Return to Video

Làm sao để phá bỏ cách nhìn của riêng bạn và tìm ra sự thật.

  • 0:01 - 0:04
    Hãy tưởng tượng
    điện thoại thông minh của bạn được thu nhỏ
  • 0:04 - 0:07
    và gắn thẳng vào não bạn.
  • 0:08 - 0:10
    Nếu bạn có kiểu con chíp não này,
  • 0:10 - 0:12
    bạn sẽ có thể đăng lên
    và tải xuống internet
  • 0:12 - 0:13
    bằng với tốc độ tư duy.
  • 0:14 - 0:17
    Truy cập mạng xã hội hay Wikipedia
    sẽ rất giống như --
  • 0:17 - 0:19
    ừm, ít nhất là từ bên trong --
  • 0:19 - 0:21
    như tra cứu chính trí nhớ của bạn.
  • 0:21 - 0:24
    Nó sẽ dễ và thân thuộc như khi tư duy vậy.
  • 0:26 - 0:29
    Nhưng để bạn biết được điều gì là đúng
    có dễ hơn không?
  • 0:29 - 0:32
    Chỉ vì cách truy cập thông tin
    là nhanh hơn
  • 0:32 - 0:34
    không có nghĩa nó đáng tin hơn,
    tất nhiên rồi,
  • 0:34 - 0:37
    và không có nghĩa tất cả chúng ta
    sẽ hiểu nó theo cùng một hướng.
  • 0:37 - 0:41
    Và không có nghĩa bạn có thể đánh giá nó
    tốt hơn.
  • 0:41 - 0:43
    Thực tế, thậm chí có thể tệ hơn,
  • 0:43 - 0:45
    vì, bạn biết đấy, nhiều dữ liệu hơn,
    ít thời gian để đánh giá hơn.
  • 0:46 - 0:50
    Ngay giờ đây, điều như vậy
    đã đang diễn ra với chúng ta rồi.
  • 0:50 - 0:54
    Ta mang theo một thế giới thông tin
    trong túi mình ,
  • 0:54 - 0:58
    nhưng có vẻ như, nếu ta càng chia sẻ
    và truy cập trực tuyến ,
  • 0:58 - 1:01
    thì ta càng khó phân biệt
  • 1:01 - 1:03
    giữa thật và giả.
  • 1:04 - 1:07
    Cứ như thể ta biết nhiều hơn
    nhưng hiểu ít hơn.
  • 1:08 - 1:11
    Theo tôi thì đó là nét đặc trưng
    của cuộc sống hiện đại,
  • 1:11 - 1:15
    rằng có những cách biệt giữa những người
    sống trong bong bóng thông tin biệt lập.
  • 1:16 - 1:21
    Chúng ta bị phân cực:
    không chỉ theo giá trị, mà còn theo các sự thật.
  • 1:21 - 1:24
    Một nguyên nhân là do quá trình
    phân tích dữ liệu thứ chi phối Iternet
  • 1:24 - 1:27
    đưa đến cho chúng ta
    không chỉ nhiều thông tin hơn,
  • 1:27 - 1:29
    mà còn nhiều hơn những gì ta muốn.
  • 1:29 - 1:31
    Cuộc sống trực tuyến được cá nhân hóa;
  • 1:31 - 1:33
    mọi thứ từ quảng cáo chúng ta đọc
  • 1:33 - 1:36
    tới tin tức trên Facebook feed
    của chúng ta
  • 1:36 - 1:39
    được điều chỉnh để thỏa mãn
    sở thích của chúng ta.
  • 1:39 - 1:41
    Và trong khi ta
    có nhiều thông tin hơn,
  • 1:41 - 1:44
    cuối cùng rất nhiều thứ trong đó
    phản ánh chính ta
  • 1:44 - 1:47
    như nó phán ảnh thực tại vậy.
