Return to Video

Tôn vinh chiến thắng "hụt"

  • 0:01 - 0:04
    Tôi cảm thấy rất may mắn
    khi có công việc đầu tiên
  • 0:04 - 0:06
    tại Bảo tảng Nghệ thuật hiện đại
  • 0:06 - 0:10
    trong triễn lãm các tác phẩm về quá khứ
    của họa sỹ Elizabeth Murray.
  • 0:10 - 0:12
    Tôi học được rất nhiều thứ từ bà.
  • 0:12 - 0:15
    Sau khi Robert Storr, người phụ trách,
    chọn lựa các bức tranh
  • 0:15 - 0:18
    trong cuộc đời sự nghiệp của bà,
  • 0:18 - 0:22
    tôi thích nhìn ngắm những bức tranh
    từ những năm 1970.
  • 0:22 - 0:24
    Một vài mô típ và yếu tố
  • 0:24 - 0:28
    có thể sẽ lặp lại
    trong cuộc sống của bà sau này.
  • 0:28 - 0:29
    Tôi nhớ mình đã hỏi bà
  • 0:29 - 0:32
    nghĩ gì về
    những tác phẩm đầu tiên này.
  • 0:32 - 0:36
    Nếu không biết chúng là tác phẩm của bà,
    bạn sẽ không thể đoán.
  • 0:36 - 0:39
    Bà nói rằng một số tác phẩm
    không đáp ứng được
  • 0:39 - 0:42
    những dấn ấn riêng
    mà bà mong muốn.
  • 0:42 - 0:45
    Một trong số chúng,
    thực tế không có dấu ấn riêng,
  • 0:45 - 0:48
    bà ấy đã cho chúng vào thùng rác,
  • 0:48 - 0:50
    và hàng xóm của bà
    đã lấy chúng
  • 0:50 - 0:53
    vì cô ta thấy chúng có giá trị.
  • 0:53 - 0:56
    Vào thời điểm đó,
    quan điểm của tôi về thành công
  • 0:56 - 0:58
    và sáng tạo đã thay đổi.
  • 0:58 - 1:01
    Tôi nhận ra rằng
    thành công là một khoảnh khắc,
  • 1:01 - 1:03
    nhưng cái chúng ta luôn ăn mừng
  • 1:03 - 1:07
    là sự sáng tạo và thành thạo.
  • 1:07 - 1:11
    Vấn đề là: Cái gì
    khiến ta chuyển từ thành công
  • 1:11 - 1:13
    sang thành thạo.
  • 1:13 - 1:16
    Câu hỏi mà tôi đã tự hỏi
    trong một thời gian dài.
  • 1:16 - 1:18
    Tôi nghĩ nó xảy ra
    khi ta bắt đầu coi trọng
  • 1:18 - 1:22
    món quà của chiến thắng "hụt".
  • 1:22 - 1:24
    Tôi bắt đầu hiểu điều này khi
  • 1:24 - 1:26
    đi ra ngoài vào một ngày lạnh tháng 5
  • 1:26 - 1:31
    để xem một nhóm cung thủ
  • 1:31 - 1:33
    ở mũi phía Bắc của Manhattan
  • 1:33 - 1:36
    tại đại hội thể thao phức hợp của Columbia.
  • 1:36 - 1:40
    Tôi muốn xem cái gọi là
    nghịch lý của cung thủ,
  • 1:40 - 1:43
    ý tưởng thay vì
    nhắm trúng mục tiêu,
  • 1:43 - 1:47
    bạn nhắm lệch đi một tí.
  • 1:47 - 1:49
    Tôi đứng xem như một huấn luyện viên
  • 1:49 - 1:52
    lái những người phụ nữ đó
    theo ý tưởng này
  • 1:52 - 1:55
    và họ cảm thấy hứng thú
    với kiểu tập trung thư giãn đó.
  • 1:55 - 1:58
    Một người cầm
    cây kem đang ăn dở
  • 1:58 - 2:01
    và mũi tên trên tay trái.
