Return to Video

Cách sao Hỏa giữ bí mật về nguồn gốc sự sống

  • 0:01 - 0:02
    Như bạn biết, đôi khi
  • 0:02 - 0:05
    những thứ quan trọng nhất lại
    đến từ những việc nhỏ bé nhất.
  • 0:05 - 0:09
    Trong 15 phút này,
    tôi cố gắng thuyết phục bạn,
  • 0:09 - 0:13
    rằng liên quan đến vi sinh vật
    chúng ta có nhiều thứ để hỏi như
  • 0:13 - 0:15
    "Chúng ta có đơn độc không?"
  • 0:15 - 0:20
    và chúng có thể nói cho ta
    về sự sống không chỉ trong Hệ Mặt Trời
  • 0:20 - 0:22
    mà còn trong phần vũ trụ bao la,
  • 0:22 - 0:27
    đó là lí do tôi theo dõi chúng trong
    những nơi khó đến nhất trên Trái Đất,
  • 0:27 - 0:30
    trong môi trường vô cùng khắc nghiệt ở đó
  • 0:30 - 0:32
    điều kiện sống đẩy chúng
    đến bờ vực của sống còn.
  • 0:32 - 0:36
    Đôi lúc tôi cũng gây khó cho chúng,
    khi tiếp cận chúng quá gần.
  • 0:36 - 0:38
    Nhưng đây là điều chúng ta biết:
  • 0:38 - 0:43
    Chỉ có con người chúng ta đạt đến văn minh
    trong Hệ Mặt Trời,
  • 0:43 - 0:47
    điều đó không có nghĩa là không có
    sự sống vi sinh trong vũ trụ quanh ta.
  • 0:47 - 0:51
    Thật vậy, các hành tinh
    và vệ tinh chúng ta thấy đây
  • 0:51 - 0:55
    có thể chứa sự sống -- tất cả chúng --
    và chúng ta biết rằng
  • 0:55 - 0:57
    khả năng đó rất cao.
  • 0:57 - 1:02
    Nếu chúng ta tìm thấy sự sống
    trên những vệ tinh và hành tinh này,
  • 1:02 - 1:05
    có lẽ khi đó ta sẽ trả lời câu hỏi như,
  • 1:05 - 1:07
    có phải ta đơn độc trong Hệ Mặt Trời?
  • 1:07 - 1:09
    Chúng ta đến từ đâu?
  • 1:09 - 1:12
    Nhân loại có người hàng xóm không?
  • 1:12 - 1:16
    Có sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời không?
  • 1:16 - 1:20
    Và ta có thể đặt tất cả các câu hỏi trên
    bởi vì đã có một đột phát
  • 1:20 - 1:25
    trong nhận thức của chúng ta
    về một hành tinh có thể sống được,
  • 1:25 - 1:28
    và ngày nay, hành tinh có thể
    sống được là hành tinh
  • 1:28 - 1:32
    có khu vực có thể giữ nước ổn định,
  • 1:32 - 1:36
    theo tôi đó là định nghĩa theo chiều ngang
    về khả năng có sự sống.
  • 1:36 - 1:38
    bởi nó bao gồm khoảng cách đến
    một ngôi sao,
  • 1:38 - 1:41
    nhưng có một chiều kích khác cho
    khả năng có sự sống,
  • 1:41 - 1:43
    có thể xem là chiều dọc.
  • 1:44 - 1:48
    Đó là
  • 1:48 - 1:54
    điều kiện bên dưới bề mặt của một
    hành tinh nơi không có tia sáng mặt trời,
  • 1:54 - 1:57
    nhưng vẫn có nước,
    có năng lượng, chất dinh dưỡng,
  • 1:57 - 1:59
    một số trong chúng có thể là thức ăn,
  • 1:59 - 2:01
    và cũng là nơi ẩn nấp.
  • 2:01 - 2:03
    Khi nhìn vào Trái Đất,
  • 2:03 - 2:08
    nơi không có ánh sáng Mặt Trời,
    sâu trong lòng đại dương,
  • 2:08 - 2:10
    vẫn có sự sống phát triển
  • 2:10 - 2:14
    quá trình sống chỉ là quá trình hóa học.
  • 2:14 - 2:19
    Khi nghĩ về sự sống ở điểm đó,
    tất cả mọi bức tường kiến thức đều sụp đổ.
  • 2:19 - 2:22
    Cơ bản, bạn thấy không còn giới hạn.
  • 2:22 - 2:24
    Nếu bạn quan tâm đến những
    vấn đề nổi trội gần đây,
  • 2:24 - 2:27
    bạn sẽ thấy rằng chúng ta đã tìm ra
    đại dương ngầm
  • 2:27 - 2:31
    ở các vệ tinh Europa, Ganymede,
    Enceladus, Titan
  • 2:31 - 2:34
    và ta tìm ra suối phun
    và suối nóng ở vệ tinh Enceladus.
  • 2:34 - 2:38
    Hệ Mặt Trời của chúng ta đang trở thành
    hệ thống spa khổng lồ.
  • 2:38 - 2:42
    Ai đã đi spa thì biết có nhiều
    vi trùng như thế nào, đúng không?
  • 2:42 - 2:44
    (Tiếng cười)
  • 2:44 - 2:47
    Vậy hãy nghĩ về sao Hỏa.
  • 2:47 - 2:50
    Ngày nay, không thể có
    sự sống trên bề mặt sau Hỏa,
  • 2:50 - 2:54
    nhưng nó có thể che dấu một thế giới ngầm.
  • 2:54 - 2:59
    Vậy, chúng ta đang dần phát
    hiện ra khả năng có sự sống,
  • 2:59 - 3:02
    nhưng chúng ta cũng đang dần hiểu
  • 3:02 - 3:06
    về tính chất của sự sống trên Trái Đất.
  • 3:06 - 3:09
    Và bạn có thể có
    cái được gọi là phân tử hữu cơ,
  • 3:09 - 3:10
    là những viên gạch đầu tiên
    của sự sống,
  • 3:10 - 3:12
    và bạn có thể tìm thấy hóa thạch,
  • 3:12 - 3:15
    và khoáng vật, khoáng-sinh vật,
  • 3:15 - 3:19
    do phản ứng giữa vi trùng và đá,
  • 3:19 - 3:22
    và đương nhiên, bạn có thể có
    nhiều loại khí trong khí quyển.
  • 3:22 - 3:24
    Và khi bạn nhìn những rong xanh bé xíu
  • 3:24 - 3:26
    bên phải của màn hình,
  • 3:26 - 3:29
    chúng là những con cháu trực tiếp của
    những cá thể cung cấp oxy
  • 3:29 - 3:32
    cách đây một tỷ năm
    cho khí quyển của Trái Đất.
  • 3:32 - 3:34
    Lúc đó chúng cung cấp ôxy nhưng
    lại đầu độc 90% sự sống
  • 3:34 - 3:36
    trên bề mặt Trái Đất,
  • 3:36 - 3:39
    nhưng chúng lý giải tại sao
    bạn đang hít thở không khí ngày nay.
  • 3:41 - 3:46
    Dù chúng ta hiểu biết ngày
    càng nhiều về chúng,
  • 3:46 - 3:49
    nhưng có một câu hỏi mà
    chúng ta không thể trả lời
  • 3:49 - 3:51
    đó là : chúng ta đến từ đâu?
  • 3:51 - 3:53
    Và như bạn biết, còn tệ hơn nữa,
  • 3:53 - 3:56
    vì chúng ta sẽ mãi không thể tìm
    ra chứng cứ vật chất
  • 3:56 - 3:58
    về nguồn gốc của mình trên hành tinh này,
  • 3:58 - 4:04
    vì theo logic thì không có thứ gì
    có tuổi hơn 4 triệu năm mà còn tồn tại.
  • 4:04 - 4:06
    Mọi dấu vết đã biến mất,
  • 4:06 - 4:10
    bị xóa sạch bởi sự trôi
    các mảng kiến tạo và xói mòn.
  • 4:10 - 4:13
    Đây là cái được gọi là đường chân trời
    về sinh học của Trái Đất.
  • 4:13 - 4:17
    Bên kia chân trời, chúng ta
    không biết chúng ta đến từ đâu.
  • 4:17 - 4:20
    Vậy có phải mọi thứ đã mất?
    Có lẽ là không.
  • 4:20 - 4:23
    Và chúng ta có thể tìm ra
    dấu vết về nguồn gốc của mình
  • 4:23 - 4:26
    ở một nơi mà chính chúng ta không ngờ
    đó chính là ở trên sao Hỏa.
  • 4:28 - 4:29
    Làm sao mà như thế được?
  • 4:29 - 4:32
    Rõ ràng là ở điểm khởi đầu
    của Hệ Mặt Trời,
  • 4:32 - 4:37
    sao Hỏa và Trái Đất bị va đập bởi những
    tiểu hành tinh và sao chổi khổng lồ,
  • 4:37 - 4:40
    và có những mảnh vỡ, vụn ra từ những
    va chạm còn rơi lại.
  • 4:40 - 4:44
    Trái Đất và sao Hỏa giữ những mảnh đá đó
    trên bề mặt một thời gian rất dài.
  • 4:44 - 4:46
    Những mảnh đá rơi trên mặt Trái Đất.
  • 4:46 - 4:48
    Mảnh của Trái Đất rơi trên sao Hỏa.
  • 4:48 - 4:53
    Vậy rõ ràng hai hành tinh này có thể
    được ném lên mình những vật chất như nhau.
  • 4:53 - 4:57
    Có thể đá "Tổ" Granddady được giữ trên
    bề mặt sao Hỏa và chờ chúng ta.
  • 4:59 - 5:06
    Nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có
    thể đến sao Hỏa và tìm ra gốc của mình.
  • 5:06 - 5:08
    Sao Hỏa có thể giữ bí mật của chúng ta.
  • 5:08 - 5:11
    Đó là lý do sao Hỏa lại
    trở nên đặc biệt với chúng ta.
  • 5:11 - 5:13
    Nhưng để điều đó có thể thực hiện,
  • 5:13 - 5:19
    sao Hỏa cần trở thành nơi sống được
    tại thời điểm hội tụ điều kiện thích hợp.
  • 5:19 - 5:20
    Có phải sao Hỏa đã là nơi sống được?
  • 5:20 - 5:24
    Chúng ta có nhiều chuyến du hành để
    hôm nay nói chính xác cùng một điều.
  • 5:24 - 5:28
    Tại lúc sự sống xuất hiện trên trái đất.
  • 5:28 - 5:33
    Sao Hỏa đã có một đại dương,
    có các núi lửa và hồ,
  • 5:33 - 5:36
    nó có các đồng bằng như bức tranh đẹp này.
  • 5:36 - 5:39
    Bức hình này được gửi từ tàu thăm dò
    sao Hỏa Curiosity chỉ mới vài tuần.
  • 5:39 - 5:43
    Nó cho thấy vết tích của đồng bằng,
    và cho chúng ta biết điều này:
  • 5:43 - 5:45
    Nước đã có rất nhiều ở đây
  • 5:45 - 5:48
    và trở thành nguồn mạch cho bề mặt
    trong thời gian dài.
  • 5:48 - 5:50
    Điều này rất thích hợp cho sự sống.
  • 5:50 - 5:53
    Sự sống hóa học cần nhiều thời gian
    để có thể hình thành.
  • 5:53 - 5:55
    Đây là thông tin cực kỳ tốt,
  • 5:55 - 5:58
    nhưng có phải là nếu ta đến sao
    Hỏa, thì sẽ dễ dàng tìm ra sự sống không?
  • 5:58 - 6:00
    Không dễ đâu!
  • 6:00 - 6:02
    Đây là điều đã xảy ra :
  • 6:02 - 6:05
    Tại thời điểm sự sống bùng phát
    trên bề mặt Trái Đất,
  • 6:05 - 6:07
    thì mọi thứ trở nên tồi tệ cho sao Hỏa,
  • 6:07 - 6:09
    đúng theo nghĩa đen.
  • 6:09 - 6:12
    Lớp khí bao quanh sao Hỏa
    bị gió Mặt Trời thổi đi,
  • 6:12 - 6:15
    sao Hỏa bị mất từ quyển,
  • 6:15 - 6:19
    nên các tia vũ trụ và tia cực tím
    tấn công vào bề mặt
  • 6:19 - 6:23
    nước thoát vào không gian
    và ngấm xuống đất.
  • 6:23 - 6:27
    Vậy nếu chúng ta muốn hiểu
  • 6:27 - 6:31
    và muốn tìm thấy các dấu vết
    của sự sống
  • 6:31 - 6:34
    trên mặt sao Hỏa, nếu chúng ở đó,
  • 6:34 - 6:37
    thì chúng ta cần phải hiểu các
    biến cố va chạm
  • 6:37 - 6:40
    được lưu giữ tại chính nơi xảy ra va chạm.
  • 6:40 - 6:45
    Chỉ khi đó chúng ta mới có thể
    biết các vết tích được cất giấu ở đâu,
  • 6:45 - 6:49
    và chỉ khi đó chúng ta mới có thể
    gửi tàu thám hiểm đến đúng nơi
  • 6:49 - 6:52
    để chúng ta lấy các mẫu đá
    có thể kể cho chúng ta câu chuyện
  • 6:52 - 6:55
    rất quan trọng về nguồn gốc,
  • 6:55 - 6:59
    nếu không, thì chúng có thể nói cho
    chúng ta một câu chuyện hoàn toàn khác:
  • 6:59 - 7:02
    sự sống xuất hiện ở một hành tinh khác.
  • 7:02 - 7:04
    Vậy để làm điều đó, thật là dễ.
  • 7:04 - 7:08
    Bạn chỉ cần đi 3,5 tỷ năm
  • 7:08 - 7:10
    lùi vào trong quá khứ của hành tinh.
  • 7:10 - 7:13
    Chúng ta cần một máy thời gian.
  • 7:13 - 7:15
    Dễ phải không?
  • 7:15 - 7:17
    Đúng là như vậy.
  • 7:17 - 7:19
    Hãy nhìn xung quanh -- đó là Trái đất.
  • 7:19 - 7:21
    Đây là máy thời gian của ta.
  • 7:21 - 7:25
    Các nhà địa chất đang dùng nó để
    quay lại quá khứ của hành tinh chúng ta.
  • 7:25 - 7:27
    Tôi cũng đang dùng nó nhưng hơi khác .
  • 7:27 - 7:30
    Tôi dùng Trái Đất để đi
    vào môi trường cực kỳ khắc nghiệt
  • 7:30 - 7:33
    nơi đó điều kiện môi trường
    giống với môi trường sao Hỏa
  • 7:33 - 7:35
    vào thời điểm khí hậu thay đổi,
  • 7:35 - 7:38
    và tôi đang cố gắng hiểu
    điều gì đã xảy ra.
  • 7:38 - 7:39
    Cái gì là vết tích của sự sống?
  • 7:39 - 7:42
    Cái gì còn sót lại? Làm sao chúng ta
    tìm ra được chúng?
  • 7:42 - 7:45
    Vậy, tôi sẽ cùng các bạn
  • 7:45 - 7:48
    làm một cuộc hanh trình vào chiếc máy
    thời gian đó.
  • 7:48 - 7:53
    Bây giờ, các bạn thấy gì đây,
    chúng ta ở 4.500 mét trong dãy Andes,
  • 7:53 - 8:00
    thực ra, chúng ta ở thời điểm gần 1 tỷ
    năm sau Trái Đất và sao Hỏa hình thành.
  • 8:00 - 8:03
    Trái Đất và sao Hỏa có vẽ giống thế này --
  • 8:03 - 8:07
    núi lửa và các hồ đang bốc hơi khắp nơi,
  • 8:07 - 8:10
    suối khoáng và suối nóng,
  • 8:10 - 8:14
    bạn thấy những gò đất này
    trên bờ những hồ nước này, đúng không?
  • 8:14 - 8:17
    Những thứ này được xây dựng bởi những
    hậu duệ của những sinh vật đầu tiên
  • 8:17 - 8:20
    cái đó cho chúng ta những hóa thạch đầu
    tiên trên Trái Đất.
  • 8:20 - 8:25
    Nhưng nếu chúng ta muốn hiểu cái gì
    diễn ra, thì phải cần đi xa hơn nữa.
  • 8:25 - 8:26
    Một thứ khác liên quan đến những nơi này
  • 8:26 - 8:30
    rất giống trên sao Hỏa
    cách đây 3.5 tỷ năm,
  • 8:30 - 8:34
    đó là khí hậu thay đổi rất nhanh,
    nước và băng đang biến mất.
  • 8:34 - 8:38
    Nhưng chúng ta cần quay lại lúc
    mọi thứ đang thay đổi trên sao Hỏa,
  • 8:38 - 8:40
    và để làm điều đó,
    chúng ta cần lên cao hơn.
  • 8:40 - 8:42
    Tại sao vậy?
  • 8:42 - 8:43
    Vì khi bạn lên cao hơn,
  • 8:43 - 8:46
    khí quyển sẽ mỏng hơn,
    và ít ổn định hơn,
  • 8:46 - 8:52
    nhiệt độ lạnh hơn,
    và bạn có nhiều bức xạ tia cực tím hơn.
  • 8:52 - 8:52
    Về cơ bản,
  • 8:52 - 8:57
    bạn đang đạt đến điều kiện trên sao
    Hỏa vào lúc mọi thứ đang thay đổi.
  • 8:58 - 9:05
    Vậy tôi không hứa điều gì về
    chuyến đi yên bình trên máy thời gian này.
  • 9:05 - 9:07
    Bạn không ngồi trên chiếc máy đó.
  • 9:07 - 9:10
    Bạn phải mang 1.000 pounds
    dụng cụ đến đỉnh
  • 9:10 - 9:14
    của núi lửa cao 20.000 foot
    trong dãy Andes này.
  • 9:14 - 9:17
    Khoảng 6.000 mét.
  • 9:17 - 9:20
    Và bạn cũng phải ngủ trên
    những sườn dốc 42 độ
  • 9:20 - 9:24
    và hy vọng sẽ không có
    động đất vào ban đêm.
  • 9:24 - 9:28
    Nhưng khi chúng ta đến đỉnh,
    chúng ta sẽ thấy cái hồ cần tìm.
  • 9:28 - 9:33
    Ở độ cao này, chiếc hồ có thể cho chúng
    trải nghiệm đúng các điều kiện
  • 9:33 - 9:36
    trên sao Hỏa cách đây 3,5 tỷ năm.
  • 9:36 - 9:39
    Và bây giờ chúng ta cần thay đổi chuyến đi
  • 9:39 - 9:42
    để vào bên trong lòng hồ,
  • 9:42 - 9:46
    để làm điều đó, chúng ta
    cần bỏ bộ đồ leo núi
  • 9:46 - 9:50
    và mặc bộ đồ bơi để đi xuống hồ.
  • 9:50 - 9:54
    Nhưng vào thời điểm chúng ta xuống hồ,
    đúng vào thời điểm xuống hồ,
  • 9:54 - 9:56
    chúng ta bước lùi
  • 9:56 - 10:00
    3,5 tỷ năm về quá khứ của hành tinh khác,
  • 10:00 - 10:04
    và chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cần tìm.
  • 10:05 - 10:08
    Sự sống ở mọi nơi, đúng là ở mọi nơi.
  • 10:08 - 10:11
    Mọi thứ bạn thấy trong bức hình này
    đều là một sinh vật sống.
  • 10:11 - 10:14
    Có thể không giỏi như thợ lặn
    nhưng đúng là sinh vật sống
  • 10:16 - 10:19
    Nhưng bức hình này làm ta
    tưởng là không phải.
  • 10:19 - 10:22
    Sự sống trong những hồ này phong phú,
  • 10:22 - 10:26
    nhưng giống nhiều nơi trên Trái Đất ngày
    nay và phụ thuộc vào thay đổi thời tiết,
  • 10:26 - 10:28
    sự đa dạng sinh học đã bị mất khá nhiều.
  • 10:29 - 10:32
    Trong những mẫu vật mà chúng ta thu thập,
  • 10:32 - 10:38
    63% vi trùng trong những hồ này
    được cấu thành từ 3 loài,
  • 10:38 - 10:41
    và 3 loài này là một trong những loài còn
    sót lại cho đến nay.
  • 10:41 - 10:44
    Đây là một hồ khác,
    bên phải cạnh hồ thứ nhất.
  • 10:44 - 10:48
    Màu đỏ mà bạn thấy đây không phải do
    khoáng chất.
  • 10:48 - 10:51
    Đó là do sự hiện diện
    của một loại rong nhỏ.
  • 10:51 - 10:56
    Trong vùng này, bức xạ tia cực tím
    có tác hại lớn.
  • 10:56 - 10:59
    Bất cứ nơi nào trên Trái Đất, chỉ số
    cực tím 11 được xem là quá lớn.
  • 10:59 - 11:03
    Trong các cơn bão cực tím, chỉ số cực tím
    đạt đến 43.
  • 11:04 - 11:08
    Kem chống nắng SPF 30 không thể
    bảo vệ bạn ở cường độ đó,
  • 11:08 - 11:11
    và nước trong các hồ này thì trong suốt
  • 11:11 - 11:15
    rong không có nơi nào để ẩn nấp,
  • 11:15 - 11:17
    vậy chúng tự phát triển
    khả năng chống nắng,
  • 11:17 - 11:19
    đó là màu đỏ mà bạn thấy.
  • 11:19 - 11:21
    Nhưng chúng có thể thích nghi cho đến nay,
  • 11:21 - 11:24
    rồi khi nước bay hơi trên bề mặt,
  • 11:24 - 11:26
    vi sinh vật chỉ còn một giải pháp:
  • 11:26 - 11:28
    Chúng chui xuống đất.
  • 11:28 - 11:31
    Bạn thấy những vi sinh vật và
    đá trong hình này,
  • 11:31 - 11:34
    chúng sống bên trong các tảng đá
  • 11:34 - 11:38
    chúng được bảo vệ dưới lớp phủ mờ của đá
  • 11:38 - 11:39
    mà vẫn nhận được tia cực tím có ích
  • 11:39 - 11:43
    và tránh được tia có hại
    cho ADN của chúng.
  • 11:43 - 11:45
    Đó là lý do chúng ta dùng tàu do thám
  • 11:45 - 11:49
    để tìm sự sống trên sao Hỏa
    ở những khu vực thế này,
  • 11:49 - 11:53
    vì nếu có sự sống trên sao Hỏa
    3,5 tỷ năm trước đây,
  • 11:53 - 11:57
    sinh vật đó cũng phải dùng chiến thuật
    giống như vậy để tự bảo vệ.
  • 11:58 - 12:00
    Bây giờ, mọi sự khá rõ ràng
  • 12:00 - 12:04
    việc tìm hiểu môi trường khắc nghiệt
    đã giúp chúng ta rất nhiều
  • 12:04 - 12:08
    từ việc thăm dò sao Hỏa
    và chuẩn bị các chuyến du hành.
  • 12:08 - 12:12
    Cho đến nay, chúng ta có thể hiểu
    địa chất của sao Hỏa.
  • 12:12 - 12:16
    Chúng ta có thể hiểu khí hậu của sao Hỏa
    trong quá khứ và các thay đổi,
  • 12:16 - 12:19
    nhưng chúng ta cũng hiểu về các khả
    năng có sự sống.
  • 12:19 - 12:25
    Tàu thăm dò mới nhất của chúng ta trên
    sao Hỏa đã tìm thấy dấu vết chất hữu cơ.
  • 12:25 - 12:28
    Vâng, có chất hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa.
  • 12:28 - 12:32
    Tàu cũng phát hiện ra dấu vết của mêtan.
  • 12:32 - 12:34
    Chúng ta chưa biết
    khí mêtan này
  • 12:34 - 12:38
    xuất phát từ địa chất hay từ sinh vật.
  • 12:38 - 12:43
    Dù gì đi nữa, điều mà chúng ta biết là
    nhờ vào việc phát hiện này,
  • 12:43 - 12:46
    giả thiết về sự sống hiện hữu
    trên sao Hỏa ngày nay
  • 12:46 - 12:48
    vẫn còn giá trị.
  • 12:48 - 12:54
    Vậy, tôi nghĩ đã thuyết phục được các bạn
    rằng sao Hỏa rất đặc biệt với chúng ta,
  • 12:54 - 12:57
    nhưng sẽ rất sai lầm khi nghĩ
    rằng sao Hỏa là nơi duy nhất
  • 12:57 - 13:02
    trong Hệ Mặt Trời có thể tìm thấy
    khả năng có sự sống vi sinh.
  • 13:02 - 13:06
    Với lý lẽ là sao Hỏa và Trái Đất
  • 13:06 - 13:09
    có thể có cùng gốc về cây sự sống,
  • 13:09 - 13:13
    nhưng khi bạn đi xa hơn sao Hỏa,
    thì gốc chung đó không dễ tìm ra.
  • 13:13 - 13:16
    Kỹ thuật khoa học vũ trụ
    chưa cho phép một cách dễ dàng
  • 13:16 - 13:18
    các gửi thiết bị giữa các hành tinh,
  • 13:18 - 13:22
    và nếu chúng ta phải tìm ra
    sự sống trên các hành tinh này,
  • 13:22 - 13:24
    thì sẽ rất khác với chúng ta.
  • 13:24 - 13:26
    Nó có thể là một dạng sự sống khác.
  • 13:26 - 13:29
    Nhưng cũng có thể rất giống chúng ta,
  • 13:29 - 13:31
    có thể giống chúng ta và sao Hỏa,
  • 13:31 - 13:34
    hoặc có thể là nhiều cây sự sống khác biệt
    trong Hệ Mặt Trời.
  • 13:34 - 13:38
    Tôi chưa có câu trả lời,
    nhưng tôi có thể nói với bạn một điều:
  • 13:38 - 13:43
    Câu trả lời và con số thần kỳ có là
    gì đi nữa thì cũng không quan trọng,
  • 13:43 - 13:45
    nó sẽ cho chúng ta một tiêu chuẩn
  • 13:45 - 13:49
    để chúng ta có thể đo lường
    được sự sống tiềm năng,
  • 13:49 - 13:52
    phong phú và đa dạng
    ở bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.
  • 13:52 - 13:55
    Và việc này có thể được hoàn thiện
    bởi chính thế hệ chúng ta.
  • 13:55 - 13:59
    Đây có thể là gia tài của chúng ta,
    nhưng chỉ khi nào chúng ta dám khám phá.
  • 14:00 - 14:02
    Cuối cùng,
  • 14:02 - 14:06
    nếu ai nói với bạn việc tìm kiếm
    vi sinh vật trong vũ trụ là không khả thi
  • 14:06 - 14:09
    vì bạn không thể có một
    buổi nói chuyện triết lý với họ,
  • 14:09 - 14:15
    hãy cho tôi chỉ cho bạn cách nào để
    nói với họ rằng họ nhầm rồi.
  • 14:16 - 14:19
    vật chất hữu cơ sẽ nói cho bạn
  • 14:19 - 14:24
    về môi trường, về sự phức tạp
    và về sự đa dạng.
  • 14:24 - 14:30
    ADN, hoặc bất cứ vật chất mang thông tin
    nào cũng đang nói về sự thích nghi.
  • 14:30 - 14:35
    về tiến hóa, về sinh tồn,
    về thay đổi hành tinh
  • 14:35 - 14:38
    và về trao đổi tín hiệu.
  • 14:38 - 14:41
    Tất cả đang nói cho chúng ta
  • 14:41 - 14:45
    con đường vi sinh đã bắt đầu
  • 14:45 - 14:48
    và tại sao nó bắt đầu
  • 14:48 - 14:52
    có lẽ nó trở thành một nền văn minh
  • 14:52 - 14:55
    hoặc là một kết thúc diệt vong.
  • 14:55 - 14:59
    Hãy nhìn Hệ Mặt Trời,
    và nhìn Trái Đất.
  • 14:59 - 15:02
    Trên Địa Cầu, có nhiều loài thông minh,
  • 15:02 - 15:05
    nhưng chỉ có một loài tạo ra công nghệ.
  • 15:05 - 15:08
    Lúc này đây, trên cuộc hành trình
    của Hệ Mặt Trời,
  • 15:08 - 15:11
    chúng ta nhận được một
    thông điệp rất mạnh mẽ:
  • 15:11 - 15:16
    đây là cách chúng ta nên tìm kiếm sự sống
    vũ trụ, tầm vi mô và tầm vĩ mô.
  • 15:16 - 15:20
    Vậy, vi sinh vật đang nói
    và chúng ta đang lắng nghe,
  • 15:20 - 15:21
    chúng đang nói với chúng ta đó,
  • 15:21 - 15:24
    một hành tinh và một vệ tinh
    vào một thời điểm,
  • 15:24 - 15:27
    hướng đến những người anh em to lớn
    ở ngoài kia.
  • 15:27 - 15:29
    Và chúng đang nói với chúng ta
    về sự đa dạng,
  • 15:29 - 15:32
    về sự phong phú của sự sống,
  • 15:32 - 15:36
    và chúng nói với chúng ta
    làm thế nào để sự sống này có thể kéo dài
  • 15:36 - 15:39
    để đạt đến nền văn minh,
  • 15:39 - 15:44
    Cám ơn.
  • 15:44 - 15:46
    (Vỗ tay)
Title:
Cách sao Hỏa giữ bí mật về nguồn gốc sự sống
Speaker:
Nathalie Cabrol
Description:

Trong khi chúng ta thích tưởng tượng ra một chủng người bé nhỏ màu xanh, thì sự sống trên những hành tinh khác lại thể hiện dưới dạng vi sinh. Nathalie Cabrol, nhà nghiên cứu hành tinh đưa chúng ta vào trong cuộc tìm kiếm vi sinh vật trên sao Hỏa, cuộc săn tìm khác với điều ta hay tưởng tượng dẫn chúng ta đến những vùng hồ hoang vắng trên dãy Andes. Môi trường cực kỳ khắc nghiệt này - với khí quyển mỏng và đất nóng cháy - rất giống với bề mặt sao Hỏa cách đây chừng 3,5 tỷ năm. Cách thức mà vi sinh vật ở đây thích nghi để tồn tại có thể chỉ cho chúng ta nơi để tìm kiếm vi sinh vật trên sao Hỏa - và có thể giúp chúng ta hiểu tại sao có loài vi sinh đạt đến nền văn minh mà số khác lại lại phải diệt vong.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:02

Vietnamese subtitles

Revisions