Return to Video

Elasticity of Demand

  • 0:00 - 0:06
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:09 - 0:12
    - [Alex] Hôm nay, chúng ta sẽ
    tìm hiểu về khái niệm
  • 0:12 - 0:14
    và ứng dụng của độ co giãn.
  • 0:14 - 0:15
    Kiến thức rải trong nhiều bài học,
  • 0:15 - 0:17
    do có phần phức tạp,
  • 0:17 - 0:20
    và thật lòng mà nói,
    nội dung này
  • 0:20 - 0:21
    lại còn hơi nhàm chán.
  • 0:21 - 0:24
    Có vài công thức toán học mà chúng ta phải
  • 0:24 - 0:26
    học để ghi nhớ và sử dụng...
  • 0:26 - 0:30
    Tuy nhiên, những ứng dụng toán học
    lại rất thú vị.
  • 0:30 - 0:34
    Hơn nữa, bạn sẽ nhiều lần
    gặp lại khái niệm độ co giãn.
  • 0:34 - 0:36
    Chúng ta sử dụng độ co giãn
    khi học về thuế và trợ cấp,
  • 0:36 - 0:39
    cũng như khi nghiên cứu về độc quyền.
  • 0:39 - 0:43
    Đây là một trong những khái niệm nền tảng
  • 0:43 - 0:46
    rất hữu ích khi bạn nắm vững ngay từ đầu.
  • 0:46 - 0:48
    Chúng ta cùng bắt đầu nào!
  • 0:52 - 0:54
    Đường cầu nghiêng xuống.
  • 0:54 - 0:56
    Hay nói cách khác,
    khi giá tăng,
  • 0:56 - 0:59
    lượng cầu giảm;
    còn khi giá giảm,
  • 0:59 - 1:01
    lượng cầu tăng.
  • 1:01 - 1:02
    Khá đơn giản, đúng không!
  • 1:02 - 1:05
    Nhưng lượng cầu
    thay đổi ra sao
  • 1:05 - 1:07
    khi giá thay đổi?
  • 1:07 - 1:10
    Khi giá giảm xuống,
    liệu lượng cầu
  • 1:10 - 1:13
    sẽ tăng nhiều hay ít?
  • 1:14 - 1:18
    Khái niệm về độ co giãn
    sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này.
  • 1:18 - 1:21
    Sau đây là một thuật ngữ cơ bản.
  • 1:21 - 1:23
    Đường cầu được coi là
    co giãn
  • 1:23 - 1:28
    khi một mức tăng giá
    làm giảm đáng kể lượng cầu.
  • 1:28 - 1:33
    Và tương tự, khi một mức giảm giá
    khiến lượng cầu tăng lên
  • 1:33 - 1:37
    rất nhiều - đó là đường co giãn.
  • 1:37 - 1:41
    Lượng sẽ thay đổi rất nhiều
    để đáp ứng sự thay đổi về giá.
  • 1:42 - 1:45
    Khi cùng một mức tăng giá
    chỉ làm giảm lượng cầu
  • 1:45 - 1:50
    một chút hoặc khi
    cùng một mức giảm giá
  • 1:50 - 1:52
    chỉ làm tăng lượng cầu một chút,
  • 1:52 - 1:55
    thì đường cầu này
    được coi là không co giãn
  • 1:55 - 1:58
    hay ít co giãn.
  • 1:58 - 2:01
    Độ co giãn của cầu
    sẽ được tính
  • 2:01 - 2:05
    bằng mức độ thay đổi
    của lượng cầu
  • 2:05 - 2:07
    khi giá thay đổi.
  • 2:08 - 2:09
    Cùng xét một ví dụ.
  • 2:09 - 2:12
    Chúng ta sẽ bắt đầu từ đường cầu này
    để thấy
  • 2:12 - 2:15
    đây là một đường cầu không co giãn.
  • 2:15 - 2:19
    Bạn hãy để ý, khi giá
    tăng từ 40 lên 50 đô la
  • 2:19 - 2:23
    thì lượng cầu
    chỉ giảm xuống một chút,
  • 2:23 - 2:27
    chỉ 5 đơn vị, tức từ 80 đơn vị
    xuống 75 đơn vị.
  • 2:28 - 2:31
    Giờ giả sử ta có
  • 2:31 - 2:33
    một đường cầu như thế này.
  • 2:33 - 2:36
    Đây sẽ là
    một đường cầu co giãn.