  • 2:01 - 2:03
    Họ vượt qua tôi và cười,
  • 2:03 - 2:07
    nhưng họ đã đánh giá tôi giống như
    cách họ bước vào sân đấu,
  • 2:07 - 2:09
    nói chuyện với nhau không bằng lời
  • 2:09 - 2:11
    mà bằng những con số,
  • 2:11 - 2:15
    vị trí mà họ lên kế hoạch
    để ngắm bắn.
  • 2:15 - 2:17
    Tôi đứng sau 1 cung thủ
    huấn luyện viên của cô ấy
  • 2:17 - 2:19
    đứng giữa chúng tôi
    để đánh giá
  • 2:19 - 2:22
    ai cần hỗ trợ, và quan sát cô ấy,
  • 2:22 - 2:27
    tôi không hiểu nổi làm thế nào
    chỉ cần 1 mũi tên có thể trúng vòng 10.
  • 2:27 - 2:29
    Vòng 10 chuẩn ở khoảng cách 75 dặm,
  • 2:29 - 2:32
    trông nhỏ như một đầu que diêm
  • 2:32 - 2:34
    được giữ ở khoảng cách một cánh tay.
  • 2:34 - 2:38
    Và đó là là khi giữ hơn 20kg
    cân nặng
  • 2:38 - 2:40
    cho mỗi lần bắn.
  • 2:40 - 2:43
    Cô ấy bắn trúng vòng 7,
    rồi vòng 9,
  • 2:43 - 2:44
    và sau đó là 2 vòng 10,
  • 2:44 - 2:46
    và mũi tên kế tiếp
  • 2:46 - 2:48
    thì không trúng mục tiêu.
  • 2:48 - 2:50
    Điều đó khiến cô ấy kiên trì hơn,
  • 2:50 - 2:53
    cô ấy làm lại lần nữa và lần nữa
  • 2:53 - 2:56
    trong 3 giờ.
  • 2:56 - 2:58
    Và cuối buổi tập,
    một trong các cung thủ
  • 2:58 - 3:02
    kiệt sức và nằm lăn trên sàn
    như một con sao biển,
  • 3:02 - 3:04
    ngẩng đầu nhìn lên trên bầu trời,
  • 3:04 - 3:07
    cố gắng tìm cái mà
    T.S.Eliot gọi là
  • 3:07 - 3:11
    điểm đứng yên
    trong thế giới quay cuồng.
  • 3:11 - 3:13
    Rất hiếm trong văn hóa Mỹ,
  • 3:13 - 3:16
    rất hiếm trong nghề nghiệp
  • 3:16 - 3:19
    việc ai đó nhìn vào
    những gì gan góc
  • 3:19 - 3:20
    ở mức độ chính xác này,
  • 3:20 - 3:23
    điều đó có nghĩa lý gì
    khi phải điều chỉnh tư thế
  • 3:23 - 3:26
    trong 3 giờ đồng hồ
    để đạt được 1 mục tiêu,
  • 3:26 - 3:31
    mò mẫm để theo đuổi sự xuất sắc.
  • 3:31 - 3:33
    Nhưng tôi đã ở lại
    vì nhận ra
  • 3:33 - 3:35
    mình là nhân chứng
    của điều rất hiếm thấy,
  • 3:35 - 3:39
    đó là sự khác biệt
    giữa thành công và thành thạo.
  • 3:39 - 3:41
    Thành công là bắn trúng vòng 10,
  • 3:41 - 3:44
    thành thạo là hiểu được rằng
    sẽ không là gì
  • 3:44 - 3:47
    nếu bạn không thể làm nó
    lần nữa và lần nữa.
  • 3:47 - 3:51
    Mặc dù vậy, thành thạo
    không giống như xuất sắc,
  • 3:51 - 3:53
    không giống với thành công,
  • 3:53 - 3:55
    thứ mà tôi thấy như 1 sự kiện,
  • 3:55 - 3:57
    1 khoảnh khắc,
  • 3:57 - 4:00
    và 1 danh hiệu
    mà thế giới trao cho bạn.
  • 4:00 - 4:03
    Thành thạo không phải là
    1 cam kết ghi bàn
  • 4:03 - 4:06
    mà là một sự theo đuổi
    không ngừng nghỉ.
  • 4:06 - 4:08
    Điều khiến ta làm việc này,
  • 4:08 - 4:10
    khiến ta phải
    nỗ lực nhiều hơn
  • 4:10 - 4:14
    đó là tôn vinh chiến thắng "hụt".
  • 4:14 - 4:16
    Đã bao lần
    ta phải thiết kế thứ gì đó
  • 4:16 - 4:19
    cổ điển, thậm chí là kiệt tác,
  • 4:19 - 4:23
    trong khi người tạo ra nó
    cho là không thể hoàn thành,
  • 4:23 - 4:25
    có đầy rẫy khó khăn và sai sót,
  • 4:25 - 4:28
    một từ khác, một chiến thắng "hụt"?
  • 4:28 - 4:30
    Elizabeth Murray khiến tôi ngạc nhiên
  • 4:30 - 4:33
    khi thú nhận về những tác phẩm
    ban đầu của mình.
  • 4:33 - 4:37
    Họa sĩ Paul Cézanne thường nghĩ rằng
    tác phẩm của ông chưa hoàn thành
  • 4:37 - 4:41
    rằng ông sẽ cố tình để chúng sang một bên
    rồi bắt tay trở lại
  • 4:41 - 4:43
    nhưng kết quả là
    đến cuối đời,
  • 4:43 - 4:45
    ông ấy chỉ kí tên
  • 4:45 - 4:48
    vào 10% tác phẩm của ông.
  • 4:48 - 4:50
    Tiểu thuyết yêu thích của ông là
  • 4:50 - 4:52
    "The [Unknown] Masterpiece"
    của Honoré de Balzac,
  • 4:52 - 4:57
    ông cho rằng nhân vật chính
    là người họa sĩ.
  • 4:57 - 4:59
    Franz Kafka không đồng tình
  • 4:59 - 5:03
    khi người khác chỉ thấy tác phẩm
    để ca ngợi,
  • 5:03 - 5:05
    đến nỗi ông muốn
    nhật ký,
  • 5:05 - 5:07
    bản thảo, thư từ
    thậm chí cả bản thảo
  • 5:07 - 5:10
    sẽ bị thiêu hủy
    khi ông qua đời.
  • 5:10 - 5:12
    Bạn của ông từ chối
    lời đề nghị này,
  • 5:12 - 5:16
    và vì vậy, ngày nay, chúng ta
    biết về tất cả những thứ mà Kafka làm:
  • 5:16 - 5:19
    "America," "The Trial" và "The Castle,"
  • 5:19 - 5:23
    một tác phẩm không hoàn chỉnh
    thậm chí bị dừng giữa chừng.
  • 5:23 - 5:25
    Theo đuổi sự thành thạo,
    nói cách khác,
  • 5:25 - 5:30
    gần như luôn hướng vế phía trước.
  • 5:30 - 5:32
    "Xin Chúa ban cho con
    cái mà con muốn
  • 5:32 - 5:34
    nhiều hơn cái
    mà con có thể thực hiện"
  • 5:34 - 5:36
    Michelangelo khẩn cầu,
  • 5:36 - 5:39
    như với Thiên Chúa Cựu Ước
    (Old Testament God) tại nhà nguyện Sistine
  • 5:39 - 5:41
    và Adam
  • 5:41 - 5:42
    với ngón tay duỗi thẳng
  • 5:42 - 5:47
    không hoàn toàn
    chạm vào tay Thiên Chúa.
  • 5:47 - 5:52
    Sự thành thạo là vươn tới,
    chứ không phải đạt đến.
  • 5:52 - 5:55
    Luôn muốn lấp đầy khoảng cách
  • 5:55 - 5:59
    giữa nơi bạn ở
    và nơi bạn đang muốn đến.
