Return to Video

Bạn giải thích thế nào về ý thức?

  • 0:00 - 0:00
    Ngay lúc này
  • 0:03 - 0:06
    Một bộ phim đang phát
    ngay trong đầu các bạn.
  • 0:06 - 0:09
    Đó là một bộ phim nhiều phần tuyệt vời
  • 0:09 - 0:12
    Nó có hình ảnh 3D và âm thanh nổi
  • 0:12 - 0:14
    cho những thứ mà các bạn đang
    nhìn và nghe thấy ngay lúc này,
  • 0:14 - 0:17
    nhưng đó mới chỉ là bắt đầu.
  • 0:17 - 0:22
    Bộ phim đó có cả mùi, vị và xúc giác.
  • 0:22 - 0:25
    Nó có cảm giác của cơ thể,
  • 0:25 - 0:29
    đau đớn, đói khát, khoái cảm.
  • 0:29 - 0:31
    Nó có những cảm xúc.
  • 0:31 - 0:34
    giận dữ và hạnh phúc.
  • 0:34 - 0:38
    Nó có những ký ức, giống như
    những kỷ niệm thời thơ ấu
  • 0:38 - 0:41
    đang phát trước mắt bạn.
  • 0:41 - 0:45
    Và nó có những giọng nói liên tục
    thuyết minh trực tiếp
  • 0:45 - 0:50
    trong dòng suy nghĩ của các bạn.
  • 0:50 - 0:55
    Trung tâm của bộ phim chính là bạn.
  • 0:55 - 0:59
    đang trực tiếp trải qua
    tất cả những thứ đó.
  • 0:59 - 1:05
    Bộ phim này là dòng ý thức của các bạn
  • 1:05 - 1:06
    là đối tượng của trải nghiệm
  • 1:06 - 1:11
    tâm trí và cả thế giới,
  • 1:11 - 1:14
    Ý thức là một trong những
    bằng chứng cơ bản nhất
  • 1:14 - 1:16
    về sự tồn tại của con người.
  • 1:16 - 1:19
    ai cũng có nhận thức
  • 1:19 - 1:21
    Chúng ta đều có bộ phim của riêng mình,
  • 1:21 - 1:24
    bạn, bạn và cả bạn.
  • 1:24 - 1:28
    chúng ta không biết gì khác trực tiếp hơn
  • 1:28 - 1:31
    Ít nhất, tôi biết ý thức của bản thân
    một cách trực tiếp
  • 1:31 - 1:35
    Tôi không thể chắc chắn rằng
    các bạn ý thức được
  • 1:35 - 1:39
    Nhận thức cũng là cái làm cho cuộc sống đáng sống.
  • 1:39 - 1:42
    Nếu chúng ta không có nhận thức,
    mọi thứ trong cuộc sông trở nên
  • 1:42 - 1:46
    vô nghĩa và vô giá trị
  • 1:46 - 1:47
    Nhưng đồng thời, chính nhận thức
  • 1:47 - 1:51
    là hiện tượng bí ẩn nhất trong vũ trụ
  • 1:51 - 1:54
    Tại sao chúng ta có nhận thức?
  • 1:54 - 1:56
    Tại sao chúng ta có những bộ phim trong đầu?
  • 1:56 - 1:58
    Tại chúng ta không đơn giản chỉ là những robot
  • 1:58 - 2:00
    những thứ có thể
    xử lý tất cả những dữ kiện
  • 2:00 - 2:02
    và đưa ra các phản ứng,
  • 2:02 - 2:06
    mà không trải nghiệm bộ phim bên trong đó?
  • 2:06 - 2:09
    Hiện nay, chưa có ai biết câu trả lời
  • 2:09 - 2:11
    cho những câu hỏi trên.
  • 2:11 - 2:14
    Tôi cho rằng để đưa nhận thức
  • 2:14 - 2:19
    vào nghiên cứu, sẽ cần có nhiều
    ý tưởng cấp tiến mới.
  • 2:19 - 2:22
    Có người nói rằng nghiên cứu về nhận thức
  • 2:22 - 2:24
    là bất khả thi.
  • 2:24 - 2:28
    bởi vì, bản thân khoa học
    là sự khách quan.
  • 2:28 - 2:31
    còn nhận thức, bản chất
    là sự chủ quan.
  • 2:31 - 2:36
    Do đó không bao giờ có một
    môn khoa học của nhận thức.
  • 2:36 - 2:39
    Quan điểm đó thống trị suốt thế kỷ 20
  • 2:39 - 2:43
    Các nhà tâm lý học
    nghiên cứu hành vi một cách khách quan,
  • 2:43 - 2:47
    các nhà thần kinh học nghiên cứu não bộ
    cũng vậy.