  • 2:36 - 2:41
    Bạn sẽ thấy, với cùng mức tăng 10 đô la,
  • 2:41 - 2:45
    thì lượng cầu giảm
    từ 80 đơn vị xuống 20 đơn vị.
  • 2:45 - 2:49
    Trên đường cầu co giãn,
    lượng cầu
  • 2:49 - 2:54
    chịu ảnh hưởng lớn hơn từ giá cả,
  • 2:54 - 2:57
    so với trên đường cầu không co giãn.
  • 2:58 - 3:00
    Đường cầu
    có lượng cầu
  • 3:00 - 3:04
    chịu ảnh hưởng của giá gọi là cầu co giãn.
  • 3:05 - 3:07
    Đường cầu
    có lượng cầu
  • 3:07 - 3:11
    không (hay ít) chịu ảnh hưởng của giá,
  • 3:11 - 3:15
    gọi là cầu không co giãn,
    cầu không co giãn nhiều
  • 3:15 - 3:18
    hay cầu ít co giãn.
  • 3:18 - 3:20
    Trên biểu đồ trước, bạn sẽ thấy
  • 3:20 - 3:23
    đường không co giãn
    có dốc cao hơn,
  • 3:24 - 3:28
    thiên về hướng thẳng đứng;
    trong khi trong đường co giãn
  • 3:28 - 3:31
    thiên về hướng nằm ngang.
  • 3:31 - 3:34
    Ta vẫn chưa xác định được
    độ co giãn một cách chính xác.
  • 3:34 - 3:37
    Sau khi xác định,
    có thể bạn sẽ thấy độ co giãn
  • 3:37 - 3:40
    không giống như một con dốc.
  • 3:40 - 3:42
    Tuy nhiên, chúng có quan hệ với nhau.
  • 3:43 - 3:46
    Với bài học này,
    chỉ cần tuân thủ một quy tắc đơn giản,
  • 3:46 - 3:47
    là bạn sẽ làm được thôi.
  • 3:47 - 3:51
    Quy tắc thế này:
    nếu có hai đường cầu hoặc
  • 3:51 - 3:55
    đường cung tuyến tính cắt cùng một điểm,
  • 3:55 - 3:59
    thì với bất kỳ lượng nào,
    đường đó cũng phẳng hơn,
  • 3:59 - 4:03
    thiên về hướng nằm ngang,
    tức là đường co giãn nhiều hơn.
  • 4:03 - 4:05
    Vì thế, nếu bạn định vẽ
    hai đường cầu -
  • 4:05 - 4:07
    việc sẽ lặp lại nhiều lần
    trong bài học này -
  • 4:07 - 4:10
    thì hãy vẽ chúng cắt qua
    cùng một điểm.
  • 4:10 - 4:13
    Đường phẳng hơn
    sẽ là đường co giãn hơn,
  • 4:13 - 4:15
    nhớ nhé!
  • 4:15 - 4:17
    Vậy điều gì quyết định
    đường cầu
  • 4:17 - 4:19
    co giãn nhiều hay ít?
  • 4:20 - 4:22
    Yếu tố quyết định
    chính là sự sẵn có của
  • 4:22 - 4:24
    hàng hóa thay thế.
  • 4:24 - 4:26
    Ta sẽ thấy ngay rằng,
    càng nhiều hàng hóa thay thế,
  • 4:26 - 4:28
    thì đường cầu càng co giãn nhiều hơn.
  • 4:28 - 4:31
    Chúng ta cũng có thể
    đưa ra nhiều ví dụ cụ thể,
  • 4:31 - 4:34
    có liên quan chặt chẽ
    đến lượng hàng hóa thay thế.
  • 4:34 - 4:38
    THỜI GIAN.
    Thời gian càng dài
  • 4:38 - 4:40
    sẽ khiến đường cầu
    càng co giãn.
  • 4:41 - 4:44
    LOẠI SẢN PHẨM.
    Loại sản phẩm càng đa dạng
  • 4:44 - 4:46
    thì càng ít co giãn hơn.
  • 4:46 - 4:49
    Với loại sản phẩm cụ thể,
    càng co giãn nhiều hơn.
  • 4:49 - 4:51
    Nếu so hàng thiết yếu
    với hàng xa xỉ,
  • 4:52 - 4:54
    thì hàng xa xỉ
    sẽ co giãn nhiều hơn.
  • 4:54 - 4:57
    LƯỢNG MUA.
    Lượng mua càng lớn
  • 4:57 - 5:00
    thì càng co giãn nhiều hơn.
  • 5:00 - 5:02
    Chúng ta lướt hơi nhanh, phải không?
    Đừng lo
  • 5:02 - 5:04
    nếu chưa theo kịp
    ngay lúc này.
  • 5:05 - 5:07
    Giờ tôi sẽ điểm lại
    từng khái niệm
  • 5:07 - 5:09
    và giải thích chi tiết nhé.
  • 5:09 - 5:12
    Sự sẵn có của hàng hóa thay thế
    thực sự là yếu tố quyết định
  • 5:12 - 5:15
    độ co giãn của đường cầu.
  • 5:15 - 5:17
    Điều này đã khá rõ ràng.
  • 5:17 - 5:19
    Nếu có nhiều hàng hóa thay thế
    cho một sản phẩm,
  • 5:19 - 5:22
    thì khi giá
    của sản phẩm đó tăng,
  • 5:22 - 5:26
    người mua sẽ chuyển từ
    sản phẩm bị tăng giá này
  • 5:26 - 5:28
    sang hàng hóa thay thế.
  • 5:28 - 5:30
    Khách hàng sẽ mua
    hàng hóa thay thế.
  • 5:30 - 5:33
    Nghĩa là với sản phẩm
    có nhiều hàng hóa thay thế,
  • 5:33 - 5:35
    thì nếu giá sản phẩm đó tăng lên,
  • 5:35 - 5:38
    lượng cầu
    sẽ giảm xuống rất nhiều
  • 5:38 - 5:41
    khi người mua chuyển sang
    hàng hóa thay thế.
  • 5:42 - 5:43
    Mặt khác,
    nếu một sản phẩm
  • 5:43 - 5:46
    có rất ít hàng hóa thay thế,
  • 5:46 - 5:49
    thì người tiêu dùng sẽ
    thấy khó chuyển đổi hơn
  • 5:49 - 5:51
    khi giá cả thay đổi.
  • 5:51 - 5:55
    Đặc biệt, nếu giá tăng
    và có rất ít hàng hóa thay thế,
  • 5:55 - 5:57
    người tiêu dùng sẽ không thể
    chuyển đổi
  • 5:57 - 6:00
    từ sản phẩm này
    sang sản phẩm khác.
  • 6:00 - 6:04
    Vì vậy, lượng cầu
    sẽ vẫn khá ổn định.
  • 6:04 - 6:07
    Cầu sẽ không giảm quá nhiều
    nếu sản phẩm có ít hàng hóa thay thế.
  • 6:07 - 6:08
    Chúng ta cùng xét vài ví dụ
    để kiểm tra kiến thức vừa học nhé!
  • 6:08 - 6:11
    Dầu hỏa
    Cà phê Brasil
    Thuốc insulin
    Thuốc aspirin của Bayer
  • 6:11 - 6:15
    Trong số đó, sản phẩm nào
    có cầu co giãn?
  • 6:16 - 6:19
    Trong số đó, sản phẩm nào
    có cầu không co giãn?
  • 6:19 - 6:21
    Chúng ta cùng bắt đầu với dầu.
  • 6:22 - 6:23
    Có nhiều hay ít
    hàng hóa thay thế cho dầu?
  • 6:23 - 6:27
    Chỉ có một ít thôi, đúng không?
  • 6:28 - 6:29
    Vì thế, nếu mai kia
    giá dầu tăng,
  • 6:30 - 6:33
    thì liệu tất cả chúng ta
    sẽ ngừng lái xe?
  • 6:33 - 6:37
    Không, không có nhiều
    hàng hóa thay thế,
  • 6:37 - 6:39
    ít nhất là trước mắt.
  • 6:39 - 6:41
    Do ít hàng hóa thay thế,
    cầu về dầu không co giãn.
  • 6:41 - 6:45
    Với cà phê Brasil thì sao?
  • 6:45 - 6:47
    Người thích cà phê Brasil,
    kẻ thích cà phê Etiopia,
  • 6:47 - 6:52
    rồi thì cà phê Mexico,
    cà phê Guatamala...
  • 6:52 - 6:54
    Có nhiều hàng hóa thay thế,
    nên cầu co giãn.
  • 6:54 - 6:59
    Nếu không có Insulin
    thì bạn sẽ chết.
  • 6:59 - 7:02
    Không có nhiều hàng hóa thay thế,
    nên cầu này không co giãn.
  • 7:03 - 7:06
    Vậy còn aspirin của Bayer thì sao?
