Return to Video

Tối đa hóa lợi nhuận khi cạnh tranh

  • 0:00 - 0:06
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:10 - 0:12
    - [Alex] Trong bài trước, ta đã biết
    trong thị trường cạnh tranh
  • 0:12 - 0:15
    thì doanh nghiệp
    không có nhiều quyền kiểm soát
  • 0:15 - 0:16
    về giá sản phẩm.
  • 0:16 - 0:19
    Doanh nghiệp phải chấp nhận
    giá thị trường.
  • 0:19 - 0:23
    Vì vậy quyết định của doanh nghiệp
    về tối đa hóa lợi nhuận trở thành
  • 0:23 - 0:26
    quyết định về mức sản lượng,
  • 0:26 - 0:29
    và đó là vấn đề mà
    giờ ta sẽ tìm hiểu.
  • 0:34 - 0:36
    Lợi nhuận là gì?
  • 0:36 - 0:39
    Lợi nhuận bằng tổng doanh thu
    trừ đi tổng chi phí.
  • 0:39 - 0:42
    Tổng doanh thu bằng
    giá nhân tổng sản lượng bán ra.
  • 0:42 - 0:45
    Tổng chi phí gồm 2 phần:
  • 0:45 - 0:47
    Thứ nhất là chi phí cố định.
  • 0:47 - 0:51
    Đây là chi phí không thay đổi
    theo sản lượng.
  • 0:51 - 0:54
    Giả dụ bạn là chủ
  • 0:54 - 0:58
    của giếng dầu nhỏ này
    và phải trả tiền thuê
  • 0:58 - 1:01
    phần đất nơi có giếng dầu.
  • 1:01 - 1:04
    Bạn phải thanh toán
    những chi phí thuê này
  • 1:04 - 1:08
    bất kể lượng dầu thu được
    từ giếng.
  • 1:08 - 1:11
    Tháng nào bạn cũng
    phải trả tiền thuê,
  • 1:11 - 1:14
    dù chỉ thu được 1 thùng dầu,
  • 1:14 - 1:17
    10 thùng dầu hay 11 thùng dầu
    trong tháng đó.
  • 1:17 - 1:19
    Số lượng không có tác động gì hết.
  • 1:19 - 1:21
    Bạn vẫn phải trả
    một khoản tiền thuê giống nhau.
  • 1:21 - 1:25
    Thậm chí không thu được chút dầu nào
    trong tháng đó,
  • 1:25 - 1:28
    hay nếu hố dầu cạn kiệt,
    thì bạn vẫn phải trả
  • 1:28 - 1:29
    mọi khoản tiền thuê đó.
  • 1:29 - 1:32
    Vì vậy, tiền thuê là chi phí cố định.
  • 1:32 - 1:34
    Chi phí này
    không thay đổi theo sản lượng.
  • 1:35 - 1:39
    Tiện thể nói luôn,
    nếu bạn sở hữu mảnh đất,
  • 1:39 - 1:42
    nếu bạn cho ai đó thuê,
  • 1:42 - 1:45
    thì còn có thêm một khoản
    chi phí cơ hội nữa.
  • 1:45 - 1:50
    Vậy việc tính lợi nhuận
    nên gộp cả
  • 1:50 - 1:52
    chi phí cơ hội.
  • 1:52 - 1:56
    Đó là điều khiến việc tính
    lợi nhuận trong kinh tế
  • 1:56 - 1:59
    khác với định nghĩa về lợi nhuận
    trong kế toán.
  • 1:59 - 2:03
    Khái niệm lợi nhuận trong kinh tế
    bao gồm cả chi phí cơ hội.
  • 2:03 - 2:04
    Còn gì nữa?
  • 2:05 - 2:07
    Chi phí biến đổi
    là chi phí
  • 2:07 - 2:10
    thay đổi theo mức sản lượng.
  • 2:10 - 2:14
    Ví dụ, tiền điện
    để bơm dầu.
  • 2:14 - 2:17
    Càng bơm nhiều dầu,
    giàn khoan càng phải chạy nhanh,
  • 2:17 - 2:21
    rõ ràng bạn sẽ càng sử dụng
    nhiều điện năng hơn.
