Return to Video

Giới thiệu về doanh nghiệp cạnh tranh

  • 0:00 - 0:03
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:08 - 0:11
    - [Alex Taborrok]
    Trong những video kế tiếp,
  • 0:11 - 0:15
    ta sẽ tìm hiểu về chi phí
    và cách thống kê chi phí doanh nghiệp.
  • 0:15 - 0:19
    Ta cũng xem xét
    cách doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận.
  • 0:19 - 0:21
    Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu về
  • 0:21 - 0:23
    tối đa hóa lợi nhuận khi cạnh tranh.
  • 0:23 - 0:26
    Ở phần sau, ta sẽ tìm hiểu
  • 0:26 - 0:28
    tối đa hóa lợi nhuận
    khi độc quyền.
  • 0:28 - 0:30
    Cùng bắt đầu nào!
  • 0:34 - 0:36
    Vậy vấn đề chính
    mà ta muốn bàn tới là
  • 0:36 - 0:38
    "Doanh nghiệp sẽ
    phản ứng như thế nào?"
  • 0:38 - 0:40
    Giả sử
  • 0:40 - 0:44
    lợi nhuận là động lực chính
    cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • 0:44 - 0:47
    Có thể điều này
    không đúng 100% về nghĩa đen.
  • 0:47 - 0:50
    Tuy nhiên, với đa số doanh nghiệp,
    trong hầu hết các thời điểm,
  • 0:50 - 0:53
    thì lợi nhuận sẽ là chìa khóa thúc đẩy.
  • 0:53 - 0:57
    Nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh,
  • 0:57 - 1:00
    thì doanh nghiệp buộc phải
    tối đa hóa lợi nhuận.
  • 1:00 - 1:02
    Nếu không
    tối đa hóa lợi nhuận,
  • 1:02 - 1:04
    thì doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh
  • 1:04 - 1:07
    sẽ mau chóng bị phá sản.
  • 1:07 - 1:10
    Đối với doanh nghiệp có
    quyền lực thị trường
    hoặc quyền lực độc quyền
  • 1:10 - 1:12
    thì không buộc phải
    tối đa hóa lợi nhuận.
  • 1:12 - 1:15
    Tuy nhiên, chủ sở hữu
    vẫn muốn có lợi nhuận.
  • 1:15 - 1:17
    Ai lại không thích lợi nhuận cơ chứ?
  • 1:17 - 1:19
    Vì thế, với đa số doanh nghiệp,
    trong hầu hết mọi thời điểm,
  • 1:19 - 1:21
    lợi nhuận sẽ là một giả định tốt.
  • 1:21 - 1:27
    Lúc này câu hỏi chính là: Làm cách nào?
    Làm cách nào để doanh nghiệp
    tối đa hóa lợi nhuận?
  • 1:27 - 1:31
    Câu trả lời đơn giản là
    thay đổi giá cả và sản lượng,
  • 1:31 - 1:34
    thông qua phương pháp
    định giá và định lượng.
  • 1:34 - 1:38
    Vài doanh nghiệp có quyền
    kiểm soát về giá cả hơn,
    so với vài doanh nghiệp khác.
  • 1:38 - 1:42
    Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét
    một doanh nghiệp độc quyền,
  • 1:42 - 1:47
    mà có thể chọn giá cả và sản lượng
    với một số hạn chế.
  • 1:47 - 1:50
    Ở phần này, ta sẽ xem xét
    một doanh nghiệp cạnh tranh,
  • 1:50 - 1:53
    áp dụng mức giá đã có,
  • 1:53 - 1:55
    nghĩa là không có nhiều
    quyền kiểm soát về giá cả.
  • 1:55 - 1:58
    Ngay sau đây, ta sẽ giải thích lý do
    và sản lượng mà doanh nghiệp lựa chọn.
  • 1:58 - 2:00
    Vì thế, với doanh nghiệp cạnh tranh,
  • 2:00 - 2:03
    sản lượng trở thành
    yếu tố quan trọng
  • 2:03 - 2:05
    trong quyết định về
    quy mô lợi nhuận thu về.
  • 2:05 - 2:08
    Trong bài học này, ta chỉ tập trung vào
    một loại hình doanh nghiệp,
  • 2:08 - 2:12
    doanh nghiệp cạnh tranh,
    doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh.
  • 2:12 - 2:15
    Vậy đặc điểm của doanh nghiệp
    và thị trường cạnh tranh này là gì?