  • 7:07 - 7:09
    Nếu đến Wal-Mart,
    bạn sẽ mua aspirin ở đó.
  • 7:09 - 7:11
    Nếu đến Target,
    bạn sẽ có aspirin của Target.
  • 7:11 - 7:13
    Tất cả các loại aspirin đồng chủng.
  • 7:13 - 7:15
    Nếu bạn hiểu
    mọi loại aspirin đều như nhau,
  • 7:15 - 7:18
    thì cũng biết rằng
    có rất nhiều hàng hóa thay thế.
  • 7:18 - 7:21
    Nếu Bayer tăng giá thuốc aspirin
    lên quá nhiều,
  • 7:21 - 7:26
    bạn tự nhủ "Thôi bỏ đi! Mình
    sẽ mua loại aspirin khác".
  • 7:26 - 7:29
    Vì thế, cầu co giãn.
  • 7:29 - 7:32
    Phạm vi thời gian có ảnh hưởng
    đến độ co giãn về cầu
  • 7:32 - 7:35
    của một sản phẩm.
  • 7:35 - 7:36
    Và ứng dụng
    thực tế cho thấy
  • 7:36 - 7:39
    yếu tố chủ chốt
    là hàng hóa thay thế.
  • 7:39 - 7:42
    Ngay sau khi giá tăng,
  • 7:42 - 7:44
    sẽ khó mà tìm được ngay
    hàng hóa thay thế.
  • 7:44 - 7:47
    Vì vậy, ngay sau khi giá tăng,
    cầu thường có khả năng
  • 7:47 - 7:51
    không co giãn,
    nhưng dần dần người tiêu dùng
  • 7:51 - 7:56
    có thể điều chỉnh hành vi mua hàng
    và tìm được nhiều hàng hóa thay thế hơn.
  • 7:56 - 8:00
    Ví dụ, khi giá dầu
    tăng lên, chúng ta biết
  • 8:01 - 8:04
    trước mắt sẽ có rất ít
    sản phẩm thay thế.
  • 8:04 - 8:07
    Nhưng về lâu dài,
    có nguồn năng lượng nào
  • 8:07 - 8:09
    con người có thể dùng,
    nếu giá dầu
  • 8:09 - 8:11
    luôn ở mức tăng cao?
  • 8:11 - 8:14
    Chúng ta sẽ đi xe nhỏ hơn,
    hoặc đổi sang xe phân khối thấp.
  • 8:14 - 8:18
    Chẳng hạn, có nhiều xe phân khối nhỏ
    được dùng ở châu Âu,
  • 8:18 - 8:21
    bởi trong nhiều thập kỷ,
    giá dầu ở đây
  • 8:21 - 8:23
    vẫn cứ tăng cao
    vì thuế quan.
  • 8:23 - 8:26
    Con người đã thích nghi.
  • 8:26 - 8:29
    Về lâu dài,
    con người sẽ điều chỉnh
  • 8:29 - 8:31
    thiết kế của thành phố,
    sao cho thêm nhiều người
  • 8:31 - 8:34
    sống trong các căn hộ
    gần nơi làm việc,
  • 8:34 - 8:37
    nếu giá dầu vẫn còn cao.
  • 8:37 - 8:39
    Nếu giá dầu thật sự thấp,
    sẽ có sự mở rộng hơn.
  • 8:40 - 8:43
    Con người sẽ sẵn sàng
    sống xa nơi làm việc
  • 8:44 - 8:46
    và sở hữu cánh đồng rộng
    nếu giá dầu không quá cao.
  • 8:46 - 8:49
    Khoảng thời gian càng dài
    thì khả năng điều chỉnh càng lớn,
  • 8:50 - 8:54
    càng có nhiều hàng hóa thay thế,
    vì thế cầu càng co giãn.
  • 8:54 - 8:59
    Một yếu tố khác quyết định
    độ co giãn của cầu
  • 8:59 - 9:03
    dựa trên
    một câu hỏi cơ bản -
  • 9:03 - 9:05
    có nhiều hay ít
    hàng hóa thay thế -
  • 9:05 - 9:07
    mà ta có thể gọi là
    phân loại hàng hóa.
  • 9:07 - 9:11
    Phân loại hàng hóa càng rộng,
    người tiêu dùng càng ít khả năng
  • 9:11 - 9:14
    tìm được hàng hóa thay thế.
