Return to Video

Vắn tắt lịch sử tôn giáo trong nghệ thuật - TED-Ed

  • 0:07 - 0:09
    Chỉ vài trăm năm trở lại đây
  • 0:09 - 0:12
    văn minh phương Tây đã đưa
    nghệ thuật vào bảo tàng,
  • 0:12 - 0:14
    các bảo tàng này
  • 0:14 - 0:17
    mở cửa cho công chúng
    như chúng ta biết ngày nay.
  • 0:17 - 0:21
    Trước đó, nghệ thuật
    phục vụ cho các mục đích khác.
  • 0:21 - 0:23
    Những gì được gọi
    là mỹ thuật hôm nay
  • 0:23 - 0:25
    trên thực tế, là cách
    mà người ta nhận thức
  • 0:25 - 0:28
    về khía cạnh thẩm mỹ
    của tôn giáo.
  • 0:28 - 0:32
    Hội họa, điêu khắc,
    họa tiết trên vải và đèn nến
  • 0:32 - 0:34
    là phương tiện truyền thông
    vào thời đó
  • 0:34 - 0:35
    mang đến hình ảnh sống động
  • 0:35 - 0:39
    cùng những câu chuyện
    đương thời.
  • 0:39 - 0:41
    Với ý nghĩa này,
    nghệ thuật phương Tây
  • 0:41 - 0:43
    có cùng một mục đích
  • 0:43 - 0:44
    với các nền văn hóa khác
  • 0:44 - 0:50
    một vài trong số đó, trong ngôn ngữ
    không có từ chỉ nghệ thuật.
  • 0:50 - 0:53
    Vậy, ta định nghĩa
    nghệ thuật như thế nào đây?
  • 0:53 - 0:55
    Nói chung, đó là
  • 0:55 - 0:57
    tác phẩm trực quan
    bày tỏ ý nghĩa
  • 0:57 - 0:59
    vượt lên trên ngôn ngữ,
  • 0:59 - 1:00
    thông qua tượng trưng
  • 1:00 - 1:04
    hay sắp đặt những yếu tố
    trực quan.
  • 1:04 - 1:06
    Rất nhiều bằng chứng về
    sức mạnh của hình tượng,
  • 1:06 - 1:09
    hay khả năng truyền đạt
    của hình ảnh
  • 1:09 - 1:10
    có thể được tìm thấy
  • 1:10 - 1:12
    nếu nhìn từ góc độ
  • 1:12 - 1:14
    lịch sử của các tôn giáo lớn
    trên thế giới.
  • 1:14 - 1:17
    Hầu như tất cả tôn giáo,
    trong lịch sử
  • 1:17 - 1:20
    đều trải qua giai đoạn
    cấm tôn thờ hình tượng.
  • 1:20 - 1:25
    Người ta nghiêm cấm mô tả
    hình ảnh của đấng thiêng liêng,
  • 1:25 - 1:27
    để tránh sự sùng bái thần tượng,
  • 1:27 - 1:31
    hoặc nhầm lẫn giữa thần thánh
    và biểu tượng của thần thánh.
  • 1:31 - 1:33
    Để giữ tính chân thực,
  • 1:33 - 1:37
    trong mối quan hệ giữa cá nhân
    và đấng Thiêng liêng.
  • 1:37 - 1:39
    Tuy nhiên, đây là việc khó làm,
  • 1:39 - 1:41
    nhu cầu mô tả và
    giải thích bằng hình ảnh
  • 1:41 - 1:43
    về thế giới quanh ta,
  • 1:43 - 1:46
    là một sự thôi thúc
    khó đè nén.
  • 1:46 - 1:48
    Cả đến hôm nay,
  • 1:48 - 1:51
    việc mô tả thánh Allah hay
    nhà tiên tri Muhammad vẫn bị cấm,
  • 1:51 - 1:54
    sự ca ngợi đấng thiêng liêng
    một cách trừu tượng
  • 1:54 - 1:58
    vẫn có thể được tìm thấy trong
    họa tiết trên vải của người Hồi giáo Arab,
  • 1:58 - 2:00
    qua nét vẽ bay bướm bậc thầy
  • 2:00 - 2:01
    và thư pháp Ả Rập,
  • 2:01 - 2:02
    nơi mà lời nhà tiên tri
  • 2:02 - 2:06
    được thể hiện dưới hai góc độ,
    văn học và nghệ thuật thị giác.
  • 2:06 - 2:08
    Tương tự như vậy,
    trong nghệ thuật nguyên sơ
  • 2:08 - 2:10
    của Thiên Chúa giáo và Phật giáo,
  • 2:10 - 2:12
    sự hiện diện của Đức Chúa
    và Đức Phật
  • 2:12 - 2:14
    không mang dáng dấp con người
  • 2:14 - 2:16
    mà thay vào đó là
    các biểu tượng.
  • 2:16 - 2:17
    Trong mỗi trường hợp,
  • 2:17 - 2:19
    hình tượng được sử dụng
  • 2:19 - 2:21
    như một hình thức tôn kính.
  • 2:21 - 2:23
    Biểu tượng nhân học,
  • 2:23 - 2:25
    hoặc mô tả
    trong hình hài con người,
  • 2:25 - 2:28
    chỉ mới trở nên phổ biến
  • 2:28 - 2:29
    các thế kỷ về sau,
  • 2:29 - 2:33
    dưới ảnh hưởng của các
    truyền thống văn hóa lân bang.
  • 2:33 - 2:37
    Sự đánh giá cao của công chúng
    dành cho nghệ thuật thị giác
  • 2:37 - 2:40
    ngoài việc thực hiện chức năng
    truyền thống, tôn giáo, xã hội
  • 2:40 - 2:42
    vẫn là một khái niệm tương đối mới.
  • 2:42 - 2:45
    Có thể nói, ngày nay,
    ta thần tượng hóa thần tượng.
  • 2:45 - 2:47
    Ta đến viện bảo tàng
    để thưởng thức nghệ thuật,
  • 2:47 - 2:49
    nhưng cảm nhận của chúng ta
    về nó
  • 2:49 - 2:51
    cơ bản đã bị tách khỏi bối cảnh
  • 2:51 - 2:53
    mà tác phẩm được tạo nên.
  • 2:53 - 2:55
    Có thể nói,
    người xem hiện đại
  • 2:55 - 2:57
    thiếu đi sự nhiệt tình
  • 2:57 - 2:59
    mà họ có
    với nghệ thuật đương đại,
  • 2:59 - 3:03
    nhờ vào mối liên quan về mặt thời gian
    và ngôn ngữ văn hoá.
  • 3:03 - 3:06
    Cũng có thể nói rằng lịch sử
    của cái ta gọi là nghệ thuật
  • 3:06 - 3:09
    là một cuộc trò chuyện
    đang tiếp diễn,
  • 3:09 - 3:11
    khi hiện tại của ta
  • 3:11 - 3:14
    sẽ là quá khứ kinh điển
    của thế hệ tương lai.
  • 3:14 - 3:16
    Đó là một cuộc trò chuyện
  • 3:16 - 3:20
    phản ánh ý thức hệ, thần thoại,
    hệ thống niềm tin, điều cấm kỵ
  • 3:20 - 3:23
    và nhiều thứ khác của thế giới,
    mà trong đó nó được tạo nên.
  • 3:23 - 3:26
    Thế không có nghĩa là
    tác phẩm của một thời đại
  • 3:26 - 3:28
    phục vụ một chức năng
    cụ thể thời đó đã chết
  • 3:28 - 3:31
    hoặc không còn cống hiến.
  • 3:31 - 3:34
    Ngay cả trong một bảo tàng,
    các tác phẩm
  • 3:34 - 3:36
    từ không gian
    và thời gian khác nhau
  • 3:36 - 3:38
    được trưng bày cùng nhau,
  • 3:38 - 3:39
    tách khỏi hoàn cảnh xuất xứ,
  • 3:39 - 3:42
    việc trưng bày chúng cạnh nhau
    mang lại lợi ích.
  • 3:42 - 3:45
    Triển lãm được tổ chức
    bởi người giám tuyển,
  • 3:45 - 3:46
    hoặc những người
    có khả năng
  • 3:46 - 3:49
    tái tạo ngữ cảnh
    hoặc pha trộn
  • 3:49 - 3:53
    những hiện vật văn hóa trong
    một phần thuyết trình tập thể.
  • 3:53 - 3:55
    Là người xem, ta có thể
    thưởng thức nghệ thuật
  • 3:55 - 3:58
    theo một chủ đề chung
    có thể chưa rõ ràng
  • 3:58 - 3:59
    qua một tác phẩm
  • 3:59 - 4:02
    mà cần đến nhiều tác phẩm
    đặt cạnh nhau,
  • 4:02 - 4:05
    từ đó, thu lượm và suy ngẫm
    những ý nghĩa mới.
  • 4:05 - 4:07
    Nếu thích, ta thậm chí
  • 4:07 - 4:09
    có thể xem
    mỗi tác phẩm nghệ thuật
  • 4:09 - 4:13
    như một phần của
    tập thể không xác định,
  • 4:13 - 4:15
    trong trải nghiệm của con người
    trong quá khứ,
  • 4:15 - 4:17
    con đường dẫn đến
    cửa nhà chúng ta
  • 4:17 - 4:19
    và hành trình ấy
    tiếp tục mở ra
  • 4:19 - 4:23
    cho bất kỳ ai
    muốn khám phá nó.
Title:
Vắn tắt lịch sử tôn giáo trong nghệ thuật - TED-Ed
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/a-brief-history-of-religion-in-art-ted-ed

Trước khi được đưa vào viện bảo tàng, nghệ thuật chủ yếu được xem là đối tác trực quan cho những câu chuyện tôn giáo. Liệu những bức tranh thần học, tác phẩm điêu khắc, họa tiết trên vải và đèn nến từ nhiều thế kỷ trước vẫn còn phù hợp với chúng ta? Jeremiah Dickey mô tả sự phát triển của nghệ thuật trong mắt công chúng và giải thích tại sao có thể xem lịch sử của nghệ thuật như một cuộc trò chuyện toàn cầu đang tiếp diễn.

Bài học và hoạt hình của TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:38

Vietnamese subtitles

Revisions