Return to Video

Bài học từ 31 ngày dưới đáy biển

  • 0:02 - 0:04
    Tôi muốn thú nhận một điều.
  • 0:04 - 0:07
    Tôi ghiền phiêu lưu.
  • 0:07 - 0:10
    và khi còn bé,
  • 0:10 - 0:12
    tôi thích nhìn ra ngoài cửa sổ
  • 0:12 - 0:15
    nhìn lũ chim trên cây và trên bầu trời.
  • 0:15 - 0:17
    hơn là nhìn bảng đen phấn trắng
  • 0:17 - 0:21
    vẻn vẹn hai chiều
    và bất động
  • 0:21 - 0:24
    thậm chí đôi lúc
    như là đã chết.
  • 0:24 - 0:26
    Thầy cô giáo nghĩ rằng
  • 0:26 - 0:29
    tôi có vấn đề vì
    không bao giờ chú ý nghe giảng.
  • 0:29 - 0:32
    Họ chẳng tìm ra
    điều gì khác thường ở tôi
  • 0:32 - 0:36
    ngoài chứng chứng khó đọc viết
    bởi tôi thuận tay trái.
  • 0:36 - 0:40
    Nhưng họ đã không
    tìm ra sự tò mò.
  • 0:40 - 0:42
    Sự tò mò, với tôi
  • 0:42 - 0:44
    là mối liên hệ giữa chúng ta
  • 0:44 - 0:47
    với thế giới và vũ trụ.
  • 0:47 - 0:50
    Quan sát xem có gì trong
    rạn san hô đó,
  • 0:50 - 0:51
    hoặc trên cái cây đó,
  • 0:51 - 0:54
    và tìm hiểu thêm về
    không chỉ môi trường
  • 0:54 - 0:55
    mà còn cả chính bản thân mình.
  • 0:55 - 0:58
    Hiện tại, ước mơ vĩ đại nhất trong đời tôi
  • 0:58 - 1:01
    là được đi khám phá đại dương ở sao Hỏa,
  • 1:01 - 1:04
    nhưng cho đến khi có thể đặt chân lên đó,
  • 1:04 - 1:07
    tôi nghĩ đại dương này vẫn còn chứa đựng
  • 1:07 - 1:09
    khá nhiều bí mật.
  • 1:09 - 1:10
    Thật ra thì,
  • 1:10 - 1:14
    nếu coi hành tinh này như
    một ốc đảo trong không gian
  • 1:14 - 1:17
    và gói ghém nó vào một ô vuông
  • 1:17 - 1:21
    đại dương sẽ chiếm dung tích
    hơn 3.4 tỷ ki lô mét khối
  • 1:21 - 1:23
    trong đó,
  • 1:23 - 1:28
    ta chỉ mới khám phá
    chưa tới năm phần trăm.
  • 1:28 - 1:30
    Tôi quan sát và thấy, ồ,
  • 1:30 - 1:33
    có những công cụ hỗ trợ
    lặn xuống sâu hơn, lâu hơn và sâu hơn:
  • 1:33 - 1:38
    tàu ngầm, các ROV, và cả đồ lặn.
  • 1:38 - 1:41
    Nhưng nếu muốn thăm dò
    đến giới hạn sâu nhất,
  • 1:41 - 1:45
    chúng ta phải sống dưới đó,
  • 1:45 - 1:47
    phải xây một cái chòi sắt,
  • 1:47 - 1:50
    tận sâu đáy biển.
  • 1:50 - 1:53
    Và sự tò mò ngày một
    lớn thêm trong tôi
  • 1:53 - 1:56
    khi đến thăm một buổi TED
  • 1:56 - 1:58
    của tiến sỹ Sylvia Earle.
  • 1:58 - 1:59
    Có lẽ các bạn biết bà ấy.
  • 1:59 - 2:03
    Hai năm trước, bà ấy đã nhận
  • 2:03 - 2:06
    phòng thí nghiệm cuối cùng dưới biển
  • 2:06 - 2:08
    cố gắng cứu nó,
  • 2:08 - 2:09
    ra sức thỉnh cầu
  • 2:09 - 2:11
    chúng ta không phá hủy
  • 2:11 - 2:14
    và đưa nó trở về mặt đất.
  • 2:14 - 2:15
    Chúng ta chỉ có khoảng
    chừng một chục
  • 2:15 - 2:18
    phòng thí nghiệm dưới đáy biển.
  • 2:18 - 2:23
    Chỉ còn một cái trên thế giới:
    Hơn 14km ngoài khơi, và sâu gần 20m,
  • 2:23 - 2:25
    được gọi là Aquarius.
  • 2:25 - 2:27
    Aquarius, về khía cạnh nào đó,
  • 2:27 - 2:30
    là một con khủng long,
  • 2:30 - 2:32
    một con rô bốt cổ đại
    bị xích dưới đáy biển,
  • 2:32 - 2:35
    quái vật Leviathan này đây.
  • 2:35 - 2:37
    Nói cách khác, nó là một di sản.
  • 2:37 - 2:41
    Sau chuyến thăm đó, tôi nhận ra
    thời gian của tôi quá ngắn ngủi
  • 2:41 - 2:43
    nếu muốn trải nghiệm
  • 2:43 - 2:48
    cảm giác của một nhà thám hiểm
    dưới đại dương.
  • 2:48 - 2:51
    Khi chúng tôi bơi tới nơi này
    sau hàng tháng trời bị tra tấn
  • 2:51 - 2:53
    và hai năm chuẩn bị,
  • 2:53 - 2:58
    khối sắt này đã mở rộng vòng tay
    chào đón chúng tôi
  • 2:58 - 3:01
    như một ngôi nhà mới vậy.
  • 3:01 - 3:03
    Ý nghĩa việc lặn xuống
  • 3:03 - 3:07
    và sống trong ngôi nhà này không chỉ là,
    sống bên trong nó.
  • 3:07 - 3:10
    Không phải chuyện sinh tồn trong
    không gian chật hẹp
  • 3:10 - 3:16
    mà là khoảng thời gian quý báu
    để ra ngoài lang thang và khám phá,
  • 3:16 - 3:19
    để hiểu nhiều hơn về biên giới
    chiều sâu của biển cả.
  • 3:19 - 3:22
    Các loài động vật biển khổng lồ
    hay đến chơi nhà chúng tôi.
  • 3:22 - 3:26
    Con cá đuối đốm này là quan cảnh
    khá quen thuộc trong đại dương.
  • 3:26 - 3:28
    Tại sao nó lại quan trọng thế,
  • 3:28 - 3:30
    sao tấm hình này được đưa lên,
  • 3:30 - 3:33
    bởi vì sinh vật đặc biệt này
    thường mang theo bạn bè,
  • 3:33 - 3:36
    và thay vì làm một sinh vật biển
    như vốn dĩ,
  • 3:36 - 3:38
    chúng trở nên tò mò về chúng tôi,
  • 3:38 - 3:42
    những người lạ mặt cứ
    qua lại trong "khu phố" của chúng,
  • 3:42 - 3:44
    làm quái gì đó với mấy loài phù du.
  • 3:44 - 3:47
    Trong quá trình nghiên cứu
    các loài sinh vật sống,
  • 3:47 - 3:49
    chúng lại càng thân thiết
    với chúng tôi hơn.
  • 3:49 - 3:51
    Trong khoảng thời gian quý báu đó,
  • 3:51 - 3:54
    những động vật này,
    cư dân của rạn san hô
  • 3:54 - 3:55
    bắt đầu quen với chúng tôi
  • 3:55 - 3:58
    và các sinh vật biển
    thường di chuyển cũng dừng lại.
  • 3:58 - 4:01
    Con vật đặc biệt này bơi vòng quanh
  • 4:01 - 4:05
    trong suốt 31 ngày nhiệm vụ của chúng tôi.
  • 4:05 - 4:08
    Vậy nên, nhiệm vụ 31 ngày
  • 4:08 - 4:10
    không hẳn là để phá vỡ kỷ lục.
  • 4:10 - 4:14
    Mà là để kết nối
    con người và đại dương.
  • 4:14 - 4:16
    Nhờ nó, chúng tôi có thể
  • 4:16 - 4:20
    nghiên cứu các loài động vật
    như cá mập và cá mú
  • 4:20 - 4:23
    sống hòa thuận một cách
    không tưởng.
  • 4:23 - 4:27
    Giống như nhìn thấy chó và mèo
    chung sống hòa bình với nhau vậy.
  • 4:27 - 4:30
    Thậm chí có thể kết thân với
    những loài to hơn ta gấp nhiều lần.
  • 4:30 - 4:33
    Như với con cá mú khổng lồ
    sắp tuyệt chủng
  • 4:33 - 4:36
    chỉ sống ở quần đảo Florida này.
  • 4:36 - 4:38
    Tất nhiên, giống như
    những người hàng xóm,
  • 4:38 - 4:42
    sau vài chập, nếu thấy mệt mỏi,
    nó sẽ táp lại,
  • 4:42 - 4:44
    cú táp này uy lực đến nỗi
  • 4:44 - 4:47
    khiến con mồi chết lặng
    trước khi nó hít hơi vào
  • 4:47 - 4:49
    chỉ trong một giây.
  • 4:49 - 4:51
    Còn ta cần hiểu là
    cần quay trở lại
  • 4:51 - 4:55
    ngôi nhà sắt
    và để chúng yên.
  • 4:55 - 4:58
    Giờ thì, đây không chỉ là thám hiểm.
  • 4:58 - 5:00
    Có một ghi chú quan trọng.
  • 5:00 - 5:03
    Nghiên cứu nhiều rồi nhưng
    phải cám ơn khoảng thời gian này
  • 5:03 - 5:06
    đã giúp chúng tôi làm những công trình
    phải mất hơn 3 năm
  • 5:06 - 5:08
    chỉ trong 31 ngày.
  • 5:08 - 5:11
    Trong trường hợp đặc biệt này,
    chúng tôi sử dụng PAM,
  • 5:11 - 5:12
    hoặc chính xác hơn là,
  • 5:12 - 5:17
    một máy điều chế biên độ xung.
    (Pulse Amplitude Modulated Fluorometer)
  • 5:17 - 5:21
    Các nhà khoa học của chúng tôi
    từ FIU, MIT, và vùng Đông Bắc
  • 5:21 - 5:25
    có thể quan sát hoạt động của
    quần thể quanh rặng san hô
  • 5:25 - 5:26
    khi chúng tôi vắng mặt.
  • 5:26 - 5:29
    Thiết bị điều biến biên độ xung, PAM
  • 5:29 - 5:31
    đo mức độ phát huỳnh quang của san hô
  • 5:31 - 5:34
    khi phản ứng với các
    chất ô nhiễm trong nước
  • 5:34 - 5:37
    cũng như những vấn đề liên quan
    đến thay đổi khí hậu.
  • 5:37 - 5:41
    Chúng tôi sử dụng nhiều loại
    công cụ tiên tiến nhất
  • 5:41 - 5:43
    như cái máy dò này,
    à, tôi thích gọi nó là
  • 5:43 - 5:49
    Bác sỹ nội soi Bọt biển,
    nó có thể tự kiểm tra
  • 5:49 - 5:52
    tỉ lệ trao đổi chất
  • 5:52 - 5:55
    trong trường hợp này là một ống bọt biển
  • 5:55 - 5:57
    hay còn gọi là gỗ đỏ của đại dương.
  • 5:57 - 5:59
    Và cho số liệu đo chính xác hơn
  • 5:59 - 6:01
    về mọi hoạt động dưới biển
  • 6:01 - 6:04
    đối với những vấn đề
    về thay đổi khí hậu
  • 6:04 - 6:06
    và những vận động này
  • 6:06 - 6:08
    ảnh hưởng tới chúng ta trên mặt đất.
  • 6:08 - 6:11
    Cuối cùng, chúng tôi quan sát hành vi
    của kẻ săn mồi và con mồi.
  • 6:11 - 6:13
    Một điều rất thú vị,
  • 6:13 - 6:15
    bởi vì khi chúng tôi lôi kéo
    một vài loài săn mồi
  • 6:15 - 6:17
    trong quần thể san hô này
    đi khắp thế giới
  • 6:17 - 6:21
    con mồi, hay là cá mồi, có biểu hiện
    rất khác thường.
  • 6:21 - 6:23
    Chúng tôi nhận ra rằng
  • 6:23 - 6:26
    chúng không chỉ dừng chăm sóc
    đám san hô
  • 6:26 - 6:29
    mà lao vút đi, mang theo một đám tảo
    trở về nhà.
  • 6:29 - 6:31
    Chúng bắt đầu tản ra và biến mất
  • 6:31 - 6:33
    khỏi những bãi san hô đặc biệt đó.
  • 6:33 - 6:36
    Chỉ trong vòng 31 ngày,
  • 6:36 - 6:38
    chúng tôi đã tạo ra
    hơn 10 tài liệu khoa học
  • 6:38 - 6:41
    trên từng chủ đề một.
  • 6:41 - 6:46
    Nhưng ý nghĩa của cuộc thám hiểm
    không chỉ để nghiên cứu
  • 6:46 - 6:49
    mà còn là chia sẻ
    những kiến thức đó với thế giới.
  • 6:49 - 6:52
    Nhờ hai kỹ sư ở MIT,
  • 6:52 - 6:56
    chúng tôi có thể sử dụng
    máy ảnh nguyên mẫu gọi là Edgertronic
  • 6:56 - 6:59
    để quay được những đoạn phim quay chậm
  • 6:59 - 7:02
    tới tận 20000 hình một giây
  • 7:02 - 7:03
    trong một chiếc hộp nhỏ xíu
  • 7:03 - 7:05
    có giá 3000 đô la.
  • 7:05 - 7:07
    Chúng tôi được trang bị
    mỗi người một cái.
  • 7:07 - 7:09
    Chiếc máy ảnh đặc biệt này cho phép
  • 7:09 - 7:12
    nhìn cận cảnh hoạt động
    của các sinh vật thông thường
  • 7:12 - 7:15
    mà mắt thường
    không thể nhìn kịp.
  • 7:15 - 7:17
    Cho phép tôi trình chiếu
    một đoạn phim ngắn
  • 7:17 - 7:19
    về khả năng của chiếc máy ảnh này.
  • 7:19 - 7:22
    Các bạn có thể thấy
    bong bóng nước thoát ra
  • 7:22 - 7:24
    từ mũ phòng hộ của chúng tôi.
  • 7:24 - 7:26
    Cho chúng tôi cái nhìn cận cảnh
  • 7:26 - 7:31
    về những loài động vật
    mà chúng tôi kề bên suốt 31 ngày
  • 7:31 - 7:33
    mà thường chẳng bao giờ để ý đến,
  • 7:33 - 7:35
    ví dụ như con ốc mượn hồn này.
  • 7:35 - 7:38
    Tuy nhiên, sử dụng những
    công nghệ hàng đầu
  • 7:38 - 7:40
    vốn không dành cho đại dương
  • 7:40 - 7:42
    không phải lúc nào cũng dễ dàng.
  • 7:42 - 7:45
    Chúng tôi thỉnh thoảng phải
    đặt ngược máy quay xuống,
  • 7:45 - 7:48
    điều khiển nó từ phòng thí nghiệm
  • 7:48 - 7:50
    và để một người cắm chốt
  • 7:50 - 7:52
    trong phòng thí nghiệm
  • 7:52 - 7:54
    Nhưng cái chúng đem lại
  • 7:54 - 7:57
    là cái nhìn xa hơn để
    định hướng và phân tích
  • 7:57 - 8:00
    về khía cạnh khoa học và công nghệ,
  • 8:00 - 8:03
    những hình ảnh tuyệt vời nhất
  • 8:03 - 8:05
    mà mắt thường không thể nhìn thấy
  • 8:05 - 8:08
    chẳng hạn như con tôm Manta này
  • 8:08 - 8:11
    đột nhiên phóng lên bắt con mồi
  • 8:11 - 8:15
    trong chưa đầy 0.3 giây.
  • 8:15 - 8:18
    Cú đớp này mạnh bằng viên đạn nòng 22 li
  • 8:18 - 8:23
    việc nhìn thấy đường bay của viên đạn
    bằng mắt thường là hoàn toàn không thể.
  • 8:23 - 8:25
    Nhưng giờ, ta đang được chứng kiến
  • 8:25 - 8:28
    những con trùng biển
    giống cây giáng sinh này
  • 8:28 - 8:31
    hút vào và tỏa ra
  • 8:31 - 8:34
    trên phương thức mà
    mắt thường không bắt kịp,
  • 8:34 - 8:36
    hoặc trong trường hợp này,
  • 8:36 - 8:42
    một con cá phun ra một nhúm cát.
  • 8:42 - 8:45
    Đây là chuyển động vẫy vây
    của một chú cá bống
  • 8:45 - 8:50
    và việc nhìn bằng mắt thường
    gần như là không thể
  • 8:50 - 8:53
    bởi vì quá nhanh.
  • 8:53 - 8:56
    Một trong những món quà quý giá nhất
    chúng tôi nhận được
  • 8:56 - 8:58
    dưới biển, là Wifi,
  • 8:58 - 9:00
    trong suốt 31 ngày,
    chúng tôi có thể
  • 9:00 - 9:03
    kết nối với thế giới thực
    từ sâu dưới đáy biển
  • 9:03 - 9:05
    và chia sẻ tất cả
    những trải nghiệm này.
  • 9:05 - 9:08
    Ngay đằng kia,
    tôi đang Skype trong lớp học
  • 9:08 - 9:09
    với một trong sáu lục địa
  • 9:09 - 9:12
    và chia sẻ với vài
    trong số 70000 học sinh
  • 9:12 - 9:15
    mỗi ngày về từng trải nghiệm này.
  • 9:15 - 9:17
    Thực tế là, tôi đang
    khoe bức ảnh tôi chụp
  • 9:17 - 9:20
    bằng chiếc smartphone ở dưới nước
  • 9:20 - 9:23
    một con cái mú khổng lồ
    nằm lăn dưới đáy biển.
  • 9:23 - 9:28
    Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nó.
  • 9:28 - 9:32
    Và tôi mơ đến ngày ta có được
    một thành phố dưới đại dương
  • 9:32 - 9:35
    và có lẽ, chỉ có lẽ thôi,
    nếu thúc đẩy ranh giới
  • 9:35 - 9:36
    giữa thám hiểm và tri thức
  • 9:36 - 9:40
    và chia sẻ những kiến thức đó với
    những người khác ngoài kia,
  • 9:40 - 9:43
    chúng ta có thể giải quyết
    tất thảy mọi vấn đề.
  • 9:43 - 9:47
    Ông ngoại tôi từng nói:
    "Con người bảo vệ những gì họ yêu quý."
  • 9:47 - 9:54
    Còn cha tôi thì: "Làm sao có thể bảo vệ
    những gì chúng ta không hiểu?"
  • 9:54 - 9:59
    Và tôi nghĩ về điều này
    suốt cuộc đời mình.
  • 9:59 - 10:02
    Không gì là không thể.
  • 10:02 - 10:05
    Chúng ta cần phải biết mơ ước,
    cần phải sáng tạo
  • 10:05 - 10:08
    và chúng ta đều cần
    một chuyến thám hiểm
  • 10:08 - 10:11
    để tạo ra kỳ tích
    vào những lúc đen tối nhất.
  • 10:11 - 10:14
    Có thể là về thay đổi khí hậu
  • 10:14 - 10:16
    hay xóa đói giảm nghèo
  • 10:16 - 10:18
    hay trả lại cho thế hệ tương lai
  • 10:18 - 10:21
    những gì chúng ta đã chiếm đoạt -
  • 10:21 - 10:23
    Đó là về mặt mạo hiểm.
  • 10:23 - 10:26
    Ai mà biết được, có lẽ
    sẽ có một thành phố dưới biển
  • 10:26 - 10:29
    và các bạn đây sẽ trở thành
    một nhà thám hiểm đại dương.
  • 10:29 - 10:31
    Xin cảm ơn!
  • 10:31 - 10:35
    (Vỗ tay)
Title:
Bài học từ 31 ngày dưới đáy biển
Speaker:
Fabien Cousteau
Description:

Năm 1936, Jacques Cousteau đã sống sót 30 ngày trong một phòng thí nghiệm dưới đáy biển Đỏ, lập nên một kỷ lục thế giới mới. Mùa hè này, cháu trai ông, Fabien Cousteau đã phá vỡ kỷ lục đó. Couteau cháu đã sống hơn ông mình một ngày ở Aquarius, phòng nghiên cứu cách bờ biển Florida hơn 14 km. Trong bài nói chuyện say mê của mình, ông thuật lại chuyến thám hiểm trên cả tuyệt vời của mình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
10:47

Vietnamese subtitles

Revisions