Return to Video

Bí mật đầu tiên của thiết kế là ... để ý

  • 0:01 - 0:04
    Trong bộ phim nổi tiếng thập kỉ 80
    "The Blues Brothers",
  • 0:04 - 0:09
    có một cảnh John Belushi đến thăm
    Dan Aykroyd ở căn hộ của anh ấy
  • 0:09 - 0:12
    ở Chicago, lần đầu tiên
  • 0:12 - 0:14
    Đó là một không gian chật chội
  • 0:14 - 0:18
    và nó chỉ cách đường ray tàu hỏa gần 1 mét
  • 0:18 - 0:20
    Khi John ngồi trên giường của Dan,
  • 0:20 - 0:23
    một chiều tàu chạy vọt qua,
  • 0:23 - 0:25
    làm lắc lư mọi thứ trong phòng
  • 0:25 - 0:29
    John hỏi, "Tàu có chạy qua
    thường xuyên không?
  • 0:29 - 0:33
    Dan trả lời, "Thường xuyên tới mức
    bạn thậm chí sẽ không để ý đến nó."
  • 0:33 - 0:36
    và sau đó, vài thứ trên tường rơi xuống.
  • 0:37 - 0:39
    Chúng ta đều biết anh ấy đang nói gì.
  • 0:39 - 0:42
    Là con người, chúng ta quen với
    những hoạt động đời thường
  • 0:42 - 0:43
    rất nhanh chóng.
  • 0:44 - 0:47
    Là một nhà thiết kế, nghề của tôi là
    nhìn vào những thứ đơi thường đó
  • 0:47 - 0:51
    cảm nhận chúng và thử cải tiến chúng.
  • 0:51 - 0:55
    Ví dụ, hãy nhìn vào mẩu trái cây này?
  • 0:56 - 0:58
    Hãy nhìn miếng dán nhỏ này?
  • 0:59 - 1:02
    Miếng dán chưa xuất hiện
    khi tôi là một đứa trẻ
  • 1:02 - 1:04
    Nhưng thời gian qua đi,
  • 1:04 - 1:07
    và ai đó có một ý tưởng sáng láng
    là đặt miếng dán lên trái cây
  • 1:07 - 1:08
    Tại sao vậy?
  • 1:08 - 1:09
    Để chúng ta có thể
  • 1:09 - 1:12
    dễ dàng nhìn thấy chúng hơn
    khi tính tiền ở quầy tạp hóa.
  • 1:12 - 1:13
    Điều này thật tuyệt,
  • 1:13 - 1:15
    Ta có thể ra vào cửa hàng nhanh hơn.
  • 1:15 - 1:17
    Nhưng bây giờ, lại một vấn đề mới.
  • 1:17 - 1:19
    Khi chúng ta về nhà và thấy đói
  • 1:19 - 1:23
    chúng ta nhìn mẩu trái cây ngon lành này
  • 1:23 - 1:25
    chúng ta chỉ muốn cầm nó lên và cắn
  • 1:26 - 1:30
    Nhưng khoan, ta phải tìm cái miếng dán nhỏ
  • 1:30 - 1:35
    cào nó với móng tay, làm hỏng
    cả một mảng trái cây
  • 1:35 - 1:37
    sau đó vo viên miếng dán đó --
  • 1:37 - 1:38
    bạn hiểu ý tôi mà
  • 1:38 - 1:40
    sau đó cố gắng búng nó khỏi tay bạn
  • 1:40 - 1:43
    (Khán giả vỗ tay)
  • 1:44 - 1:46
    Đó không phải chuyện đùa,
  • 1:46 - 1:47
    không đùa chút nào.
  • 1:47 - 1:50
    Nhưng vài thứ thú vị đã xảy ra.
  • 1:50 - 1:53
    Lần đầu gặp vấn đề này, bạn rất có thể
    có những cảm giác như vậy
  • 1:53 - 1:55
    Bạn chỉ muốn ngấu nghiến miếng trái cây đó
  • 1:55 - 1:56
    Bạn cảm thấy khó chịu
  • 1:56 - 1:58
    Bạn chỉ muốn điên tiết.
  • 1:58 - 2:00
    Nhưng tới lần thứ 10,
  • 2:00 - 2:03
    bạn bắt đầu trở nên ít khó chịu hơn
  • 2:03 - 2:06
    và bạn chỉ đơn giản là bóc cái nhãn ra
  • 2:06 - 2:08
    Lần thứ 100, ít nhất với tôi,
  • 2:08 - 2:10
    Tôi trở nên vô cảm với nó
  • 2:10 - 2:13
    Tôi đơn giản nhấc trái cây lên,
  • 2:13 - 2:17
    cào nó với những ngón tay,
    cố gắng làm nhanh
  • 2:17 - 2:19
    và sau đó ngạc nhiên,
  • 2:19 - 2:22
    "Còn cái nhãn nào nữa không nhỉ ?"
  • 2:23 - 2:25
    Tại sao lại thể?
  • 2:25 - 2:27
    Tại sao chúng ta quen với
    mọi thứ hàng ngày?
  • 2:27 - 2:30
    Là con người, chúng ta có một bộ não
    với sức mạnh giới hạn
  • 2:30 - 2:35
    Bộ não mã hóa mọi thứ hàng ngày
    chúng ta làm thành thói quen
  • 2:35 - 2:39
    để chúng ta có thể giải phóng không gian
    và học những điều mới
  • 2:39 - 2:41
    Đó là một tiến trình gọi là
    "thói quen hóa"
  • 2:41 - 2:44
    đó là một trong những điều
    cơ bản nhất chúng ta học được
  • 2:46 - 2:48
    Thói quen không phải luôn luôn xấu
  • 2:48 - 2:51
    Bạn có nhớ về cách học lái xe?
  • 2:51 - 2:52
    Tôi chắc là bạn nhớ
  • 2:53 - 2:56
    Tay bạn nắm vị trí 10 và 2 của bánh lái
  • 2:56 - 2:58
    quan sát mọi thứ ngoài kia --
  • 2:58 - 3:02
    xe cộ, đèn hiệu, người đi bộ.
  • 3:02 - 3:04
    Đó là một kinh nghiệm tra tấn thần kinh
  • 3:05 - 3:09
    tôi thậm chí còn không thể
    nói chuyện với ai đó trong xe
  • 3:09 - 3:10
    và tôi thậm chí cũng không thể nghe nhạc
  • 3:11 - 3:13
    Nhưng sau đó một vài điều thú vị xảy ra.
  • 3:13 - 3:18
    Nhiều tuần trôi đi, việc lái xe
    trở nên ngày càng dễ dàng
  • 3:18 - 3:20
    Bạn quen với nó
  • 3:20 - 3:23
    Nó bắt đầu trở nên thú vị và tự nhiên
  • 3:23 - 3:26
    Bạn có thể nói chuyện lại với bạn bè
  • 3:26 - 3:26
    và nghe nhạc
  • 3:27 - 3:30
    Có một nguyên nhân tốt tại sao
    não chúng ta quen với mọi thứ
  • 3:30 - 3:33
    Nếu không quen với mọi thứ,
    chúng ta phải chú ý từng chi tiết nhỏ,
  • 3:33 - 3:34
    mọi lúc mọi nơi.
  • 3:34 - 3:36
    Nó thực sự mệt mỏi,
  • 3:36 - 3:39
    chúng ta không có thời gian
    học những điều mới.
  • 3:40 - 3:43
    Nhưng thi thoảng, thói quen sẽ không tốt.
  • 3:44 - 3:48
    Nếu nó khiến ta ngừng chú ý
    đến những vấn đề xung quanh
  • 3:48 - 3:49
    thì điều đó thật tệ.
  • 3:49 - 3:53
    Và nếu nó khiến ta ngừng để ý
    và sửa chữa những vấn đề đó
  • 3:53 - 3:55
    khi đó nó thực sự rất tồi tệ.
  • 3:55 - 3:58
    Những diễn viên biết về tất cả điều này
  • 3:58 - 4:03
    Nghề nghiệp của Jerry Seinfeld xuất phát
    từ việc chú ý đến những chi tiết nhỏ,
  • 4:03 - 4:07
    những thứ vớ vẩn chúng ta làm hàng ngày
    mà thậm chí không nhớ.
  • 4:08 - 4:11
    Ông ấy kể cho chúng tôi về
    thời gian đến thăm bạn
  • 4:11 - 4:13
    ông ấy chỉ muốn tắm vòi hoa sen
    thật thoải mái.
  • 4:13 - 4:17
    Ông ấy vươn tới, nắm lấy cái vòi
    và vặn nhẹ nó theo một chiều,
  • 4:17 - 4:19
    và nước nóng như nước sôi 100 độ chảy ra.
  • 4:19 - 4:23
    sau đó ông vặn nó theo chiều kia
    và nước lạnh như đá chảy ra.
  • 4:23 - 4:26
    Ông ấy chỉ muốn một vòi hoa sen thoải mái.
  • 4:26 - 4:28
    Coi nào, chúng ta đều từng gặp điều đó,
  • 4:28 - 4:30
    chúng ta chỉ không nhớ về nó.
  • 4:30 - 4:31
    Nhưng Jerry nhớ,
  • 4:31 - 4:33
    và đó là nghề của một diễn viên hài.
  • 4:33 - 4:36
    Nhưng với nhà thiết kế,
    người sáng tạo và doanh nhân,
  • 4:36 - 4:39
    Nghề của chúng ta không chỉ
    chú ý đến những thứ đó,
  • 4:39 - 4:42
    mà còn phải tiến xa hơn
    và cố gắng sửa chữa chúng.
  • 4:43 - 4:45
    Hãy nhìn người này,
  • 4:45 - 4:46
    đây là Mary Anderson.
  • 4:47 - 4:49
    Năm 1902 ở thành phố New York,
  • 4:49 - 4:51
    bà ấy đang thăm quan.
  • 4:51 - 4:56
    Đó là một ngày có tuyết, lạnh, ẩm ướt
    và bà ngồi ấm áp trong một chiếc xe.
  • 4:56 - 5:02
    Trong lúc đang đi, bà chợt để ý thấy
    người lái xe mở cửa sổ
  • 5:02 - 5:07
    chùi tuyết bám trên xe
    để ông ấy có thể lái xe an toàn.
  • 5:08 - 5:12
    Khi mở cửa sổ, ông ấy
    để khí lạnh lọt vào trong,
  • 5:12 - 5:14
    khiến tất cả hành khách thấy thật khổ sở.
  • 5:15 - 5:18
    Có thể hầu hết hành khách chỉ nghĩ,
  • 5:18 - 5:21
    "Đó là thực tế cuộc sống,
    ông ấy phải mở cửa sổ để lau chùi.
  • 5:21 - 5:23
    Đành chấp nhận thôi."
  • 5:23 - 5:25
    Nhưng Mary đã không nghĩ thế.
  • 5:25 - 5:26
    Mary nghĩ,
  • 5:26 - 5:30
    "Nếu người lái xe có thể
    lau cửa kính từ phía trong
  • 5:30 - 5:33
    thì ông ấy có thể ngồi yên
    và lái một cách an toàn
  • 5:33 - 5:36
    và hành khách thì vẫn được giữ ấm?"
  • 5:36 - 5:39
    Bà ngay lập tức đặt quyển ghi chú lên và
  • 5:39 - 5:44
    bắt đầu phác thảo về cái gọi là
    thanh gạt kính đầu tiên trên thế giới.
  • 5:44 - 5:49
    Là một nhà thiết kế sản phẩm,
    tôi cố gắng học theo những người như Mary
  • 5:49 - 5:52
    cố gắng nhìn thế giới
    theo cách nó thực sự xảy ra
  • 5:52 - 5:54
    không phải cách chúng ta nghĩ nó xảy ra.
  • 5:55 - 5:56
    Tại sao?
  • 5:56 - 5:59
    Bởi vì rất dễ để giải quyết vấn đề
    hiển nhiên ai cũng thấy,
  • 5:59 - 6:04
    nhưng rất khó giải quyết vấn đề
    ít người thấy.
  • 6:04 - 6:07
    Một số người nghĩ
    bạn được trời phú khả năng này
  • 6:07 - 6:09
    hoặc sẽ chẳng bao giờ có được nó,
  • 6:09 - 6:14
    như thể Mary Anderson được ban cho
    khả năng nhìn thế giới cụ thể hơn,
  • 6:14 - 6:17
    Nhưng đó không phải
    những gì xảy ra với tôi.
  • 6:17 - 6:19
    Tôi phải tập để có khả năng này.
  • 6:19 - 6:22
    Trong suốt những năm làm ở Apple,
  • 6:22 - 6:26
    Steve Jobs thử thách chúng tôi hàng ngày,
  • 6:26 - 6:31
    để có thể nhìn sản phẩm
    dưới con mắt của khách hàng,
  • 6:31 - 6:33
    khách hàng mới,
  • 6:33 - 6:36
    những người có cảm giác lo lắng
  • 6:36 - 6:39
    bên cạnh niềm phấn khích rằng
    sản phẩm công nghệ mới mà họ có
  • 6:39 - 6:41
    sẽ hoạt động tốt ngay lập tức.
  • 6:41 - 6:44
    Ông ấy gọi đó là "đặt mình vào vị trí
    của người mới bắt đầu",
  • 6:44 - 6:48
    và muốn đảm bảo rằng chúng tôi
    luôn chú ý đến những chi tiết rất nhỏ
  • 6:48 - 6:52
    khiến cho sản phẩm nhanh,
    dễ dùng hơn đối với khách hàng mới.
  • 6:52 - 6:57
    Tôi nhớ rõ những ngày đầu tiên của iPod.
  • 6:57 - 6:59
    Trở lại những năm 90,
  • 6:59 - 7:02
    khi tôi còn là một con mọt công nghệ.
  • 7:02 - 7:08
    Tôi có thể lao ra cửa hàng
    nơi có những thiết bị mới nhất.
  • 7:08 - 7:11
    Tôi có thể bỏ ra cả đống thời gian
    chỉ để đi đến cửa hàng,
  • 7:11 - 7:15
    đi ra tính tiền, chạy về lại nhà
    và bắt đầu mở hộp.
  • 7:15 - 7:19
    Và ở đó có một miếng dán nhỏ,
  • 7:19 - 7:22
    nói rằng: "Nạp điện trước khi dùng."
  • 7:22 - 7:24
    Cái gì thế hả trời!
  • 7:24 - 7:25
    Không thể tin được!
  • 7:25 - 7:27
    Tôi bỏ ra tất cả thời gian chỉ để
    có được sản phẩm này
  • 7:27 - 7:29
    và giờ còn phải nạp điện
    trước khi sử dụng.
  • 7:29 - 7:33
    Tôi phải đợi mòn mỏi
    để sử dụng cái đồ chơi mới đó.
  • 7:33 - 7:35
    Thật điên rồ.
  • 7:35 - 7:36
    Và bạn biết gì không?
  • 7:36 - 7:38
    Hầu hết mọi sản phẩm khi đó đều như vậy.
  • 7:38 - 7:40
    Với các sản phẩm chạy bằng pin,
  • 7:40 - 7:42
    bạn phải nạp điện trước khi dùng nó.
  • 7:42 - 7:45
    Steve chú ý đến điều đó
  • 7:45 - 7:46
    và ông nói,
  • 7:46 - 7:49
    "Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra
    với sản phẩm của mình"
  • 7:49 - 7:50
    Chúng tôi đã làm gì?
  • 7:50 - 7:53
    Thông thường, khi bạn có một sản phẩm
    với ổ cứng bên trong,
  • 7:53 - 7:56
    bạn chạy nó khoảng 30 phút ở nhà máy
  • 7:56 - 7:59
    để đảm bảo rằng ổ cứng sẽ hoạt động tốt
  • 7:59 - 8:02
    kể từ khi khi khách hàng
    lấy nó ra từ hộp.
  • 8:02 - 8:05
    Thay vào đó chúng tôi có thể làm gì?
  • 8:05 - 8:08
    Chúng tôi cho chạy sản phẩm đó hơn 2 giờ.
  • 8:08 - 8:09
    Tại sao?
  • 8:09 - 8:12
    Bởi trước tiên, chúng tôi sẽ tạo ra
    một sản phẩm chất lượng cao hơn,
  • 8:12 - 8:14
    dễ dàng để kiểm tra,
  • 8:14 - 8:17
    và đảm bảo rằng khách hàng
    sẽ thấy nó tuyệt vời.
  • 8:18 - 8:19
    Nhưng quan trọng nhất,
  • 8:19 - 8:22
    bộ pin được nạp đầy ngay khi ra khỏi hộp,
  • 8:22 - 8:23
    sẵn sàng để được sử dụng.
  • 8:23 - 8:26
    Vì thế, khách hàng,
    với tất cả sự thích thú,
  • 8:26 - 8:29
    có thể bắt đầu dùng sản phẩm ngay lập tực.
  • 8:29 - 8:31
    Điều này thật tuyệt và nó đúng như vậy.
  • 8:31 - 8:32
    Mọi người đều thích nó.
  • 8:32 - 8:35
    Ngày nay, hầu hết mọi sản phẩm bạn dùng
  • 8:35 - 8:38
    đều được nạp đầy pin trước khi ra khỏi hộp
  • 8:38 - 8:40
    kể cả những sản phẩm không có ổ cứng.
  • 8:40 - 8:44
    Nhưng trước kia, chúng tôi là người đã
    chú ý đến chi tiết này và sửa nó,
  • 8:44 - 8:47
    và ngày nay tất cả nhà sản xuất khác
    cũng bắt đầu làm việc đó.
  • 8:47 - 8:50
    Cái mác "nạp trước khi dùng"
    không tồn tại nữa.
  • 8:50 - 8:52
    Vậy tại sao tôi kể cho các bạn điều này?
  • 8:52 - 8:54
    Đó là vì những một vấn đề vô hình,
  • 8:54 - 8:59
    cũng quan trọng không kém
    những thứ hữu hình,
  • 8:59 - 9:02
    không chỉ đối với thiết kế sản phẩm
    mà còn với mọi thứ khác.
  • 9:03 - 9:06
    Bạn biết đấy, có nhiều vấn đề vô hình
    xung quanh ta
  • 9:06 - 9:08
    mà chúng ta đều có thể giải quyết.
  • 9:09 - 9:12
    Nhưng trước tiên chúng ta cần nhìn,
    cần cảm nhận chúng.
  • 9:13 - 9:15
    Tôi xin phép không đưa ra gợi ý nào
  • 9:15 - 9:18
    về mặt thần kinh học hay tâm lý học.
  • 9:18 - 9:21
    Bởi có rất nhiều người trong cộng đồng TED
  • 9:21 - 9:24
    có nhiều kinh nghiệm về điều đó hơn tôi.
  • 9:24 - 9:27
    Nhưng tôi có một vài gợi ý cá nhân,
  • 9:27 - 9:30
    để chống lại việc "thói quen hóa".
  • 9:30 - 9:34
    Lời khuyên đầu là: Hãy nhìn rộng hơn.
  • 9:34 - 9:36
    Khi bạn xử lý một vấn đề,
  • 9:36 - 9:39
    sẽ có nhiều bước dẫn bạn tới vấn đề đó,
  • 9:39 - 9:42
    và nhiều bước tiếp sau đó.
  • 9:42 - 9:46
    Nếu bạn lùi lại một bước và nhìn rộng hơn,
  • 9:46 - 9:48
    bạn có thể thay đổi một vài thứ
  • 9:48 - 9:49
    trước khi giải quyết vấn đề chính.
  • 9:49 - 9:51
    Bạn có thể kết hợp vài thứ,
  • 9:51 - 9:54
    hoặc có thể bỏ đi vài thứ
    để trở nên tốt hơn.
  • 9:54 - 9:56
    Hãy lấy máy điều nhiệt làm ví dụ.
  • 9:56 - 9:59
    Những năm 1900, khi lần đầu xuất hiện,
    chúng rất dễ dùng.
  • 9:59 - 10:01
    Bạn có thể chỉnh chúng lên hay xuống.
  • 10:01 - 10:03
    Và mọi người điều hiểu cách dùng.
  • 10:04 - 10:06
    Nhưng vào những năm 1970,
  • 10:06 - 10:08
    khi cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra,
  • 10:08 - 10:11
    và khách hàng bắt đầu suy nghĩ
    đến việc tiết kiệm năng lượng,
  • 10:11 - 10:13
    chuyện gì đã xảy ra?
  • 10:13 - 10:16
    Những nhà thiết kế máy điều nhiệt
    quyết định thêm vào một bước.
  • 10:16 - 10:18
    Giờ thay vì chỉ vặn lên hay xuống,
  • 10:18 - 10:20
    bạn còn phải lập trình nó.
  • 10:20 - 10:23
    Bạn có thể đặt nhiệt độ riêng
    cho mỗi thời điểm nhất định.
  • 10:23 - 10:25
    Điều đó nghe có vể như tuyệt vời.
  • 10:25 - 10:28
    Tất cả các máy nhiệt đều bắt đầu
    có thêm tính năng đó.
  • 10:28 - 10:32
    Nhưng thực tế là, chúng không hề
    giúp tiết kiệm năng lượng một chút nào.
  • 10:32 - 10:34
    Tại sao vậy?
  • 10:34 - 10:36
    Đó là vì con người không thể
    dự đoán tương lai.
  • 10:36 - 10:40
    Họ không thể biết trước cách nhiệt độ
    thay đổi từ mùa này sang mùa khác,
  • 10:40 - 10:42
    hay năm này sang năm khác.
  • 10:42 - 10:44
    Vì thế không thể tiết kiệm năng lượng,
  • 10:44 - 10:46
    và điều gì xảy ra sau đó?
  • 10:46 - 10:48
    Những nhà thiết kế máy điều nhiệt
    trở lại với bảng vẽ
  • 10:48 - 10:50
    và họ tập trung vào bước lập trình.
  • 10:51 - 10:53
    Họ tạo ra U.I.s tốt hơn,
  • 10:53 - 10:55
    họ tao ra tài liệu tốt hơn.
  • 10:55 - 11:00
    Nhưng những năm sau đó, con người vẫn
    không tiết kiệm được chút năng lượng nào
  • 11:00 - 11:03
    đơn giản vì họ không thể
    dự đoán tương lai.
  • 11:03 - 11:05
    Vậy chúng tôi đã làm gì ?
  • 11:05 - 11:09
    Chúng tôi dùng một thuật toán
    thay cho bước lập trình.
  • 11:09 - 11:12
    Nó theo dõi khi nào bạn thay đổi nhiệt độ,
  • 11:12 - 11:14
    bạn muốn nhiệt độ nào lúc bạn thức giấc,
  • 11:14 - 11:16
    hay lúc bạn đi ra ngoài,
  • 11:16 - 11:17
    Và bạn biết gì không?
  • 11:17 - 11:18
    Nó đã hoạt động.
  • 11:18 - 11:22
    Mọi người đang tiết kiệm năng lượng
    mà không phải tự lập trình.
  • 11:23 - 11:25
    Vậy nên, không quan trọng bạn đang làm gì,
  • 11:25 - 11:29
    nếu bạn lùi lại một bước
    và nhìn tổng quát mọi thứ,
  • 11:29 - 11:32
    có thể bạn sẽ tìm ra cách bỏ đi
    hoặc kết hợp một vài thứ,
  • 11:32 - 11:34
    để khiến công việc trở nên đơn giản hơn.
  • 11:35 - 11:38
    Đó là gợi ý đầu tiên của tôi:
    Hãy nhìn rộng ra.
  • 11:38 - 11:42
    Gợi ý thứ hai là: Hãy nhìn gần hơn.
  • 11:42 - 11:45
    Một trong những người thầy
    vĩ đại nhất của tôi là ông tôi.
  • 11:46 - 11:49
    Ông dạy tôi mọi thứ về thế giới.
  • 11:49 - 11:53
    Ông dạy tôi về cách sự vật
    được tạo nên và sửa chữa,
  • 11:53 - 11:57
    về những công cụ và kỹ thuật cần thiết
    để tạo nên một dự án thành công.
  • 11:58 - 12:02
    Tôi nhớ một câu chuyện ông kể về ốc vít,
  • 12:02 - 12:05
    và về việc tại sao lại cần ốc vít
    thích hợp cho mỗi công việc.
  • 12:05 - 12:08
    Có rất nhiều ốc vít khác nhau:
  • 12:08 - 12:12
    ốc vít gỗ, ốc vít kim loại,
    ốc vít neo, ốc vít bê tông,
  • 12:12 - 12:14
    và một danh sách dài các ốc vít khác .
  • 12:15 - 12:18
    Việc của chúng tôi là tạo ra
    những sản phẩm dễ cài đặt
  • 12:18 - 12:22
    cho tất cả khách hàng,
    kể cả không có chuyên môn.
  • 12:23 - 12:24
    Và chúng tôi đã làm gì?
  • 12:25 - 12:28
    Tôi đã nhớ lại câu chuyện ông kể,
  • 12:28 - 12:29
    và chúng tôi nghĩ,
  • 12:29 - 12:32
    "Chúng ta có thể đặt bao nhiêu ốc vít
    khác nhau trong cùng một hộp?
  • 12:32 - 12:34
    2, 3, 4, hay 5 loại ốc vít,
  • 12:34 - 12:37
    khi mà có nhiều loại tường khác nhau?"
  • 12:37 - 12:39
    Vì thế chúng tôi tìm cách tối ưu hóa nó,
  • 12:39 - 12:43
    và đã quyết định đặt 3 ốc vít
    khác nhau vào một hộp.
  • 12:44 - 12:46
    Chúng tôi nghĩ đây là một giải phát tốt,
  • 12:46 - 12:49
    nhưng thực tế thì ngược lại.
  • 12:50 - 12:51
    Chúng tôi giao sản phẩm,
  • 12:51 - 12:54
    và mọi người không có trải nghiệm tốt.
  • 12:54 - 12:55
    Sau đó chúng tôi làm gì?
  • 12:55 - 12:57
    Chúng tôi đã trở lại bản vẽ
  • 12:57 - 13:00
    ngay khi chúng tôi nhận ra sai lầm.
  • 13:00 - 13:04
    Và chúng tôi thiết kế một loại ốc vít
    đặc biệt, một ốc vít có thể tùy chỉnh,
  • 13:04 - 13:07
    nhưng điều này lại gây ra thất vọng
    cho các nhà đầu tư.
  • 13:07 - 13:10
    Họ bảo, "Tại sao anh mất quá nhiều
    thời gian cho một con ốc vít bé nhỏ?
  • 13:10 - 13:12
    Đi ra ngoài và bán hàng cho tôi!"
  • 13:12 - 13:16
    Chúng tôi trả lời, "Chúng ta sẽ bán được
    nhiều hơn nếu tìm ra ốc vít đúng."
  • 13:16 - 13:18
    Và thực tế, chúng tôi đã làm được.
  • 13:18 - 13:21
    Với ốc vít nhỏ tùy chỉnh đó,
    chỉ với một loại ốc trong hộp,
  • 13:21 - 13:24
    ta có thể dễ dàng đục lỗ
    và đóng lên tường.
  • 13:26 - 13:32
    Vì thế, nếu chúng ta tập trung vào
    những chi tiết nhỏ ít khi được thấy,
  • 13:32 - 13:34
    quan sát chúng và tự hỏi,
  • 13:34 - 13:36
    "Việc này có thật sự quan trọng không,
  • 13:36 - 13:38
    hay chẳng qua là vì ta luôn làm nó?
  • 13:38 - 13:41
    Có thể loại bỏ điều này
    khỏi cuộc sống của ta không?"
  • 13:42 - 13:47
    Lời khuyên cuối cùng của tôi là:
    Hãy suy nghĩ trẻ hơn.
  • 13:48 - 13:53
    Hàng ngày, tôi đối mặt với
    những câu hỏi thú vị từ 3 đứa con.
  • 13:53 - 13:54
    Chúng chạy tới và hỏi những câu như,
  • 13:54 - 13:57
    "Tại sao ô tô không thể bay?"
  • 13:58 - 14:01
    Hoặc, "Tại sao không dùng giày lười
    thay vì giày buộc dây?"
  • 14:02 - 14:05
    Đôi lúc chúng hỏi những câu
    rất thông minh.
  • 14:05 - 14:08
    Có một hôm con trai tôi chạy đến
    và tôi bảo nó,
  • 14:08 - 14:11
    "Con chạy ra ngoài kiểm tra hộp thư đi."
  • 14:11 - 14:15
    Nó nhìn tôi, bối rối và nói,
  • 14:15 - 14:20
    "Tại sao hộp thư không kiểm tra chính nó
    và nói với chúng ta khi nào có thư?"
  • 14:20 - 14:24
    Tôi tự nhủ "Câu hỏi hay đấy chứ."
  • 14:25 - 14:27
    Chúng có thể hỏi hàng tấn câu hỏi
  • 14:27 - 14:32
    mà đôi khi chúng ta nhận ra rằng
    ta còn không biết câu trả lời.
  • 14:32 - 14:38
    Chúng ta bèn nói, "Con trai,
    đó là cách mọi thứ hoạt động."
  • 14:38 - 14:41
    Càng tiếp xúc nhiều với một thứ,
  • 14:41 - 14:43
    chúng ta càng trở nên quen thuộc với nó.
  • 14:43 - 14:45
    Nhưng trẻ nhỏ tiếp xúc ít hơn,
  • 14:45 - 14:47
    nên chưa quen với những thứ đó.
  • 14:47 - 14:49
    Vì thế khi chúng gặp vấn đề,
  • 14:49 - 14:51
    chúng ngay lập tức cố gắng giải quyết,
  • 14:51 - 14:54
    và đôi khi chúng sẽ tìm ra cách tốt hơn,
  • 14:54 - 14:56
    và cách đó thực sự tốt hơn nhiều.
  • 14:56 - 15:02
    Vì vậy lời khuyên tôi muốn bạn nhớ kỹ là:
    Hãy có những người trẻ trong nhóm của bạn,
  • 15:02 - 15:04
    hoặc những người có tâm hồn trẻ trung,
  • 15:04 - 15:07
    Bởi nếu bạn có những bộ não trẻ trung đó,
  • 15:07 - 15:10
    họ khiến mọi người xung quanh
    suy nghĩ trẻ hơn.
  • 15:10 - 15:14
    Picasso đã từng nói,
    "Mỗi đứa trẻ là một nghệ sĩ.
  • 15:15 - 15:20
    Vấn đề là khi chúng lớn lên,
    làm sao để giữ được chất nghệ sĩ này."
  • 15:21 - 15:25
    Chúng ta đều nhìn mọi thứ kỹ hơn
    trong lần đầu tiên,
  • 15:25 - 15:28
    trước khi thời gian qua đi
    và chúng trở thành thói quen của ta.
  • 15:29 - 15:31
    Thử thách của chúng ta
    là trở lại lần đầu tiên đó,
  • 15:31 - 15:34
    để cảm nhận sự bỡ ngỡ đó,
  • 15:34 - 15:36
    để nhìn những chi tiết đó,
  • 15:36 - 15:38
    để nhìn rộng hơn,
  • 15:38 - 15:39
    nhìn gần hơn,
  • 15:39 - 15:41
    và để nghĩ trẻ hơn
  • 15:41 - 15:44
    khiến chúng ta cảm thấy
    như những người mới bắt đầu.
  • 15:44 - 15:45
    Điều đó không dễ.
  • 15:45 - 15:47
    Nó yêu cầu ta đi ngược lại
  • 15:47 - 15:50
    với những điều cơ bản nhất
    chúng ta vẫn nghĩ về thế giời này.
  • 15:51 - 15:53
    Nhưng nếu ta làm được
  • 15:53 - 15:55
    ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu.
  • 15:55 - 15:58
    Đối với tôi, sẽ là một thiết kế tốt hơn.
  • 15:59 - 16:04
    Với bạn, có thể là một thứ gì đó khác,
    một thứ đầy ý nghĩa.
  • 16:06 - 16:09
    Thử thách của chúng ta là
    hàng ngày thức giấc và nói,
  • 16:09 - 16:12
    "Làm thế nào để trải nghiệm
    thế giới tốt hơn?"
  • 16:12 - 16:17
    Nếu chúng ta làm được điều đó, rất có thể,
  • 16:17 - 16:21
    chúng ta có thể thoát khỏi
    những cái mác trái cây khó chịu này.
  • 16:22 - 16:24
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 16:24 - 16:26
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Bí mật đầu tiên của thiết kế là ... để ý
Speaker:
Tony Fadell
Description:

Là con người, chúng ta thường chấp nhận "Cách Mọi Thứ Vốn Là" rất nhanh chóng. Nhưng với những nhà thiết kế, "Cách Mọi Thứ Vốn Là" lại là một cơ hội ... Liệu mọi thứ có thể tốt hơn? Bằng cách nào? Trong cuộc nói chuyện hài hước và vui vẻ này, người đàn ông đằng sau thành công iPod và máy chỉnh nhiệt Nest chia sẻ một vài lời khuyên về cách để ý -- điều khiển -- thay đổi

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:41

Vietnamese subtitles

Revisions