Return to Video

Trở về quê hương từ mặt trận thật đau lòng

  • 0:02 - 0:05
    Tôi là người đưa tin trong chiến tranh
    suốt 15 năm
  • 0:05 - 0:09
    trước khi nhận ra rằng
    tôi thật sự có một vấn đề.
  • 0:09 - 0:11
    Có điều gì đó không đúng với tôi.
  • 0:11 - 0:15
    Đó là khoảng một năm trước 11/9
    và nước Mỹ vẫn chưa có chiến tranh.
  • 0:15 - 0:18
    Chúng tôi không nói về PTSD
  • 0:18 - 0:22
    Chúng tôi cũng không nói về
    ảnh hưởng của chấn thương và chiến tranh
  • 0:22 - 0:24
    lên tinh thần con người
  • 0:25 - 0:27
    Tôi đã từng ở Afghanistan
    trong vài tháng
  • 0:27 - 0:30
    với Khối liên minh miền Bắc
    khi họ đang chiến với Taliban
  • 0:30 - 0:33
    Và lúc Taliban có
    lực lượng không quân,
  • 0:33 - 0:37
    họ có máy bay chiến đấu,
    họ có xe tăng, họ có pháo,
  • 0:37 - 0:40
    và chúng tôi đã bị đánh bại
    trầm trọng một vài lần
  • 0:40 - 0:42
    Chúng tôi đã thấy vài điều rất xấu xa.
  • 0:43 - 0:45
    Nhưng tôi không nghĩ nó
    ảnh hưởng đến tôi
  • 0:45 - 0:47
    Tôi không nghĩ nhiều về nó.
  • 0:47 - 0:49
    Tôi về nhà ở New York, nơi tôi sống.
  • 0:49 - 0:52
    Rồi một ngày khi tôi đi tàu điện ngầm,
  • 0:52 - 0:55
    đó là lần đầu tiên trong đời,
  • 0:55 - 0:57
    tôi thật sự biết sợ.
  • 0:57 - 0:59
    Tôi bị hoảng tột độ.
  • 1:00 - 1:03
    Tôi sợ còn hơn lúc ở Afghanistan.
  • 1:04 - 1:07
    Mọi thứ tôi nhìn thấy như thể
    sắp giết chết tôi,
  • 1:08 - 1:10
    nhưng tôi không hiểu tại sao.
  • 1:10 - 1:12
    Tàu đi quá nhanh.
  • 1:12 - 1:13
    Lại có quá nhiều người.
  • 1:13 - 1:15
    Đèn thì quá sáng.
  • 1:15 - 1:18
    Mọi thứ quá ồn ào,
    mọi thứ di chuyển quá nhanh.
  • 1:18 - 1:21
    Tôi tựa lưng vào một cái cột đỡ
    và chờ đợi.
  • 1:23 - 1:26
    Đến khi tôi không thể chịu được nữa,
    tôi chạy trốn khỏi ga tàu
  • 1:26 - 1:28
    và cứ đi mãi không cần biết nơi nào.
  • 1:30 - 1:34
    Sau đó, tôi phát hiện rằng tôi bị
    PTSD ngắn hạn:
  • 1:34 - 1:36
    Rối loạn stress sau chấn thương.
  • 1:37 - 1:40
    Vì được tiến hóa từ động vật nên
    chúng ta rất biết cách sinh tồn,
  • 1:40 - 1:43
    và khi cuộc sống bạn đang gặp nguy hiểm,
  • 1:43 - 1:46
    bạn muốn phản ứng lại những tiếng động lạ.
  • 1:47 - 1:50
    Bạn muốn ngủ thật nhanh và dậy thật nhanh.
  • 1:50 - 1:52
    Bạn muốn có những cơn ác mộng và hồi ức
  • 1:52 - 1:54
    về những thứ có thể đã giết chết bạn.
  • 1:55 - 1:58
    Bạn muốn nổi giận vì nó khiến
    bạn muốn chiến đấu,
  • 1:58 - 2:01
    hoặc suy nhược vì nó làm bạn nhớ ngày xưa.
  • 2:02 - 2:03
    Bảo trọng.
  • 2:04 - 2:06
    Nó không dễ chịu cho lắm.
    nhưng vậy còn hơn bị vùi dập.
  • 2:08 - 2:11
    Đa số mọi người đều ổn định lại khá nhanh
  • 2:11 - 2:13
    sau khoảng vài tuần, vài tháng.
  • 2:13 - 2:16
    Tôi từng bị khủng hoảng nặng nề
    nhưng rồi cũng hết.
  • 2:16 - 2:19
    Tôi không biết nó liên quan
    đến trận chiến tôi đã thấy.
  • 2:19 - 2:20
    Tôi chỉ nghĩ rằng tôi bị điên,
  • 2:20 - 2:24
    và rồi tôi lại nghĩ, à bây giờ tôi không
    còn điên nữa rồi.
  • 2:25 - 2:28
    Tuy nhiên, khoảng 20% số người
  • 2:28 - 2:31
    bị PTSD dài hạn hoặc mãn tính.
  • 2:31 - 2:34
    Họ không quen những thứ mới mẻ.
  • 2:34 - 2:36
    Họ không quen với cuộc sống đời thường,
  • 2:36 - 2:38
    nếu không được giúp đỡ.
  • 2:38 - 2:42
    Chúng ta biết những người dễ bị
    tổn thương bởi PTSD dài hạn
  • 2:42 - 2:44
    là những người từng bị bạo hành lúc nhỏ,
  • 2:44 - 2:46
    người bị thương lúc nhỏ,
  • 2:46 - 2:49
    những người có trình độ học vấn thấp,
  • 2:49 - 2:51
    những người có người thân bị tâm thần.
  • 2:51 - 2:53
    Nếu bạn phục vụ ở Việt Nam
  • 2:53 - 2:55
    và anh bạn đồng ngũ bị tâm thần phân liệt,
  • 2:55 - 2:59
    Bạn rất có khả năng bị
    PTSD dài hạn ở Việt Nam.
  • 3:01 - 3:03
    Vậy tôi bắt đầu tìm hiểu về cái này
    như một nhà báo,
  • 3:04 - 3:07
    và nhận ra có điều gì đó
    khác lạ đang xảy ra
  • 3:07 - 3:10
    Những con số dường như đi sai hướng.
  • 3:11 - 3:13
    Mỗi cuộc chiến mà chúng tôi
    đã đấu vì đất nước,
  • 3:13 - 3:15
    bắt đầu với cuộc Nội Chiến,
  • 3:15 - 3:18
    sức ảnh hưởng của cuộc chiến đã suy yếu.
  • 3:19 - 3:22
    Vì vậy, tỉ lệ thương vong cũng giảm theo.
  • 3:23 - 3:25
    Nhưng tỉ lệ tàn tật lại tăng.
  • 3:25 - 3:27
    Chúng đáng ra nên đi cùng một hướng,
  • 3:28 - 3:30
    nhưng rồi chúng lại đi khác.
  • 3:32 - 3:37
    Cuộc chiến gần đây tại Iraq và
    Afghanistan đã gây ra,nhờ ơn trời
  • 3:37 - 3:42
    tỉ lệ thương vong
    chỉ bằng 1/3 ở Việt Nam.
  • 3:44 - 3:46
    Nhưng chúng cũng tạo ra --
  • 3:47 - 3:50
    chúng cũng gây ra
    tỉ lệ tàn tật gấp 3 lần
  • 3:52 - 3:57
    Khoảng 10% quân đội Mỹ
    chủ động tham gia chiến đấu,
  • 3:58 - 4:00
    10% hoặc thấp hơn.
  • 4:00 - 4:02
    Họ bắn người, giết người,
  • 4:02 - 4:04
    rồi họ bị bắn, nhìn đồng đội bị bắn.
  • 4:04 - 4:06
    Vô cùng đau đớn.
  • 4:06 - 4:09
    Đó chỉ là 10% quân đội chúng ta.
  • 4:09 - 4:11
    Khoảng một nửa quân đội chúng ta được xếp
  • 4:11 - 4:15
    vào danh sách được đền bù vì bị PTSD
    từ chính phủ.
  • 4:17 - 4:22
    Nhưng sự tự sát không thể được lý giải
    một cách hợp lý với việc này.
  • 4:22 - 4:28
    Tất cả chúng ta đều được nghe về con số
    đau lòng là khoảng 22 cựu binh bình quân
  • 4:28 - 4:31
    trên đất nước này tự sát
  • 4:32 - 4:33
    Hầu hết mọi người không nhận ra
  • 4:33 - 4:39
    rằng đa số những vụ tự tử đó
    là cựu binh từ chiến tranh Việt Nam,
  • 4:39 - 4:41
    thế hệ đó
  • 4:41 - 4:45
    và quyết định của họ để có cuộc sống riêng
    thật ra không liên quan
  • 4:45 - 4:48
    đến chiến tranh 50 năm về trước.
  • 4:49 - 4:53
    Sự thật là, không có một kết nối thống kê
    nào giữa chiến đấu và tự tử.
  • 4:53 - 4:56
    Nếu bạn trong quân đội
    và bạn tham gia nhiều cuộc chiến đấu
  • 4:56 - 4:59
    Bạn không có nhiều khả năng tự tử hơn
    nếu bạn không tham gia.
  • 5:00 - 5:01
    Một nghiên cứu cho thấy
  • 5:01 - 5:03
    nếu bạn dàn trận đến Iraq hoặc Afghanistan
  • 5:03 - 5:06
    bạn sẽ ít khả năng sẽ tự tử sau này hơn.
  • 5:09 - 5:11
    Tôi từng học ngành nhân chủng học
    hồi đại học,
  • 5:11 - 5:14
    làm vài nghiên cứu về vùng đất Navajo
  • 5:14 - 5:17
    và viết luận án về những người
    Navajo chạy đường dài.
  • 5:18 - 5:22
    Gần đây, khi đang nghiên cứu PTSD,
  • 5:24 - 5:26
    tôi chợt có suy nghĩ
  • 5:26 - 5:29
    rằng trở lại với công việc
    tôi làm khi còn trẻ
  • 5:29 - 5:33
    và tôi cá rằng Navajo,
    Apache, Comanche --
  • 5:34 - 5:36
    những bộ tộc này rất hiếu chiến --
  • 5:36 - 5:40
    Tôi cá họ không bị PTSD như chúng ta.
  • 5:41 - 5:44
    Khi chiến binh của họ trở về
    từ trận chiến với quân đội Mỹ
  • 5:44 - 5:45
    hoặc đánh đấu lẫn nhau,
  • 5:46 - 5:50
    tôi cá họ ngay tức khắc trở về với
    cuộc sống bộ tộc.
  • 5:52 - 5:54
    Và có lẽ những thứ xác định
  • 5:54 - 5:57
    tỉ lệ mắc PTSD dài hạn
  • 5:57 - 5:59
    không phải những gì đã xảy ra ngoài kia
  • 6:00 - 6:02
    mà là nơi bạn quay về.
  • 6:03 - 6:08
    Nếu bạn trở về với một cộng đồng
    gần gũi, đoàn kết,
  • 6:09 - 6:11
    bạn có thể hồi phục rất nhanh.
  • 6:12 - 6:16
    Còn nếu bạn trở về một nơi
    hiện đại nhưng đầy định kiến,
  • 6:17 - 6:20
    bạn có thể không bao giờ hồi phục được.
  • 6:20 - 6:23
    Nói cách khác, có lẽ vấn đề không phải
    ở họ, những cựu binh;
  • 6:23 - 6:25
    mà là ở chúng ta.
  • 6:27 - 6:32
    Con người chắc chắn khó thích nghi với
    xã hội hiện đại
  • 6:33 - 6:35
    với mỗi chuẩn mực chúng ta đặt ra.
  • 6:37 - 6:39
    Khi sự giàu có tăng lên trong một xã hội
  • 6:42 - 6:45
    thì tỉ lệ tự tử cũng sẽ tăng theo.
  • 6:46 - 6:48
    Nếu sống trong một xã hội hiện đại,
  • 6:48 - 6:50
    bạn có lẽ phải chịu đựng gấp 8 lần
  • 6:52 - 6:55
    những sự muộn phiền trong cuộc sống
  • 6:55 - 6:58
    hơn là sống ở nơi làng quê nghèo khó.
  • 6:59 - 7:03
    Xã hội hiện đại có tỉ lệ tự sát,
  • 7:03 - 7:06
    lo lắng, buồn bực, cô độc và bạo hành
    trẻ em cao nhất
  • 7:06 - 7:08
    trong lịch sử loài người.
  • 7:09 - 7:10
    Tôi thấy một nghiên cứu
  • 7:10 - 7:13
    so sánh phụ nữ ở Nigeria,
  • 7:13 - 7:16
    một trong những nước hỗn độn,
    bạo lực, mục nát
  • 7:17 - 7:19
    và nghèo nhất ở châu Phi,
  • 7:19 - 7:21
    với phụ nữ ở Bắc Mỹ.
  • 7:21 - 7:26
    Tỉ lệ đau buồn nhiều nhất thuộc về
    nhóm phụ nữ thị thành ở Bắc Mỹ.
  • 7:26 - 7:28
    Đó cũng là nhóm giàu nhất.
  • 7:29 - 7:32
    Trở lại với quân đội Mỹ.
  • 7:33 - 7:36
    10% đang trong chiến đấu.
  • 7:36 - 7:40
    Khoảng 50% được xếp vào
    danh sách đền bù PTSD.
  • 7:42 - 7:47
    Khoảng 40% cựu binh hoàn toàn
    bình thường khi ở nước ngoài
  • 7:48 - 7:52
    nhưng khi về nước lại cảm thấy lạc loài
  • 7:53 - 7:54
    và u buồn.
  • 7:56 - 7:59
    Vậy chuyện gì đang xảy ra với họ?
  • 7:59 - 8:01
    Chuyện gì đang đến với những người này,
  • 8:02 - 8:07
    những cựu binh về nước có vấn đề nào đó
    mà chính họ không rõ nguyên do?
  • 8:07 - 8:08
    Có lẽ là thế này:
  • 8:08 - 8:13
    họ đã trải nghiệm sự gần gũi đặc trưng
  • 8:13 - 8:15
    của đơn vị mình khi còn ở nước ngoài.
  • 8:16 - 8:19
    Họ ăn cùng nhau,
    ngủ cùng nhau,
  • 8:19 - 8:21
    thi hành nhiệm vụ cùng nhau,
  • 8:21 - 8:24
    và đặc biệt họ tin tưởng nhau tuyệt đối.
  • 8:25 - 8:27
    Rồi khi hồi hương
  • 8:27 - 8:29
    họ không còn được như vậy nữa
  • 8:30 - 8:34
    họ trở về sống với một xã hội hiện đại
  • 8:34 - 8:37
    mà con người nơi đó chưa từng ở quân ngũ.
  • 8:37 - 8:39
    Thực khó khăn cho bất kỳ ai.
  • 8:39 - 8:43
    Chúng ta cứ quan tâm đến PTSD,
  • 8:45 - 8:46
    mà với đa số những người này,
  • 8:47 - 8:49
    nó còn không phải bệnh.
  • 8:49 - 8:51
    Ý tôi là chắc chắn
    họ bị tổn thương tinh thần.
  • 8:51 - 8:54
    và họ cần được chữa trị.
  • 8:54 - 8:55
    Nhưng với nhiều người,
  • 8:55 - 8:58
    thứ làm họ phiền muộn nhiều
    thực tế là sự lạc loài.
  • 8:58 - 9:01
    Có lẽ chúng ta đã không đúng đắn
    theo một vài hướng nào đó,
  • 9:01 - 9:04
    chỉ cần thay đổi một chút để hòa hợp
  • 9:04 - 9:05
    có lẽ mọi chuyện sẽ ổn.
  • 9:05 - 9:07
    "Rối loạn stress sau chấn thương."
  • 9:07 - 9:10
    Chỉ cần nói điều đó với vài người
  • 9:12 - 9:14
    cũng có thể khiến họ khựng lại,
  • 9:14 - 9:17
    cố hình dung ra một loại bệnh
    không hề tồn tại trong họ
  • 9:18 - 9:20
    để giải thích cho thứ cảm giác
    họ đang cảm nhận.
  • 9:21 - 9:23
    Và thực tế, cảm xúc đó cực kỳ không tốt.
  • 9:23 - 9:26
    Bệnh tinh thần trầm trọng có thể
    dẫn tới tự tử.
  • 9:26 - 9:28
    Những con người này đang gặp nguy hiểm.
  • 9:28 - 9:30
    Và việc hiểu nguyên do là rất cần thiết.
  • 9:31 - 9:35
    Quân đội Israel có tỉ lệ mắc PTSD là 1%.
  • 9:36 - 9:41
    Lý luận cho rằng tất cả dân cư Israel
    đều phục vụ cho quân đội.
  • 9:41 - 9:43
    nên khi những người lính trở về,
  • 9:43 - 9:48
    họ không phải đi từ quân đội mà trở
    về với cuộc sống trái ngược với nó,
  • 9:49 - 9:52
    họ trở về với một cộng đồng
    nơi ai cũng hiểu và từng trải
  • 9:54 - 9:55
    về quân đội.
  • 9:55 - 9:57
    Mọi người đều đã và đang ở đó
    hoặc sẽ ở đó,
  • 9:57 - 9:59
    mọi người đều hiểu tình cảnh họ đồng trải
  • 9:59 - 10:02
    giống như họ là một đại gia đình.
  • 10:02 - 10:04
    Chúng ta biết rằng nếu lấy một con chuột
  • 10:04 - 10:08
    làm tổn thương nó rồi nhốt nó
    vào lồng một mình,
  • 10:08 - 10:11
    bạn có thể giữ những thương tích đó của nó
    gần như mãi mãi.
  • 10:12 - 10:17
    Và nếu bạn vẫn thí nghiệm y nguyên như vậy
    rồi để nó ở lồng cùng những con khác,
  • 10:18 - 10:21
    sau một vài tuần, nó lại ổn.
  • 10:24 - 10:25
    Sau 9/11
  • 10:27 - 10:30
    tỉ lệ giết người ở New York đã giảm 40%.
  • 10:30 - 10:32
    Tỉ lệ tự tử giảm,
  • 10:33 - 10:37
    Tỉ lệ tội phạm bạo lực cũng giảm.
  • 10:37 - 10:43
    Ngay cả cựu binh của cuộc chiến trước,
    những người bị PTSD
  • 10:43 - 10:47
    cũng nói rằng các triệu chứng của họ giảm
    sau khi 9/11 diễn ra.
  • 10:47 - 10:51
    Lý do là khi bạn làm tổn thương cả xã hội,
  • 10:52 - 10:56
    chúng tôi không tách rời mà hợp thành
    một thể khác.
  • 10:56 - 10:58
    Chúng tôi đến với nhau, hợp nhất lại.
  • 10:58 - 11:00
    Nói đơn giản, chúng tôi thành một gia đình
  • 11:00 - 11:05
    và quá trình đến với nhau thật tuyệt vời,
  • 11:05 - 11:07
    nó giúp rất nhiều những người
  • 11:07 - 11:10
    đang bị mắc bệnh tinh thần thấy ổn.
  • 11:10 - 11:12
    Trong một trận đánh nhanh ở Luân Đôn,
  • 11:12 - 11:17
    số bệnh nhân vào viện tâm thần đã giảm
    khi các cuộc đánh bom diễn ra.
  • 11:19 - 11:22
    Chỉ một thời gian ngắn, đất nước
  • 11:22 - 11:26
    mà quân Mỹ trở về-- thành
    một đất nước thống nhất.
  • 11:26 - 11:28
    Chúng tôi gắn bó với nhau.
  • 11:28 - 11:30
    Chúng tôi hiểu những khó khăn và
    mối đe dọa đè lên mình.
  • 11:30 - 11:34
    Chúng tôi cố gắng giúp đỡ nhau và
    giúp đất nước này.
  • 11:36 - 11:37
    Nhưng mọi thứ đã thay đổi.
  • 11:38 - 11:41
    Quân lính Mỹ bây giờ,
  • 11:41 - 11:45
    những cựu binh trở về một đất nước
    bị chia rẽ nặng nề
  • 11:46 - 11:49
    thành hai bên chính trị đối lập
    đấu đá nhau, buộc tội nhau
  • 11:51 - 11:54
    là kẻ phản nước, tội đồ của quốc gia
  • 11:54 - 11:59
    là kẻ làm mất sự bảo an và
    hao mòn tài sản đất nước.
  • 11:59 - 12:03
    Sự phân hóa giàu nghèo lên đến đỉnh điểm.
  • 12:03 - 12:04
    Mọi thứ chỉ tệ hơn.
  • 12:04 - 12:07
    Phân biệt chủng tộc thật kinh khủng.
  • 12:07 - 12:10
    Có những cuộc biểu tình và thậm chí
    nổi loạn trên đường phố
  • 12:10 - 12:12
    đấu tranh vì bất bình đẳng chủng tộc.
  • 12:13 - 12:17
    Và các cựu binh biết rằng dân tộc họ
    thay đổi như vậy, hay chính xác
  • 12:17 - 12:22
    những trung đội thay đổi theo hướng đó
    sẽ không bao giờ tồn tại lâu dài.
  • 12:23 - 12:25
    Chúng ta đã quen với điều đó.
  • 12:25 - 12:29
    Những chiến binh đi xa và trở lại
  • 12:29 - 12:33
    rồi nhìn ngắm đất nước mình,
  • 12:33 - 12:35
    họ hiểu cái gì đang diễn ra.
  • 12:36 - 12:38
    Đó là nơi họ đã chiến đấu và bảo vệ.
  • 12:38 - 12:40
    Không màng đau thương.
  • 12:40 - 12:42
    Không màng sợ hãi.
  • 12:43 - 12:47
    Đôi lúc, chúng ta tự vấn bản thân rằng
    liệu có thể giúp họ không
  • 12:48 - 12:51
    hay đúng hơn theo tôi nghĩ là liệu ta
    có thể giúp chính mình không.
  • 12:52 - 12:54
    Nếu có,
  • 12:54 - 12:56
    tôi tin họ-- những cựu chiến binh sẽ ổn.
  • 12:57 - 13:00
    Đã đến lúc đất nước ta cùng đoàn kết lại,
  • 13:02 - 13:07
    để giúp những người đã chiến đấu
    vì chúng ta.
  • 13:07 - 13:08
    Xin cảm ơn.
  • 13:08 - 13:15
    ( Vỗ tay )
Title:
Trở về quê hương từ mặt trận thật đau lòng
Speaker:
Sebastian Junger
Description:

Sebastian Junger đã thấy chiến tranh đến gần, và ông biết tác động của hậu chấn trên người lính. Tuy nhiên, ông cho rằng có một nguyên nhân chính gây ra tổn thương này: trải nghiệm sự gần gũi đặc biệt của quân ngũ và sự xa lánh, khác biệt của xã hội hiện đại. "Đôi lúc chúng ta tự vấn bản thân có thể giúp những người lính này không" Junger nói. "Tôi nghĩ rằng câu hỏi thực sự là, chúng ta có thể cứu lấy mình không."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:28

Vietnamese subtitles

Revisions