Return to Video

Động vật quan sát trong bóng đêm như thế nào? - Anna Stöckl

  • 0:07 - 0:12
    Với mắt người, đêm tối chỉ là
    một bức màn ảm đạm mờ ảo.
  • 0:12 - 0:14
    Tuy nhiên, đối với
    những loài động vật ăn đêm
  • 0:14 - 0:20
    bóng tối lại chính là "thiên đường"
    muôn màu muôn vẻ.
  • 0:20 - 0:23
    Vậy, điều gì khiến bướm đêm khác biệt
    so với con người chúng ta?
  • 0:23 - 0:26
    Bướm đêm và các loài ăn đêm khác
    nhìn được trong bóng tối
  • 0:26 - 0:30
    bởi vì mắt chúng có thể thích ứng
    với điều kiện ánh sáng yếu.
  • 0:30 - 0:33
    Mọi loài sinh vật có thể nhìn thấy được
  • 0:33 - 0:37
    nhờ võng mạc có các tế bào cảm nhận
    những hạt sáng,
  • 0:37 - 0:39
    gọi là photon
  • 0:39 - 0:43
    Khi các tế bào nhạy sáng nhận biết
    photon, chúng sẽ truyền tín hiệu
  • 0:43 - 0:45
    đến các tế bào khác ở võng mạc và não.
  • 0:45 - 0:48
    Não sẽ phân tích các tín hiệu
    và chuyển đổi chúng thành hình ảnh
  • 0:48 - 0:51
    mà mắt đang nhìn thấy.
  • 0:51 - 0:54
    Ánh sáng càng mạnh, càng nhiều photon
    hội tụ tại võng mạc.
  • 0:54 - 0:56
    Vào một ngày nắng thì
  • 0:56 - 1:00
    số photon đi vào võng mạc
    lên đến hơn 100 triệu lần
  • 1:00 - 1:02
    so với trong một đêm không trăng.
  • 1:02 - 1:05
    Trong bóng tối, số lượng
    photon không sụt giảm,
  • 1:05 - 1:09
    nhưng số lượng truyền đến
    võng mạc con người sẽ bị ảnh hưởng.
  • 1:09 - 1:12
    Có nghĩa, lượng thông tin được
    các tế bào nhạy sáng tiếp nhận,
  • 1:12 - 1:13
    cũng như chất lượng hình ảnh
  • 1:13 - 1:16
    sẽ khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
  • 1:16 - 1:21
    Vào buổi đêm, rất khó để mắt
    của những loài động vật ăn ngày
  • 1:21 - 1:24
    nhận biết được ánh sáng.
  • 1:24 - 1:28
    Nhưng đối với những sinh vật sống về đêm,
    nó đơn giản chỉ là sự thích nghi.
  • 1:28 - 1:31
    Một trong những sự thích nghi này
    chính là việc thay đổi kích thước.
  • 1:31 - 1:36
    Ví dụ như khỉ lùn Tarsier,
    với độ lớn của nhãn cầu gần bằng não,
  • 1:36 - 1:40
    chúng là loài có mắt to nhất so với não
    trong tất cả các loài thú có vú.
  • 1:40 - 1:45
    Nếu với tỉ lệ mắt-não như vậy,
    mắt con người sẽ to bằng quả bưởi
  • 1:45 - 1:49
    Đôi mắt to của loài khỉ Tarsier không phải
    để chúng trông đáng yêu hơn
  • 1:49 - 1:52
    mà để ánh sáng được tiếp nhận
    nhiều nhất có thể.
  • 1:52 - 1:55
    Mắt càng lớn,
    đồng tử (con ngươi) cũng lớn hơn,
  • 1:55 - 1:57
    và thủy tinh thể sẽ rộng hơn,
  • 1:57 - 2:00
    giúp các tế bào thụ thể tiếp nhận
    được nhiều ánh sáng hơn.
  • 2:00 - 2:04
    Trong khi đôi mắt cực to của khỉ Tarsier
    giúp chúng quan sát trong đêm
  • 2:04 - 2:08
    mèo lại dùng đôi mắt sáng chói của mình.
  • 2:08 - 2:12
    Mắt mèo tiếp nhận ánh sáng tốt là nhờ
    lớp tế bào phản chiếu
  • 2:12 - 2:15
    nằm đằng sau võng mạc.
  • 2:15 - 2:19
    Lớp màng này được cấu thành từ các tế bào
    giống như gương với các tinh thể
  • 2:19 - 2:22
    giúp phản xạ phần ánh sáng đã lọt qua,
    một lần nữa, trở lại võng mạc
  • 2:22 - 2:24
    và đi ra khỏi mắt.
  • 2:24 - 2:26
    Ngoài tạo ra luồng sáng kì quái,
  • 2:26 - 2:30
    điều này còn giúp các tế bào cảm quan
    được tiếp nhận ánh sáng lần thứ hai.
  • 2:30 - 2:36
    Thực tế, đèn ô tô được thiết kế
    dựa trên cấu trúc mắt này.
  • 2:36 - 2:40
    Mắt của cóc lại hoàn toàn khác.
  • 2:40 - 2:41
    Chúng có thể tạo lập hình ảnh
  • 2:41 - 2:46
    khi chỉ có một photon
    đi qua mỗi tế bào cảm quan trong một giây.
  • 2:46 - 2:48
    Cóc làm được điều đó vì
    các tế bào của chúng
  • 2:48 - 2:51
    phản ứng chậm hơn 25 lần so với
    các tế bào nhạy sáng của người.
  • 2:51 - 2:54
    Hay một lần tiếp nhận photon của cóc
    có thể lên đến 4 giây,
  • 2:54 - 2:57
    điều này cho phép chúng "nhìn thấy"
    nhiều điều hơn con người
  • 2:57 - 3:00
    trong một khoảng thời gian thị giác.
  • 3:00 - 3:04
    Tuy nhiên, điều này khiến cóc phản ứng
    vô cùng chậm chạp
  • 3:04 - 3:08
    bởi chúng chỉ nhận thức được
    hình ảnh mới trong não 4 giây sau.
  • 3:08 - 3:11
    May mắn thay, con mồi của chúng
    cũng là những sinh vật ngờ nghệch.
  • 3:11 - 3:15
    Trong lúc ấy, màn đêm đã ồn ào
    với những loài côn trùng,
  • 3:15 - 3:17
    ví dụ như loài bướm đêm Sphingidae,
  • 3:17 - 3:21
    chúng có thể tìm được loài hoa yêu thích
    dựa vào màu sắc trong màn đêm
  • 3:21 - 3:23
    là nhờ vào một biện pháp kinh ngạc -
  • 3:23 - 3:26
    chúng lờ đi những chi tiết
    nhỏ nhặt khi quan sát.
  • 3:26 - 3:30
    Thông tin từ các tế bào nhạy sáng
    lân cận được tổng hợp tại não,
  • 3:30 - 3:32
    vì vậy số lượng photon được
    cảm nhận sẽ cao hơn
  • 3:32 - 3:35
    so với chúng được hấp thụ riêng lẻ
    ở từng thụ quan.
  • 3:35 - 3:38
    Tuy nhiên, nhóm các tế bào sẽ dẫn đến
    việc hình ảnh bị mất chi tiết,
  • 3:38 - 3:42
    vì những chi tiết cụ thể cần
    một mạng lưới thông tin chính xác,
  • 3:42 - 3:46
    từ các photon
    trong không gian.
  • 3:46 - 3:50
    Vì loài bướm này có thể cân bằng giữa
    nhu cầu thông tin với sự mất nét hình ảnh
  • 3:50 - 3:51
    nên vẫn thành công khi tìm hoa.
  • 3:51 - 3:54
    Dù có chậm chạp hay to lớn,
    sáng ngời hay yếu kém
  • 3:54 - 3:57
    mắt là kết quả của những
    sự thích nghi về mặt sinh học
  • 3:57 - 4:01
    giúp các loài ăn đêm có được
    khả năng thị giác đặc biệt.
  • 4:01 - 4:04
    Tưởng tượng khi chúng ta quan sát
    được bằng đôi mắt của chúng
  • 4:04 - 4:07
    một thế giới kì thú khi
    màn đêm đã buông xuống.
Title:
Động vật quan sát trong bóng đêm như thế nào? - Anna Stöckl
Description:

Tìm hiểu thêm tại: http://ed.ted.com/lessons/how-do-animals-see-in-the-dark-anna-stockl

Đối với con người, đêm tối chỉ là một bức màn ảm đạm mờ ảo. Tuy nhiên, đối với những loài động vật ăn đêm, bóng tối lại chính là "thiên đường" với muôn màu muôn vẻ. Vậy, điều gì khiến loài ngài khác biệt so với con người chúng ta? Anna Stöckl đã khám phá ra bí mật của những "sát thủ bóng đêm".

Bài học bởi Anna Stöckl, minh hoạ bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:23

Vietnamese subtitles

Revisions