  • 2:47 - 2:50
    và không một ai nhắc gì tới nhận thức.
  • 2:50 - 2:53
    Thậm chí 30 năm trước, khi TED bắt đầu,
  • 2:53 - 2:55
    có rất ít nghiên cứu khoa học
  • 2:55 - 2:58
    về nhận thức.
  • 2:58 - 3:00
    Bây giờ, khoảng 20 về năm trước,
  • 3:00 - 3:03
    Mọi thứ bắt đầu thay đổi.
  • 3:03 - 3:05
    Các nhà thần kinh học như Francis Crick
  • 3:05 - 3:08
    và các nhà vật lý như Roger Penrose
  • 3:08 - 3:10
    nói rằng bây giờ là thời điểm để cho khoa học
  • 3:10 - 3:13
    tấn công vào nhận thức.
  • 3:13 - 3:15
    Kể từ đó,
    đã có một sự bùng nổ thật sự,
  • 3:15 - 3:18
    nở rộ các công trình khao học
  • 3:18 - 3:19
    trong lĩnh vực này.
  • 3:19 - 3:21
    Các công trình này thật tuyệt vời.
    thật sự rất tuyệt.
  • 3:21 - 3:23
    Tuy nhiên, cho đến nay
  • 3:23 - 3:27
    vẫn còn những giới hạn cơ bản
  • 3:27 - 3:29
    Tâm điểm của
  • 3:29 - 3:31
    khoa học về nhận thức trong những năm gần đây
  • 3:31 - 3:34
    đó là tìm kiếm các mối tương quan,
  • 3:34 - 3:37
    sự liên hệ giữa các vùng của bộ não
  • 3:37 - 3:41
    và các trạng thái nhất định của nhận thức.
  • 3:41 - 3:42
    Chúng ta đã thấy được nghiên cứu này
  • 3:42 - 3:44
    của Nancy Kanwisher, chúng thật tuyệt vời
  • 3:44 - 3:47
    cô ấy mời thuyết trình cách đây ít phút.
  • 3:47 - 3:51
    Hiện nay, chúng ta có một hiểu biết tốt hơn, ví dụ,
  • 3:51 - 3:53
    Những vùng của não bộ liên quan tới
  • 3:53 - 3:56
    trải nghiệm ý thức về nhận ra các gương mặt
  • 3:56 - 4:00
    hay cảm giác đau,
  • 4:00 - 4:02
    hoặc cảm giác hạnh phúc.
  • 4:02 - 4:05
    Nhưng đây mới chỉ là khoa học về các mối tương quan
  • 4:05 - 4:08
    Nó không phải là khoa học giải thích.
  • 4:08 - 4:11
    Chúng ta biết rằng những vùng não bộ nào
  • 4:11 - 4:15
    liên quan tới trải nghiệm nhận thức nào,
  • 4:15 - 4:18
    nhưng chúng ta không biết
    tại sao lại như vậy.
  • 4:18 - 4:21
    Tôi muốn đưa điều này bằng cách nói rằng
  • 4:21 - 4:24
    các công trình trong lĩnh vực
    thần kinh học
  • 4:24 - 4:26
    đang trả lời một số câu hỏi
  • 4:26 - 4:28
    mà chúng ta muốn biết về nhận thức,
  • 4:28 - 4:32
    những thắc mắc về các vùng
    của bộ não, chúng làm gì
  • 4:32 - 4:34
    và chúng liên hệ với cái gì.
  • 4:34 - 4:37
    Tuy nhiên, theo một nghĩa nào đó,
    đó là những câu hỏi dễ dàng.
  • 4:37 - 4:39
    Không liên quan tới các nhà thần kinh học.
  • 4:39 - 4:42
    Thực sự, không có câu hỏi nào
    là dễ dàng với nhận thức.
  • 4:42 - 4:46
    Nhưng nó không giải quyết được
    bí ẩn thực sự
  • 4:46 - 4:48
    ở cốt lõi của vấn đề.
  • 4:48 - 4:53
    Tại sao tất cả các quá trình vật lý
    xảy ra trong não bộ
  • 4:53 - 4:56
    lại đi kèm với nhận thức?
  • 4:56 - 4:59
    Tại sao lại có bộ phim bên trong đó?
  • 4:59 - 5:02
    Hiện nay, chúng ta thực sự
    không có manh mối nào.
  • 5:02 - 5:04
    Và các bạn có thể nói rằng,
  • 5:04 - 5:08
    hãy cho các nhà thần kinh học thêm vài năm nữa.
