Return to Video

Não của bạn có thể tự sửa chữa - Ralitsa Petrova

  • 0:07 - 0:09
    Hãy tưởng tượng não bộ
    có thể khởi động lại,
  • 0:09 - 0:14
    cập nhật những tế bào chết hay hư hỏng
    bằng những tế bào tân tiến mới.
  • 0:14 - 0:17
    Điều này nghe như khoa học viễn tưởng,
  • 0:17 - 0:21
    nhưng đó là một thực tế tiềm năng mà
    các nhà khoa học hiện nay đang nghiên cứu.
  • 0:21 - 0:25
    Não của chúng ta một ngày kia
    có thể tự sửa chữa được?
  • 0:25 - 0:28
    Ai cũng biết là tế bào phôi thai
    trong bộ não đang phát triển
  • 0:28 - 0:30
    sản sinh ra những nơ tron mới,
    chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi
  • 0:30 - 0:34
    chỉ được nhìn thấy qua kính hiểm vi,
    hình thành nên tế bào thần kinh.
  • 0:34 - 0:39
    Những nơ tron mới tạo này di chuyển
    khắp nơi trong não đang phát triển,
  • 0:39 - 0:43
    tự sắp xếp thành những cấu trúc khác nhau.
  • 0:43 - 0:44
    Cho tới gần đây,
  • 0:44 - 0:50
    khoa học còn cho rằng sự sản sinh tế bào
    bị ngưng đột ngột sau sự phát triển ban đầu
  • 0:50 - 0:53
    làm họ đi đến kết luận rằng
    những bệnh về thần kinh
  • 0:53 - 0:55
    như Alzheimer hay Parkinson,
  • 0:55 - 1:00
    và những sự cố gây tổn hại, như tai biến
    mạch máu não, là không thể phục hồi được.
  • 1:00 - 1:02
    Nhưng một loạt các khám phá mới đây
  • 1:02 - 1:07
    đã hé mở ra rằng não của người lớn
    thật sự tiếp tục sản sinh tế bào mới
  • 1:07 - 1:09
    trong ít nhất ba nơi chuyên biệt.
  • 1:09 - 1:12
    Quá trình là sự sinh trưởng
    và phát triển tế bào thần kinh,
  • 1:12 - 1:16
    liên quan đến những tế bào thần kinh
    chuyên dụng gọi là tế bào thần kinh gốc
  • 1:16 - 1:18
    và tế bào mẹ nguyên sơ.
  • 1:18 - 1:22
    để sản sinh ra nơ tron mới hay
    thay những nơ tron cũ.
  • 1:22 - 1:25
    Sự phát triển cuả tế bào thần kinh
    được phát hiện ở ba vùng
  • 1:25 - 1:29
    vùng dentate gyrus,
    liên quan đến học hỏi và trí nhớ,
  • 1:29 - 1:34
    vùng subventricular, có thể cung cấp
    tế bào thần kinh cho tuyến khứu giác
  • 1:34 - 1:37
    để có sự liên lạc giữa mũi và não,
  • 1:37 - 1:40
    vùng striatum, giúp điều hành
    sự di chuyển.
  • 1:40 - 1:44
    Các nhà khoa học chưa nắm được
    chắc chắn chính xác vai trò
  • 1:44 - 1:48
    của sự sinh sản tế bào thần kinh trong
    bất kỳ các vùng này là gì,
  • 1:48 - 1:52
    hay tại sao khả năng này lại không có
    trong tất cả các cơ quan não bộ còn lại,
  • 1:52 - 1:57
    nhưng sự có mặt có giới hạn của cơ chế
    sản sinh nơtron mới trong não trưởng thành
  • 1:57 - 2:00
    mở ra một khả năng không tưởng.
  • 2:00 - 2:05
    Chúng ta có thể hướng cơ chế này
    giúp não chữa lành những vết sẹo của nó
  • 2:05 - 2:08
    tương tự như cách lớp da mới phát triển
    vá lại vết thương,
  • 2:08 - 2:12
    hay xương bị gãy liền lại với nhau?
  • 2:12 - 2:14
    Sau đây là những gì chúng ta biết.
  • 2:14 - 2:18
    Có những protein và những phân tử
    nhỏ khác bắt chước những protein này
  • 2:18 - 2:20
    có thể được đưa vào não bộ
  • 2:20 - 2:23
    để tạo tế bào thần kinh gốc và
    tế bào mẹ nguyên sơ
  • 2:23 - 2:27
    và sinh nơtron nhiều hơn trong ba khu này.
  • 2:27 - 2:29
    Kỹ thuật này vẫn còn cần sự cải tiến
  • 2:29 - 2:31
    để các tế bào tái sinh một cách
    hiệu quả hơn
  • 2:31 - 2:33
    và nhiều tế bào sống sót hơn.
  • 2:33 - 2:36
    Nghiên cứu cho thấy rằng
    những tế bào mẹ nguyên sơ từ những khu này
  • 2:36 - 2:40
    có thể du nhập đến
    những chổ xảy ra tổn thương
  • 2:40 - 2:43
    và làm gia tăng những nơtron mới ở đó.
  • 2:43 - 2:45
    Một bước tiến khác đầy hứa hẹn
  • 2:45 - 2:48
    là cấy những tế bào thần kinh gốc
    khỏe mạnh của con người,
  • 2:48 - 2:52
    mà đã được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm,
    vào những tế bào bị tổn thương,
  • 2:52 - 2:54
    như chúng ta có thể làm trên da.
  • 2:54 - 2:56
    Các nhà khoa học hiện đang thử nghiệm
  • 2:56 - 3:01
    để quyết định liệu các tế bào cấy vào
    có thể phân chia, tách biệt
  • 3:01 - 3:06
    và làm tăng lượng nơtron mới một cách
    thành công trong não bộ bị tổn thương.
  • 3:06 - 3:07
    Họ cũng phát hiện
  • 3:07 - 3:10
    rằng chúng ta có thể dạy
    những loại tế bào thần kinh khác,
  • 3:10 - 3:14
    như là astrocytes hay oligodendrocytes
  • 3:14 - 3:19
    làm việc như tế bào thần kinh gốc và
    cũng bắt đầu tạo ra nơtron.
  • 3:19 - 3:23
    Vì vậy, sau một vài thập kỷ liệu não bộ
    của chúng ta có thể tự sửa chữa?
  • 3:23 - 3:25
    Chúng ta không thể nói chắc chắn,
  • 3:25 - 3:29
    nhưng đó là một trong những mục tiêu
    của liều thuốc tái sinh,
  • 3:29 - 3:32
    Não bộ con người có 100 tỷ nơ tron
  • 3:32 - 3:38
    và chúng ta vẫn đang tìm sự nối kết
    đằng sau bản mạch chủ sinh học khổng lồ .
  • 3:38 - 3:44
    Mỗi ngày, nghiên cứu về sinh sản tế bào
    làm chúng ta gần hơn nút bấm khởi động đó.
Title:
Não của bạn có thể tự sửa chữa - Ralitsa Petrova
Speaker:
Ralitsa Petrova
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/could-your-brain-repair-itself-ralitsa-petrova
Hãy tưởng tượng bộ não có thể khởi động lại , cập nhật các tế bào bị hư hại với các đơn vị mới được cải thiện . Điều đó nghe có vẻ như khoa học viễn tưởng - nhưng đó là một thực tế tiềm năng các nhà khoa học đang tìm hiểu ngay bây giờ. Ralitsa Petrova nói chi tiết về nền tảng khoa học đằng sau neurogenesis và giải thích như thế nào chúng ta có thể khai thác nó để đảo ngược bệnh như Alzheimer và Parkinson.

Bài học của Ralitsa Petrova , hiệu ứng của Artrake Studio.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:00

Vietnamese subtitles

Revisions