôi khi chúng tôi đạp xe đến phòng tập
  • 12:53 - 12:55
    (Cười)
  • 12:55 - 12:58
    Chúng tôi đi lại
  • 12:58 - 13:01
    Ông ấy hỏi ''Thế các vị đã làm gì
    ngay trước khi đến đây?''
  • 13:01 - 13:03
    Tôi nghĩ tôi đã ngủ, thành thật là thế
  • 13:03 - 13:06
    nhưng Donald đã làm gì trước đó?
  • 13:06 - 13:09
    Thế là Donald nói về
    cái đống thuốc mà anh ấy đã uống
  • 13:09 - 13:13
    anh ấy kể ra: ''Tôi uống thuốc thông mũi
    rồi sau đó tôi dùng thuốc xịt mũi này''
  • 13:13 - 13:15
    sau đó, bỗng nhiên đèn vụt tắt, ông ấy nói
  • 13:15 - 13:19
    ''Ôi! Anh không bao giờ nên dùng chung
    thuốc thông mũi với thuốc xịt mũi này
  • 13:19 - 13:21
    Nó sẽ luôn làm anh tắc tịt.
    Đây, dùng loại này thay thế''
  • 13:21 - 13:23
    Ông ấy kê đơn cho chúng tôi
  • 13:23 - 13:25
    Chúng tôi nhìn nhau và tôi nhìn vào bác sỹ
  • 13:25 - 13:28
    rồi tôi nói: ''Tại sao có vẻ là
  • 13:28 - 13:30
    ông chẩn đoán chính xác cho chồng tôi,
  • 13:30 - 13:32
    nhưng ông bác sỹ trước lại muốn làm
  • 13:32 - 13:35
    điện tâm đồ và Xquang
  • 13:35 - 13:37
    Ông ấy nhìn chúng tôi và nói
  • 13:37 - 13:41
    ''À, khi một người đàn ông 160 kg
    bước vào phòng cấp cứu và không thở được,
  • 13:41 - 13:44
    bác sỹ sẽ đoán rằng anh ta bị
    một cơn đau tim tấn công
  • 13:44 - 13:47
    sau đó thì bác sỹ mới hỏi han sau.''
  • 13:47 - 13:53
    Các bác sỹ cấp cứu được huấn luyện
    để đưa ra quyết định nhanh chóng
  • 13:53 - 13:55
    nhưng không phải luôn luôn chính xác.
  • 13:55 - 13:57
    Nếu chúng tôi đã có chút thông tin
  • 13:57 - 13:59
    về tình trạng tim để chia sẻ với ông ấy
  • 13:59 - 14:03
    thì chúng ta đã có thể có
    chẩn đoán tốt hơn ngay từ lần đầu
  • 14:03 - 14:05
    Tôi muốn bạn xem xét biểu đồ sau
  • 14:05 - 14:07
    cách đo huyết áp tâm thu
  • 14:07 - 14:11
    từ tháng Mười 2010 đến tháng Bảy 2012
  • 14:11 - 14:13
    Bạn sẽ thấy đường đo này xuất phát từ
  • 14:13 - 14:16
    vùng tiền tăng huyết áp / tăng huyết áp
  • 14:16 - 14:19
    trong vòng một năm rưỡi
  • 14:19 - 14:22
    nó đi xuống vùng thông thường
  • 14:22 - 14:26
    Đó là nhịp tim của người 16 tuổi khỏe mạnh
  • 14:26 - 14:30
    Số liệu này nói cho bạn điều gì?
  • 14:30 - 14:33
    Rõ ràng, đó là số liệu của một người
  • 14:33 - 14:35
    mà đã làm được một sự biến đổi mạnh mẽ
  • 14:35 - 14:40
    và may mắn là người đó
    hôm nay có mặt ở đây
  • 14:40 - 14:45
    Người đàn ông nặng 160 kg
    bước vào phòng cấp cứu cùng tôi
  • 14:45 - 14:48
    giờ đây thậm chí hấp dẫn và khỏe mạnh hơn
  • 14:48 - 14:54
    chỉ còn 100 kg,
    và đây là đường huyết áp của anh ấy
  • 14:54 - 14:58
    Sau quá trình một năm rưỡi
  • 14:58 - 15:00
    Thói quen ăn uống của Donald đã thay đổi,
  • 15:00 - 15:02
    chế độ dinh dưỡng luyện tập của chúng tôi
    đã thay đổi
  • 15:02 - 15:04
    nhịp tim của anh ấy hưởng ứng lại
  • 15:04 - 15:06
    huyết áp hưởng ứng lại
    sự thay đổi đó
  • 15:06 - 15:08
    anh ấy đã có được thân hình này.
  • 15:08 - 15:10
    Vậy thì, thông điệp để bạn về nhà suy nghĩ
  • 15:10 - 15:13
    mà tôi muốn nói với bạn hôm nay?
  • 15:14 - 15:18
    Bằng cách làm chủ số liệu của bạn
    như cách chúng tôi đã làm
  • 15:18 - 15:22
    chỉ với việc hàng ngày
    lấy số liệu từ cơ thể bạn
  • 15:22 - 15:24
    bạn sẽ trở thành chuyên gia
    về chính cơ thể của mình.
  • 15:24 - 15:26
    Bạn trở thành người làm chủ
  • 15:26 - 15:29
    Điều đó không khó thực hiện
  • 15:29 - 15:31
    Bạn không cần phải là tiến sĩ thống kê học
  • 15:31 - 15:33
    để trở thành chuyên gia về chính bạn
  • 15:33 - 15:34
    Bạn không cần bằng cấp về y học
  • 15:34 - 15:36
    để trở thành chuyên gia về cơ thể của bạn
  • 15:36 - 15:39
    Bác sỹ, họ là chuyên gia của cả cộng đồng
  • 15:39 - 15:41
    nhưng bạn là chuyên gia của chính bạn.
  • 15:41 - 15:43
    Và khi hai người đến với nhau
  • 15:43 - 15:45
    khi hai chuyên gia đến với nhau
  • 15:45 - 15:48
    hai người sẽ có khả năng
    đưa ra quyết định tốt hơn
  • 15:48 - 15:50
    hơn là chỉ một mình bác sỹ của bạn.
  • 15:50 - 15:54
    Giờ bạn đã hiểu sức mạnh của thông tin
  • 15:54 - 15:56
    bạn có thể thu thập từ dữ liệu cá nhân
  • 15:56 - 15:59
    Tôi muốn mời các bạn đứng dậy
    và giơ tay phải lên
  • 15:59 - 16:02
    (Cười)
  • 16:02 - 16:04
    Vâng, xin mời đứng lên.
  • 16:07 - 16:14
    Tôi tuyên bố bạn làm chủ
    dữ liệu về chính bạn
  • 16:14 - 16:17
    và hôm nay, tôi hân hạnh trao cho bạn
  • 16:17 - 16:22
    bằng thống kê cơ sở của hiệp hội TEDx
  • 16:22 - 16:26
    tập trung vào phân tích dữ liệu
    theo thời gian
  • 16:26 - 16:30
    với tất cả quyền và đặc quyền có liên quan
  • 16:30 - 16:33
    Vậy lần sau, khi bạn đến phòng khám bác sỹ
  • 16:33 - 16:36
    với tư cách là một nhà thống kê mới
    do được xui khiến
  • 16:36 - 16:39
    Phản ứng của bạn phải luôn là gì?
  • 16:39 - 16:41
    Khán giả: Cho tôi xem số liệu
    TW: Tôi chưa nghe rõ!
  • 16:41 - 16:43
    Khán giả: Cho tôi xem số liệu!
  • 16:43 - 16:44
    TW: Một lần nữa!
  • 16:44 - 16:45
    Khán giả: Cho tôi xem số liệu!
  • 16:45 - 16:47
    TW: Cho tôi xem số liệu
  • 16:47 - 16:48
    Cảm ơn
  • 16:48 - 16:50
    (Vỗ tay)
Title:
Làm chủ số liệu cơ thể bạn
Speaker:
Talithia Williams
Description:

Thế hệ mới của việc tự kiểm tra sức khỏe bằng công nghệ cao (đo nhịp tim, giấc ngủ, số bước đi một ngày) có vẻ được nhắm tới vận động viên thể thao. Nhưng Talithia Williams, một nhà thống kê học, tạo ra một trường hợp đặc biệt rằng tất cả chúng ta nên đo và theo dõi những số liệu về cơ thể mình hằng ngày- vì những số liệu đó có thể cho biết nhiều thông tin hơn so với các bác sĩ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:07
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Own your body's data
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Own your body's data
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Own your body's data
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Own your body's data
Thu Ha Tran accepted Vietnamese subtitles for Own your body's data
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Own your body's data
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Own your body's data
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for Own your body's data
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions