Return to Video

Bất lực ngôn ngữ: Rối loạn làm bạn mất từ ngữ - Susan Wortman - Jutt

  • 0:07 - 0:12
    Ngôn ngữ là một phần thiết yếu
    trong cuộc sống mà chúng ta thường coi nhẹ
  • 0:12 - 0:15
    Qua ngôn ngữ, chúng ta có thể
    bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc bản thân,
  • 0:15 - 0:17
    đắm chìm trong những trang tiểu thuyết,
  • 0:17 - 0:19
    gửi tin nhắn,
  • 0:19 - 0:21
    và chào hỏi bạn bè.
  • 0:21 - 0:26
    Rất khó để hình dung việc mất khả năng
    truyền đạt ý nghĩ thành con chữ.
  • 0:26 - 0:29
    Nhưng nếu mạng lưới ngôn ngữ tinh tế
    trong não của bạn
  • 0:29 - 0:34
    bị phá vỡ do đột quỵ, bệnh,
    hoặc chấn thương,
  • 0:34 - 0:37
    bạn có thể bị mất khả năng ngôn ngữ.
  • 0:37 - 0:43
    Hội chứng này có tên là "Bất lực ngôn ngữ"
    có thể làm suy giảm mọi vấn đề giao tiếp.
  • 0:43 - 0:47
    Người mắc hội chứng này
    vẫn thông minh như thường.
  • 0:47 - 0:49
    Họ biết điều họ muốn nói,
  • 0:49 - 0:52
    nhưng không phải lúc nào
    họ cũng có thể diễn đạt được qua từ ngữ.
  • 0:52 - 0:56
    Họ có thể vô thức dùng các từ thay thế,
    gọi là "hội chứng loạn ngôn"
  • 0:56 - 1:00
    thay thế từ gần nghĩa,
    như nói "chó" thay cho "mèo"
  • 1:01 - 1:05
    hoặc từ có âm gần giống,
    như "nhà (house)" thay cho "ngựa (horse)"
  • 1:06 - 1:09
    Đôi khi từ ngữ của họ có thể vô nghĩa.
  • 1:10 - 1:14
    Có nhiều kiểu bất lực ngôn ngữ khác nhau,
    được chia thành hai nhóm chính:
  • 1:14 - 1:16
    lưu loát, hoặc mất ngôn ngữ dễ tiếp thu
  • 1:16 - 1:20
    và không lưu loát,
    hoặc mất ngôn ngữ tăng diễn đạt.
  • 1:20 - 1:24
    Người bất lực ngôn ngữ lưu loát
    có thể có phát âm bình thường
  • 1:24 - 1:26
    nhưng dùng từ vô nghĩa.
  • 1:26 - 1:30
    Họ gặp khó khăn trong việc
    đọc hiểu câu từ của người khác
  • 1:30 - 1:34
    và thường xuyên không nhận ra được
    lỗi phát âm của chính bản thân.
  • 1:34 - 1:36
    Người bất lực ngôn ngữ không lưu loát,
  • 1:36 - 1:38
    ngược lại, có thể đọc hiểu tốt
  • 1:38 - 1:43
    nhưng sẽ chần chừ lâu giữa các từ và
    mắc lỗi ngữ pháp.
  • 1:43 - 1:47
    Chúng ta đều có những lúc ngắt ngứ
  • 1:47 - 1:48
    khi chúng ta không tìm ra từ để nói,
  • 1:48 - 1:53
    nhưng mắc chứng bất lực ngôn ngữ có thể
    gây khó khăn để gọi tên các vật hàng ngày
  • 1:53 - 1:57
    Ngay cả đọc và viết
    cũng trở nên khó khăn và chán nản.
  • 1:57 - 1:59
    Làm sao chứng mất khả năng ngôn ngữ
    này xảy ra?
  • 1:59 - 2:02
    Não người có hai bán cầu.
  • 2:02 - 2:06
    Ở hầu hết người, bán cầu não trái
    điều khiển chức năng ngôn ngữ.
  • 2:06 - 2:08
    Chúng ta biết điều này vì vào năm 1861,
  • 2:08 - 2:11
    bác sĩ Paul Broca nghiên cứu một bệnh nhân
  • 2:11 - 2:16
    mất khả năng sử dụng tất cả các từ
    trừ từ "rám nắng".
  • 2:16 - 2:18
    Trong quá trình khám nghiệm não
    của bệnh nhân sau khi chết,
  • 2:18 - 2:21
    Broca phát hiện ra một tổn thương lớn
    ở bán cầu não trái
  • 2:21 - 2:24
    được biết đến với tên vùng Broca.
  • 2:24 - 2:28
    Các nhà khoa học ngày nay tin rằng
    vùng Broca chịu trách nhiệm gọi tên đồ vật,
  • 2:28 - 2:31
    và điều phối các cơ phát âm.
  • 2:31 - 2:36
    Sau vùng Broca là vùng Wernicke,
    gần vỏ não thính giác.
  • 2:36 - 2:39
    Đó là nơi não gắn nghĩa với từ phát ra.
  • 2:39 - 2:43
    Tổn thương vùng Wernicke ảnh hưởng
    khả năng thông hiểu ngôn ngữ.
  • 2:43 - 2:48
    Bất lực ngôn ngữ xảy ra khi có tổn thương