  • 1:47 - 1:49
    Theo tôi, cuối cùng thì nó
  • 1:50 - 1:52
    thổi phồng bong bóng của ta lên
    hơn là làm chúng vỡ.
  • 1:53 - 1:55
    Và vậy, có lẽ không ngạc nhiên gì
  • 1:55 - 1:58
    rằng chúng ta đang trong tình huống,
    tình huống đầy mâu thuẫn,
  • 1:58 - 2:01
    khi nghĩ rằng ta biết nhiều hơn rất nhiều,
  • 2:01 - 2:04
    mà vẫn chưa nhất trí
    về điều ta biết là gì.
  • 2:05 - 2:09
    Vậy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề
    phân cực kiến thức này thế nào?
  • 2:09 - 2:13
    Một chiến thuật rõ ràng là
    cố sửa đổi công nghệ của chúng ta,
  • 2:13 - 2:15
    thiết kế lại các nền tảng kỹ thuật số,
  • 2:15 - 2:18
    để khiến chúng đỡ dễ phân cực.
  • 2:19 - 2:20
    Và tôi mừng khi thông báo
  • 2:20 - 2:25
    rằng rất nhiều chuyên gia ở Google
    và Facebook đang cố thực hiện nó.
  • 2:25 - 2:26
    Và các dự án này rất quan trọng.
  • 2:28 - 2:31
    Tôi nghĩ rằng sửa đổi công nghệ
    thực sự là rất quan trọng,
  • 2:31 - 2:36
    nhưng tôi không nghĩ chỉ riêng công nghệ,
    việc sửa đổi nó, sẽ giải quyết được vấn đề
  • 2:36 - 2:37
    về phân cực kiến thức.
  • 2:37 - 2:40
    Tôi không nghĩ như vậy vì tôi không nghĩ,
    cuối cùng thì,
  • 2:40 - 2:42
    đó là một vấn đề công nghệ.
  • 2:42 - 2:44
    Tôi nghĩ đó là vấn đề về con người,
  • 2:44 - 2:47
    liên quan tới cách chúng ta nghĩ
    và điều chúng ta quý trọng.
  • 2:48 - 2:51
    Để giải quyết được, tôi nghĩ
    chúng ta sẽ cần sự giúp đỡ.
  • 2:51 - 2:54
    Ta sẽ cần ự giúp đỡ
    từ khoa học tâm lý và khoa học chính trị.
  • 2:54 - 2:57
    Nhưng ta cũng sẽ cần giúp đỡ từ triết học.
  • 2:59 - 3:02
    Vì để giải quyết vấn đề
    phân cực kiến thức,
  • 3:04 - 3:06
    ta sẽ cần tái kết nối
  • 3:06 - 3:10
    với một nguyên tắc triết học cơ bản:
  • 3:11 - 3:14
    là ta sống trong một thực tại chung.
  • 3:15 - 3:19
    Ý tưởng về một thực tại chung,
    theo tôi thì, rất giống với
  • 3:19 - 3:20
    nhiều khái niệm triết học:
  • 3:20 - 3:21
    dễ để nói ra,
  • 3:21 - 3:24
    nhưng khó để hiện thực hóa
    một cách đầy bí ẩn.
  • 3:25 - 3:26
    Để thực sự chấp nhận nó,
  • 3:26 - 3:29
    tôi nghĩ ta cần phải làm ba điều,
  • 3:29 - 3:31
    mỗi điều trong đó giờ là một thách thức.
  • 3:33 - 3:35
    Trước hết, ta cần tin vào sự thật.
  • 3:36 - 3:37
    Các bạn có lẽ đã thấy
  • 3:37 - 3:40
    rằng văn hóa đang có thứ gì đó rắc rối
  • 3:40 - 3:42
    với khái niệm này.
  • 3:43 - 3:46
    Cứ như thể ta bất đồng nhiều đến mức,
  • 3:46 - 3:49
    như một nhà phân tích chính trị
    mới đây đã phát biểu,
  • 3:49 - 3:51
    như thể không còn sự thật nữa vậy.
  • 3:53 - 3:57
    Nhưng suy nghĩ đó thực ra là sự biểu lộ
  • 3:57 - 4:01
    cho lời lập luận đầy cám dỗ
    trong không trung.
  • 4:02 - 4:03
    Như thế này:
  • 4:04 - 4:07
    ta không thể thoát khỏi
    quan điểm của chính mình;
  • 4:07 - 4:10
    ta không thể thoát khỏi
    những định kiến của mình.
  • 4:10 - 4:11
    Mỗi lần ta cố,
  • 4:11 - 4:15
    ta lại có thêm nhiều thông tin
    từ quan điểm của ta hơn.
  • 4:16 - 4:18
    Nên, dòng suy nghĩ này như sau,
  • 4:19 - 4:23
    chúng ta cũng có thể sẽ thừa nhận
    rằng sự thật khách quan là một ảo tưởng,
  • 4:23 - 4:24
    hay nó không quan trọng,
  • 4:24 - 4:26
    vì hoặc ta sẽ không bao giờ
    biết nó là gì,
  • 4:27 - 4:29
    hoặc ngay từ đầu nó đã không tồn tại rồi.
  • 4:31 - 4:34
    Đó không phải
    một suy nghĩ triết học mới --
  • 4:34 - 4:36
    lòng hoài nghi về sự thật.
  • 4:37 - 4:40
    Trong giai đoạn cuối của thập kỷ cuối,
    như các bạn biết,
  • 4:40 - 4:43
    nó rất phổ biến
    trong một vài giới học thuật.
  • 4:43 - 4:48
    Nhưng thực sự nó xuất phát
    từ triết gia Hy Lạp Protagoras,
  • 4:48 - 4:50
    nếu không phải trước nữa.
  • 4:50 - 4:53
    Protagoras đã nói
    sự thật khách quan là một ảo tưởng
  • 4:53 - 4:56
    vì "con người là thước đo
    của mọi thứ."
  • 4:56 - 4:58
    Con người là thước đo của mọi thứ.
  • 4:58 - 5:01
    Điều đó có vẻ nâng cao
    sự thực dụng của con người,
  • 5:01 - 5:02
    hay giải phóng,
  • 5:02 - 5:07
    vì nó cho mỗi chúng ta
    khám phá hay tạo sự thật của riêng mình.
  • 5:09 - 5:13
    Nhưng thực ra, tôi nghĩ đó là
    sự hợp lý hóa vì lợi ích cá nhân
  • 5:13 - 5:15
    ngụy trang dưới dạng triết học.
  • 5:16 - 5:18
    Nó làm lẫn lộn giữa sự khó khăn
    của việc chắc chắn
  • 5:18 - 5:21
    với tính bất khả thi của sự thật.
  • 5:22 - 5:23
    Nhìn xem --
  • 5:25 - 5:28
    đương nhiên rất khó
    để chắc chắn về điều gì đó;
  • 5:29 - 5:31
    tất cả chúng ta có thể
    đang sống trong "Ma trận."
  • 5:32 - 5:34
    Bạn có thể có chíp não trong đầu
  • 5:34 - 5:36
    đưa đến cho bạn toàn thông tin sai lệch.
  • 5:38 - 5:42
    Nhưng trên thực tiễn, chúng ta vẫn
    nhất trí về nhiều sự thật.
  • 5:42 - 5:45
    Chúng ta nhất trí
    rằng đạn có thể giết người.
  • 5:46 - 5:50
    Chúng ta nhất trí rằng
    bạn không thể vỗ cánh và bay.
  • 5:50 - 5:52
    Chúng ta nhất trí -- hay chúng ta nên --
  • 5:53 - 5:55
    rằng có một thực tại bên ngoài
  • 5:55 - 5:57
    và việc lờ nó đi
    có thể làm bạn tổn thương.
  • 5:59 - 6:03
    Tuy nhiên, lòng hoài nghi
    sự thật rất cám dỗ,
  • 6:03 - 6:07
    vì nó giúp chúng ta hợp lý hóa
    định kiến của chính mình.
  • 6:07 - 6:10
    Khi làm vậy, chúng ta giống với
    anh chàng trong bộ phim
  • 6:10 - 6:12
    người biết mình
    đang sống trong "Ma trận"
  • 6:13 - 6:16
    nhưng quyết định rằng đằng nào
    anh ta cũng thích ở đó.
  • 6:17 - 6:20
    Sau tất cả, có được thứ mình muốn
    khiến ta hạnh phúc.
  • 6:20 - 6:23
    Lúc nào cũng đúng
    khiến ta hạnh phúc.
  • 6:23 - 6:26
    Nên, thường sẽ dễ hơn để chúng ta
  • 6:26 - 6:29
    bao phủ chính mình trong
    bong bóng thông tin ấm áp,
  • 6:30 - 6:32
    sống trong niềm tin tồi tệ,
  • 6:32 - 6:35
    và sử dụng các bong bóng đó
    làm thước đo thực tại.
  • 6:37 - 6:42
    Theo tôi nghĩ, một ví dụ về việc
    niềm tin sai lầm tác động hành vi của ta
  • 6:42 - 6:47
    là phản ứng của ta
    với tin giả.
  • 6:48 - 6:51
    Tin giả lan truyền trên internet
  • 6:51 - 6:55
    trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016
  • 6:56 - 6:58
    đã được thiết kế
    để thúc đẩy các định kiến của ta,
  • 6:58 - 7:00
    để thổi phồng các bong bóng của ta.
  • 7:00 - 7:02
    Nhưng điều thực sự ấn tượng về nó
  • 7:02 - 7:05
    không chỉ là do nó đã lừa phỉnh
    quá nhiều người.
  • 7:06 - 7:08
    Điều thực sự ấn tượng với tôi
    về tin giả,
  • 7:08 - 7:10
    hiện tượng này,
  • 7:10 - 7:15
    là chính nó trở thành chủ đề của
    phân cực kiến thức nhanh thế nào;
  • 7:16 - 7:19
    nhiều đến mức mà chính thuật ngữ này --
    "tin giả"
  • 7:19 - 7:23
    giờ đây chỉ có nghĩa:
    "tin tức mà tôi không thích."
  • 7:23 - 7:28
    Đó là một ví dụ của niềm tin sai lầm
    về sự thật mà tôi đang nói tới.
  • 7:31 - 7:35
    Nhưng theo tôi, điều thực sự nguy hiểm
  • 7:36 - 7:39
    về lòng hoài nghi với sự thật
  • 7:39 - 7:41
    là nó dẫn tới chế độ chuyên quyền.
  • 7:42 - 7:45
    "Con người là thước đo của mọi vật"
  • 7:45 - 7:49
    không thể tránh khỏi việc trở thành
    "Người này là thước đo của mọi vật."
  • 7:50 - 7:53
    Cũng như "chính bản thân mỗi người"
  • 7:53 - 7:56
    luôn phải trở thành
    "chỉ kẻ mạnh mới tồn tại."
  • 7:56 - 7:59
    Vào phần cuối cuốn "1984" của Orwell,
  • 8:00 - 8:04
    người được cho là cảnh sát O'Brien
    tra tấn nhân vật chính Winston Smith
  • 8:04 - 8:08
    để anh ấy tin vào việc
    hai cộng hai bằng năm.
  • 8:09 - 8:11
    Điều O'Brien nói điểm mấu chốt,
  • 8:13 - 8:18
    rằng ông ta muốn thuyết phục Smith rằng
    bất kể điều gì đảng này nói là sự thật,
  • 8:18 - 8:21
    và sự thật là bất kể điều gì
    đảng này nói.
  • 8:21 - 8:25
    Và điều O'Brien tin là
    một khi suy nghĩ này được chấp nhận,
  • 8:26 - 8:29
    sự bất đồng quan điểm là không thể.
  • 8:30 - 8:32
    Bạn không thể nói sự thật
    lại quyền lực được
  • 8:32 - 8:35
    nếu quyền lực chính nó định nghĩa sự thật.
  • 8:37 - 8:41
    Tôi nói vậy để thừa nhận rằng
    ta thực sống trong thực tại chung,
  • 8:41 - 8:42
    chúng ta phải làm ba điều.
  • 8:42 - 8:44
    Điều đầu tiên là tin vào sự thật.
  • 8:44 - 8:46
    Điều thứ hai nói cho gọn
  • 8:46 - 8:51
    bằng câu nói Latinh mà Kant dùng làm
    khẩu hiệu cho Sự Khai sáng:
  • 8:51 - 8:53
    "Sapere aude,"
  • 8:53 - 8:55
    hay "dám biết."
  • 8:55 - 8:57
    Hay như Kant muốn,
    "dám biết vì chính mình."
  • 8:58 - 9:00
    Tôi biết trong thời kỳ đầu của internet,
  • 9:00 - 9:01
    nhiều người nghĩ
  • 9:01 - 9:05
    rằng công nghệ thông tin
    sẽ luôn khiến
  • 9:05 - 9:07
    việc chúng ta hiểu về mình
    dễ hơn,
  • 9:07 - 9:10
    và đương nhiên theo nhiều khía cạnh,
    nó đã làm vậy.
  • 9:10 - 9:14
    Nhưng khi internet ngày càng trở thành
    một phần trong cuộc sống chúng ta,
  • 9:14 - 9:16
    sự phụ thuộc vào nó,
    hay việc ta sử dụng nó,
  • 9:16 - 9:18
    đã trở nên bị động hơn.
  • 9:18 - 9:21
    Phần nhiều những gì ta biết ngày nay
    là từ Google.
  • 9:21 - 9:25
    Chúng ta tải về các nhóm sự thật
    được đóng gói sẵn
  • 9:25 - 9:29
    và kiểu như là truyền chúng đi
    qua mạng xã hội.
  • 9:29 - 9:31
    Thông tin trên Google là hữu ích
  • 9:31 - 9:34
    và chính xác vì nó liên quan tới
    việc huy động trí thức bên ngoài.
  • 9:34 - 9:40
    Chúng ta trút gánh nặng nỗ lực của mình
    lên hệ thống người và thuật toán khác.
  • 9:40 - 9:43
    Và đương nhiên, điều đó khiến ta
    không làm não mình bị xáo trộn
  • 9:43 - 9:44
    với nhiều sự thật khác nhau.
  • 9:44 - 9:47
    Chúng ta chỉ cần tải chúng xuống
    khi ta cần.
  • 9:47 - 9:48
    Và điều đó thật tuyệt vời.
  • 9:49 - 9:54
    Nhưng có một sự khác biệt
    giữa tải xuống một loạt các sự thật
  • 9:55 - 10:00
    và thực sự hiểu làm thế nào và vì sao
    các sự thật đó lại như vậy.
  • 10:01 - 10:06
    Hiểu vì sao
    một căn bệnh nào đó lây lan,
  • 10:06 - 10:08
    hay bằng cách nào một
    mệnh đề toán học thành công,
  • 10:08 - 10:10
    hay vì sao bạn của bạn buồn phiền,
  • 10:10 - 10:12
    liên quan tới nhiều điều
    hơn là việc chỉ tải xuống.
  • 10:13 - 10:15
    Chắc chắn, việc này đòi hỏi
  • 10:16 - 10:18
    bạn tự làm:
  • 10:19 - 10:20
    có cái nhìn sáng tạo một chút;
  • 10:20 - 10:22
    dùng trí tưởng tượng của bạn;
  • 10:22 - 10:23
    đi ra ngoài thực tiễn;
  • 10:23 - 10:24
    làm thí nghiệm;
  • 10:24 - 10:25
    tìm hiểu sâu về chứng cứ;
  • 10:26 - 10:27
    trò chuyện với ai đó.
  • 10:32 - 10:35
    Đương nhiên, tôi không nói rằng
    ta nên dừng việc tìm kiếm trên Google.
  • 10:36 - 10:38
    Tôi chỉ cho rằng
  • 10:38 - 10:39
    ta không nên
    đánh giá nó quá cao.
  • 10:39 - 10:44
    Chúng ta cần tìm cách khuyến khích
    các hình thức tìm hiểu khác chủ động hơn,
  • 10:45 - 10:50
    và không phải lúc nào cùng là việc
    đẩy nỗ lực của ta vào bong bóng của mình.
  • 10:50 - 10:54
    Vì việc tìm kiếm trên Google
    thường xuyên kết thúc
  • 10:54 - 10:55
    bằng những hiểu biết
    trong bong bóng.
  • 10:56 - 10:58
    Và những hiểu biết ấy
    là luôn đúng.
  • 10:59 - 11:01
    Nhưng dám biết,
  • 11:01 - 11:03
    dám hiểu,
  • 11:04 - 11:07
    có nghĩa là mạo hiểm rằng
    bạn có thể sai.
  • 11:08 - 11:10
    Đó có nghĩa là mạo hiểm
  • 11:10 - 11:15
    rằng điều bạn muốn và điều đúng
    là những thứ khác nhau.
  • 11:16 - 11:19
    Điều này đưa tôi đến điều thứ ba
    là ta cần hành động
  • 11:20 - 11:23
    nếu muốn thừa nhận rằng ta sống
    trong một thực tại chung.
  • 11:23 - 11:26
    Điều thứ ba là:
    có một chút khiêm tốn.
  • 11:27 - 11:29
    Khiêm tốn ở đây,
    là khiêm tốn về nhận thức,
  • 11:29 - 11:31
    có nghĩa là, theo một khía cạnh,
  • 11:32 - 11:34
    bạn biết mình không biết tất cả mọi thứ.
  • 11:34 - 11:36
    Nhưng nó cũng có nghĩa là thứ gì đó
    hơn thế.
  • 11:36 - 11:41
    Nó có nghĩa để cách nhìn về thế giới
    của bạn luôn được cải tạo
  • 11:41 - 11:43
    bằng các minh chứng và kinh nghiệm
    của người khác.
  • 11:43 - 11:45
    Để cách nhìn của bạn
    luôn sẵn sàng cải thiện
  • 11:45 - 11:47
    qua dẫn chứng và kinh nghiệm
    của người khác.
  • 11:48 - 11:50
    Nó hơn việc sẵn sàng thay đổi.
  • 11:50 - 11:53
    Nó hơn việc chỉ đơn thuần
    cải thiện bản thân.
  • 11:53 - 11:57
    Nó có nghĩa là thấy kiến thức của bạn
    có khả năng nâng cao
  • 11:57 - 11:59
    hay phong phú hơn
    từ những gì người khác đóng góp.
  • 12:00 - 12:03
    Điều đó liên quan
  • 12:03 - 12:05
    tới việc thừa nhận có thực tại chung
  • 12:06 - 12:08
    rằng bạn cũng có trách nhiệm.
  • 12:10 - 12:12
    Tôi không nghĩ quá ngoa khi nói
  • 12:12 - 12:17
    rằng xã hội của chúng ta không giỏi
    nâng cao hay khuyến khích
  • 12:17 - 12:18
    kiểu khiêm tốn đó.
  • 12:18 - 12:20
    Đó một phần bởi vì,
  • 12:21 - 12:24
    ừm, chúng ta thường lẫn lộn
    giữa tính kiêu căng và sự tự tin.
  • 12:24 - 12:27
    Và đó một phần bởi vì, ừm, bạn biết đấy,
  • 12:27 - 12:29
    kiêu căng thì dễ hơn.
  • 12:29 - 12:32
    Việc nghĩ rằng bản thân biết tất cả
    thì dễ hơn.
  • 12:32 - 12:35
    Việc nghĩ rằng bản thân hiểu được tất cả
    thì dễ hơn.
  • 12:37 - 12:39
    Nhưng đó là một ví dụ khác
    về niềm tin không tốt với sự thật
  • 12:39 - 12:41
    mà tôi đang nói tới.
  • 12:43 - 12:46
    Nên khái niệm về một thực tại chung,
  • 12:46 - 12:48
    giống như rất nhiều khái niệm triết lý,
  • 12:48 - 12:50
    có vẻ quá hiển nhiên,
  • 12:51 - 12:53
    đến mức ta thường bỏ qua nó
  • 12:54 - 12:56
    và quên vì sao nó quan trọng.
  • 12:57 - 13:02
    Các nền dân chủ không thể vận hành
    nếu công dân của họ không phấn đấu,
  • 13:02 - 13:04
    ít nhất vào vài thời điểm,
  • 13:04 - 13:05
    để tạo ra một không gian chung,
  • 13:05 - 13:09
    không gian nơi họ có thể
    trao đổi ý tưởng qua lại
  • 13:10 - 13:12
    khi -- và đặc biệt là khi --
  • 13:12 - 13:13
    họ bất đồng ý kiến.
  • 13:14 - 13:16
    Nhưng bạn không thể phấn đấu
    sống ở đó
  • 13:18 - 13:21
    nếu bạn không thừa nhận từ trước rằng
    bạn sống trong cùng một thực tại.
  • 13:23 - 13:25
    Để chấp nhận nó,
    ta phải tin vào sự thật,
  • 13:25 - 13:29
    chúng ta phải khuyến khích
    những cách hiểu chủ động hơn.
  • 13:29 - 13:31
    và chúng ta phải có sự khiêm tốn
  • 13:32 - 13:35
    để nhận ra rằng chúng ta không phải thước
    đo của mọi thứ
  • 13:37 - 13:41
    một ngày nào đó có lẽ chúng ta sẽ thấy
    viễn cảnh
  • 13:41 - 13:43
    của việc sở hữu mạng lưới kết nối trong
    bộ não
  • 13:45 - 13:48
    nhưng nếu chúng ta muốn được giải phóng
    và không sợ hãi
  • 13:48 - 13:51
    nếu chúng ta muốn mở rộng tầm hiểu biết
  • 13:51 - 13:54
    và không chỉ là những tri thức thụ động
  • 13:55 - 13:58
    chúng ta cần nhớ rằng viễn cảnh của ta
  • 13:58 - 14:01
    chúng thật đáng ngạc nhiên, đẹp đẽ
  • 14:02 - 14:03
    chỉ như vậy --
  • 14:03 - 14:06
    viễn cảnh trên một thực tại.
  • 14:07 - 14:08
    Cảm ơn.
  • 14:08 - 14:13
    (Vỗ tay)
Title:
Làm sao để phá bỏ cách nhìn của riêng bạn và tìm ra sự thật.
Speaker:
Michael Patrick Lynch
Description:

Càng đọc và xem online nhiều, chúng ta càng khó tìm ra sự khác biệt giữa sự thật và điều giả dối. Giống như là việc chúng ta biết nhiều hơn nhưng hiểu ít hơn, triết gia Michael Patrick Lynch nói. Trong bài diễn thuyết này, ông khuyến khích chúng ta thực hiện các biện pháp chủ động để phá vỡ những bong bóng lọc và tham gia vào cuộc sống thực nơi vận hành mọi điều trong đời.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:26

Vietnamese subtitles

Revisions