  • 2:21 - 2:23
    Nếu chạy máy 24h/ngày,
    bạn sẽ sử dụng
  • 2:23 - 2:26
    nhiều điện hơn
    so với khi bạn chạy máy
  • 2:26 - 2:27
    12h/ngày.
  • 2:27 - 2:30
    Chi phí đi lại:
    bạn phải tới giếng lấy dầu,
  • 2:30 - 2:33
    hút lên xe tải,
    vận chuyển dầu đi...
  • 2:33 - 2:37
    Đây đều là những chi phí
    biến đổi theo sản lượng,
  • 2:37 - 2:41
    thường sẽ tăng lên
    khi bạn sản xuất nhiều thêm.
  • 2:41 - 2:43
    Tóm lại, đó là các chi phí biến đổi.
  • 2:43 - 2:47
    Vậy tổng chi phí
  • 2:47 - 2:50
    bằng chi phí cố định
    cộng chi phí biến đổi,
  • 2:50 - 2:53
    mà chi phí biến đối
    lại phụ thuộc vào sản lượng.
  • 2:54 - 2:56
    Được rồi! Vậy bạn tối đa hóa lợi nhuận
    bằng cách nào?
  • 2:56 - 2:59
    Vâng, chúng ta sẽ không
    dùng đến toán học ở đây,
  • 2:59 - 3:01
    nhưng với những người
    hiểu môn toán,
  • 3:01 - 3:04
    tôi muốn lướt qua
    để bạn hiểu tác dụng
  • 3:04 - 3:06
    của các phép tính
    và chỉ ra một cách dễ dàng
  • 3:06 - 3:08
    để tìm ra đáp số.
  • 3:08 - 3:12
    Bạn đã biết lợi nhuận
    là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí
  • 3:12 - 3:15
    và cả hai đều là hàm số
    của mức sản lượng.
  • 3:15 - 3:18
    Khi toán học, làm thế nào
    để tối đa hóa từng hàm số?
  • 3:18 - 3:20
    Bạn hãy nhớ lại môn đại số.
  • 3:21 - 3:24
    Bạn lấy đạo hàm của hàm số đó
  • 3:24 - 3:27
    và đặt bằng 0.
  • 3:27 - 3:29
    Vậy trong trường hợp này,
    ta lấy đạo hàm
  • 3:29 - 3:31
    của lợi nhuận chia cho
    sản lượng và đặt
  • 3:31 - 3:33
    bằng 0.
  • 3:33 - 3:35
    Vì thế, đạo hàm lợi nhuận
    chia cho sản lượng
  • 3:35 - 3:38
    là đạo hàm của
    tổng doanh thu
  • 3:38 - 3:43
    chia cho sản lượng,
    trừ đi đạo hàm của tổng chi phí
  • 3:43 - 3:44
    chia cho sản lượng.
  • 3:44 - 3:46
    Trong kinh tế học,
    có tên gọi riêng
  • 3:46 - 3:48
    cho hai đạo hàm này.
  • 3:48 - 3:51
    Đạo hàm của tổng doanh thu
    chia cho sản lượng
  • 3:51 - 3:54
    được gọi là doanh thu biên.
  • 3:54 - 3:58
    Đạo hàm của tổng chi phí
    chia cho sản lượng
  • 3:58 - 4:00
    được gọi là chi phí biên.
  • 4:00 - 4:03
    Ta muốn tìm sản lượng mà
    doanh thu biên
  • 4:03 - 4:07
    trừ đi chi phí biên bằng 0,
    hay nói cách khác,
  • 4:07 - 4:10
    ta muốn tìm sản lượng
    mà doanh thu biên
  • 4:10 - 4:12
    bằng chi phí biên.
  • 4:12 - 4:16
    Hay nói cách khác, sản lượng
    tối đa hóa lợi nhuận
  • 4:16 - 4:21
    là sản lượng mà tại đó
    doanh thu biên bằng chi phí biên.
  • 4:22 - 4:25
    Giờ tôi sẽ giải thích rõ hơn,
  • 4:25 - 4:28
    đặc biệt là với những ai
    không hiểu môn toán,
  • 4:28 - 4:31
    nhưng với người đã hiểu rồi,
    thì đây chính là
  • 4:31 - 4:34
    điều bạn từng làm khi tính toán:
    lấy đạo hàm
  • 4:34 - 4:35
    bằng 0.
  • 4:35 - 4:38
    Được rồi, giờ ta sẽ phân tích.
  • 4:38 - 4:41
    Khi doanh nghiệp sản xuất được
    thêm một đơn vị sản lượng,
  • 4:41 - 4:45
    sẽ có thêm doanh thu
    và thêm chi phí.
  • 4:45 - 4:49
    Tối đa hóa lợi nhuận
    chính là việc so sánh
  • 4:49 - 4:51
    doanh thu và chi phí
    tăng thêm này.
  • 4:51 - 4:53
    Ta có các khái niệm như sau:
  • 4:53 - 4:57
    Doanh thu biên là doanh thu
    bổ sung vào tổng doanh thu,
  • 4:57 - 5:00
    do bán thêm 1 đơn vị sản lượng.
  • 5:00 - 5:05
    Chi phí biên là chi phí bổ sung
    vào tổng chi phí,
  • 5:05 - 5:07
    khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản lượng.
  • 5:07 - 5:11
    Lợi nhuận được tối đa hóa ở mức
    sản lượng mà tại đó doanh thu biên
  • 5:11 - 5:12
    bằng chi phí biên.
  • 5:12 - 5:14
    Vì sao lại vậy?
  • 5:14 - 5:16
    Giả sử doanh thu biên
  • 5:16 - 5:19
    không bằng chi phí biên,
    ta sẽ chứng minh
  • 5:19 - 5:22
    bạn không thể tối đa hóa lợi nhuận
    trong trường hợp này.
  • 5:22 - 5:26
    Ví dụ, nếu doanh thu biên
    lớn hơn chi phí biên,
  • 5:26 - 5:29
    tức là bạn không tối đa hóa lợi nhuận,
    vì sản xuất càng nhiều
  • 5:29 - 5:31
    thì càng có thêm lợi nhuận.
  • 5:31 - 5:36
    Vì sao? Vâng, hãy nhớ rằng
    doanh thu biên là phần bổ sung
  • 5:36 - 5:39
    vào doanh thu
    khi sản xuất thêm 1 đơn vị.
  • 5:39 - 5:41
    Chi phí biên
    là phần bổ sung vào chi phí
  • 5:41 - 5:43
    khi sản xuất thêm 1 đơn vị.
  • 5:43 - 5:46
    Nếu doanh thu biên
    lớn hơn chi phí biên,
  • 5:46 - 5:50
    có nghĩa việc sản xuất đơn vị đó
    tạo thêm doanh thu
  • 5:50 - 5:52
    nhiều hơn chi phí bỏ ra.
  • 5:52 - 5:55
    Nói cách khác,
    bạn có thể gia tăng lợi nhuận
  • 5:55 - 5:56
    bằng cách sản xuất nhiều hơn.
  • 5:56 - 5:59
    Vậy nếu doanh thu biên
    vẫn tiếp tục lớn hơn
  • 5:59 - 6:02
    chi phí biên,
    bạn sẽ muốn sản xuất nhiều hơn.
  • 6:03 - 6:05
    Mặt khác,
    giả sử doanh thu biên
  • 6:05 - 6:09
    ít hơn chi phí biên,
    hay nói cách khác,
  • 6:09 - 6:13
    giả sử chi phí biên lớn hơn
    doanh thu biên.
  • 6:13 - 6:16
    Thì khi đó, bạn đang không
    tối đa hóa lợi nhuận
  • 6:16 - 6:19
    vì sản xuất ít hơn
    sẽ làm tăng lợi nhuận.
  • 6:20 - 6:21
    Vì sao lại vậy?
  • 6:21 - 6:24
    Hãy cùng xét chi phí biên.
  • 6:24 - 6:30
    Nếu bạn muốn sản xuất
    ít hơn 1 đơn vị, chi phí giảm xuống
  • 6:30 - 6:34
    bằng chi phí biên,
    doanh thu cũng giảm xuống
  • 6:34 - 6:38
    bằng doanh thu biên,
    nhưng vì chi phí biên lớn hơn
  • 6:38 - 6:42
    doanh thu biên,
    nên chi phí sản xuất
  • 6:42 - 6:46
    ít hơn 1 đơn vị sẽ giảm xuống
    nhiều hơn lượng doanh thu giảm.
  • 6:46 - 6:50
    Vậy nếu chi phí giảm xuống
    đến mức nhiều hơn doanh thu
  • 6:50 - 6:54
    đang giảm xuống,
    bạn cũng sẽ làm tăng lợi nhuận.
  • 6:54 - 6:58
    Nếu doanh thu biên
    thấp hơn chi phí biên,
  • 6:58 - 7:02
    bạn muốn sản xuất ít hơn:
    bạn sẽ làm tăng lợi nhuận
  • 7:02 - 7:04
    bằng cách sản xuất ít hơn.
  • 7:04 - 7:08
    Nếu doanh thu biên
    lớn hơn chi phí biên,
  • 7:08 - 7:10
    bạn sẽ không tối đa hóa lợi nhuận.
  • 7:10 - 7:13
    Nếu doanh thu biên thấp hơn
    chi phí biên,
  • 7:13 - 7:15
    bạn đang không tối đa hóa lợi nhuận.
  • 7:15 - 7:20
    Bạn chỉ có thể tối đa hóa lợi nhuận
    nếu doanh thu biên
  • 7:20 - 7:22
    bằng chi phí biên.
  • 7:23 - 7:27
    Giờ ta sẽ thể hiện trên biểu đồ,
    bắt đầu với doanh thu biên.
  • 7:27 - 7:29
    Với doanh nghiệp cạnh tranh,
    điều này khá dễ dàng,
  • 7:29 - 7:32
    bởi hãy nhớ rằng,
    doanh nghiệp cạnh tranh
  • 7:32 - 7:36
    có quy mô khá nhỏ so với
    tổng thị trường.
  • 7:36 - 7:40
    Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cạnh tranh có thể dễ dàng nhân đôi sản lượng,
  • 7:40 - 7:43
    mà không đẩy giá thị trường xuống.
  • 7:43 - 7:46
    Kết quả là,
    với doanh nghiệp cạnh tranh,
  • 7:46 - 7:49
    doanh thu biên
    bằng giá thị trường.
  • 7:49 - 7:54
    Ví dụ, giả sử doanh nghiệp
    đang sản xuất 2 đơn vị sản lượng
  • 7:54 - 7:56
    và quyết định sản xuất thêm
    đơn vị thứ 3,
  • 7:56 - 8:00
    thì doanh thu bổ sung cho đơn vị
    thứ 3 này là gì?
  • 8:00 - 8:01
    Đó là giá cả.
  • 8:01 - 8:03
    Đó là giá mà doanh nghiệp có được
    từ thùng dầu đó.
  • 8:03 - 8:06
    Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm thùng dầu
    thứ 4 thì sao?
  • 8:06 - 8:09
    Doanh nghiệp thu được gì?
    Phần doanh thu bổ sung là bao nhiêu?
  • 8:09 - 8:11
    Đó là giá của thùng dầu.
  • 8:11 - 8:12
    Vậy đơn vị thứ 5 thì sao?
  • 8:12 - 8:17
    Một lần nữa, giá là phần bổ sung vào
    doanh thu, tức doanh thu biên.
  • 8:18 - 8:21
    Vậy, doanh thu biên của
    doanh nghiệp cạnh tranh
  • 8:21 - 8:23
    bằng giá cả
    và nằm ngang,
  • 8:23 - 8:26
    tức là không thay đổi
    khi doanh nghiệp thay đổi sản lượng,
  • 8:26 - 8:29
    bởi doanh nghiệp có quy mô nhỏ
    so với thị trường.
  • 8:29 - 8:31
    Còn chi phí biên thì sao?
  • 8:31 - 8:34
    Hình dạng điển hình của
    đường chi phí biên
  • 8:34 - 8:36
    sẽ dốc lên như thế này.
  • 8:36 - 8:39
    Một lần nữa,
    ta xét về giếng dầu nhé!
  • 8:39 - 8:43
    Ta có thể sản xuất nhiều hơn
    từ giếng dầu này,
  • 8:43 - 8:44
    nhưng vẫn có giới hạn.
  • 8:44 - 8:46
    Ta chỉ có thể
    chạy máy thật nhanh.
  • 8:46 - 8:50
    Ta phải thúc máy khoan chạy tích cực
    khi bắt đầu sản xuất nhiều hơn.
