♪ [âm nhạc] ♪ - [Alex Taborrok] Trong những video kế tiếp, ta sẽ tìm hiểu về chi phí và cách thống kê chi phí doanh nghiệp. Ta cũng xem xét cách doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Trong phần này, ta sẽ tìm hiểu về tối đa hóa lợi nhuận khi cạnh tranh. Ở phần sau, ta sẽ tìm hiểu tối đa hóa lợi nhuận khi độc quyền. Cùng bắt đầu nào! Vậy vấn đề chính mà ta muốn bàn tới là "Doanh nghiệp sẽ phản ứng như thế nào?" Giả sử lợi nhuận là động lực chính cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Có thể điều này không đúng 100% về nghĩa đen. Tuy nhiên, với đa số doanh nghiệp, trong hầu hết các thời điểm, thì lợi nhuận sẽ là chìa khóa thúc đẩy. Nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh, thì doanh nghiệp buộc phải tối đa hóa lợi nhuận. Nếu không tối đa hóa lợi nhuận, thì doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ mau chóng bị phá sản. Đối với doanh nghiệp có quyền lực thị trường hoặc quyền lực độc quyền thì không buộc phải tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, chủ sở hữu vẫn muốn có lợi nhuận. Ai lại không thích lợi nhuận cơ chứ? Vì thế, với đa số doanh nghiệp, trong hầu hết mọi thời điểm, lợi nhuận sẽ là một giả định tốt. Lúc này câu hỏi chính là: Làm cách nào? Làm cách nào để doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận? Câu trả lời đơn giản là thay đổi giá cả và sản lượng, thông qua phương pháp định giá và định lượng. Vài doanh nghiệp có quyền kiểm soát về giá cả hơn, so với vài doanh nghiệp khác. Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét một doanh nghiệp độc quyền, mà có thể chọn giá cả và sản lượng với một số hạn chế. Ở phần này, ta sẽ xem xét một doanh nghiệp cạnh tranh, áp dụng mức giá đã có, nghĩa là không có nhiều quyền kiểm soát về giá cả. Ngay sau đây, ta sẽ giải thích lý do và sản lượng mà doanh nghiệp lựa chọn. Vì thế, với doanh nghiệp cạnh tranh, sản lượng trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định về quy mô lợi nhuận thu về. Trong bài học này, ta chỉ tập trung vào một loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp cạnh tranh, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh. Vậy đặc điểm của doanh nghiệp và thị trường cạnh tranh này là gì? Vâng, đó là sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra giống với sản phẩm của rất nhiều doanh nghiệp khác. Nào hãy thử nghĩ về giếng dầu này nhé! Giếng dầu nhỏ này cũng sản xuất ra loại dầu khá giống với loại dầu được sản xuất từ giếng dầu gần đó, lại cũng khá giống với loại dầu được sản xuất từ giếng dầu ở tận Ả Rập Xê Út và không khác mấy so với loại dầu được sản xuất ở Mexico, hay ở Biến Bắc... Dầu trên khắp thế giới đều khá giống nhau. Giờ hãy nghĩ tới lúa mỳ, đậu nành, sắt thép, xi măng, hay giấy. Tất cả những mặt hàng này đều là thị trường cạnh tranh, nghĩa là sản phẩm của người bán đều như nhau. Thêm vào đó, trong tất cả những thị trường này, có rất nhiều người mua và người bán và mỗi người trong số họ là một phần nhỏ trong thị trường chung. Vậy giếng dầu nhỏ này chỉ sản xuất một phần nhỏ trong tổng sản lượng dầu trên toàn thế giới. Một cánh đồng lúa mỳ bất kỳ chỉ làm ra một lượng nhỏ trong tổng sản lượng lúa mỳ. Thay vào đó, trong trường hợp có rất nhiều người bán tiềm năng. Vậy nếu một doanh nghiệp, giả dụ cửa hàng tạp hóa là cửa hàng duy nhất trong thị trấn nhỏ, thì nó sẽ vẫn trong một thị trường cạnh tranh, bởi nếu định tăng giá sẽ có nhiều người bán tiềm năng khác cũng đến bán hàng tại thị trấn đó. Vậy đó là doanh nghiệp cạnh tranh, cùng sản xuất một cùng loại sản phẩm như nhiều người bán khác. Trong thị trường chung, người mua, người bán nhỏ lẻ đều có mối liên quan hay có rất nhiều người bán tiềm năng. Giả sử bạn sở hữu một trong những giếng dầu nhỏ đó. Tôi đã trình bày trong slide trước rồi. Bạn sẽ đặt mức giá nào? Thật may là vấn đề của bạn sẽ khá dễ giải quyết bởi doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh không có khả năng kiểm soát giá. Thị trường sẽ xác định giá cả của mỗi doanh nghiệp. Vậy ta cùng xem thị trường dầu mỏ, rồi giả sử cung và cầu của thế giới sao cho lượng cầu bằng với lượng cung, tại mức giá 52 đô la, ở điểm đó 82 triệu thùng dầu được mua bán mỗi ngày. Giờ hãy xem xét cầu về dầu mỏ. Dầu được sản xuất từ giếng dầu của bạn. Cầu về dầu mỏ sẽ co giãn hoàn toàn với giá cả thị trường. Vậy điều đó có ý nghĩa gì? Tức là thế này: giả sử bạn cố bán dầu với giá cao hơn giá thị trường, chẳng hạn 55 đô la/thùng. Bạn sẽ bán dầu chứ? Chưa đâu! Ngay cả mẹ bạn cũng không cho rằng dầu từ giếng dầu của bạn đặc biệt đến mức muốn bỏ thêm tiền ra mua. Bà ấy có thể mua dầu giống hoặc trông giống thế với mức giá 50/thùng. nên sẽ không muốn trả 55 đô la. Và nếu mẹ của bạn còn không muốn trả thêm tiền, thì chẳng ai muốn cả. Nếu muốn đặt giá cao hơn giá thị trường, bạn sẽ không bán được một chút dầu nào! Còn dưới mức giá thị trường, thì bạn có thể bán bao nhiêu dầu cũng được, nhưng vì sao bạn lại muốn làm vậy? Vì trên thực tế bạn có thể bán toàn bộ lượng dầu mong muốn tại mức giá thị trường. Vì sao bạn có thể bán toàn bộ lượng dầu mong muốn tại mức giá này? Đơn giản là vì sản lượng của bạn - chẳng hạn 10 thùng hay 20 thùng, 30 thùng/ngày - rất nhỏ so với sản lượng 82 triệu thùng/ngày trên toàn thế giới, nên lượng dầu được sản xuất từ giếng nhà bạn sẽ không ảnh hưởng đến giá dầu. Bạn có thể tăng gấp đôi, gấp ba sản lượng, mà giá dầu cũng vẫn là 50 đô la/thùng. Vậy lựa chọn duy nhất của bạn, - tối đa hóa lợi nhuận - sẽ là một mức chọn sản lượng. Hãy nhìn vào giá thị trường, bạn sẽ thấy "giá dầu hôm này là 50 đô la/thùng" và bạn quyết định sản lượng sẽ sản xuất với giá này. Mình sẽ muốn sản xuất bao nhiêu? 2, 3 hay 4, 10, 30 thùng? Đây sẽ là câu hỏi quan trọng mà ta sẽ trả lời trong phần sau, khi thể hiện chi phí trên biểu đồ này. - [Lời dẫn] Nếu muốn tự kiểm tra, hãy nhấn "Practice Questions". Còn đã sẵn sàng học tiếp, hãy nhấn "Next Video". ♪ [âm nhạc] ♪