  • 5:08 - 5:11
    Nhưng hóa ra đó lại là
    một hiện tượng tự phát khác
  • 5:11 - 5:16
    như những vụ kẹt xe, những cơn bão,
  • 5:16 - 5:19
    hay như cuộc sống vậy,
    và chúng ta sẽ đi tìm hiểu nó.
  • 5:19 - 5:21
    Những trường hợp điển hình
    về sự tự phát
  • 5:21 - 5:24
    là mọi hành vi tự phát,
  • 5:24 - 5:27
    Một vụ tắc đường diễn biến thế nào
  • 5:27 - 5:28
    cách mà một cơn bão hoạt động,
  • 5:28 - 5:30
    một sinh vật sống sinh sôi
  • 5:30 - 5:34
    thích nghi và trao đổi chất ra sao,
  • 5:34 - 5:36
    tăt cả câu hỏi về hoạt động khách quan.
  • 5:36 - 5:39
    Chúng ta có thể áp dụng cho não người
  • 5:39 - 5:41
    trong việc giải thích
    một số hành vi
  • 5:41 - 5:43
    và chức năng của nó
  • 5:43 - 5:44
    như là hiện tượng tự phát:
  • 5:44 - 5:48
    Cách chúng ta đi lại, nói chuyện,
    cách chúng ta chơi cờ,
  • 5:48 - 5:50
    và mọi câu hỏi khác về hành vi.
  • 5:50 - 5:52
    Nhưng khi nói tới nhận thức,
  • 5:52 - 5:54
    các câu hỏi về hành vi
  • 5:54 - 5:57
    là một trong trong những vấn đề dễ dàng
  • 5:57 - 5:59
    Khi nói tới vấn đề khó,
  • 5:59 - 6:01
    đó là câu hỏi tại sao
  • 6:01 - 6:03
    mọi hành vi đó
  • 6:03 - 6:06
    lại đi kèm với cảm giác chủ quan?
  • 6:06 - 6:08
    Và ở đây, mô hình tiêu chuẩn
  • 6:08 - 6:09
    của sự tự phát
  • 6:09 - 6:12
    thậm chí các mô hình chuẩn
    trong thần kinh học
  • 6:12 - 6:17
    cho đến nay, không có
    gì nhiều để nói.
  • 6:17 - 6:20
    Bây giờ, tôi là một người
    theo chủ nghĩa duy vật
  • 6:20 - 6:24
    Tôi muốn có một
    lý thuyết khoa học về nhận thức
  • 6:24 - 6:27
    mà có thể hoạt động.
  • 6:27 - 6:29
    và trong một thời gian dài, tôi cảm thấy
  • 6:29 - 6:31
    vô vọng trong việc
  • 6:31 - 6:33
    tìm kiếm một lý thuyết về
    nhận thức
  • 6:33 - 6:34
    dựa trên các hiện tượng vật lý
  • 6:35 - 6:36
    mà hoạt động được.
  • 6:36 - 6:38
    Nhưng cuối cùng tôi có thể
    kết luận rằng
  • 6:38 - 6:42
    lý thuyết như vậy là không thể
    vì những lý do mang tính hệ thống
  • 6:42 - 6:44
    Đó là cả một câu chuyện dài.
  • 6:44 - 6:46
    nhưng ý tưởng cốt lõi chỉ
    là cái mà các bạn có được
  • 6:46 - 6:49
    từ những giải thích giản lược
    dựa trên
  • 6:49 - 6:51
    các cơ sở của vật lý và não bộ
  • 6:51 - 6:54
    là câu chuyện về hoạt động của hệ thống,
  • 6:54 - 6:56
    cấu tạo và động lực của nó,
  • 6:56 - 6:58
    hành vi mà nó tạo ra,
  • 6:58 - 7:00
    rất tốt để giải quyết các vấn đề dễ dàng.
  • 7:00 - 7:02
    cách chúng ta ứng xử, hoạt động.
  • 7:02 - 7:06
    nhưng khi nhắc tới
    những trải nghiệm chủ quan.
  • 7:06 - 7:09
    Tại sao tất cả những thứ trên
    cảm giác như xuất phát từ bên trong?
  • 7:09 - 7:11
    Đó là thứ gì đó mới mẻ,
  • 7:11 - 7:15
    và sẽ còn đó những câu hỏi xa hơn.
  • 7:15 - 7:21
    Tôi nghĩ chúng ta đang bế tắc
    tại điểm này.
