Return to Video

Ứng dụng độ co giãn cung cầu

  • 0:00 - 0:03
    ♪ (âm nhạc) ♪
  • 0:09 - 0:11
    - [Alex] Trong video trước,
    Tyler đã giới thiệu chủ đề
  • 0:11 - 0:13
    giải phóng nô lệ
  • 0:13 - 0:17
    và cách thức mà độ co giãn
    giúp ta hiểu hệ quả của giải phóng nô lệ.
  • 0:17 - 0:20
    Trong video này,
    ta sẽ tìm hiểu sâu hơn và chỉ ra
  • 0:20 - 0:24
    cách phân tích vấn đề thông qua
    cung, cầu và độ co giãn.
  • 0:24 - 0:26
    Ta cũng sẽ tìm hiểu
    những ứng dụng thực tế khác
  • 0:26 - 0:28
    của độ co giãn.
  • 0:28 - 0:29
    Bắt đầu thôi!
  • 0:34 - 0:36
    - [Tyler] Nào, ta cùng phân tích nhé!
  • 0:36 - 0:38
    Ta đặt giá nô lệ
    ở trục tung,
  • 0:38 - 0:40
    và số lượng ở trục hoành.
  • 0:40 - 0:45
    Và đây là nhu cầu mua nô lệ
    của những chủ nô tiềm năng.
  • 0:45 - 0:48
    Vậy, đây là cầu - nếu bạn
    muốn nói - của những người xấu.
  • 0:48 - 0:51
    Ta nên bắt đầu
    bằng một trường hợp điển hình.
  • 0:51 - 0:54
    Giả sử với
    cung của nô lệ
  • 0:54 - 0:58
    hoàn toàn không co giãn,
    tức là không hề có thay đổi,
  • 0:58 - 1:02
    thì lượng cung nô lệ
    không chịu ảnh hưởng của giá cả.
  • 1:02 - 1:06
    Với những giả thiết này,
    độ cân bằng nằm ở điểm A
  • 1:06 - 1:09
    với giá 15 đô la/nô lệ,
  • 1:09 - 1:12
    và với 1000 nô lệ
  • 1:12 - 1:13
    bị bắt giam
  • 1:13 - 1:16
    mỗi kỳ,
    trong trường hợp này là mỗi năm.
  • 1:16 - 1:17
    Giờ hãy xem...
  • 1:18 - 1:20
    chiến dịch giải phóng nô lệ sẽ làm gì?
  • 1:21 - 1:24
    Vâng, chiến dịch giải phóng nô lệ
    đã làm tăng
  • 1:24 - 1:25
    cầu về nô lệ.
  • 1:25 - 1:27
    Vậy nên nhu cầu mua nô lệ
  • 1:27 - 1:31
    giờ đây dịch chuyển
    sang đường màu đỏ.
  • 1:31 - 1:35
    Và đây là nhu cầu
    của những chủ nô tiềm năng
  • 1:35 - 1:37
    cộng thêm nhu cầu của
    những người giải phóng nô lệ.
  • 1:37 - 1:40
    Vì vậy, đây là tổng
    cầu về nô lệ.
  • 1:40 - 1:43
    Và với tổng cầu mới
    tăng lên như vậy,
  • 1:43 - 1:46
    thì ta thấy
    mức cân bằng ở điểm B
  • 1:47 - 1:51
    với giá 50 đô la/nô lệ.
  • 1:51 - 1:56
    Giá nô lệ
    tăng lên là một điều tốt,
  • 1:56 - 1:58
    xét từ quan điểm
    của chiến dịch,
  • 1:58 - 2:01
    bởi nói một cách ngắn gọn,
    giá càng cao
  • 2:01 - 2:05
    thì càng khiến
    chủ nô
  • 2:05 - 2:07
    không muốn mua nô lệ nữa.
  • 2:07 - 2:11
    Chính giá cả tăng lên
    đã đẩy họ ra khỏi thị trường.
  • 2:11 - 2:12
    Thế đấy...
    Người giải phóng nô lệ
  • 2:12 - 2:15
    đang khiến giá nô lệ
    tăng cao tới mức
  • 2:15 - 2:18
    chủ nô tiềm năng
    không thể mua nô lệ nữa.
  • 2:18 - 2:19
    Chủ nô tiềm năng
  • 2:19 - 2:23
    sẽ mua 1000 nô lệ
    với giá ban đầu là 15 đô la/nô lệ.