  • 2:15 - 2:17
    Vâng, đó là sản phẩm
    mà doanh nghiệp bán ra
  • 2:17 - 2:20
    giống với sản phẩm của rất nhiều
    doanh nghiệp khác.
  • 2:20 - 2:22
    Nào hãy thử nghĩ về
    giếng dầu này nhé!
  • 2:22 - 2:25
    Giếng dầu nhỏ này
    cũng sản xuất ra loại dầu
  • 2:25 - 2:27
    khá giống với
  • 2:27 - 2:30
    loại dầu được sản xuất
    từ giếng dầu gần đó,
  • 2:30 - 2:31
    lại cũng khá giống với
  • 2:31 - 2:35
    loại dầu được sản xuất
    từ giếng dầu ở tận Ả Rập Xê Út
  • 2:35 - 2:38
    và không khác mấy so với loại dầu
    được sản xuất ở Mexico,
  • 2:38 - 2:40
    hay ở Biến Bắc...
  • 2:40 - 2:43
    Dầu trên khắp thế giới
    đều khá giống nhau.
  • 2:43 - 2:46
    Giờ hãy nghĩ tới lúa mỳ, đậu nành,
    sắt thép, xi măng, hay giấy.
  • 2:48 - 2:50
    Tất cả những mặt hàng này
    đều là thị trường cạnh tranh,
  • 2:50 - 2:53
    nghĩa là sản phẩm của người bán
    đều như nhau.
  • 2:53 - 2:55
    Thêm vào đó, trong tất cả
    những thị trường này,
  • 2:55 - 2:57
    có rất nhiều người mua và người bán
  • 2:57 - 3:01
    và mỗi người trong số họ là một phần nhỏ
    trong thị trường chung.
  • 3:01 - 3:04
    Vậy giếng dầu nhỏ này
    chỉ sản xuất một phần nhỏ
  • 3:04 - 3:08
    trong tổng sản lượng dầu
    trên toàn thế giới.
  • 3:08 - 3:11
    Một cánh đồng lúa mỳ bất kỳ
  • 3:11 - 3:15
    chỉ làm ra một lượng nhỏ
    trong tổng sản lượng lúa mỳ.
  • 3:15 - 3:17
    Thay vào đó, trong trường hợp
  • 3:17 - 3:20
    có rất nhiều
    người bán tiềm năng.
  • 3:20 - 3:24
    Vậy nếu một doanh nghiệp,
    giả dụ cửa hàng tạp hóa
  • 3:24 - 3:27
    là cửa hàng duy nhất
    trong thị trấn nhỏ,
  • 3:27 - 3:29
    thì nó sẽ vẫn
    trong một thị trường cạnh tranh,
  • 3:29 - 3:31
    bởi nếu định tăng giá
  • 3:31 - 3:33
    sẽ có nhiều người bán tiềm năng khác
  • 3:33 - 3:37
    cũng đến bán hàng
    tại thị trấn đó.
  • 3:37 - 3:38
    Vậy đó là doanh nghiệp cạnh tranh,
  • 3:38 - 3:41
    cùng sản xuất một cùng loại sản phẩm
    như nhiều người bán khác.
  • 3:41 - 3:42
    Trong thị trường chung,
    người mua, người bán nhỏ lẻ
  • 3:42 - 3:45
    đều có mối liên quan
  • 3:45 - 3:47
    hay có rất nhiều
    người bán tiềm năng.
  • 3:47 - 3:50
    Giả sử bạn sở hữu
    một trong những giếng dầu nhỏ đó.
  • 3:50 - 3:52
    Tôi đã trình bày trong slide trước rồi.
  • 3:52 - 3:55
    Bạn sẽ đặt mức giá nào?
  • 3:55 - 3:57
    Thật may là vấn đề của bạn
    sẽ khá dễ giải quyết
  • 3:57 - 4:00
    bởi doanh nghiệp
    trong một thị trường cạnh tranh
  • 4:00 - 4:03
    không có khả năng kiểm soát giá.
  • 4:03 - 4:07
    Thị trường sẽ xác định giá cả
    của mỗi doanh nghiệp.
  • 4:07 - 4:09
    Vậy ta cùng xem
    thị trường dầu mỏ,
  • 4:09 - 4:12
    rồi giả sử cung và cầu của thế giới
  • 4:12 - 4:13
    sao cho lượng cầu
    bằng với
  • 4:13 - 4:17
    lượng cung, tại mức giá 52 đô la,
  • 4:17 - 4:23
    ở điểm đó 82 triệu thùng dầu
    được mua bán mỗi ngày.
  • 4:23 - 4:27
    Giờ hãy xem xét
    cầu về dầu mỏ.
  • 4:27 - 4:30
    Dầu được sản xuất
    từ giếng dầu của bạn.
  • 4:30 - 4:32
    Cầu về dầu mỏ
  • 4:32 - 4:36
    sẽ co giãn hoàn toàn
    với giá cả thị trường.
  • 4:36 - 4:38
    Vậy điều đó có ý nghĩa gì?
  • 4:38 - 4:42
    Tức là thế này:
    giả sử bạn cố bán dầu
  • 4:42 - 4:44
    với giá cao hơn giá thị trường,
  • 4:44 - 4:47
    chẳng hạn 55 đô la/thùng.
  • 4:47 - 4:50
    Bạn sẽ bán dầu chứ?
    Chưa đâu!
  • 4:50 - 4:55
    Ngay cả mẹ bạn cũng không cho rằng
    dầu từ giếng dầu của bạn
  • 4:55 - 4:59
    đặc biệt đến mức
    muốn bỏ thêm tiền ra mua.
  • 4:59 - 5:04
    Bà ấy có thể mua dầu giống
    hoặc trông giống thế
  • 5:04 - 5:06
    với mức giá 50/thùng.
  • 5:06 - 5:09
    nên sẽ không muốn trả 55 đô la.
  • 5:09 - 5:13
    Và nếu mẹ của bạn còn không
    muốn trả thêm tiền, thì chẳng ai muốn cả.
  • 5:13 - 5:17
    Nếu muốn
    đặt giá cao hơn giá thị trường,
  • 5:17 - 5:20
    bạn sẽ không bán được
    một chút dầu nào!
  • 5:21 - 5:24
    Còn dưới mức giá thị trường, thì bạn có thể bán bao nhiêu dầu cũng được,
  • 5:24 - 5:26
    nhưng vì sao bạn lại muốn làm vậy?
  • 5:26 - 5:28
    Vì trên thực tế bạn có thể bán
  • 5:28 - 5:32
    toàn bộ lượng dầu mong muốn
    tại mức giá thị trường.
  • 5:33 - 5:36
    Vì sao bạn có thể bán toàn bộ lượng dầu
    mong muốn tại mức giá này?
  • 5:36 - 5:39
    Đơn giản là vì sản lượng của bạn
  • 5:39 - 5:43
    - chẳng hạn 10 thùng
    hay 20 thùng, 30 thùng/ngày -
  • 5:43 - 5:46
    rất nhỏ so với sản lượng
  • 5:46 - 5:50
    82 triệu thùng/ngày trên toàn thế giới,
  • 5:50 - 5:54
    nên lượng dầu được sản xuất
    từ giếng nhà bạn
  • 5:54 - 5:56
    sẽ không ảnh hưởng đến
    giá dầu.
  • 5:56 - 5:59
    Bạn có thể tăng gấp đôi,
    gấp ba sản lượng,
  • 5:59 - 6:04
    mà giá dầu cũng vẫn là
    50 đô la/thùng.
  • 6:05 - 6:09
    Vậy lựa chọn duy nhất của bạn,
    - tối đa hóa lợi nhuận -
  • 6:09 - 6:11
    sẽ là một mức chọn sản lượng.
  • 6:11 - 6:13
    Hãy nhìn vào giá thị trường,
  • 6:13 - 6:17
    bạn sẽ thấy "giá dầu hôm này
    là 50 đô la/thùng"
  • 6:17 - 6:18
    và bạn quyết định
  • 6:18 - 6:22
    sản lượng sẽ sản xuất
    với giá này.
  • 6:22 - 6:27
    Mình sẽ muốn sản xuất bao nhiêu?
    2, 3 hay 4, 10, 30 thùng?
  • 6:27 - 6:30
    Đây sẽ là câu hỏi quan trọng
  • 6:30 - 6:33
    mà ta sẽ trả lời
    trong phần sau,
  • 6:33 - 6:37
    khi thể hiện chi phí
    trên biểu đồ này.
  • 6:38 - 6:41
    - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra,
  • 6:41 - 6:42
    hãy nhấn "Practice Questions".
  • 6:43 - 6:46
    Còn đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video".
  • 6:46 - 6:50
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Giới thiệu về doanh nghiệp cạnh tranh
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
06:52

Vietnamese subtitles

Revisions