  • 7:21 - 7:24
    Chúng ta đã có một loạt
    các giải thích tuyệt vời
  • 7:24 - 7:27
    chúng ta quen với nó,
    Vật lý giải thích Hóa học
  • 7:27 - 7:31
    hóa học giải thích sinh học
  • 7:31 - 7:35
    sinh học giải thích
    những khía cạnh của tâm lý
  • 7:35 - 7:36
    Nhưng nhận thức
  • 7:36 - 7:39
    có vẻ như không
    phù hợp trong bức tranh này
  • 7:39 - 7:41
    Một mặt, nó là một dữ kiện
  • 7:41 - 7:43
    mà chúng ta nhận thức được
  • 7:43 - 7:44
    Mặt khác, chúng ta không biết cách
  • 7:44 - 7:48
    để đưa nó vào trong quan điểm
    khoa học về thế giới của chúng ta
  • 7:48 - 7:50
    Do đó, tôi nghĩ rằng nhận thức
  • 7:50 - 7:52
    là thứ gì đó dị thường
  • 7:52 - 7:54
    chúng ta rất muốn lồng ghép nó
  • 7:54 - 7:58
    vào trong thế giới quan của chúng ta,
    nhưng chúng ta vẫn không biết cách.
  • 7:58 - 8:00
    Đối mặt với một thứ dị thường như thế này,
  • 8:00 - 8:03
    sẽ cần những ý tường cấp tiến
  • 8:03 - 8:06
    và thôi nghĩ rằng
    chúng ta sẽ cần một hoặc hai ý tướng
  • 8:06 - 8:09
    ban đầu , nghe có vẻ điên khùng
  • 8:09 - 8:12
    trước khi chúng ta hiểu biết
  • 8:12 - 8:14
    một cách khoa học.
  • 8:14 - 8:15
    Bây giờ, có vài ứng cử viên
  • 8:15 - 8:18
    cho ý tưởng điên rồ này.
  • 8:18 - 8:22
    Bạn tôi Dan Dennett
    người có mặt hôm nay, cũng có ý tưởng đó.
  • 8:22 - 8:25
    Ý kiến điên rồ của anh ta
    đó là không có gì khó
  • 8:25 - 8:26
    trong vấn đề nhận thức.
  • 8:26 - 8:30
    Toàn bộ ý tưởng về bộ phim chủ quan
    trong đầu chúng ta
  • 8:30 - 8:34
    liên quan đến sự ảo tưởng hay sự mơ hồ.
  • 8:34 - 8:36
    Quả thật,những gì chúng tôi làm
    là để giải thích
  • 8:36 - 8:39
    chức năng mục tiêu,
    cách thức hoạt động của não,
  • 8:39 - 8:41
    và sau đó chúng tôi giải thích những thứ
  • 8:41 - 8:44
    cần được giải thích.
  • 8:44 - 8:46
    Tôi có thể nói rằng,
    anh ấy thật đáng để khích lệ.
  • 8:46 - 8:48
    Đó là một loại tư tưởng tiến bộ
  • 8:48 - 8:50
    mà chúng ta cần khám phá
  • 8:50 - 8:53
    nếu bạn muốn có một lý luận thuần túy
  • 8:53 - 8:56
    về lý thuyết não bộ cho ý thức.
  • 8:56 - 8:58
    Cùng thời điểm này,
    với tôi cũng như nhiều người khác,
  • 8:58 - 9:00
    quan điểm này còn khá đơn giản
  • 9:00 - 9:02
    để phủ nhận những dữ liệu về sự ý thức
  • 9:02 - 9:04
    một cách thỏa đáng.
  • 9:04 - 9:07
    Và tôi sẽ đi tiếp vào một luận điểm mới.
  • 9:07 - 9:08
    Trong thời gian còn lại,
  • 9:08 - 9:11
    tôi muốn khai thác 2 ý tưởng điên rồ
  • 9:11 - 9:15
    mà tôi nghĩ là sẽ có vài sự hứa hẹn.
  • 9:15 - 9:16
    Ý tưởng điên rồ đầu tiên
  • 9:16 - 9:21
    đó là nhận thức
    là một điều rất cơ bản.
  • 9:21 - 9:24
    Các nhà vật lý học thường lấy
    những khía cạnh của vật lí
  • 9:24 - 9:26
    để xây dựng nền tảng cho:
  • 9:26 - 9:30
    không gian, thời gian và khối lượng.
  • 9:30 - 9:33
    Họ đặt ra những luật cơ bản
    để thực hiện chúng
  • 9:33 - 9:37
    như trọng lực hay lượng tử cơ học.