  • 2:23 - 2:26
    Khi tăng giá lên 50 đô la,
  • 2:26 - 2:31
    chủ nô tiềm năng
    chỉ mua 200 nô lệ.
  • 2:31 - 2:33
    Vậy, sau một năm thực hiện
    chiến dịch giải phóng,
  • 2:33 - 2:36
    chỉ còn 200 nô lệ
    bị giam cầm,
  • 2:36 - 2:41
    so với 1000 nô lệ
    trước chiến dịch.
  • 2:41 - 2:46
    Kết quả là chiến dịch
    đã giải phóng được 800 nô lệ.
  • 2:46 - 2:48
    Và trong trường hợp này,
  • 2:48 - 2:51
    khi mà đường cung
    hoàn toàn không co giãn,
  • 2:51 - 2:53
    thì chiến dịch có tác dụng khá tốt
  • 2:53 - 2:58
    ở khía cạnh mỗi nô lệ được tự do
  • 2:59 - 3:01
    đã có thể bị bắt
  • 3:01 - 3:04
    nếu như không có
    chiến dịch giải phóng.
  • 3:04 - 3:07
    Thực tế là
    toàn bộ 800 nô lệ
  • 3:07 - 3:11
    đã có thể bị bắt giữ,
  • 3:11 - 3:13
    nếu không có
    chiến dịch giải phóng.
  • 3:13 - 3:15
    Và điều chúng ta
    nhìn thấy ngay
  • 3:15 - 3:19
    là khi đường cung
    co giãn nhiều hơn, mọi chuyện sẽ khác.
  • 3:19 - 3:21
    Khi đường cung co giãn hơn,
  • 3:21 - 3:26
    thì chính chiến dịch này
    có thể làm tăng số người
  • 3:26 - 3:29
    bị giữ làm nô lệ
    ít nhất trong một khoảng thời gian.
  • 3:30 - 3:31
    Giờ ta hãy cùng xét
  • 3:31 - 3:34
    trường hợp đường cung
    co giãn nhiều hơn.
  • 3:34 - 3:36
    Về cơ bản, ta sẽ lặp lại
    cách phân tích ở trên
  • 3:36 - 3:39
    nhưng với một đường cung
    co giãn nhiều hơn.
  • 3:39 - 3:42
    Ở đây chúng ta có đường cầu
    y chang như trước.
  • 3:42 - 3:44
    Còn đây là đường cầu
    co giãn nhiều hơn.
  • 3:44 - 3:46
    Bạn để ý thấy tôi đã vẽ các đường này
  • 3:46 - 3:50
    với giá cân bằng hoàn toàn
    giống hệt như trước,
  • 3:50 - 3:52
    tức là giá ở điểm A.
  • 3:52 - 3:55
    Giá nô lệ
    là 15 đô la
  • 3:55 - 3:57
    và có 1000 người
  • 3:57 - 4:00
    bị bắt làm nô lệ
    với mức cân bằng ban đầu,
  • 4:00 - 4:02
    giống như ta có ở phần trước.
  • 4:02 - 4:04
    Cùng xem tác động
    của chiến dịch giải phóng nô lệ nhé!
  • 4:04 - 4:07
    Chiến dịch sẽ làm tăng
    cầu về nô lệ.
  • 4:07 - 4:10
    Với cầu cao hơn,
    thì điểm B
  • 4:10 - 4:12
    là điểm cân bằng mới.
  • 4:12 - 4:13
    Tại điểm B,
  • 4:14 - 4:18
    ta thấy giá
    là 30 đô la/nô lệ.
  • 4:18 - 4:20
    Không còn là 50 đô la/nô lệ nữa,
  • 4:20 - 4:23
    giá không tăng cao
    như trước đây nữa.
  • 4:23 - 4:24
    Vì sao vậy?
  • 4:24 - 4:27
    Vâng, giá nô lệ đã không tăng nhiều
    như trước,
  • 4:27 - 4:33
    bởi giá cao hơn
    sẽ thúc đẩy một lượng cung lớn hơn.
  • 4:33 - 4:36
    Vì thế,
    điều mà người giải phóng nô lệ đã gây ra
  • 4:36 - 4:39
    khi tăng
    cầu về nô lệ,
  • 4:39 - 4:43
    là tăng hoa lợi
    cho người buôn nô lệ
  • 4:43 - 4:46
    khiến họ lùng sục và bắt giữ nhiều người hơn.
  • 4:46 - 4:47
    Và thực tế, trước đây,
  • 4:47 - 4:50
    người buôn nô lệ bắt giữ
    1000 người trong một khoảng thời gian,
  • 4:51 - 4:55
    thì nay họ bắt giữ
    2200 người trong cùng khoảng thời gian đó.
  • 4:55 - 4:57
    Vậy là số người
    bị bắt làm nô lệ
  • 4:57 - 5:00
    đã tăng thêm 1200 người.
  • 5:02 - 5:06
    Chiến dịch này vẫn hoạt động
    vì lý do sau.
  • 5:06 - 5:08
    Cầu về nô lệ
  • 5:08 - 5:12
    của chủ nô
    cũng giảm xuống,
  • 5:12 - 5:13
    không nhiều như trước đây,
  • 5:13 - 5:15
    bởi giá cả
    không tăng cao nữa.
  • 5:15 - 5:19
    Nhưng giá tăng từ 15 lên 30 đô la
  • 5:19 - 5:22
    đã làm giảm
    cầu về nô lệ
  • 5:22 - 5:26
    của chủ nô tiềm năng
    xuống 600 người.
  • 5:26 - 5:28
    Vậy chiến dịch này
    vẫn thành công
  • 5:28 - 5:32
    bởi trước khi
    chiến dịch bắt đầu,
  • 5:32 - 5:35
    đã có 1000 người bị bắt giữ.
  • 5:35 - 5:39
    Sau chiến dịch,
    chỉ có 600 người bị bắt,
  • 5:39 - 5:41
    nên 400 người được thả tự do.
  • 5:42 - 5:45
    Tuy nhiên, 400 người được
    tự do
  • 5:45 - 5:47
    phải trả giá đắt
  • 5:47 - 5:49
    bởi giờ đây
  • 5:51 - 5:53
    thêm 1200 người nữa
  • 5:53 - 5:57
    bị bắt giữ, ít nhất
    trong một khoảng thời gian.
  • 5:57 - 5:59
    Nhiều người trong số đó
    sẽ bị mua lại,
  • 5:59 - 6:02
    nhưng 1200 trong số 1600 người
  • 6:02 - 6:05
    được giải phóng
    có lẽ sẽ không trở thành nô lệ,
  • 6:05 - 6:08
    nếu không có
    chiến dịch giải phóng nô lệ.
  • 6:08 - 6:10
    Vậy chiến dịch này cuối cùng
  • 6:10 - 6:13
    vẫn trả tự do cho nhiều người hơn,
  • 6:13 - 6:17
    với con số ghi nhận là 1600.
  • 6:18 - 6:20
    Nhưng 1200 người trong số đó
  • 6:21 - 6:23
    đã không trở thành nô lệ,
  • 6:23 - 6:26
    nếu chiến dịch
    giải phóng kia không tự
  • 6:26 - 6:29
    đẩy giá nô lệ lên,
  • 6:29 - 6:31
    thúc đẩy việc bắt giữ
    thêm nhiều nô lệ.
  • 6:31 - 6:35
    Trên thực tế, chỉ có
    400 người được trả tự do.
  • 6:35 - 6:38
    Vậy nên chiến dịch không
    mấy thành công
  • 6:38 - 6:42
    khi đường cung
    co giãn nhiều hơn,
  • 6:42 - 6:43
    vì hai lý do sau.
  • 6:43 - 6:45
    Thứ nhất,
  • 6:45 - 6:49
    số người được giải phóng
    thực tế giảm xuống,
  • 6:49 - 6:53
    song nhu cầu mua nô lệ
    không giảm nhiều
  • 6:53 - 6:55
    do giá cả
    không tăng quá cao nữa.
  • 6:56 - 6:57
    Tuy nhiên, lý do thứ hai là,
  • 6:57 - 7:00
    để có thể
    giải phóng số nô lệ đó,
  • 7:00 - 7:03
    chúng ta lại thực sự
    tạo ra nhiều nô lệ hơn,
  • 7:03 - 7:06
    vì khiến
    nhiều người bị bắt giữ hơn.
  • 7:06 - 7:08
    Vậy, xét cho cùng,
  • 7:08 - 7:10
    400 người vẫn được trả tự do.
  • 7:11 - 7:15
    Thực tế, ít người được chấm dứt
    kiếp nô lệ hơn
  • 7:15 - 7:19
    nhưng để làm được điều đó,
    ngay từ ban đầu
  • 7:19 - 7:22
    chúng ta lại biến nhiều người
    thành nô lệ hơn
  • 7:22 - 7:24
    do bị người buôn
    nô lệ bắt giữ.
  • 7:25 - 7:28
    Vậy, điều này khiến vấn đề
    trở nên khó khăn.
  • 7:28 - 7:30
    Đường cung càng co giãn,
  • 7:30 - 7:32
    thì chiến dịch
    càng ít thành công,
  • 7:32 - 7:37
    khiến ngày càng nhiều thương vụ
    "đáng sợ" kiểu này xuất hiện.
  • 7:37 - 7:40
    Và bạn còn nhớ
    chút kiến thức về độ co giãn chứ?
  • 7:40 - 7:41
    Cụ thể là,
  • 7:42 - 7:45
    trong dài hạn, thì đường cung
    càng co giãn nhiều hơn.
  • 7:45 - 7:49
    Vâng, đây chính là điều
    chúng ta đã thấy ở Sudan.
  • 7:49 - 7:50
    Ban đầu,
  • 7:50 - 7:54
    chiến dịch giải phóng nô lệ
    đẩy giá nô lệ lên rất cao,
  • 7:55 - 7:59
    nhưng khi đường cung
    dần trở nên co giãn,
  • 7:59 - 8:02
    thì giá nô lệ lại bắt đầu giảm
  • 8:02 - 8:04
    chứ không tăng nhiều như trước nữa.
  • 8:05 - 8:08
    Và do vậy, chiến dịch giải phóng nô lệ
  • 8:08 - 8:12
    dần trở nên kém hiệu quả hơn.
  • 8:12 - 8:14
    Đây là vấn đề cực rắc rối.
  • 8:14 - 8:16
    Một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
  • 8:16 - 8:19
    Liệu những nhóm hội như
    Christian Solidarity International
  • 8:19 - 8:21
    có gây được ảnh hưởng tốt không?
  • 8:21 - 8:23
    Có những thương vụ rất khủng khiếp.
  • 8:23 - 8:26
    Tuy chưa thể lý giải cho
    câu hỏi này,
  • 8:26 - 8:31
    nhưng ít nhất thì bộ môn kinh tế học
    có thể chỉ ra phản ứng
  • 8:31 - 8:33
    và ý nghĩa của cung về mặt đạo đức.
  • 8:34 - 8:36
    Ta sẽ cùng xem một ứng dụng khác.
  • 8:37 - 8:39
    Một câu hỏi quan trọng khác
  • 8:39 - 8:41
    mà ta có thể phân tích
    dựa vào khái niệm cung và cầu.
  • 8:41 - 8:44
    Ảnh hưởng của chiến dịch mua lại súng
    là gì?
  • 8:44 - 8:45
    Chiến dịch này
  • 8:45 - 8:47
    thường được tài trợ
    bởi chính quyền địa phương,
  • 8:47 - 8:50
    cảnh sát địa phương,
    thị trưởng địa phương...
  • 8:50 - 8:53
    Trong vụ mua lại súng
    được tiến hành ở Oakland,
  • 8:53 - 8:56
    nhà chức trách
    đã trả 250 đô la tiền mặt
  • 8:56 - 8:59
    để mua khẩu súng còn sử dụng được,
    mà không chất vấn gì thêm.
  • 8:59 - 9:02
    Họ thu mua rồi tiêu hủy
    đám súng ống đó đi.
  • 9:02 - 9:04
    Mục đích của chiến dịch
    là giảm lượng súng trên đường phố.
  • 9:04 - 9:07
    Cuối cùng, họ thu được 500
    khẩu trong chiến dịch mua lại này.
  • 9:07 - 9:10
    Những chiến dịch như vậy
    vẫn thường được tiến hành.
  • 9:10 - 9:11
    Từng có một chiến dịch như vậy
    tại Thành phố Washington,
  • 9:11 - 9:14
    tại Rochester, New York,
    và khắp nước Mỹ.
  • 9:14 - 9:17
    Chiến dịch này cũng khá
    phổ biến ở cấp độ địa phương.
  • 9:17 - 9:21
    Câu hỏi là:
    Liệu những chiến dịch này có hiệu quả?
  • 9:21 - 9:24
    Để giải đáp câu hỏi này,
    ta có một vài giả định
  • 9:24 - 9:27
    hoặc cần biết một vài điều
    về cung và cầu.
  • 9:27 - 9:28
    Cụ thể,
  • 9:28 - 9:31
    giả thiết nào là đúng
  • 9:31 - 9:33
    về độ co giãn của cung?
  • 9:33 - 9:37
    Liệu đường cung súng
    cho một thành phố như Washington
  • 9:37 - 9:39
    hay Oakland, California
  • 9:39 - 9:44
    sẽ co giãn
    hay không co giãn?
  • 9:45 - 9:46
    Hãy nhớ kỹ ý nghĩa của cung
    trong từng trường hợp.
  • 9:46 - 9:48
    Hãy cùng xét
  • 9:48 - 9:51
    độ co giãn của cung
  • 9:51 - 9:53
    về súng ở thành phố
  • 9:53 - 9:56
    như Washington
    hay một thị trấn nhé.
  • 9:56 - 9:58
    Bạn cũng cần nhớ rằng,
  • 9:58 - 9:59
    trên khắp nước Mỹ
  • 9:59 - 10:01
    có đến hàng trăm triệu
    khẩu súng
  • 10:02 - 10:05
    và loại vũ khí này
    sẽ còn được sản xuất, gia công,
  • 10:05 - 10:08
    mua bán hàng ngày.
  • 10:08 - 10:10
    Vậy giả định ta đưa ra
  • 10:10 - 10:12
    cho đường cung về súng
  • 10:12 - 10:15
    ở Thành phố Washington là gì?
  • 10:16 - 10:17
    Cùng tư duy nào!
  • 10:17 - 10:19
    Tôi sẽ cho bạn một ví dụ
    trong slide tiếp theo.
  • 10:21 - 10:23
    Cung về súng
    cho một khu vực địa phương
  • 10:23 - 10:26
    sẽ rất co giãn.
  • 10:26 - 10:28
    Nhớ lại ví dụ trước đây,
  • 10:28 - 10:31
    khi ta xem xét một mức tăng
  • 10:31 - 10:35
    cầu về xăng
    ở Thành phố Washington
  • 10:35 - 10:39
    liệu có làm tăng giá
    xăng ở Thành phố Washington?
  • 10:39 - 10:40
    Câu trả lời là không,
  • 10:40 - 10:44
    bởi chỉ cần tăng giá
    đôi chút
  • 10:44 - 10:47
    là xăng dầu sẽ được
    chuyển đến từ Virginia,
  • 10:47 - 10:50
    Maryland,
    và các bang khác trên cả nước.
  • 10:50 - 10:53
    Bạn hãy nhớ rằng,
    khu vực càng có tính địa phương
  • 10:53 - 10:56
    thì đường cung càng co giãn.
  • 10:56 - 11:01
    Vậy, cầu về xăng ở
    Thành phố Washington có tăng
  • 11:01 - 11:04
    cũng sẽ không làm tăng giá xăng dầu
    trên toàn thế giới.
  • 11:05 - 11:06
    Và thậm chí cũng sẽ không
  • 11:06 - 11:09
    làm tăng giá xăng
    ở Thành phố Washington,
  • 11:09 - 11:10
    bởi nếu có,
  • 11:10 - 11:13
    thì người ta sẽ bán xăng
    ở Thành phố Washington
  • 11:13 - 11:16
    thay vì bán ở Virginia,
    hay Maryland.
  • 11:16 - 11:18
    Vậy giá cả
    sẽ ngang nhau
  • 11:18 - 11:20
    trên toàn nước Mỹ.
  • 11:20 - 11:22
    Điều này cũng đúng với
    cung về súng.
  • 11:22 - 11:25
    Cung về súng
    trong một vùng
  • 11:25 - 11:28
    như Oakland hay Thành phố Washington
    sẽ rất co giãn.
  • 11:29 - 11:30
    Thực tế sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
  • 11:30 - 11:33
    Chiến dịch mua lại súng tại địa phương
  • 11:33 - 11:36
    sẽ không gây ảnh hưởng
    đến lượng súng trên đường phố
  • 11:36 - 11:38
    cũng như giá mua bán súng.
  • 11:39 - 11:40
    Ta cùng xem trên biểu đồ nhé!
  • 11:41 - 11:45
    Đây là đường cầu về súng.
  • 11:46 - 11:47
    Đây là đường cung,
  • 11:47 - 11:50
    rất co giãn
  • 11:50 - 11:51
    bởi đang thể hiện
    thị trường địa phương.
  • 11:51 - 11:53
    Điểm cân bằng ban đầu là A
  • 11:53 - 11:56
    với mức giá và lượng súng
    cụ thể
  • 11:56 - 11:58
    được tiêu thụ mỗi thời kỳ.
  • 11:58 - 12:01
    Điều mà chiến dịch mua lại súng
    đã làm là tăng
  • 12:01 - 12:03
    cầu về súng,
  • 12:03 - 12:05
    dịch chuyển điểm cân bằng sang B.
  • 12:06 - 12:09
    Chiến dịch đã mua lại được
    rất nhiều súng,
  • 12:09 - 12:11
    nhưng đó
  • 12:11 - 12:15
    lại chính là phần tăng
    trong lượng cung.
  • 12:15 - 12:19
    Ta để ý thấy chiến dịch
    không đẩy giá súng lên.
  • 12:19 - 12:22
    Chiến dịch không
    đẩy được giá súng lên,
  • 12:22 - 12:24
    vì thế chẳng ai ngừng mua súng cả.
  • 12:24 - 12:27
    Cần lưu ý, chiến dịch mua lại súng
    sẽ chỉ hiệu quả
  • 12:27 - 12:31
    khi khiến súng
    đắt thêm,
  • 12:31 - 12:34
    và giảm
    lượng cầu về súng.
  • 12:35 - 12:37
    Bởi mọi mức tăng cung
  • 12:37 - 12:40
    đều phát sinh
    từ chính việc mua lại súng,
  • 12:41 - 12:44
    nên chiến dịch sẽ không khiến giá súng ở Thành phố Washington tăng lên,
  • 12:44 - 12:46
    không làm giảm
    lượng cầu về súng
  • 12:46 - 12:48
    ở đó,
  • 12:48 - 12:51
    vì vậy không ảnh hưởng
    gì đến số lượng súng.
  • 12:51 - 12:53
    Bây giờ,
    điều gì sẽ xảy ra
  • 12:53 - 12:58
    nếu Thị trưởng
    trả 250 đô la/khẩu súng,
  • 12:58 - 13:00
    thì người ta sẽ lục lọi tủ giả,
  • 13:00 - 13:02
    tìm bằng được một khẩu súng cũ,
    chất lượng kém,
  • 13:02 - 13:04
    tóm lại là khẩu súng
    họ không muốn giữ lại.
  • 13:04 - 13:06
    Họ sẽ đem nộp
    khẩu súng này,
  • 13:06 - 13:09
    rồi vài tuần hoặc vài tháng sau
    họ sẽ tậu một khẩu súng mới.
  • 13:10 - 13:12
    Bạn hãy xem xét theo cách này.
  • 13:12 - 13:14
    Thử tưởng tượng
    vì một lý do vớ vẩn nào đó,
  • 13:14 - 13:16
    chính quyền Thành phố Washington
  • 13:16 - 13:20
    muốn giảm lượng người
    đi giày thể thao.
  • 13:21 - 13:23
    Vậy nên họ tiến hành
    chiến dịch mua lại giày thể thao.
  • 13:24 - 13:29
    Với giá 50 đô la, họ sẽ mua bất cứ
    đôi giày nào, không cần chất vấn gì thêm.
  • 13:29 - 13:32
    Vâng, tất nhiên người ta
    lại sẽ lục tủ,
  • 13:32 - 13:34
    tìm kiếm một đôi giày
    thể thao cũ
  • 13:34 - 13:37
    mà họ chẳng cần đến nữa
    rồi đem nộp.
  • 13:37 - 13:38
    Họ sẽ đem bán
  • 13:38 - 13:40
    những đôi giày đó
    cho chính phủ.
  • 13:41 - 13:43
    Nhưng về lâu về dài,
    liệu người dân Thành phố Washington
  • 13:43 - 13:47
    sẽ không đi giày nữa?
  • 13:47 - 13:50
    Thậm chí là không
    đi giày thể thao nữa? Không.
  • 13:50 - 13:52
    Họ có thể sẽ nộp giày thể thao,
  • 13:52 - 13:54
    nhưng vài tuần sau,
    vài tháng sau,
  • 13:54 - 13:56
    họ sẽ mua
    một đôi giày thể thao mới toanh.
  • 13:56 - 13:58
    Ta vẫn chưa thay đổi được
    giá giày thể thao,
  • 13:58 - 14:01
    nên cũng chưa thay đổi được
    lượng cầu về giày thể thao,
  • 14:01 - 14:05
    thành thử cứ đứng mãi
    ở điểm cân bằng.
  • 14:05 - 14:07
    Khi chiến dịch kết thúc,
  • 14:07 - 14:10
    ta vẫn sẽ
    dậm chân tại điểm cân bằng A.
  • 14:11 - 14:14
    Vậy nên chiến dịch mua lại súng
    ở địa phương không hiệu quả.
  • 14:14 - 14:17
    Theo tôi, chiến dịch này
    thực sự chỉ lãng phí thời gian.
  • 14:18 - 14:20
    Nhưng không có nghĩa là
    ta không thể làm gì cả.
  • 14:20 - 14:23
    Ta có thể điều
    thêm cảnh sát trên đường,
  • 14:23 - 14:25
    ta có thể đối phó
    tội phạm theo những cách khác,
  • 14:25 - 14:28
    nhưng chiến dịch mua lại súng
    sẽ không hiệu quả.
  • 14:28 - 14:30
    Thêm vào đó, một vài quốc gia,
  • 14:30 - 14:34
    như Úc, đã yêu cầu thực hiện
    chiến dịch mua lại súng,
  • 14:34 - 14:35
    chiến dịch bắt buộc,
  • 14:35 - 14:38
    ở những nơi mà họ từng cấm súng,
    sau đó mua lại súng.
  • 14:38 - 14:42
    Bởi đó là quy định bắt buộc,
    lại áp dụng trên cả nước,
  • 14:42 - 14:44
    nên có thể loại bỏ được
    súng trên đường phố,
  • 14:44 - 14:49
    nhưng ở đây, ta đang nói đến
    chiến dịch ở địa phương.
  • 14:50 - 14:52
    Và do độ co giãn của cung,
    nên chiến dịch này
  • 14:52 - 14:54
    sẽ không thể
    tác động lên lượng súng
  • 14:54 - 14:57
    ở địa phương,
    kể cả giá mua bán súng
  • 14:57 - 15:01
    và theo tôi, chiến dịch sẽ
    hoàn toàn không hiệu quả.
  • 15:02 - 15:06
    Thật thú vị
    bởi chút kiến thức kinh tế học
  • 15:06 - 15:08
    có thể giúp bạn lý giải
  • 15:08 - 15:11
    và cải thiện được
    chính sách công.
  • 15:12 - 15:14
    Hy vọng là, bạn có thể hiểu rõ
  • 15:14 - 15:16
    độ co giãn
    của cung về súng,
  • 15:16 - 15:19
    mặc dù ta vẫn thường thấy
    những chính sách như vậy:
  • 15:19 - 15:23
    dù không hiệu quả
    nhưng vẫn được thực hiện.
  • 15:23 - 15:25
    Chỉ cần chút kiến thức
    về kinh tế học,
  • 15:25 - 15:28
    là có thể cải thiện chính sách công
  • 15:28 - 15:29
    miễn là chúng ta được ủy thác.
  • 15:30 - 15:34
    Thế nhé, cảm ơn các bạn rất nhiều.
    Hẹn gặp lại trong những phần sau.
  • 15:36 - 15:39
    - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra,
    hãy nhấn “Practice Questions.”
  • 15:40 - 15:43
    Còn nếu đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video".
  • 15:43 - 15:48
    ♪ (âm nhạc) ♪
Title:
Ứng dụng độ co giãn cung cầu
Description:

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu những ứng dụng thực tế của độ co giãn, sử dụng ví dụ từ chiến dịch giải phóng nô lệ ở Sudan và ảnh hưởng của chiến dịch mua lại súng trên nước Mỹ.

Khóa học kinh tế vi mô: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics

Ðặt câu hỏi về bài giảng: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics/elasticity-examples-appluggest#QandA

Video tiếp theo: http://mruniversity.com/cifts/principles-economics-microeconomics/taxes-subidies-def d?nh-tax-wedge

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
15:49

Vietnamese subtitles

Revisions