Return to Video

Toán học từ tranh vĩa hè - Fumiko Futamura

  • 0:08 - 0:10
    Nếu như bạn từng đi trên đường
  • 0:10 - 0:13
    và bất chợt thấy những hình ảnh kì lạ
    giương ra, ví dụ như này
  • 0:13 - 0:17
    Bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy
    nhiều điều ấn tượng,
  • 0:17 - 0:20
    nhưng chỉ khi bạn đứng
    ở đúng nơi.
  • 0:20 - 0:25
    Điều này xảy ra khi người ta áp dụng
    "Nghệ thuật phối cảnh biến dạng".
  • 0:25 - 0:29
    Phối cảnh biến dạng là một trường hợp
    đặc biệt của nghệ thuật phối cảnh,
  • 0:29 - 0:32
    nơi mà các họa sĩ thể hiện cái nhìn
    ba chiều chân thực
  • 0:32 - 0:34
    trên các bề mặt hai chiều.
  • 0:34 - 0:35
    Mặc dù đã trở nên
    phổ biến ở hiện tại,
  • 0:35 - 0:40
    loại hình vẽ phối cảnh này chỉ mới bắt đầu
    xuất hiện từ thời Phục Hưng ở Ý.
  • 0:40 - 0:43
    Nghệ thuật cổ đại thường thể hiện hình ảnh
    trên cùng một mặt phẳng.
  • 0:43 - 0:47
    khác nhau về kích thước tùy thuộc
    tầm quan trọng biểu tượng của nó.
  • 0:47 - 0:51
    Họa sĩ Hy Lạp và La Mã cổ điển nhận ra
    có thể làm cho vật thể nhìn có vẻ xa hơn
  • 0:51 - 0:53
    bằng cách vẽ chúng nhỏ hơn,
  • 0:53 - 0:59
    nhưng nhiều nỗ lực về phối cảnh trước đó
    đều mâu thuẫn và chưa chính xác.
  • 0:59 - 1:01
    Thế kỉ 15, tại Florence,
  • 1:01 - 1:03
    các nhà họa sĩ đã nhận thấy
    ảo giác của cảnh
  • 1:03 - 1:06
    có thể được đạt đến mức độ
    tinh tế hơn
  • 1:06 - 1:09
    bắng cách áp dụng các nguyên tắc toán học.
  • 1:09 - 1:13
    Năm 1485, Leonardo da Vinci đã
    sử dụng toán học
  • 1:13 - 1:15
    để tạo ra tác phẩm
    phối cảnh biến dạng đầu tiên
  • 1:18 - 1:21
    Một số nghệ sĩ khác sau này đã
    áp dụng kĩ thuật này,
  • 1:21 - 1:26
    bao gồm Hans Holbein trong
    tác phẩm "The Ambassadors"
  • 1:26 - 1:29
    Bức tranh mô tả một hình ảnh biến dạng
    hình thành nên hình một đầu lâu
  • 1:29 - 1:33
    nếu người xem nhìn từ mép tranh.
  • 1:33 - 1:36
    Để hiểu rõ làm sao những họa sĩ
    tạo được hiệu ứng trên,
  • 1:36 - 1:40
    chúng ta trước hết phải hiểu vẽ phối cảnh
    tổng quát là như thế nào.
  • 1:40 - 1:42
    Hình dung ta nhìn ra ngoài cửa sổ
  • 1:42 - 1:45
    Ánh sáng bị phản xạ và
    truyền đến mắt ta,
  • 1:45 - 1:47
    giao với cửa sổ trên đường đi của nó.
  • 1:47 - 1:51
    Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn có thể vẽ
    bức tranh mà bạn nhìn thấy trên cửa sổ
  • 1:51 - 1:56
    khi đang đứng im và chỉ nhìn
    bằng một mắt.
  • 1:56 - 1:59
    Kết quả sẽ gần như không thể phân biệt
    với hình ảnh thực
  • 1:59 - 2:02
    khi não bộ khắc sâu vào bức tranh 2-D,
  • 2:02 - 2:04
    nhưng chỉ nhìn từ một điểm.
  • 2:04 - 2:07
    Đứng xa mép bức tranh một chút
  • 2:07 - 2:10
    sẽ khiến hiệu ứng 3-D biến mất
  • 2:10 - 2:12
    Người họa sĩ hiểu rằng
    một bản vẽ phối cảnh
  • 2:12 - 2:16
    là một bản chiếu trên mặt phẳng 2 chiều.
  • 2:16 - 2:20
    Điều này cho phép họ sử dụng toán học
    khám phá quy tắc cơ bản trong phối cảnh,
  • 2:20 - 2:24
    giúp họa sĩ vẽ được mà không cần cửa sổ.
  • 2:24 - 2:26
    Hai dòng kẻ song song như thế này,
  • 2:26 - 2:33
    chỉ có thể được vẽ song song nếu
    chúng song song với mặt phẳng của bức vẽ,
  • 2:33 - 2:37
    Nói cách khác, cần vẽ chúng hội tụ
    qua một điểm chung
  • 2:37 - 2:40
    hay còn gọi là điểm ảo.
  • 2:40 - 2:43
    Đó là một bản vẽ phối cảnh kiểu mẫu.
  • 2:43 - 2:46
    Với một bản vẽ biến hình
    như "The Ambassadors",
  • 2:46 - 2:50
    đứng trực diện với bức tranh làm hỉnh ảnh
    bị kéo dãn và méo mó,
  • 2:50 - 2:54
    nhưng nếu nhìn từ điểm chính xác
    bên cạnh bức tranh
  • 2:54 - 2:57
    thì họp sọ sẽ hiện ra.
  • 2:57 - 2:59
    Quay trở lại với suy diễn cửa số,
  • 2:59 - 3:03
    như thể họa sĩ vẽ lên trên cửa sổ
    được đặt chếch
  • 3:03 - 3:05
    thay vì đặt thẳng,
  • 3:05 - 3:09
    mặc dù đó không phải cách mà
    họa sĩ Phục Hưng thực sự tạo ra bức vẽ.
  • 3:09 - 3:12
    Thông thường, người ta vẽ một hình ảnh
    bình thường lên một bề mặt,
  • 3:12 - 3:14
    sau đó sử dụng ánh sáng,
  • 3:14 - 3:15
    một tấm lưới,
  • 3:15 - 3:20
    hay ngay cả dây để chiếu chếch nó
    trên giấy vẽ.
  • 3:20 - 3:24
    Bây giờ, giả sử bạn muốn làm
    một bản vẽ biến hình trên vỉa hè.
  • 3:24 - 3:26
    Trong trường hợp này,
    bạn muốn tạo nên ảo ảnh
  • 3:26 - 3:30
    khi các nét vẽ liền có sẵn nối liền
    thành một hình ảnh 3-D.
  • 3:30 - 3:33
    Đầu tiên, hãy tưởng tượng
    một cửa sổ phía trước vỉa hè
  • 3:33 - 3:36
    và vẽ những gì bạn muốn lên trên cửa sổ đó
  • 3:36 - 3:39
    Nên có cùng một tầm nhìn
    ở mọi nét vẽ còn lại
  • 3:39 - 3:43
    điều đó có thể cần tới
    các quy luật xa gần cơ bản.
  • 3:43 - 3:45
    Một khi bức tranh hoàn thành,
  • 3:45 - 3:47
    bạn có thể dùng máy chiếu
    cố định tại tầm mắt
  • 3:47 - 3:50
    để chiếu xuống bức vẽ của mình trên vỉa hè
  • 3:50 - 3:52
    sau đó vẽ phấn lên.
  • 3:52 - 3:54
    Bức vẽ trên vỉa hè và trên cửa số
  • 3:54 - 3:58
    sẽ gần như giống nhau từ điểm nhìn đó
  • 3:58 - 4:00
    nên não người nhìn sẽ một lần nữa
    bị đánh lừa
  • 4:00 - 4:04
    và tin rằng bức tranh trên nền đất đó
    là hình ảnh 3-D
  • 4:04 - 4:08
    Và bạn không nhất thiết phải chiếu
    trên một mặt phẳng để có được ảo ảnh này.
  • 4:08 - 4:10
    Bạn có thể chiếu lên nhiều bề mặt,
  • 4:10 - 4:14
    hoặc tập hợp lộn xộn của các vật thể
    từ điểm nhìn đúng,
  • 4:14 - 4:18
    sẽ hiện ra những hình ảnh hoàn toàn khác.
  • 4:18 - 4:20
    Ở khắp mọi nơi, bạn có thể tìm thấy
    các bề mặt rắn
  • 4:20 - 4:24
    nhường chỗ cho những ảo ảnh lạ lùng
    kỳ diệu và đáng sợ.
  • 4:24 - 4:27
    Vỉa hè hay màn hình máy tính của bạn
  • 4:27 - 4:31
    đây chỉ là một số cách mà toán học
    và quy luật phối cảnh
  • 4:31 - 4:33
    có thể mở ra những thế giới mới.
Title:
Toán học từ tranh vĩa hè - Fumiko Futamura
Description:

Xem toàn bộ bài tại đây: http://ed.ted.com/lessons/the-mathematics-of-sidewalk-illusions-fumiko-futamura

Có bao giờ bạn vô tình bắt gặp một hình ảnh kì lạ giương ra trên vỉa hè, và nhận ra rằng nó trông rất chân thật chỉ khi bạn đứng một vị trí chính xác ? Những ảo ảnh này được dựa trên 'Nghệ thuật phối cảnh biến dạng' - 1 loại nghệ thuật phối cảnh giúp biến đổi những bề mặt phẳng thành những hình ảnh 3 chiều. Nguyên lí của loại nghệ thuật này như thế nào? Fumiko Futamura sẽ quay ngược dòng lịch sử và trình bày những nguyên tắc phối cảnh.

Bài của Fumiko Futamura, minh họa bởi TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:55

Vietnamese subtitles

Revisions