Return to Video

Vật dụng hàng ngày, lịch sử bi thảm

  • 0:00 - 0:02
    Đây là những vật dụng đơn giản:
  • 0:02 - 0:06
    đồng hồ, chìa khóa, lược, mắt kính.
  • 0:06 - 0:09
    Chúng là thứ mà
    nạn nhân diệt chủng ở Bosnia
  • 0:09 - 0:12
    mang theo bên mình
    trong chuyến đi cuối cùng của họ.
  • 0:12 - 0:16
    Chúng ta đều quen thuộc với
    những vật dụng trần tục, tầm thường này.
  • 0:16 - 0:18
    Việc một số nạn nhân mang theo
  • 0:18 - 0:21
    vật dụng cá nhân như
    bàn chải và kem đánh răng
  • 0:21 - 0:25
    là dấu hiệu cho thấy
    họ không biết điều sẽ xảy đến với mình.
  • 0:25 - 0:28
    Thường thì, họ được bảo rằng
    họ sẽ được trao đổi
  • 0:28 - 0:30
    với tù nhân chiến tranh.
  • 0:30 - 0:32
    Những vật dụng này được phục hồi
  • 0:32 - 0:35
    từ vô số các ngôi mộ dọc đất nước tôi
  • 0:35 - 0:36
    ngay trong lúc này,
  • 0:36 - 0:40
    pháp chứng đang khai quật thi thể
    từ những khu mộ mới,
  • 0:40 - 0:41
    20 năm sau chiến tranh.
  • 0:41 - 0:45
    Nó có thể là ngôi mộ lớn nhất
    từng được khám phá.
  • 0:45 - 0:48
    Trong 4 năm xung đột
  • 0:48 - 0:50
    đã phá hủy đất nước Bosnia
    trong những năm đầu 90,
  • 0:50 - 0:54
    xấp xỉ 30,000 người,
    phần lớn là thường dân,
  • 0:54 - 0:56
    mất tích, hoặc được cho là đã chết,
  • 0:56 - 0:58
    và 100,000 người khác bị giết
  • 0:58 - 1:00
    trong suốt những cuộc hành quân.
  • 1:00 - 1:01
    Hầu hết bọn họ bị giết
  • 1:01 - 1:03
    trong những ngày đầu chiến tranh
  • 1:03 - 1:05
    hoặc kéo dài cho đến khi
    thù hằn kết thúc
  • 1:05 - 1:07
    khi khu vực an toàn
    của Liên Hiệp Quốc
  • 1:07 - 1:11
    như Srebrenica
    bị quân đội Serb chiếm đóng.
  • 1:11 - 1:13
    Tòa án tội phạm quốc tế
  • 1:13 - 1:14
    đã đưa ra một số lời kết án
  • 1:14 - 1:17
    về tội ác chống nhân quyền và diệt chủng
  • 1:17 - 1:21
    Nạn diệt chủng là sự hủy diệt
    cố ý và có hệ thống
  • 1:21 - 1:26
    của một nhóm sắc tộc, chính trị,
    tôn giáo hoặc dân tộc.
  • 1:26 - 1:29
    Nạn diệt chủng nhìn chung là về giết chóc.
  • 1:29 - 1:32
    Nó cũng là sự phá hủy tài sản,
  • 1:32 - 1:33
    di sản văn hóa,
  • 1:33 - 1:37
    cuối cùng là xoá sổ sự tồn tại
    của các nạn nhân trên cõi đời.
  • 1:37 - 1:39
    Thực tế, nạn diệt chủng
    không chỉ là về giết chóc;
  • 1:39 - 1:42
    mà còn là
    sự từ chối danh tính con người.
  • 1:42 - 1:44
    Sẽ luôn luôn có những dấu vết,
  • 1:44 - 1:46
    không có tội ác nào là hoàn hảo.
  • 1:46 - 1:48
    Sẽ luôn còn lại những phần
    mà người ra đi để lại,
  • 1:48 - 1:51
    bền chặt hơn cả
    thi thể mỏng manh của họ
  • 1:51 - 1:55
    và kí ức đẹp nhất về họ,
    đang mờ dần.
  • 1:55 - 1:57
    Những thứ này được phục hồi
  • 1:57 - 1:58
    từ vô số các ngôi mộ,
  • 1:58 - 2:03
    và mục đích đặc biệt của nó
  • 2:03 - 2:07
    là để nhận dạng những người
    mất tích trong cuộc thảm sát,
  • 2:07 - 2:09
    vụ diệt chủng đầu tiên
    trên vùng đất châu Âu
  • 2:09 - 2:11
    kể từ vụ Holocaust.
  • 2:11 - 2:13
    Không một thi thể nào
    đáng bị chôn vùi
  • 2:13 - 2:15
    hoặc vô danh mãi mãi.
  • 2:15 - 2:17
    Một khi được phục hồi,
  • 2:17 - 2:20
    những vật dụng
    mà các nạn nhân mang theo
  • 2:20 - 2:21
    trên đường hành quyết
  • 2:21 - 2:23
    được rửa sạch, phân tích cẩn thận,
  • 2:23 - 2:26
    phân loại và cất giữ.
  • 2:26 - 2:29
    Hàng ngàn hiện vật được
    để trong những túi nhựa trắng
  • 2:29 - 2:31
    như bạn nhìn thấy trong phim CSI.
  • 2:31 - 2:34
    Những vật dụng này được sử dụng
    như công cụ pháp chứng
  • 2:34 - 2:36
    trong việc nhận dạng
    vẻ ngoài của nạn nhân,
  • 2:36 - 2:39
    và cũng là những chứng tích pháp y
    rất đáng giá
  • 2:39 - 2:42
    trong các phiên tòa xử tội ác chiến tranh
    đang còn dang dở.
  • 2:42 - 2:45
    Những người sống sót
    đôi khi được kêu gọi
  • 2:45 - 2:47
    thử nhận dạng
    những vật này qua bề ngoài
  • 2:47 - 2:50
    nhưng kiểm tra bên ngoài
    là một quá trình rất khó khăn,
  • 2:50 - 2:54
    không hiệu quả và đau đớn.
  • 2:54 - 2:57
    Một khi bộ phận pháp y,
    bác sĩ và các luật sư
  • 2:57 - 2:59
    hoàn tất công việc,
  • 2:59 - 3:01
    câu chuyện của chúng
    sẽ bị lãng quên.
  • 3:01 - 3:04
    Tin hay không thì,
    sẽ có nhiều thứ bị phá hủy,
  • 3:04 - 3:08
    hay chỉ đơn giản là được bày lên kệ
    và chìm vào lãng quên.
  • 3:08 - 3:13
    Vài năm trước, tôi quyết định
    chụp lại mỗi một vật thể được khai quật
  • 3:13 - 3:16
    để lưu trữ chúng
    một cách trực quan
  • 3:16 - 3:19
    để những người sống sót
    có thể xem qua dễ dàng.
  • 3:19 - 3:23
    Là một người kể chuyện,
    tôi muốn đưa chúng trở lại với cộng đồng.
  • 3:23 - 3:25
    thay vì dừng lại ở việc
    nâng cao nhận thức.
  • 3:25 - 3:27
    Và trong trường hợp này,
  • 3:27 - 3:29
    một người nào đó có thể
    nhận ra những thứ này
  • 3:29 - 3:32
    hoặc ít nhất, những tấm hình này
  • 3:32 - 3:36
    trở thành một lời nhắc nhở,
    công bằng và vĩnh viễn
  • 3:36 - 3:38
    về những gì đã xảy ra.
  • 3:38 - 3:40
    Nhiếp ảnh là sự đồng cảm,
  • 3:40 - 3:43
    và sự quen thuộc của những vật này
    đem đến sự đồng cảm.
  • 3:43 - 3:45
    Trong trường hợp này,
    tôi chỉ là một công cụ
  • 3:45 - 3:47
    một cơ sở pháp chứng
  • 3:47 - 3:52
    kết quả là, đem nghệ thuật nhiếp ảnh
    gần hơn với việc thu thập tư liệu
  • 3:52 - 3:56
    Một khi tất cả những người mất tích
    được nhận dạng,
  • 3:56 - 3:58
    thì chỉ còn sót lại
    thi thể mục rữa
  • 3:58 - 4:00
    cùng với đồ dùng hàng ngày
    trong nấm mồ.
  • 4:00 - 4:02
    Nói một cách đơn giản,
  • 4:02 - 4:04
    những thứ này là vật chứng cuối cùng
  • 4:04 - 4:05
    để xác định nạn nhân,
  • 4:05 - 4:07
    là điều nhắc nhở cuối cùng rằng
  • 4:07 - 4:09
    những người này đã từng tồn tại.
  • 4:09 - 4:11
    XIn cảm ơn rất nhiều.
  • 4:11 - 4:15
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Vật dụng hàng ngày, lịch sử bi thảm
Speaker:
Ziyah Gafic
Description:

Ziyah Gafić chụp ảnh những vật dụng hàng ngày - đồng hồ, giày dép, kính mắt. Những tấm ảnh tưởng chừng như đơn giản; nhưng vật dụng mà nó khắc hoạ thì lại được khai quật từ những ngôi mộ tập thể trong cuộc chiến tranh Bosnia. Gafić , một TED Fellow và là người Sarajevo bản địa, đã chụp ảnh tất cả các hiện vật này nhằm tạo ra một kho lưu trữ sống về danh tính của những người đã khuất.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
04:32

Vietnamese subtitles

Revisions