  • 9:37 - 9:39
    những đặc tính và quy luật này
  • 9:39 - 9:43
    cũng chưa được giải thích
    bằng những khái niệm cơ bản hơn
  • 9:43 - 9:45
    Thay vào đó, họ xem đó là những thứ
    căn bản nhất
  • 9:45 - 9:49
    và định nghĩa mọi thứ từ chúng
  • 9:49 - 9:54
    Đôi khi, những khái niệm cơ bản
    được phát triển thêm
  • 9:54 - 9:56
    Trong thế kỉ 19, Maxwell đã cho rằng
  • 9:56 - 10:00
    bạn không thể giải thích
    hiện tượng điện từ
  • 10:00 - 10:02
    bằng những khái niệm cơ bản
  • 10:02 - 10:05
    như không gian, thời gian, khối lượng,
    đinh luật Newton
  • 10:05 - 10:08
    vì thế ông ấy đã đặt ra định luật cơ bản
  • 10:08 - 10:09
    về điện từ
  • 10:09 - 10:12
    và đặt ra sự tích điện
  • 10:12 - 10:14
    như là một nguyên tố cơ bản
  • 10:14 - 10:16
    theo những quy luật đã có này.
  • 10:16 - 10:20
    Tôi nghĩ rằng điều chúng ta đang đề cập
  • 10:20 - 10:21
    chính là nhận thức.
  • 10:21 - 10:24
    Nếu bạn không giải thích được sự ý thức
  • 10:24 - 10:26
    theo những thuật ngữ cơ bản nhất
  • 10:26 - 10:29
    không gian, thời gian,
    khối lượng, sự tích điện
  • 10:29 - 10:31
    thì theo logic mà nói,
    chúng ta cần mở rộng danh sách đó.
  • 10:33 - 10:35
    Và điều tự nhiên nhất cần làm là xem
  • 10:35 - 10:38
    ý thức như một thứ rất căn bản,
  • 10:38 - 10:41
    như 1 phần căn bản của tự nhiên.
  • 10:41 - 10:44
    Điều này không có nghĩa là
    bạn không thể nghiên cứu nó.
  • 10:44 - 10:48
    Điều này sẽ mở ra hướng đi để bạn
    có thể nghiên cứu.
  • 10:48 - 10:50
    Cái chúng ta cần làm đó là học
  • 10:50 - 10:53
    những quy luật cốt lõi về điều chỉnh ý thức
  • 10:53 - 10:55
    những quy luật kết nối ý thức
  • 10:55 - 10:58
    với những thứ khác: không gian, thời gian, khối lượng,
  • 10:58 - 11:01
    những định luật vật lý.
  • 11:01 - 11:03
    Các nhà vật lý thường cho rằng
  • 11:03 - 11:06
    họ muốn những quy luật
    cốt yếu thật sự đơn giản
  • 11:06 - 11:10
    để họ có thể viết nó trên
    mặt trước của của một cái áo.
  • 11:10 - 11:11
    Tất nhiên tôi cho rằng
    tình huống như thế
  • 11:11 - 11:13
    liên quan đến ý thức.
  • 11:13 - 11:16
    Chúng ta muốn tìm ra
    quy luật cốt lõi thật đơn giản
  • 11:16 - 11:18
    để chúng ta viết chúng lên áo.
  • 11:18 - 11:20
    Chúng ta không biết
    định luật này có tồn tại hay chưa
  • 11:20 - 11:24
    nhưng đó lại là điều chúng ta cần làm.
  • 11:24 - 11:26
    Ý tưởng điên thứ 2
  • 11:26 - 11:29
    nhận thức mang tính phổ biến.
  • 11:29 - 11:33
    Mỗi hệ thống có một mức độ riêng
  • 11:33 - 11:36
    liên quan đến nhận thức.
  • 11:36 - 11:39
    quan điểm này gọi là panpsychism:
  • 11:39 - 11:42
    pan cho tất cả, và psych cho tâm trí,
  • 11:42 - 11:44
    mọi thực thể đều là ý thức,
  • 11:44 - 11:48
    không chỉ con người, con chó, con chuột, con ruồi,
  • 11:48 - 11:51
    thậm chí những con vi khuẩn
    của Rob Knight
  • 11:51 - 11:53
    hay những hạt cơ bản.
  • 11:53 - 11:56
    Thậm chí 1 hạt photon
    cũng có mức độ nhận thức riêng.
  • 11:56 - 11:59
    ý tôi không phải là
    những hạt photon này thông minh
  • 11:59 - 12:01
    hay nó biết suy nghĩ.
  • 12:01 - 12:02
    Nó không phải hạt photon
  • 12:02 - 12:03
    đang tàn phá thế giới
  • 12:03 - 12:07
    bởi vì nó nghĩ, "Aww, tôi luôn bay vòng vòng
    với tốc độ ánh sáng.
  • 12:07 - 12:10
    tôi chưa bao giờ sống chậm và
    ngửi hương thơm hoa hồng"
  • 12:10 - 12:12
    Không, không phải như vậy.
  • 12:12 - 12:15
    Nhưng những hạt photon có thể có
  • 12:15 - 12:18
    một số yếu tố về cảm giác chủ quan,
  • 12:18 - 12:22
    một số tiền đề nguyên thủy đối với ý thức.
  • 12:22 - 12:25
    Điều này có lẽ hơi kì cục với bạn.
  • 12:25 - 12:27
    Ý tôi, tại sao mọi người lại nghĩ
    nó là một thứ điên rồ?
  • 12:27 - 12:31
    Một vài động lực đến
    từ những ý tưởng điên rồ ban đầu,
  • 12:31 - 12:33
    mà ý thức đóng vai trò cốt lõi
  • 12:33 - 12:37
    Nếu nó giữ vai trò cốt lõi, như không gian và thời gian và khối lượng
  • 12:37 - 12:40
    nó tự nhiên cũng sẽ trở thành phổ biến,
  • 12:40 - 12:42
    theo cách của chúng.
  • 12:42 - 12:44
    Nó sẽ không xứng đáng mặc dù ý kiến
  • 12:44 - 12:46
    dường như phản lại chúng ta,
  • 12:46 - 12:49
    nó sẽ ít tương phản hơn với những người
  • 12:49 - 12:50
    từ những nền văn hóa khác nhau,
  • 12:50 - 12:52
    nơi tâm trí con người dường như
    có nhiều
  • 12:52 - 12:55
    sự kết nối liên tục với tự nhiên.
  • 12:55 - 12:59
    Một sự thúc đẩy sâu xa hơn
    đến từ ý tưởng này là
  • 12:59 - 13:01
    có lẽ những cách đơn giản nhất
    và mạnh mẽ nhất
  • 13:01 - 13:03
    để tìm ra những quy luật cơ bản liên quan đến ý thức
  • 13:03 - 13:05
    bằng xử lý vật lý
  • 13:05 - 13:08
    là sự kết nối ý thức với thông tin.
  • 13:08 - 13:10
    Bất cứ nơi nào có sự hiện diện
    của xử lý thông tin,
  • 13:10 - 13:11
    nơi đó sẽ có ý thức.
  • 13:11 - 13:14
    Trong 1 người,việc tiếp nhận những thông tin phức tạp,
  • 13:14 - 13:15
    thì đòi hỏi ý thức phức tạp.
  • 13:15 - 13:17
    Sự tiếp nhận những thông tin đơn giản,
  • 13:17 - 13:19
    cần ý thức đơn giản.
  • 13:19 - 13:22
    Một điều thú vị là trong những năm gần đây
  • 13:22 - 13:25
    một nhà thần kinh học, Giulio Tononi
  • 13:25 - 13:26
    đã dựa trên lý thuyết này
  • 13:26 - 13:28
    và phát triển nó một cách chặt chẽ
  • 13:28 - 13:30
    với lý thuyết toán học.
  • 13:30 - 13:32
    Ông ấy có 1 phép đo lường
    toán học
  • 13:32 - 13:33
    cho việc kết nối thông tin
  • 13:33 - 13:35
    ông ấy gọi là phi,
  • 13:35 - 13:37
    thứ giúp đo lường
    lượng thông tin
  • 13:37 - 13:38
    được tích hợp
    trong hệ thống.
  • 13:38 - 13:41
    Và ông ta cho rằng phi gắn liền với
  • 13:41 - 13:42
    ý thức
  • 13:42 - 13:44
    Vì thế trong não con người,
  • 13:44 - 13:46
    có một số lượng lớn sự
    tích hợp thông tin,
  • 13:46 - 13:48
    ở mức độ cao của phi,
  • 13:48 - 13:50
    và của ý thức.
  • 13:50 - 13:53
    Trong một con chuột, ở mức nhập thông tin trung bình
  • 13:53 - 13:54
    vẫn khá quan trọng,
  • 13:54 - 13:56
    và cũng liên quan đến sự ý thức.
  • 13:56 - 13:59
    Nhưng khi bạn hạ xuống
    những thứ như sâu bọ
  • 13:59 - 14:02
    vi khuẩn, hạt vật chất,
  • 14:02 - 14:04
    số lượng phi giảm mạnh.
  • 14:04 - 14:06
    Số lượng thông tin nhập vào cũng giảm,
  • 14:06 - 14:08
    nhưng không phải là về con số 0
  • 14:08 - 14:10
    Theo định lý của Tononi,
  • 14:10 - 14:12
    vẫn có thể về không độ
  • 14:12 - 14:14
    của ý thức.
  • 14:14 - 14:16
    Trong sự ảnh hưởng này, ông ấy nêu ra quy luật cốt lõi
  • 14:16 - 14:19
    của ý thức: phi cao, ý thức cao.
  • 14:19 - 14:22
    Bây giờ, tôi không biết nếu học thuyết này là đúng,
  • 14:22 - 14:25
    nhưng nó sẽ có thể dẫn đến một học thuyết
  • 14:25 - 14:27
    trong khoa học về ý thức,
  • 14:27 - 14:29
    và nó được dùng để nhập những nhánh thông tin
  • 14:29 - 14:31
    của dữ liệu khoa học,
  • 14:31 - 14:34
    và nó có một đặc tính tốt thứ mà trên thực tế đủ đơn giản
  • 14:34 - 14:37
    để bạn có thể viết chúng lên mặt trước của áo
  • 14:37 - 14:40
    Một động lực cuối cùng khác là
  • 14:40 - 14:42
    panpsychism có thể giúp bạn nhập
  • 14:42 - 14:45
    ý thức vào thế giới vật chất.
  • 14:45 - 14:48
    Những nhà vật lý và nhà tâm lý học thường thừa nhận
  • 14:48 - 14:51
    rằng vật lí là một thứ gây tò mò.
  • 14:51 - 14:53
    Nó mô tả cấu trúc thật sự
  • 14:53 - 14:55
    của một chuỗi phương trình,
  • 14:55 - 14:58
    nhưng nó không nói rõ về sự thật
  • 14:58 - 14:59
    ẩn bên trong nó.
  • 14:59 - 15:01
    Như Stephen Hawking dùng nó,
  • 15:01 - 15:05
    thế cái gì đã được dùng trong phương trình?
  • 15:05 - 15:08
    Tốt, theo quan điểm của panpsychist,
  • 15:08 - 15:11
    bạn có thể để phương trình
    theo cách của chúng
  • 15:11 - 15:12
    nhưng bạn cũng có thể
    mang chúng ra để miêu tả
  • 15:12 - 15:14
    như một dòng ý thức.
  • 15:14 - 15:16
    Cái mà vật lý thực sự đang làm,
  • 15:16 - 15:18
    đang mô tả dòng ý thức
  • 15:18 - 15:20
    Theo quan điểm này,
    nó chính là ý thức
  • 15:20 - 15:24
    thứ được đặt trong
    những phương trình.
  • 15:24 - 15:26
    Theo đó,
    ý thức không bám sát theo
  • 15:26 - 15:27
    thế giới bên ngoài
  • 15:27 - 15:29
    giống như được gắn thêm vào.
  • 15:29 - 15:32
    Nó thực sự đang ở đó
  • 15:32 - 15:35
    Tôi nghĩ đây là quan điểm panpsychist,
  • 15:35 - 15:38
    thứ có tiềm năng tôn lên mối quan hệ
    của chúng ta
  • 15:38 - 15:40
    với tự nhiên,
  • 15:40 - 15:42
    và nó có thể có hàng loạt hệ quả
  • 15:42 - 15:46
    mang tính đạo đức và xã hội.
  • 15:46 - 15:48
    Một vài điều có thể đi ngược lại.
  • 15:48 - 15:51
    Tôi thường nghĩ tôi không nên
    ăn bất cứ thứ gì
  • 15:51 - 15:54
    những thứ có ý thức,
  • 15:54 - 15:56
    Thế thì tôi đã thành một người ăn chay trường.
  • 15:56 - 15:59
    Bây giờ, nếu bạn là panpsychist và bạn cùng quan điểm đó,
  • 15:59 - 16:02
    Bạn có thể sẽ bị đói dài dài.
  • 16:02 - 16:03
    Vì thế tôi cho rằng khi bạn
    nghĩ về điều này,
  • 16:03 - 16:05
    nó sẽ tôn lên những quan điểm của bạn,
  • 16:05 - 16:07
    trong khi đó vấn đề liên quan
    đến mục đích đạo đức
  • 16:07 - 16:08
    tôn vinh phẩm hạnh,
  • 16:08 - 16:12
    thực tế không ảnh hưởng nhiều
    bởi ý thức,
  • 16:12 - 16:16
    nhưng nó liên quan đến mức độ và sự phức tạp trong ý thức.
  • 16:16 - 16:17
    Hoàn toàn không gì lạ khi nói về ý thức
  • 16:17 - 16:20
    trong những hệ thống khác, như máy tính chẳng hạn.
  • 16:20 - 16:22
    Thế còn hệ thống thông minh nhân tạo
  • 16:22 - 16:26
    trong bộ phim "Her", Samantha thì sao?
  • 16:26 - 16:27
    cô ta có ý thức?
  • 16:27 - 16:29
    Tốt, nếu bạn lấy thông tin
  • 16:29 - 16:30
    theo quan điểm panpsychist,
  • 16:30 - 16:33
    cô ấy chắc chắn gặp rắc rối
    trong việc nhập
  • 16:33 - 16:35
    và mở rộng thông tin,
  • 16:35 - 16:37
    vì vậy câu trả lời dĩ nhiên là có,
    cô ta có ý thức.
  • 16:37 - 16:40
    Nếu nó đúng,nó sẽ tạo nên hàng loạt
  • 16:40 - 16:43
    vấn đề đạo đức cả về đạo đức
  • 16:43 - 16:46
    của việc phát triển hệ thống
    máy tính thông minh
  • 16:46 - 16:49
    và đạo đức khi tắt bỏ những
    hệ thống đó.
  • 16:49 - 16:51
    Cuối cùng bạn có thể sẽ hỏi về ý thức
  • 16:51 - 16:53
    theo cách tổng thể,
  • 16:53 - 16:55
    hành tinh.
  • 16:55 - 16:58
    Canada có nhận thức riêng
  • 16:58 - 17:00
    hay ở một cấp độ cục bộ
  • 17:00 - 17:01
    là một nhóm tích hợp
  • 17:01 - 17:04
    như khán giả trong hội nghị TED,
  • 17:04 - 17:07
    hiện giờ đang có một sự tiếp
    thu ý thức TED,
  • 17:07 - 17:09
    một bộ phim nội tại
  • 17:09 - 17:11
    cho nhóm thu thập TED
  • 17:11 - 17:13
    thứ hoàn toàn khác với những bộ phim nội tại khác
  • 17:13 - 17:14
    so với những phần khác?
  • 17:14 - 17:16
    Tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi đó,
  • 17:16 - 17:18
    nhưng tôi nghĩ ít nhất một
  • 17:18 - 17:20
    trong số chúng ta có câu trả lời một cách đúng đắn.
  • 17:20 - 17:22
    okay, với cái nhìn theo panpsychist,
  • 17:22 - 17:24
    nó là một điều hết sức căn bản,
  • 17:24 - 17:26
    mà tôi không thể tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
  • 17:26 - 17:28
    Tôi hoàn toàn tự tin về
  • 17:28 - 17:30
    ý tưởng điên rồ đầu tiên,
  • 17:30 - 17:32
    rằng nhận thức là một
    khái niệm cơ bản,
  • 17:32 - 17:34
    hơn ý tưởng thứ 2,
  • 17:34 - 17:36
    nó chỉ mang tính phổ biến.
  • 17:36 - 17:38
    Theo ý tôi, quan điểm trên
    đặt ra nhiều câu hỏi,
  • 17:38 - 17:40
    nhiều thách thức,
  • 17:40 - 17:41
    ví dụ như làm sao những ý thức
    nhỏ lẻ
  • 17:41 - 17:43
    có thể gộp lại thành
  • 17:43 - 17:44
    loại ý thức phức tạp
  • 17:46 - 17:47
    chúng ta biết và yêu.
  • 17:47 - 17:49
    Nếu chúng ta có thể trả lời
    cho những câu hỏi đó,
  • 17:49 - 17:50
    thì tôi nghĩ rằng
    chúng ta đang cùng nhau
  • 17:50 - 17:54
    tạo ra một học thuyết
    mới về ý thức.
  • 17:54 - 17:57
    Còn nếu không, thì có lẽ chúng ta đang gặp một rắc rối lớn
  • 17:57 - 17:59
    trong khoa học và tâm lý học.
  • 17:59 - 18:02
    Chúng ta không thể giải quyết nó
    trong một sớm một chiều
  • 18:02 - 18:06
    nhưng chúng ta chắc chắn có thể tìm ra.
  • 18:06 - 18:09
    theo tôi, hiểu được ý thức là một chìa khóa thực sự,
  • 18:09 - 18:11
    để giúp ta hiểu cả về vũ trụ này
  • 18:11 - 18:14
    và bản thân chúng ta.
  • 18:14 - 18:17
    Điều này có thể là một ý tưởng điên rồ.
  • 18:17 - 18:19
    Xin cảm ơn!
  • 18:19 - 18:20
    (Vỗ tay)
Title:
Bạn giải thích thế nào về ý thức?
Speaker:
David Chalmers
Description:

Ý thức của là một phần cơ bản đối với sự tồn tại của chúng ta, theo triết gia David Chalmers: "Không có gì chúng ta biết đến một cách trực tiếp hơn... nhưng cùng lúc đó nó cũng là hiện tượng kỳ bí nhất trong vũ trụ này." Ông chia sẻ một số cách suy nghĩ về "bộ phim" đang chiếu bên trong đầu chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:37

Vietnamese subtitles

Revisions