    ở một hoặc cả hai vùng chức năng ngôn ngữ.
  • 2:48 - 2:51
    May mắn là có những vùng khác của não
  • 2:51 - 2:53
    hỗ trợ hai vùng này
  • 2:53 - 2:55
    và có thể trợ giúp việc giao tiếp.
  • 2:55 - 2:59
    Ngay cả các vùng não điều khiển cử động
    cũng kết nối với ngôn ngữ.
  • 2:59 - 3:04
    Nghiên cứu FMRI cho thấy khi ta nghe
    một động từ, như "chạy" hoặc "nhảy",
  • 3:04 - 3:08
    các phần não phụ trách cử động sáng lên
  • 3:08 - 3:11
    như khi cơ thể đang thực sự chạy hay nhảy.
  • 3:11 - 3:14
    Bán cầu não còn lại cũng đóng góp vào
    hoạt động ngôn ngữ,
  • 3:14 - 3:17
    gia tăng nhịp điệu và ngữ điệu
    của giọng nói.
  • 3:17 - 3:21
    Những vùng không chuyên ngôn ngữ này
    đôi khi trợ giúp người bị bất lực ngôn ngữ
  • 3:21 - 3:23
    khi việc giao tiếp trở nên khó khăn.
  • 3:23 - 3:26
    Vậy chứng bất lực ngôn ngữ
    có phổ biến không?
  • 3:26 - 3:29
    Khoảng một triệu người Mỹ mắc chứng này,
  • 3:29 - 3:33
    với ước tính có 80 000 ca mắc mới mỗi năm.
  • 3:33 - 3:36
    Khoảng 1/3 người sống sót qua đột quỵ
    mắc chứng bất lực ngôn ngữ
  • 3:36 - 3:38
    khiến nó trở nên phổ biến hơn cả Parkinson
  • 3:38 - 3:40
    hay xơ cứng nhiều nơi,
  • 3:40 - 3:42
    nhưng lại ít được biết đến rộng rãi.
  • 3:42 - 3:48
    Có một loại bất lực ngôn ngữ hiếm là PPA,
    bất lực ngôn ngữ tiến triển nguyên phát.
  • 3:48 - 3:51
    không gây ra bởi đột quỵ
    hay tổn thương não,
  • 3:51 - 3:53
    mà nó lại là một dạng mất trí nhớ,
  • 3:53 - 3:56
    mà triệu chứng đầu tiên
    là mất khả năng ngôn ngữ.
  • 3:56 - 4:01
    Mục tiêu điều trị PPA là duy trì
    khả năng ngôn ngữ càng lâu càng tốt
  • 4:01 - 4:04
    trước khi các triệu chứng mất trí nhớ khác
    xuất hiện.
  • 4:04 - 4:08
    Tuy nhiên, khi bất lực ngôn ngữ gây ra
    bởi đột quỵ hay tổn thương não,
  • 4:08 - 4:12
    cải thiện khả năng ngôn ngữ có thể
    đạt được thông qua trị liệu ngôn ngữ.
  • 4:12 - 4:16
    Khả năng tự chữa lành của bộ não chúng ta,
    được biết đến là sự linh hoạt của não bộ,
  • 4:16 - 4:18
    cho phép các vùng quanh chỗ tổn thương
  • 4:18 - 4:22
    tiếp nhận một vài chức năng
    trong suốt quá trình phục hồi.
  • 4:23 - 4:26
    Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm
    sử dụng nhiều hình thức công nghệ mới
  • 4:26 - 4:31
    mà họ tin có thể thúc đẩy sự linh họat
    của não bộ ở những người bất lực ngôn ngữ.
  • 4:32 - 4:35
    Trong khi đó, nhiều người bất lực ngôn ngữ
    tự cô lập bản thân,
  • 4:35 - 4:40
    sợ rằng không ai hiểu họ nói gì hoặc
    không cho họ đủ thời gian để nói.
  • 4:40 - 4:45
    Bằng việc cho họ thêm thời gian và
    linh động để giao tiếp bằng mọi cách có thể,
  • 4:45 - 4:47
    bạn có thể mở ra cánh cửa tới ngôn ngữ
    một lần nữa,
  • 4:47 - 4:50
    vượt lên trên những giới hạn
    của bất lực ngôn ngữ.
Title:
Bất lực ngôn ngữ: Rối loạn làm bạn mất từ ngữ - Susan Wortman - Jutt
Description:

Xem bài đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/aphasia-the-disorder-that-makes-you-lose-your-words-susan-wortman-jutt

Ngôn ngữ là yếu tốcần thiết cho cuộc sống mà chúng ta cần cả đời. Nhưng nếu như mạng lưới ngôn ngữ trong não của bạn bị hỏng do đột quỵ, bệnh hay tổn thương, bạn có thể thấy bản thân bị mất ngôn ngữ. Susan Wortmann - Jutt trình bày tỉ mỉ hội chứng tên "Bất lực ngôn ngữ" có thể ảnh hưởng tới giao tiếp.
Bài học bởi Susan Wortman-Jutt, minh họa bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:11

Vietnamese subtitles

Revisions