  • 5:59 - 6:03
    Thành thạo
    là sự hy sinh cho nghề
  • 6:03 - 6:07
    và không phải cho lợi ích
    tạo dựng sự nghiệp.
  • 6:07 - 6:10
    Có bao nhiêu nhà phát minh
    và nhà đầu tư
  • 6:10 - 6:12
    sống được với sự phi thường này?
  • 6:12 - 6:14
    Ta thấy nó trong cuộc sống
  • 6:14 - 6:17
    của nhà thám hiểm Bắc cực bất khuất
    Ben Saunders,
  • 6:17 - 6:20
    người nói với tôi rằng chiến thắng
    của ông không đơn thuần là kết quả
  • 6:20 - 6:22
    của một thành tựu lớn,
  • 6:22 - 6:27
    mà là kết quả của lực đẩy từ hàng loạt
    những chiến thắng "hụt".
  • 6:27 - 6:31
    Chúng ta lớn lên
    khi kế cạnh sự dẫn đầu.
  • 6:31 - 6:33
    Sự khôn ngoan được hiểu bởi
    Duke Ellington,
  • 6:33 - 6:36
    người đã nói rằng
    bài hát yêu thích của ông
  • 6:36 - 6:39
    luôn luôn là bài hát kế tiếp,
  • 6:39 - 6:42
    luôn luôn là bài
    mà ông chưa sáng tác.
  • 6:42 - 6:44
    Một phần lý do
    mà chiến thắng "hụt"
  • 6:44 - 6:47
    gắn liền với sự thành thạo
  • 6:47 - 6:49
    là bởi vì khi trình độ lên cao,
  • 6:49 - 6:51
    ta sẽ thấy rõ hơn rằng
  • 6:51 - 6:54
    ta không biết tất cả những thứ
    mà ta nghĩ rằng ta biết.
  • 6:54 - 6:57
    Nó được gọi là
    hiệu ứng Dunning–Kruger.
  • 6:57 - 7:00
    Tờ Paris Review đã có nó
    từ James Baldwin
  • 7:00 - 7:01
    khi họ hỏi ông:
  • 7:01 - 7:04
    "Bạn nghĩ cái gì sẽ tăng lên
    cùng với sự hiểu biết?"
  • 7:04 - 7:08
    ông ấy trả lời: "Bạn biết được
    bạn hiểu biết ít như thế nào".
  • 7:08 - 7:11
    Thành công thúc đẩy chúng ta,
    nhưng chiến thắng "hụt"
  • 7:11 - 7:14
    tạo lực đẩy để chúng ta
    không ngừng theo đuổi.
  • 7:14 - 7:16
    Một trong những ví dụ sinh động nhất
  • 7:16 - 7:17
    là khi nhìn vào sự khác nhau
  • 7:17 - 7:19
    giữa huy chương bạc Olympic
  • 7:19 - 7:22
    và huy chương đồng sau trận đấu.
  • 7:22 - 7:25
    Thomas Gilovich và đội của ông
    từ Cornell
  • 7:25 - 7:27
    đã nghiên cứu sự khác nhau này
    và tìm ra rằng
  • 7:27 - 7:30
    người được huy chương bạc
    cảm thấy thất vọng
  • 7:30 - 7:32
    khi so sánh với
    huy chương đồng, người thường
  • 7:32 - 7:34
    hạnh phúc hơn
    khi không phải ở vị trí thứ 4
  • 7:34 - 7:36
    hay không nhận được
    huy chương nào cả,
  • 7:36 - 7:38
    cho phép họ
    tập trung
  • 7:38 - 7:40
    theo đuổi cuộc thi hơn.
  • 7:40 - 7:42
    Ta thấy được điều này ngay cả trong
    bài bạc
  • 7:42 - 7:46
    rằng chiến thắng "hụt"
  • 7:46 - 7:48
    và việc tạo ra những thẻ cào
  • 7:48 - 7:51
    có tỷ lệ chiến thắng cao hơn
    trung bình của chiến thắng "hụt"
  • 7:51 - 7:54
    sẽ khuyến khích mọi người
    mua nhiều vé hơn
  • 7:54 - 7:56
    điều mà người ta gọi là
    sự kích động,
  • 7:56 - 7:59
    và nó được lợi dụng để tạo nên
    ngành công nghiệp cờ bạc
  • 7:59 - 8:03
    ở Anh, thập niên 1970.
  • 8:03 - 8:05
    Lý do khiến chiến thắng "hụt"
    có lực đẩy
  • 8:05 - 8:08
    là bởi vì nó thay đổi
    cách nhìn của chúng ta
  • 8:08 - 8:10
    đặt ra mục tiêu
  • 8:10 - 8:13
    cách nơi ta đứng
  • 8:13 - 8:15
    một khoảng gần hơn.
  • 8:15 - 8:18
    Được yêu cầu hình dung
    về ngày tuyệt vời trong tuần tới,
  • 8:18 - 8:22
    bạn có lẽ sẽ mô tả nó
    một cách chung chung.
  • 8:22 - 8:25
    Nhưng nếu được yêu cầumô tả
    ngày tuyệt vời tại TED, ngày mai,
  • 8:25 - 8:29
    bạn sẽ mô tả nó cụ thể, rõ ràng.
  • 8:29 - 8:31
    Đó là điều chiến thắng "hụt" làm.
  • 8:31 - 8:33
    Nó khiến ta tập trung vào thứ,
    mà ngay bây giờ,
  • 8:33 - 8:38
    chúng ta dự định vươn tới.
  • 8:38 - 8:41
    Đó là Jackie Joyner-Kersee,
    người vào năm 1984
  • 8:41 - 8:43
    đã lỡ mất huy chương vàng
    điền kinh nữ
  • 8:43 - 8:45
    chỉ bởi 1 phần 3 giây,
  • 8:45 - 8:47
    và chồng cô ấy dự đoán
    điều đó
  • 8:47 - 8:51
    sẽ cho cô sự kiên cường
    trong cuộc đấu tiếp theo.
  • 8:51 - 8:55
    Năm 1988, cô đã đoạt
    huy chương vàng
  • 8:55 - 8:59
    và lập kỷ lục với 7291 điểm,
  • 8:59 - 9:04
    điểm số mà không vận động viên nào
    có thể đạt được cho đến bây giờ.
  • 9:04 - 9:07
    Chúng ta lớn mạnh
    khi còn thiếu sót,
  • 9:07 - 9:10
    chứ không phải là khi
    đã trở nên hoàn hảo.
  • 9:10 - 9:12
    Tôi đứng đây và tự hỏi
  • 9:12 - 9:14
    về tất cả những cách
  • 9:14 - 9:16
    tạo ra một chiến thắng "hụt"
  • 9:16 - 9:17
    trong căn phòng này,
  • 9:17 - 9:19
    Cuộc sống sẽ
    vận dụng nó như thế nào,
  • 9:19 - 9:24
    vì tôi nghĩ rằng đó là về cảm tính
    ở một mức độ nào đó.
  • 9:24 - 9:26
    Chúng ta biết rằng
    ta lớn mạnh khi
  • 9:26 - 9:27
    ở ngay cạnh sự dẫn đầu,
  • 9:27 - 9:30
    và đó là tại sao
    việc cố tình không hoàn thành
  • 9:30 - 9:32
    thường gắn liền với
    những huyền thoại sáng tạo.
  • 9:32 - 9:35
    Trong văn hóa Navajo,
    thợ thủ công và phụ nữ
  • 9:35 - 9:37
    cố tình đặt ra
    một sự không hoàn hảo
  • 9:37 - 9:39
    trong hàng dệt may và đồ gốm.
  • 9:39 - 9:42
    thứ được gọi là
    đường dây tinh thần,
  • 9:42 - 9:44
    một lỗ hổng cố ý
    trong mô hình
  • 9:44 - 9:47
    để cho nhà dệt, nhà sản xuất
    lối ra,
  • 9:47 - 9:52
    và cũng là lý do để tiếp tục làm việc.
  • 9:52 - 9:53
    Những bậc thầy không phải
    là chuyên gia,
  • 9:53 - 9:56
    họ không chỉ hướng
    đến điểm đến cuối cùng.
  • 9:56 - 9:58
    Họ là những bậc thầy
    vì họ nhận ra
  • 9:58 - 10:00
    rằng không chỉ có một điểm đến.
  • 10:00 - 10:03
    Nó xảy ra với tôi,
    vì tôi nghĩ ,
  • 10:03 - 10:05
    tại sao huấn luyện viên bắn cung
  • 10:05 - 10:07
    nói với tôi vào cuối buổi tập,
  • 10:07 - 10:10
    ở ngoài tầm nghe
    của các cung thủ khác,
  • 10:10 - 10:12
    rằng anh và đồng đội
    chưa bao giờ
  • 10:12 - 10:14
    cảm thấy
    mình cống hiến đủ cho đội,
  • 10:14 - 10:17
    chưa bao giờ cảm thấy
    đủ thiết bị nghe nhìn,
  • 10:17 - 10:20
    các thế tập
    để giúp các cung thủ vượt qua
  • 10:20 - 10:22
    những chiến thắng "hụt"
    nối tiếp.
  • 10:22 - 10:24
    Nghe như một lời phàn nàn,
    chính xác là vậy,
  • 10:24 - 10:27
    nhưng đó là cách để tôi biết,
  • 10:27 - 10:28
    một dạng thức thừa nhận,
  • 10:28 - 10:32
    rằng anh ấy biết
    đang để bản thân vượt qua
  • 10:32 - 10:35
    một con đường chưa hoàn thành
    đầy khao khát
  • 10:35 - 10:38
    luôn đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn.
  • 10:38 - 10:41
    Chúng ta xây dựng dựa trên
    những ý tưởng chưa hoàn tất
  • 10:41 - 10:45
    ngay cả khi chúng
    trước đây là của chúng ta.
  • 10:45 - 10:48
    Đó là động lực
    của sự thành thạo.
  • 10:48 - 10:51
    Đến gần hơn thứ
    bạn nghĩ bạn muốn
  • 10:51 - 10:54
    giúp bạn đạt được
    nhiều hơn
  • 10:54 - 10:56
    là chỉ ngồi đó và mơ mộng.
  • 10:56 - 10:59
    Đó là thứ tôi cho là
    Elizabeth Murray đã nghĩ
  • 10:59 - 11:01
    khi nhìn thấy nụ cười của bà
  • 11:01 - 11:03
    trước một bức tranh
    trước đây của mình
  • 11:03 - 11:06
    tại triển lãm tranh.
  • 11:06 - 11:08
    Ngay cả khi tạo ra
    những tác phẩm không tưởng,
  • 11:08 - 11:12
    tôi tin, ta vẫn có thứ
    chưa hoàn thành.
  • 11:12 - 11:14
    Sự hoàn thành là đích đến,
  • 11:14 - 11:18
    nhưng ta hy vọng
    nó sẽ không bao giờ là kết thúc.
  • 11:18 - 11:21
    Xin cảm ơn.
  • 11:21 - 11:24
    (Vỗ tay)
Title:
Tôn vinh chiến thắng "hụt"
Speaker:
Sarah Lewis
Description:

Với công việc đầu tiên tại bảo tàng của mình, nhà sử học nghệ thuật Sarah Lewis đã chú ý đến một vài điều quan trọng về các nghệ sĩ: Không phải kiệt tác nghệ thuật nào cũng là một kiệt tác. Từ đó, cô gợi ý việc xem xét vai trò của thất bại và chiến thắng "hụt", trong cuộc sống của chúng ta. Trên con đường theo đuổi thành công và sự thành thạo, liệu chiến thắng "hụt" có đẩy ta về phía trước?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:41
  • Một bài nói chuyện rất dễ thương và ý nghĩa.

    Cảm ơn bạn đã dịch. Bài dịch rất tốt.

    Hi vọng nhận được nhiều bài dịch hơn nữa từ bạn nhé.

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions