Return to Video

Đường: Trốn tìm ngay trước mắt - Robert Lustig

  • 0:08 - 0:11
    Đường đang chơi trốn tìm với bạn.
  • 0:11 - 0:13
    Bạn nghĩ sẽ chiến thắng dễ dàng
    bằng cách
  • 0:13 - 0:16
    tìm tất cả đường có trong
  • 0:16 - 0:19
    nước ngọt, kem, kẹo,
    và túi trắng lớn dán nhãn "đường" kia.
  • 0:19 - 0:23
    Một nửa lượng đường ta nạp vào
    đến từ những nguồn này,
  • 0:23 - 0:27
    do đó, có vẻ như
    đường đang chơi trốn tìm ngay trước mắt,
  • 0:27 - 0:29
    nhưng như một nhân chứng
    được ngầm bảo vệ
  • 0:29 - 0:33
    một nửa sự thật còn lại được giấu
    ở những nơi mà bạn ít nghi ngờ nhất.
  • 0:33 - 0:35
    Xem thành phần
    sốt cà, xúc xích,
  • 0:35 - 0:38
    sốt mì ý, sữa đậu nành,
    nước uống tăng lực,
  • 0:38 - 0:40
    cá lăn bột chiên giòn
    và bơ đậu phộng mà xem,
  • 0:40 - 0:43
    bạn sẽ tìm thấy
    đường ẩn mình trong đó.
  • 0:43 - 0:45
    Thực tế, bạn sẽ tìm thấy thêm đường
  • 0:45 - 0:50
    trong 3/4 của hơn 600.000 mặt hàng
    có sẵn trong cửa hàng tạp hóa.
  • 0:50 - 0:52
    Vậy đường đã trốn đi bằng cách nào?
  • 0:52 - 0:54
    Chẳng phải chỉ cần xem
    chú thích dinh dưỡng thôi sao?
  • 0:54 - 0:56
    Không dễ thế đâu.
  • 0:56 - 0:57
    Giống như bạn của bạn - Robert
  • 0:57 - 1:01
    còn có biệt danh Bob, Robby, Rob,
    Bobby hay Roberto,
  • 1:01 - 1:03
    đường có rất nhiều nickname.
  • 1:03 - 1:05
    Và "rất nhiều", không có nghĩa
    là 5 hoặc 6,
  • 1:05 - 1:08
    mà tận 56 nickname.
  • 1:08 - 1:10
    Có mật gạo, đường mạch nha,
  • 1:10 - 1:13
    đường phèn, Florida Crytals, đường cát,
  • 1:13 - 1:15
    và đường giàu fructose từ bột bắp,
  • 1:15 - 1:19
    đôi khi được gọi HFCS, hoặc đường ngô.
  • 1:19 - 1:23
    Thậm chí biệt danh của đường
    còn có thêm biệt danh.
  • 1:23 - 1:26
    Đường nho hay đường táo
    ảnh hưởng lên cơ thể bạn
  • 1:26 - 1:28
    như 55 anh chị em họ đường của nó.
  • 1:28 - 1:31
    Ngay cả nước mía ép hữu cơ,
  • 1:31 - 1:34
    khi được làm bay hơi,
    bạn sẽ có đường!
  • 1:34 - 1:36
    Về mặt hóa học,
    các loại đường có cấu tạo như nhau.
  • 1:36 - 1:38
    Thậm chí, phức tạp hơn,
  • 1:38 - 1:41
    khi nhiều loại đường
    được dùng trong cùng một sản phẩm,
  • 1:41 - 1:44
    chúng bị chôn vùi trong
    một danh sách dài các thành phần,
  • 1:44 - 1:47
    vì vậy, hàm lượng đường
    nhìn sơ qua có vẻ vừa phải,
  • 1:47 - 1:51
    nhưng khi cộng dồn
    có thể lại là thành phần lớn nhất.
  • 1:51 - 1:55
    FDA, hiện nay, chưa đề nghị
    giới hạn lượng đường dùng hằng ngày,
  • 1:55 - 1:58
    vì vậy, khó để kết luận 65g đường
    trong một chai soda
  • 1:58 - 2:00
    là ít hay nhiều.
  • 2:00 - 2:03
    Nhưng Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo
  • 2:03 - 2:06
    hạn chế lượng đường
    ở mức 5% tổng calo của bạn,
  • 2:06 - 2:08
    hay khoảng 25 gr mỗi ngày.
  • 2:08 - 2:12
    Vậy nên, 65g là
    hơn gấp đôi hạn mức khuyến cáo.
  • 2:12 - 2:14
    Nhưng đường là gì ?
  • 2:14 - 2:18
    Và đâu là sự khác biệt
    giữa glucose và fructose?
  • 2:18 - 2:20
    Vâng, cả hai đều là carbohydrate
  • 2:20 - 2:24
    với thành phần hóa học tương tự
    gồm carbon, hydro và oxy.
  • 2:24 - 2:26
    Nhưng chúng có cấu trúc
    rất khác nhau
  • 2:26 - 2:28
    và có ảnh hưởng khác nhau
    lên cơ thể chúng ta.
  • 2:28 - 2:31
    Glucose là nguồn năng lượng tốt nhất
  • 2:31 - 2:33
    cho hầu hết
    tất cả các sinh vật trên Trái Đất.
  • 2:33 - 2:36
    Nó có thể được chuyển hóa
    bởi tất cả các cơ quan.
  • 2:36 - 2:38
    Fructose, mặt khác,
  • 2:38 - 2:41
    được chuyển hóa chủ yếu ở gan,
  • 2:41 - 2:43
    và khi gan bị quá tải
  • 2:43 - 2:44
    bởi đường fructose ngọt ngào,
  • 2:44 - 2:48
    lượng đường thừa được
    chuyển hóa thành chất béo.
  • 2:48 - 2:50
    Trái cây tươi có chứa đường fructose,
  • 2:50 - 2:53
    nhưng đó là đường tự nhiên
    và không gây quá tải
  • 2:53 - 2:56
    vì chất xơ trong trái cây làm chậm
    quá trình hấp thu đường.
  • 2:56 - 2:59
    Điều này cho gan thời gian cần thiết
    để làm tốt công việc.
  • 2:59 - 3:03
    Đường fructose làm bánh quy mềm xốp
    và kẹo giòn,
  • 3:03 - 3:06
    tạo màu nâu vàng đẹp mắt
    cho vỏ bánh mì.
  • 3:06 - 3:08
    Nó cũng là một chất bảo quản rất tốt;
  • 3:08 - 3:10
    không làm hỏng hoặc bay hơi ,
  • 3:10 - 3:12
    nên dễ dàng thêm vào thực phẩm
  • 3:12 - 3:16
    để bảo quản và vận chuyển đường dài
    và có giá thành rẻ.
  • 3:16 - 3:18
    Đó là lý do đường ẩn nấp ở khắp mọi nơi.
  • 3:18 - 3:21
    Trên thực tế, có thể dễ dàng liệt kê
    các loại thực phẩm
  • 3:21 - 3:23
    không có đường ẩn nấp,
  • 3:23 - 3:26
    những thứ như: rau quả, trứng, thịt,
  • 3:26 - 3:30
    cá, trái cây, các loại hạt thô,
    cả bồn rửa của bạn nữa.
  • 3:30 - 3:33
    Đơn giản, chỉ cần chọn nước thay vì
    soda, nước trái cây hay tăng lực
  • 3:33 - 3:36
    là một cách tuyệt vời
    để rước đường ẩn vào người.
  • 3:36 - 3:39
    Ít nhất, hãy cố gắng chú ý
    đến nhãn thực phẩm,
  • 3:39 - 3:43
    để có thể giữ lượng đường trong cơ thể
    ở mức lành mạnh.
  • 3:43 - 3:45
    Bởi vì trong trò chơi trốn tìm này,
  • 3:45 - 3:49
    không tìm thêm được đường
    nghĩa là bạn đã giành chiến thắng!
Title:
Đường: Trốn tìm ngay trước mắt - Robert Lustig
Speaker:
Robert Lustig
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/sugar-hiding-in-plain-sight-robert-lustig

Trong khi ta dễ dàng nhận ra đường có trong kẹo, nước ngọt và kem; đường còn lẩn trốn trong những thực phẩm khác mà bạn không thể ngờ đến - bao gồm bơ đậu phộng, sốt mì và thậm chí cả thịt hun khói! Robert Lustig giải mã muôn mặt của đường và những chú thích dinh dưỡng mờ ám, từ đó xác định lượng đường thực có mặt trong khẩu phần ăn của chúng ta.

Bài giảng của Robert Lustig, minh hoạ bởi The Tremendousness Collective

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:04

Vietnamese subtitles

Revisions