  • 9:14 - 9:16
    Phân loại hàng hóa càng hẹp,
    người tiêu dùng càng có nhiều khả năng
  • 9:16 - 9:20
    tìm thấy hàng hóa thay thế.
  • 9:20 - 9:22
    Chúng ta đã thấy
    một ví dụ minh họa điều này.
  • 9:22 - 9:24
    Càng nhiều hàng hóa thay thế
    aspirin của Bayer,
  • 9:24 - 9:27
    thì phân loại hàng hóa càng
    hẹp hơn so với aspirin -
  • 9:27 - 9:31
    một phân loại đa dạng hơn.
  • 9:31 - 9:33
    Nếu giá
    aspirin của Bayer tăng,
  • 9:33 - 9:35
    thì có nhiều hàng hóa thay thế
    - tức aspirin đồng chủng.
  • 9:35 - 9:38
    Nếu giá
    của tất cả các loại aspirin tăng,
  • 9:38 - 9:41
    sẽ có ít hàng hóa thay thế hơn.
  • 9:41 - 9:43
    Tất nhiên, vẫn có một số thuốc,
    như iburofen
  • 9:43 - 9:46
    và acetaminophen...
  • 9:46 - 9:48
    Nhưng phân loại hàng hóa
    càng hẹp,
  • 9:48 - 9:50
    càng nhiều hàng hóa thay thế,
    nên cầu càng co giãn.
  • 9:50 - 9:54
    Xét một ví dụ khác,
    cầu về thực phẩm.
  • 9:54 - 9:57
    Một phân loại hàng hóa
    ít co giãn hơn
  • 9:57 - 10:00
    so với cầu rau diếp,
    một loại thực phẩm cụ thể,
  • 10:00 - 10:04
    là phân loại hàng hóa hẹp.
  • 10:04 - 10:06
    Vì thế, cầu rau diếp
    sẽ co giãn nhiều hơn
  • 10:06 - 10:10
    cầu thực phẩm.
  • 10:10 - 10:12
    Quan điểm về loại hàng hóa
    của người tiêu dùng
  • 10:12 - 10:14
    cũng có thể ảnh hưởng đến độ co giãn.
  • 10:14 - 10:16
    Cụ thể, quan điểm
    về hàng thiết yếu
  • 10:16 - 10:20
    hay hàng xa xỉ.
  • 10:20 - 10:21
    Vấn đề không nằm ở sự sẵn có
    của những mặt hàng đó
  • 10:21 - 10:24
    trên thế giới.
  • 10:24 - 10:26
    Vấn đề nằm ở
    quan điểm của mỗi người.
  • 10:26 - 10:28
    Ví dụ, vài người cho rằng
    cốc cà phê sáng
  • 10:28 - 10:30
    là một điều thiết yếu.
  • 10:30 - 10:32
    Ngay cả khi
    giá cà phê tăng vọt,
  • 10:32 - 10:35
    những khách hàng này
    vẫn sẽ tiếp tục sử dụng
  • 10:35 - 10:38
    lượng cà phê như vậy.
  • 10:38 - 10:40
    Vì thế, họ sẽ có
    một cầu không co giãn.
  • 10:40 - 10:44
    Khách hàng có cầu không co giãn
    đối với những sản phẩm mà họ cho là
  • 10:44 - 10:47
    cần thiết.
  • 10:47 - 10:49
    Cũng với sản phẩm đó,
    người khác
  • 10:49 - 10:51
    lại có thể cho là xa xỉ.
  • 10:51 - 10:53
    Thỉnh thoảng lắm họ mới nhâm nhi
    một tách cà phê.
  • 10:53 - 10:55
    Khi giá tăng,
  • 10:55 - 10:57
    nhiều khả năng
    họ sẽ nói
  • 10:57 - 10:58
    "Thôi, uống trà vậy.
    Mình sẽ chuyển sang
  • 10:58 - 11:01
    một loại đồ uống khác."
  • 11:01 - 11:02
    Người tiêu dùng
    càng coi sản phẩm
  • 11:02 - 11:06
    là cần thiết,
    thì cầu càng ít co giãn.
  • 11:06 - 11:09
    Khi sản phẩm được coi là xa xỉ,
    cầu càng co giãn hơn.
  • 11:09 - 11:13
    Yếu tố quyết định cuối cùng
    là lượng mua
  • 11:13 - 11:16
    so với ngân sách của khách hàng.
  • 11:16 - 11:18
    Nếu chỉ là lượng mua nhỏ
    so với ngân sách,
  • 11:18 - 11:21
    thì người tiêu dùng chả buồn để tâm
    khi giá tăng lên.
