WEBVTT 00:00:07.433 --> 00:00:11.960 Ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta thường coi nhẹ 00:00:11.960 --> 00:00:15.389 Qua ngôn ngữ, chúng ta có thể bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc bản thân, 00:00:15.389 --> 00:00:17.310 đắm chìm trong những trang tiểu thuyết, 00:00:17.310 --> 00:00:18.838 gửi tin nhắn, 00:00:18.838 --> 00:00:21.034 và chào hỏi bạn bè. 00:00:21.034 --> 00:00:25.778 Rất khó để hình dung việc mất khả năng truyền đạt ý nghĩ thành con chữ. 00:00:25.778 --> 00:00:29.304 Nhưng nếu mạng lưới ngôn ngữ tinh tế trong não của bạn 00:00:29.304 --> 00:00:33.556 bị phá vỡ do đột quỵ, bệnh, hoặc chấn thương, 00:00:33.556 --> 00:00:37.374 bạn có thể bị mất khả năng ngôn ngữ. 00:00:37.374 --> 00:00:43.035 Hội chứng này có tên là "Bất lực ngôn ngữ" có thể làm suy giảm mọi vấn đề giao tiếp. 00:00:43.405 --> 00:00:47.035 Người mắc hội chứng này vẫn thông minh như thường. 00:00:47.035 --> 00:00:48.875 Họ biết điều họ muốn nói, 00:00:48.875 --> 00:00:52.046 nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể diễn đạt được qua từ ngữ. 00:00:52.046 --> 00:00:56.469 Họ có thể vô thức dùng các từ thay thế, gọi là "hội chứng loạn ngôn" 00:00:56.469 --> 00:00:59.684 thay thế từ gần nghĩa, như nói "chó" thay cho "mèo" 00:01:01.234 --> 00:01:05.465 hoặc từ có âm gần giống, như "nhà (house)" thay cho "ngựa (horse)" 00:01:05.885 --> 00:01:09.254 Đôi khi từ ngữ của họ có thể vô nghĩa. 00:01:09.734 --> 00:01:13.995 Có nhiều kiểu bất lực ngôn ngữ khác nhau, được chia thành hai nhóm chính: 00:01:13.995 --> 00:01:16.325 lưu loát, hoặc mất ngôn ngữ dễ tiếp thu 00:01:16.325 --> 00:01:19.966 và không lưu loát, hoặc mất ngôn ngữ tăng diễn đạt. 00:01:19.966 --> 00:01:23.776 Người bất lực ngôn ngữ lưu loát có thể có phát âm bình thường 00:01:23.776 --> 00:01:26.457 nhưng dùng từ vô nghĩa. 00:01:26.457 --> 00:01:29.526 Họ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu câu từ của người khác 00:01:29.526 --> 00:01:33.535 và thường xuyên không nhận ra được lỗi phát âm của chính bản thân. 00:01:33.535 --> 00:01:36.305 Người bất lực ngôn ngữ không lưu loát, 00:01:36.305 --> 00:01:38.206 ngược lại, có thể đọc hiểu tốt 00:01:38.206 --> 00:01:43.367 nhưng sẽ chần chừ lâu giữa các từ và mắc lỗi ngữ pháp. 00:01:43.367 --> 00:01:46.527 Chúng ta đều có những lúc ngắt ngứ 00:01:46.527 --> 00:01:48.488 khi chúng ta không tìm ra từ để nói, 00:01:48.488 --> 00:01:52.748 nhưng mắc chứng bất lực ngôn ngữ có thể gây khó khăn để gọi tên các vật hàng ngày 00:01:52.748 --> 00:01:56.518 Ngay cả đọc và viết cũng trở nên khó khăn và chán nản. 00:01:56.518 --> 00:01:59.308 Làm sao chứng mất khả năng ngôn ngữ này xảy ra? 00:01:59.308 --> 00:02:01.647 Não người có hai bán cầu. 00:02:01.647 --> 00:02:05.567 Ở hầu hết người, bán cầu não trái điều khiển chức năng ngôn ngữ. 00:02:05.567 --> 00:02:07.978 Chúng ta biết điều này vì vào năm 1861, 00:02:07.978 --> 00:02:10.677 bác sĩ Paul Broca nghiên cứu một bệnh nhân 00:02:10.677 --> 00:02:15.506 mất khả năng sử dụng tất cả các từ trừ từ "rám nắng". 00:02:15.506 --> 00:02:17.998 Trong quá trình khám nghiệm não của bệnh nhân sau khi chết, 00:02:17.998 --> 00:02:21.338 Broca phát hiện ra một tổn thương lớn ở bán cầu não trái 00:02:21.338 --> 00:02:23.667 được biết đến với tên vùng Broca. 