  • 8:50 - 8:54
    Ta có thể dễ dàng sản xuất
    3 hoặc 4 đơn vị,
  • 8:54 - 8:58
    nhưng để sản xuất 6, 7, 8, 9
    thùng dầu
  • 8:58 - 9:00
    từ giếng dầu đó
    ta buộc phải chạy máy
  • 9:00 - 9:02
    thật nhanh,
    tức là phải sử dụng
  • 9:02 - 9:04
    rất nhiều điện năng,
  • 9:04 - 9:06
    phải liên tục bảo dưỡng...
  • 9:06 - 9:10
    Vì thế chi phí có xu hướng tăng thêm.
  • 9:10 - 9:14
    Ta không thể sản xuất
    số lượng dầu vô hạn
  • 9:14 - 9:16
    với cùng một chi phí
    từ giếng dầu này.
  • 9:16 - 9:20
    Chi phí sẽ tăng lên,
  • 9:20 - 9:23
    chi phi bổ sung
    cũng sẽ tăng lên,
  • 9:23 - 9:25
    khi ta muốn sản xuất nhiều hơn
    từ giếng dầu đó.
  • 9:25 - 9:29
    Đây là
    đường chi phí biên điển hình.
  • 9:29 - 9:33
    Vậy, đâu là điểm tối đa hóa lợi nhuận?
  • 9:33 - 9:35
    Lợi nhuận được tối đa hóa
    tại nơi mà doanh thu biên
  • 9:35 - 9:37
    bằng chi phí biên.
  • 9:37 - 9:39
    Trong trường hợp này,
    với doanh nghiệp cạnh tranh,
  • 9:39 - 9:41
    doanh thu biên bằng giá cả.
  • 9:41 - 9:44
    Vậy lợi nhuận được tối đa hóa
    khi giá bằng với
  • 9:44 - 9:47
    chi phí biên,
    hay chính là ở điểm này.
  • 9:48 - 9:50
    Giờ ta hãy tư duy
    một cách trực quan.
  • 9:51 - 9:56
    Ở bên trái,
    đây là doanh thu bổ sung
  • 9:56 - 9:58
    từ việc bán 1 thùng dầu.
  • 9:58 - 10:01
    Đây là chi phí bổ sung
    từ việc bán 1 thùng dầu.
  • 10:01 - 10:05
    Khi so sánh, bạn sẽ thấy
    doanh thu lớn hơn chi phí,
  • 10:05 - 10:06
    vì thế doanh nghiệp sẽ bán nhiều hơn.
  • 10:06 - 10:09
    Doanh thu lớn hơn chi phí,
    vì thế bán nhiều hơn.
  • 10:09 - 10:11
    Doanh thu lớn hơn chi phí.
  • 10:11 - 10:14
    Bạn sẽ tiếp tục bán nhiều hơn
    cho tới khi đạt đến điểm này.
  • 10:14 - 10:16
    Bạn có muốn đi xa hơn không? Không.
  • 10:16 - 10:19
    Ở đây, chi phí lớn hơn doanh thu.
  • 10:19 - 10:23
    Bằng cách bán ít hơn,
    bạn có thể giảm chi phí
  • 10:23 - 10:25
    nhiều hơn giảm doanh thu,
  • 10:25 - 10:28
    vì vậy lợi nhuận tăng lên
  • 10:28 - 10:31
    và đó là lý do khiến điểm này,
    nơi doanh thu biên
  • 10:31 - 10:35
    bằng chi phí biên,
    hay giá cả bằng chi phí biên,
  • 10:35 - 10:38
    chính là điểm mà lợi nhuận
    được tối đa hóa.
  • 10:38 - 10:41
    Giờ hãy nhớ lại
    ngay từ đầu,
  • 10:41 - 10:44
    chúng ta đã muốn giải thích
    hành vi của doanh nghiệp.
  • 10:44 - 10:49
    Vậy cùng giải thích hành vi của doanh nghiệp
    thông qua việc tối đa hóa lợi nhuận.
  • 10:49 - 10:52
    Giả sử giá thị trường
    là 50 đô la/thùng dầu.
  • 10:52 - 10:55
    Vậy, để tối đa hóa lợi nhuận,
  • 10:55 - 10:59
    doanh nghiệp chọn mức sản lượng,
    trong trường hợp này
  • 10:59 - 11:02
    là khoảng 8 thùng dầu,
    để doanh thu biên
  • 11:02 - 11:04
    bằng chi phí biên.
  • 11:04 - 11:08
    Nhớ là với doanh nghiệp cạnh tranh,
    doanh thu biên bằng với giá cả.
  • 11:08 - 11:11
    Vậy để tối đa hóa lợi nhuận,
    doanh nghiệp phải sản xuất một lượng
  • 11:11 - 11:14
    khoảng 8 thùng dầu.
  • 11:14 - 11:17
    Giả sử giá thị trường
    tăng lên 100 đô la.
  • 11:17 - 11:24
    Để tối đa hóa lợi nhuận,
    doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng
  • 11:24 - 11:29
    dọc theo đường chi phí biên,
    giữ mối quan hệ này
  • 11:29 - 11:32
    để giá cả luôn bằng
    chi phí biên.
  • 11:32 - 11:36
    Giá tăng lên 100 đô la,
    nhưng vì doanh nghiệp mở rộng
  • 11:36 - 11:40
    dọc theo đường chi phí biên,
    nên chi phí biên cũng tăng lên.
  • 11:40 - 11:44
    Vậy đây là điểm
    tối đa hóa lợi nhuận
  • 11:44 - 11:47
    khi giá bằng 100 đô la.
  • 11:47 - 11:50
    Khi giá tăng lên 100 đô la,
    sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
  • 11:50 - 11:53
    chỉ dưới 10 thùng dầu.
  • 11:53 - 11:58
    Vì thế điểm tối đa hóa lợi nhuận
    giải thích việc doanh nghiệp sẽ làm
  • 11:58 - 12:01
    khi giá thị trường thay đổi.
  • 12:01 - 12:05
    Giờ ta đã biết cách tìm mức sản lượng
    tối đa hóa lợi nhuận:
  • 12:05 - 12:07
    tìm sản lượng
    mà tại đó doanh thu biên
  • 12:07 - 12:10
    bằng chi phí biên;
    trường hợp này cũng giống như
  • 12:10 - 12:12
    doanh nghiệp cạnh tranh
    khi giá bằng
  • 12:12 - 12:14
    chi phí biên.
  • 12:14 - 12:18
    Giờ ta muốn biết
    về quy mô lợi nhuận.
  • 12:18 - 12:19
    Điều này gợi lên một vấn đề
    không dễ phát hiện.
  • 12:19 - 12:23
    Có thể bạn đang tối đa hóa lợi nhuận
    mà vẫn bị thua lỗ.
  • 12:23 - 12:27
    Vậy thì điều tốt nhất
    bạn có thể làm để bị thua lỗ.
  • 12:27 - 12:31
    Ta sẽ muốn thể hiện quy mô lợi nhuận
    trên biểu đồ,
  • 12:31 - 12:35
    hay mức độ thua lỗ
    khi bạn tối đa hóa lợi nhuận.
  • 12:36 - 12:37
    Để làm việc này,
    ta cần giới thiệu
  • 12:37 - 12:40
    thêm một khái niệm khác
    - một đường mới,
  • 12:40 - 12:41
    đó là đường chi phí trung bình.
  • 12:41 - 12:45
    Chi phí trung bình
    đơn giản là chi phí trên mỗi đơn vị sản lượng.
  • 12:45 - 12:47
    Đó là tổng chi phí
    chia cho Q,
  • 12:47 - 12:49
    tức sản lượng sản xuất được.
  • 12:49 - 12:53
    Một lần nữa, chi phí trung bình
    bằng tổng chi phí chia cho Q.
  • 12:53 - 12:56
    Việc thêm đường chi phí trung bình
    vào biểu đồ
  • 12:56 - 12:58
    sẽ giúp ta thể hiện lợi nhuận
    trên biểu đồ.
  • 12:58 - 13:00
    Đó là điều ta muốn
    và ta sẽ tìm hiểu
  • 13:00 - 13:01
    trong bài học sau.
  • 13:01 - 13:03
    Cảm ơn các bạn.
  • 13:03 - 13:05
    - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra,
  • 13:05 - 13:07
    hãy nhấn "Practice Questions".
  • 13:07 - 13:11
    Còn đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video".
  • 13:11 - 13:16
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Tối đa hóa lợi nhuận khi cạnh tranh
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
13:16

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions