Return to Video

Biểu tượng này thực sự mang ý nghĩa gì? - Adrian Treharne

  • 0:07 - 0:12
    Vài biểu tượng dễ nhận biết nhất thế giới
    thường dùng để bán hàng,
  • 0:12 - 0:14
    vài cái khác để chỉ dẫn giao thông
  • 0:14 - 0:17
    hoặc thúc đẩy mục đích chính trị.
  • 0:17 - 0:21
    Nhưng có một biểu tượng mà mục đích chính
    của nó là giúp đỡ con người.
  • 0:21 - 0:27
    Có lẽ bạn biết đến nó như biểu tượng
    xe lăn hoặc chỉ những người khuyết tật,
  • 0:27 - 0:30
    nhưng tên chính thức của nó
    theo như tổ chức ISO lưu giữ
  • 0:30 - 0:34
    là Biểu tượng quốc tế của sự dễ tiếp cận.
  • 0:34 - 0:36
    Nhưng bất chấp sự quen thuộc của nó,
  • 0:36 - 0:39
    nhiều người không nắm rõ được
    ý nghĩa thật sự của biểu tượng này,
  • 0:39 - 0:44
    có liên hệ mật thiết tới
    bản thân biểu tượng này và cách nó ra đời.
  • 0:44 - 0:49
    Năm 1968, Ủy ban Quốc tế về
    Công nghệ và Truy Cập
  • 0:49 - 0:51
    đã tổ chức một cuộc thi thiết kế.
  • 0:51 - 0:52
    Họ tìm kiếm một biểu tượng
  • 0:52 - 0:56
    có thể dễ dàng nhận ra
    từ một khoảng cách vừa phải,
  • 0:56 - 0:57
    tự mô tả,
  • 0:57 - 0:58
    đơn giản,
  • 0:58 - 0:59
    thực tiễn,
  • 0:59 - 1:02
    và không thể bị nhầm lẫn với
    những biểu tượng hiện có.
  • 1:02 - 1:04
    Mẫu thiết kế chiến thắng,
    ban đầu không có đầu,
  • 1:04 - 1:09
    được tạo ra bởi nhà thiết kế
    người Đan Mạch tên Susanne Koefed.
  • 1:09 - 1:12
    Sự bổ sung phần đầu một năm sau đó
    làm nó giống hình người hơn,
  • 1:12 - 1:14
    và trong vòng 10 năm,
  • 1:14 - 1:18
    nó được công nhận bởi
    Liên Hiệp Quốc và tổ chức ISO.
  • 1:18 - 1:22
    Với mức chi phí tối thiểu và ít ồn ào,
    một biều tượng toàn cầu đã ra đời.
  • 1:22 - 1:25
    Đã có một số điều chỉnh trong vài thập kỉ.
  • 1:25 - 1:29
    The Graphic Artists Guild đã thêm vào
    vài đường nét tròn và giống người hơn,
  • 1:29 - 1:35
    và năm 2012, Dự án Accessible Icon đã
    cho ra đời một phiên bản đầy động lực hơn.
  • 1:35 - 1:38
    Nhưng nó thật sự đại diện cho điều gì?
  • 1:38 - 1:39
    Mục đích của nó là gì?
  • 1:39 - 1:44
    Đơn giản, nó là dấu hiệu nhận biết
    nơi có các phương tiện truy cập được.
  • 1:44 - 1:47
    Sức mạnh của một hình ảnh
    dễ nhận biết khắp thế giới như thế
  • 1:47 - 1:49
    là bất kì nơi nào bạn tới,
  • 1:49 - 1:53
    bạn không cần nói ngôn ngữ hay
    có hiểu biết chuyên sâu về văn hóa ở đó.
  • 1:53 - 1:57
    Nếu bạn cần một toilet gần nhất,
    biểu tượng này sẽ chỉ đường cho bạn.
  • 1:57 - 2:00
    Nhưng sự nhầm lẫn lại đến từ
    phần khả năng tiếp cận
  • 2:00 - 2:02
    và nó thật sự mang ý nghĩa gì?
  • 2:02 - 2:05
    Nhiều người cho rằng vì biểu tượng
    mô tả một chiếc xe lăn,
  • 2:05 - 2:10
    và rằng phương tiện dễ truy cập chỉ
    dành cho những người ngồi xe lăn,
  • 2:10 - 2:14
    hoặc ít nhất là những người có vấn đề
    về thể chất bên ngoài nhận ra được.
  • 2:14 - 2:17
    Nhưng khả năng truy cập
    là một khái niệm rộng lớn
  • 2:17 - 2:19
    có thể được áp dụng cho
    nhiều trường hợp khác nhau.
  • 2:19 - 2:21
    Trong đó gồm có những người bị tự kỉ,
  • 2:21 - 2:23
    khiếm thị,
  • 2:23 - 2:24
    mắc các bệnh tự miễn,
  • 2:24 - 2:27
    như lupus, có thể gây ra
    đau đớn và mệt mỏi,
  • 2:27 - 2:29
    cùng với nhiều trường hợp khác.
  • 2:29 - 2:32
    Thực ra tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê
  • 2:32 - 2:35
    rằng có khoảng 1 tỷ người
  • 2:35 - 2:38
    bị khuyết tật,
  • 2:38 - 2:41
    có nghĩa là nhóm người này có thể
    bao gồm chính bản thân bạn,
  • 2:41 - 2:42
    hay người thân trong gia đình,
  • 2:42 - 2:43
    một bạn học,
  • 2:43 - 2:44
    một người bạn,
  • 2:44 - 2:46
    hay một đồng nghiệp.
  • 2:46 - 2:50
    Và người đi xe lăn chỉ
    chiếm khoảng 65 triệu,
  • 2:50 - 2:53
    hay 15% trên tổng số.
  • 2:53 - 2:56
    Phần lớn còn lại mắc những
    khuyết tật không nhận ra được.
  • 2:56 - 3:00
    Chỗ đậu xe, cơ sở hạ tầng,
    và các lối vào dễ tiếp cận
  • 3:00 - 3:04
    đều được thiết kế theo ý tưởng
    dành cho toàn bộ nhóm người này.
  • 3:04 - 3:08
    Nên rất dễ thấy vì sao những năm gần đây
    mọi người bắt đầu đặt câu hỏi
  • 3:08 - 3:12
    liệu biểu tượng này có thật sự phù hợp
    với những gì nó đại diện.
  • 3:12 - 3:14
    Và không chỉ về sự chính xác.
  • 3:14 - 3:17
    Khá dễ hiểu khi mọi người
    trở nên tức giận,
  • 3:17 - 3:18
    đôi khi xúc phạm,
  • 3:18 - 3:23
    lúc họ thấy vài người không bị khuyết tật
    bên ngoài sử dụng những tiện nghi này.
  • 3:23 - 3:26
    Biểu tượng này không may lại tạo ra
    các vấn đề phổ biến
  • 3:26 - 3:30
    cho rất nhiều người và gia đình
    đáng ra nó phải giúp đỡ.
  • 3:30 - 3:33
    Những thiết kế lại gần đây đã cố gắng
    với một vài thành công
  • 3:33 - 3:36
    thừa nhận các mối lo
    về biểu tượng hiện tại.
  • 3:36 - 3:40
    Nhưng nhiều người cho rằng
    một thiết kế lại hoàn toàn là điều hợp lí.
  • 3:40 - 3:42
    Tuy nhiên nó là một việc khó khăn.
  • 3:42 - 3:47
    Bằng cách nào bạnthay thế một biểu tượng
    đã quá quen thuộc khắp thế giới?
  • 3:47 - 3:49
    và bạn sẽ thay thế nó bằng cái gì?
Title:
Biểu tượng này thực sự mang ý nghĩa gì? - Adrian Treharne
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/what-does-this-symbol-actually-mean-adrian-treharne

Vài biểu tượng dễ nhận biết nhất thế giới thường dùng để bán hàng, vài cái khác để chỉ dẫn giao thông hoặc các nguyên nhân chính trị. Nhưng có một cái mà mục đích chính của nó là giúp đỡ con người. Bạn có thể biết nó như biểu tượng xe lăn, nhưng tên chính thức của nó là Biểu tượng quốc tế của sự dễ tiếp cận. Nhưng biểu tượng nay thực sự nghĩa là gì? Và mục đích của nó là gì? Adrian Treharne giải thích.

Bài học của Adrian Treharne, hình ảnh động bằng Kozmonot Animation Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:11

Vietnamese subtitles

Revisions