00:02:23.667 --> 00:02:28.158 Các nhà khoa học ngày nay tin rằng vùng Broca chịu trách nhiệm gọi tên đồ vật, 00:02:28.158 --> 00:02:30.958 và điều phối các cơ phát âm. 00:02:30.958 --> 00:02:35.768 Sau vùng Broca là vùng Wernicke, gần vỏ não thính giác. 00:02:35.768 --> 00:02:38.858 Đó là nơi não gắn nghĩa với từ phát ra. 00:02:38.858 --> 00:02:43.338 Tổn thương vùng Wernicke ảnh hưởng khả năng thông hiểu ngôn ngữ. 00:02:43.338 --> 00:02:48.379 Bất lực ngôn ngữ xảy ra khi có tổn thương ở một hoặc cả hai vùng chức năng ngôn ngữ. 00:02:48.379 --> 00:02:50.829 May mắn là có những vùng khác của não 00:02:50.829 --> 00:02:52.779 hỗ trợ hai vùng này 00:02:52.779 --> 00:02:55.148 và có thể trợ giúp việc giao tiếp. 00:02:55.148 --> 00:02:59.078 Ngay cả các vùng não điều khiển cử động cũng kết nối với ngôn ngữ. 00:02:59.078 --> 00:03:04.478 Nghiên cứu FMRI cho thấy khi ta nghe một động từ, như "chạy" hoặc "nhảy", 00:03:04.478 --> 00:03:07.600 các phần não phụ trách cử động sáng lên 00:03:07.600 --> 00:03:10.969 như khi cơ thể đang thực sự chạy hay nhảy. 00:03:10.969 --> 00:03:13.929 Bán cầu não còn lại cũng đóng góp vào hoạt động ngôn ngữ, 00:03:13.929 --> 00:03:17.369 gia tăng nhịp điệu và ngữ điệu của giọng nói. 00:03:17.369 --> 00:03:21.099 Những vùng không chuyên ngôn ngữ này đôi khi trợ giúp người bị bất lực ngôn ngữ 00:03:21.099 --> 00:03:23.469 khi việc giao tiếp trở nên khó khăn. 00:03:23.469 --> 00:03:25.598 Vậy chứng bất lực ngôn ngữ có phổ biến không? 00:03:25.598 --> 00:03:28.913 Khoảng một triệu người Mỹ mắc chứng này, 00:03:28.913 --> 00:03:32.530 với ước tính có 80 000 ca mắc mới mỗi năm. 00:03:32.530 --> 00:03:35.669 Khoảng 1/3 người sống sót qua đột quỵ mắc chứng bất lực ngôn ngữ 00:03:35.669 --> 00:03:38.260 khiến nó trở nên phổ biến hơn cả Parkinson 00:03:38.260 --> 00:03:40.180 hay xơ cứng nhiều nơi, 00:03:40.180 --> 00:03:42.469 nhưng lại ít được biết đến rộng rãi. 00:03:42.469 --> 00:03:47.880 Có một loại bất lực ngôn ngữ hiếm là PPA, bất lực ngôn ngữ tiến triển nguyên phát. 00:03:47.880 --> 00:03:50.771 không gây ra bởi đột quỵ hay tổn thương não, 00:03:50.771 --> 00:03:53.209 mà nó lại là một dạng mất trí nhớ, 00:03:53.209 --> 00:03:55.951 mà triệu chứng đầu tiên là mất khả năng ngôn ngữ. 00:03:55.951 --> 00:04:01.232 Mục tiêu điều trị PPA là duy trì khả năng ngôn ngữ càng lâu càng tốt 00:04:01.232 --> 00:04:04.450 trước khi các triệu chứng mất trí nhớ khác xuất hiện. 00:04:04.450 --> 00:04:08.330 Tuy nhiên, khi bất lực ngôn ngữ gây ra bởi đột quỵ hay tổn thương não, 00:04:08.330 --> 00:04:12.041 cải thiện khả năng ngôn ngữ có thể đạt được thông qua trị liệu ngôn ngữ. 00:04:12.041 --> 00:04:15.911 Khả năng tự chữa lành của bộ não chúng ta, được biết đến là sự linh hoạt của não bộ, 00:04:15.911 --> 00:04:18.480 cho phép các vùng quanh chỗ tổn thương 00:04:18.480 --> 00:04:21.994 tiếp nhận một vài chức năng trong suốt quá trình phục hồi. 00:04:22.564 --> 00:04:26.405 Các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm sử dụng nhiều hình thức công nghệ mới 00:04:26.405 --> 00:04:31.340 mà họ tin có thể thúc đẩy sự linh họat của não bộ ở những người bất lực ngôn ngữ. 00:04:31.940 --> 00:04:35.254 Trong khi đó, nhiều người bất lực ngôn ngữ tự cô lập bản thân, 00:04:35.254 --> 00:04:39.941 sợ rằng không ai hiểu họ nói gì hoặc không cho họ đủ thời gian để nói. 00:04:39.941 --> 00:04:44.501 Bằng việc cho họ thêm thời gian và linh động để giao tiếp bằng mọi cách có thể, 00:04:44.501 --> 00:04:47.105 bạn có thể mở ra cánh cửa tới ngôn ngữ một lần nữa, 00:04:47.105 --> 00:04:50.034 vượt lên trên những giới hạn của bất lực ngôn ngữ.