  • 11:21 - 11:24
    Và nếu không để tâm,
    họ sẽ không có phản ứng
  • 11:24 - 11:27
    với một thay đổi lớn
    trong lượng cầu.
  • 11:27 - 11:29
    Mặt khác,
    nếu chúng ta có một sản phẩm
  • 11:29 - 11:31
    chiếm phần lớn
    ngân sách của người tiêu dùng,
  • 11:31 - 11:33
    thì họ sẽ chú ý đến.
  • 11:33 - 11:35
    Người tiêu dùng để ý khi giá
    xe máy tăng lên,
  • 11:35 - 11:38
    bởi đó là khoản chi khá lớn.
  • 11:38 - 11:40
    Họ sẽ phải khảo giá kỹ càng.
  • 11:40 - 11:42
    Người tiêu dùng cố thương lượng
    để được giảm giá,
  • 11:42 - 11:45
    khi quy mô mua sắm
    chiếm một phần lớn
  • 11:45 - 11:47
    ngân sách của họ.
  • 11:47 - 11:48
    Mặt khác,
    khi giá bán tăm
  • 11:48 - 11:51
    tăng lên rất nhiều,
    thì đây không phải một phần lớn.
  • 11:51 - 11:54
    Có thể người tiêu dùng
    chả quan tâm
  • 11:54 - 11:56
    liệu tăm
    có giá là 0.5 đô la hay 1 đô la.
  • 11:56 - 11:59
    Giá đã tăng đến 50%,
  • 11:59 - 12:02
    mà bạn thậm chí còn không nhận ra
    sự khác biệt này.
  • 12:02 - 12:05
    Vì thế món hàng nhỏ
    cũng ít co giãn hơn,
  • 12:05 - 12:10
    Món hàng lớn hơn,
    chiếm nhiều ngân sách hơn,
  • 12:11 - 12:13
    là món hàng người tiêu dùng để ý,
    co giãn hơn, nhạy cảm về giá hơn.
  • 12:13 - 12:18
    Cùng tổng hợp những yếu tố
    quyết định độ co giãn của cầu nhé!
  • 12:19 - 12:23
    Hàng hóa ít co giãn hơn
    thì ít hàng hóa thay thế hơn.
  • 12:23 - 12:26
    Thời gian ngắn, ít thời gian để điều chỉnh,
    hàng thiết yếu,
  • 12:26 - 12:30
    chiếm ít ngân sách -
  • 12:30 - 12:31
    mỗi yếu tố này đều khiến
    đường cầu ít co giãn hơn.
  • 12:32 - 12:35
    Cầu càng co giãn,
    thì càng có nhiều hàng hóa thay thế.
  • 12:37 - 12:40
    Thời gian dài, có nhiều thời gian điều chỉnh,
    hàng xa xỉ, chiếm phần lớn ngân sách -
  • 12:40 - 12:45
    những yếu tố này khiến
    đường cầu co giãn hơn.
  • 12:45 - 12:49
    Bạn phải ghi nhớ những điều này,
    nhưng nếu hiểu
  • 12:49 - 12:53
    độ co giãn là
    mức phản ứng
  • 12:53 - 12:55
    của lượng cầu
    đối với một sự thay đổi giá,
  • 12:55 - 12:59
    thì bạn có khả năng nhắc lại
    hay chỉ ra những yếu tố này.
  • 12:59 - 13:03
    Trên đây là kiến thức về
    độ co giãn của cầu.
  • 13:04 - 13:07
    Trong bài học tới, ta sẽ
    nghiên cứu về kỹ thuật
  • 13:07 - 13:10
    tìm ra một con số chính xác.
  • 13:10 - 13:12
    Chúng ta tính độ co giãn
    của cầu như thế nào?
  • 13:12 - 13:14
    Với dữ liệu về
    giá cả và lượng cầu,
  • 13:14 - 13:18
    chúng ta sẽ làm thế nào
    để tính độ co giãn thực tế?
  • 13:18 - 13:21
    Một con số cụ thể?
  • 13:21 - 13:22
    - [Lời dẫn] Nếu muốn
    tự kiểm tra,
  • 13:24 - 13:25
    hãy chọn Practice questions.
  • 13:25 - 13:28
    Nếu sẵn sàng học tiếp,
    nhấn chọn Next Video.
  • 13:28 - 13:31
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Elasticity of Demand
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
13:37

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions