Return to Video

Tối đa hóa tổng chi phí công nghiệp của sản phẩm

  • 0:00 - 0:06
    [nhạc nền]
  • 0:09 - 0:12
    [Alex] Chương này chúng ta sẽ
    nói về thuyết bàn tay vô hình.
  • 0:12 - 0:14
    Mở đầu chương là các đặc điểm nổi bật
  • 0:14 - 0:18
    của thị trường cạnh tranh,
    những đặc điểm là kết quả
  • 0:18 - 0:21
    của lao động xã hội,
    không phải do ý chí con người tạo nên.
  • 0:21 - 0:25
    Những tính chất này
    cũng không được thiết kế hay dự đoán,
  • 0:25 - 0:29
    những cá nhân tham gia thị trường này
    có lẽ cũng chẳng hiểu được.
  • 0:29 - 0:32
    Và với sự điều tiết của "bàn tay vô hình",
  • 0:32 - 0:34
    một trật tự ngẫu nhiên hình thành
  • 0:34 - 0:38
    mà trong đó những đặc tính mong muốn này
    là một kết quả.
  • 0:38 - 0:39
    Hãy cùng xem xét nhé.
  • 0:44 - 0:46
    Trước hết, hãy nhớ lại
    nội dung trong các chương trước
  • 0:46 - 0:48
    mà ta đã học về
    những kết nối thị trường
  • 0:48 - 0:51
    và hoạt động hợp tác toàn cầu.
  • 0:51 - 0:54
    Ví dụ là hoa hồng và các vấn đề liên quan,
  • 0:54 - 0:57
    các vấn đề trong việc vận chuyển hoa hồng
  • 0:57 - 1:00
    đến tay bạn vào ngày Valentine chẳng hạn.
  • 1:00 - 1:02
    Ta cũng biết rằng giá cả là một dấu hiệu
  • 1:02 - 1:04
    được bao hàm bằng động lực kinh tế.
  • 1:04 - 1:08
    Tín hiệu giá trong sử dụng nguồn lực
    thường có giá trị cao nhất
  • 1:09 - 1:12
    và họ cung cấp động lực biến nguồn lực
  • 1:12 - 1:14
    thành những mục đích sử dụng giá trị cao.
  • 1:14 - 1:17
    Ta cũng biết rằng các công ty
    thường tối đa hóa lợi nhuận
  • 1:17 - 1:18
    bằng hai cách.
  • 1:18 - 1:20
    Cách đầu tiên là sản xuất với số lượng
  • 1:20 - 1:23
    mà giá sản phẩm bằng
    với chi phí biên.
  • 1:23 - 1:26
    Và thứ hai là gia nhập thị trường
    khi ngành đó mang lại lợi nhuận,
  • 1:26 - 1:28
    lúc mà giá bán cao hơn chi phí trung bình,
  • 1:29 - 1:31
    cũng như rời khỏi thị trường
    khi ngành đó bị thiệt hại,
  • 1:31 - 1:33
    lúc giá thấp hơn
    chi phí trung bình.
  • 1:34 - 1:37
    Toàn bộ chương này chính là
    liên kết những ý tưởng
  • 1:37 - 1:39
    và tập hợp chúng lại với nhau.
  • 1:40 - 1:42
    Có thể thấy ở
    thị trường cạnh tranh
  • 1:42 - 1:45
    có hai đặc điểm đáng chú ý
    trong thuyết " bàn tay vô hình".
  • 1:45 - 1:48
    Thứ nhất, thị trường cạnh tranh
    giúp cân bằng mức sản xuất
  • 1:48 - 1:52
    giữa các công ty trong một ngành.
  • 1:52 - 1:56
    Vì thế, khách hàng sẽ mua được
    sản phẩm với giá thấp nhất
  • 1:56 - 1:58
    cho bất kỳ lượng
    sản phẩm nào được sản xuất.
  • 1:58 - 2:02
    Thứ hai, xuất khẩu và nhập khẩu
    hàng hóa cân bằng sản phẩm
  • 2:02 - 2:04
    từ nhiều quốc gia khác nhau
  • 2:04 - 2:08
    để tổng doanh thu đạt được là lớn nhất.
  • 2:09 - 2:11
    Và ta sẽ tìm hiểu
    lần lượt từng vấn đề này.
  • 2:12 - 2:16
    cũng như tìm hiểu cách "bàn tay vô hình"
    giúp giảm chi phí sản xuất như thế nào,
  • 2:16 - 2:19
    Chúng ta sẽ bắt đầu
    bằng một vấn đề hơi khác biệt.
  • 2:19 - 2:21
    Giả sử rằng bạn sở hữu hai cánh đồng
  • 2:21 - 2:24
    và bạn muốn thu hoạch 200 giạ ngô
  • 2:24 - 2:26
    với chi phí sản xuất là thấp nhất.
  • 2:26 - 2:27
    Bạn sẽ làm như thế nào ?
  • 2:27 - 2:30
    Hãy nhìn vào hai đường chi phí biên này
  • 2:30 - 2:36
    Bạn có thể cho rằng bất kì
    chi phí sản xuất ngô nào
  • 2:36 - 2:41
    ở Cánh đồng 2 đều thấp hơn
    so với Cánh đồng 1,
  • 2:41 - 2:42
    điều tốt nhất có thể làm lúc này
  • 2:42 - 2:46
    là trồng toàn bộ 200 giạ ngô
    trên Cánh đồng 2.
  • 2:46 - 2:48
    Nhưng điều đó không đúng.
  • 2:48 - 2:52
    Bây giờ, hãy nhớ rằng
    chúng ta có thể biết chi phí
  • 2:52 - 2:55
    của việc thu hoạch được mỗi giạ ngô
  • 2:55 - 2:58
    chính là độ cao của
    đường chi phí cho mỗi đơn vị.
  • 2:58 - 3:02
    Vì vậy, đây là chi phí sản xuất
    tại đơn vị ngô thứ 200.
  • 3:03 - 3:07
    Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn đã
    sản xuất được 200 giạ ngô từ Cánh đồng 2.
  • 3:07 - 3:13
    Hãy xem một cách khác tốn ít
    chi phí sản xuất 200 đơn vị ngô hơn.
  • 3:13 - 3:15
    Chẳng hạn, bạn đã dự định thu hoạch
  • 3:15 - 3:18
    ít hơn 25 giạ ngô ở Cánh đồng 2.
  • 3:19 - 3:23
    Chi phí tất nhiên sẽ giảm ở vùng A.
  • 3:24 - 3:28
    Bây giờ bạn sản xuất ít hơn 25 giạ
  • 3:28 - 3:31
    để bù đắp cho sự thiếu hụt sản lượng đó,
  • 3:31 - 3:35
    bạn phải sản xuất thêm
    25 giạ ở Cánh đồng 1.
  • 3:36 - 3:40
    Lưu ý rằng, để trồng 25 giạ ngô
    ở Cánh đồng 1,
  • 3:40 - 3:44
    chi phí bỏ ra sẽ tăng lên ở khu vực B.
  • 3:44 - 3:46
    Đây là điểm mấu chốt
  • 3:46 - 3:50
    Khu vực A lớn hơn Khu vực B.
  • 3:50 - 3:55
    nghĩa là bằng cách chuyển đổi chi phí
    từ chi phí biên ở cánh đồng cao hơn
  • 3:55 - 4:00
    đến chi phí biên ở cánh đồng thấp hơn,
    bạn đã giảm chi phí sản xuất
  • 4:00 - 4:03
    nhiều hơn phần đã tăng trong giá thành.
  • 4:03 - 4:07
    Trên thực tế, bạn đã tạo ra
    một khoản tiết kiệm ở khu vực C.
  • 4:09 - 4:11
    Bây giờ đi theo logic này,
  • 4:11 - 4:16
    nó ngụ ý rằng bất cứ khi nào
    chi phí biên của một trang trại
  • 4:16 - 4:20
    cao hơn chi phí biên
    của trang trại kia,
  • 4:20 - 4:24
    bạn có thể tiết kiệm tiền,
    tiết kiệm nguồn lực phải bỏ ra
  • 4:24 - 4:29
    bằng cách chuyển giao sản xuất
    từ nơi chi phí biên cao
  • 4:29 - 4:32
    đến nơi có chi phí biên thấp.
  • 4:32 - 4:36
    Bây giờ làm thế nào
    nếu bạn muốn tối đa hóa
  • 4:36 - 4:38
    chi phí sản xuất trung bình ?
  • 4:39 - 4:42
    Với logic mà chúng ta mới áp dụng,
  • 4:42 - 4:45
    nếu bạn muốn tối thiểu hóa
    chi phí sản xuất,
  • 4:45 - 4:49
    bạn nên cân bằng số lượng ngô
    thu được từ hai nông trại
  • 4:49 - 4:53
    để chi phí biên ở hai nông trại bằng nhau.
  • 4:53 - 4:56
    Trong trường hợp này,
    160 giạ ngô có được từ Cánh đồng 2
  • 4:56 - 4:59
    và 40 giạ có đươc từ Cánh đồng 1.
  • 4:59 - 5:02
    Một lần nữa, hãy nghĩ về
    một trường hợp khác.
  • 5:02 - 5:06
    Nếu chi phí sản xuất biên
    ở Cánh đồng 2 cao hơn
  • 5:06 - 5:10
    ở Cánh đồng 1, bạn luôn có thể
    giảm chi phí sản xuất
  • 5:10 - 5:15
    bằng cách giảm sản xuất ở Cánh đồng 2
    và nhiều hơn ở Cánh đồng 1.
  • 5:15 - 5:18
    Nhưng tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng.
  • 5:18 - 5:23
    Nếu chi phí biên ở Cánh đồng 1
    cao hơn Cánh đồng 2,
  • 5:23 - 5:26
    bạn sẽ muốn sản xuất ít hơn ở Cánh đồng 1
  • 5:26 - 5:28
    và nhiều hơn ở Cánh đồng 2.
  • 5:28 - 5:32
    Vì vậy, cách để tối thiểu hóa
    chi phí sản xuất trung bình
  • 5:32 - 5:38
    là tạo ra chi phí sản xuất biên
  • 5:38 - 5:41
    bằng nhau ở cả hai trang trại.
  • 5:41 - 5:45
    Bây giờ hãy cân nhắc đến
    một vấn đề khó hơn nhiều.
  • 5:45 - 5:48
    Giả sử trang trại của Pat
    nằm ở bờ biển phía Tây
  • 5:48 - 5:51
    và trang trại của Alex
    cách hàng ngàn dặm
  • 5:51 - 5:52
    về bờ biển phía Đông.
  • 5:52 - 5:55
    Và chúng ta hãy giả sử không ai biết
  • 5:55 - 5:58
    chi phí biên
    của cả hai trang trại này.
  • 5:59 - 6:02
    Vấn đề lúc này trông có vẻ
    như bất khả thi.
  • 6:02 - 6:04
    Làm sao chúng ta có thể
    phân bổ sản xuất
  • 6:04 - 6:08
    giữa hai trang trại này
    để giảm thiểu tổng chi phí
  • 6:08 - 6:12
    khi không ai biết chi phí biên
    của cả hai trang trại này?
  • 6:12 - 6:17
    Rõ ràng một nhà hoạch định chính sách
    sẽ không có đủ thông tin
  • 6:17 - 6:19
    để giải quyết vấn đề này.
  • 6:19 - 6:22
    Tuy nhiên, thị trường lại có thể
    giải quyết vấn đề.
  • 6:22 - 6:25
    Bởi vì mặc dù
    không ai biết chi phí biên
  • 6:25 - 6:27
    của cả hai trang trại,
  • 6:27 - 6:30
    nhưng Pat biết chi phí biên
    của trang trại Pat.
  • 6:31 - 6:34
    Và Alex biết chi phí biên
    của trang trại Alex.
  • 6:34 - 6:37
    Và cả hai người đều biết giá của ngô.
  • 6:38 - 6:41
    Bây giờ hãy cân nhắc, làm sao Pat
    có thể tối đa hóa lợi nhuận?
  • 6:42 - 6:47
    Pat tối đa hóa lợi nhuận bằng cách
    sản xuất ra một số lượng hàng hóa
  • 6:47 - 6:51
    sao cho tại đó giá bằng với
    chi phí biên của Pat.
  • 6:51 - 6:57
    Alex chọn tối đa hóa lợi nhuận
    bằng cách sản xuất số lượng
  • 6:57 - 7:01
    sao cho giá bằng
    với chi phí biên của Alex.
  • 7:01 - 7:05
    Và kể từ khi giá ngô
    cả hai đều giống nhau,
  • 7:05 - 7:08
    họ tự động chọn
    phân bổ sản xuất
  • 7:08 - 7:13
    giữa hai trang trại của họ và
    chi phí biên trên trang trại của Pat
  • 7:13 - 7:17
    bằng với chi phí biên
    trên trang trại của Alex.
  • 7:17 - 7:20
    Và sản xuất
    được phân bổ tự động
  • 7:20 - 7:22
    để giảm thiểu tổng chi phí.
  • 7:23 - 7:26
    Bây giờ lưu ý rằng cả Pat
    Alex cũng không có ý định
  • 7:26 - 7:30
    và có lẽ cũng không hiểu
    kết quả này.
  • 7:30 - 7:33
    Nó được kiểm soát
    chỉ bởi điều tiết thị trường,
  • 7:33 - 7:35
    và bằng sự điều tiết của bàn tay vô hình
  • 7:36 - 7:40
    nông sản đã được phân bổ
    tự động trên hai nông trại
  • 7:40 - 7:43
    để giảm thiểu chi phí sản xuất.
  • 7:43 - 7:46
    Hãy nhìn vào điều xảy ra
    khi giá sản phẩm thay đổi.
  • 7:46 - 7:50
    Khi giá thay đổi dẫn đến
    sự phân bổ sản xuất
  • 7:50 - 7:52
    giữa hai trang trại theo một cách
  • 7:53 - 7:55
    mà chi phí sản xuất là nhỏ nhất.
  • 7:56 - 7:58
    Đây thực sự là một kết quả đáng ghi nhận
  • 7:58 - 8:01
    cái mà mọi người có thể
    thậm chí đã không nghi ngờ
  • 8:01 - 8:03
    trước khi kinh tế học phát triển
  • 8:03 - 8:06
    và nhận ra được ảnh hưởng
    từ thuyết bàn tay vô hình.
  • 8:07 - 8:10
    Hãy tổng kết đặc điểm đầu tiên
    của bàn tay vô hình.
  • 8:10 - 8:13
    Trong thị trường cạnh tranh với N công ty,
  • 8:13 - 8:16
    tất cả công ty phải đối diện
    với cùng một giá thị trường.
  • 8:17 - 8:20
    và để tối đa hóa lợi nhuận,
    mỗi công ty điều chỉnh sản xuất của mình
  • 8:20 - 8:22
    cũng như điều chỉnh đầu ra
  • 8:22 - 8:26
    cho đến khi giá cả cân bằng với
    chi phí biên của sản phẩm
  • 8:27 - 8:29
    Do đó, những điều tiếp theo đây sẽ đúng.
  • 8:29 - 8:32
    Giá sẽ bằng với chi phí biên ở Công ty 1
  • 8:32 - 8:34
    nghĩa là cũng bằng với
    chi phí biên của Công ty 2
  • 8:34 - 8:36
    và cũng bằng với
    chi phí biên của công ty N.
  • 8:36 - 8:39
    Nên khi tất cả chi phí biên bằng nhau,
  • 8:40 - 8:45
    tổng chi phí sản xuất được tối thiểu hóa.
  • 8:45 - 8:49
    Một kết quả thật đáng chú ý,
    tất cả do thuyết bàn tay vô hình tạo ra.
  • 8:49 - 8:52
    Tiếp theo là đặc điểm thứ hai
    của thuyết bàn tay vô hình.
  • 8:52 - 8:54
    [Người dẫn] Nếu bạn cần
    ôn tập kiến thức,
  • 8:54 - 8:56
    hãy nhấn vào
    " Câu hỏi luyện tập."
  • 8:57 - 9:00
    Hoặc nếu bạn đã sẵn sàng,
    hãy nhấn vào " Video tiếp theo."
  • 9:00 - 9:04
    ♪ [nhạc nền] ♪
Title:
Tối đa hóa tổng chi phí công nghiệp của sản phẩm
Description:

Phần này sẽ kết nối những ý tưởng được trình bày trong các video trước về hệ thống giá và tối đa hóa lợi nhuận. Trong viddeo này, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về hai chức năng cơ bản của thuyết "Bàn tay vô hình". Trong thị trường cạnh tranh, giá thị trường (với sự trợ giúp của Bàn tay vô hình) cân bằng lượng hàng hóa trong doanh nghiệp để tổng chi phí công nghiệp là nhỏ nhất. Thị trường cạnh tranh cũng liên kết với những nền công nghiệp khác. Bằng cách cân bằng lượng hàng hóa, bàn tay vô hình của thị trường sẽ đảm bảo tổng giá trị hàng hóa là tối đa trên các nền công nghiệp. Chúng ta sẽ sử dụng ví dụ về tối thiểu hóa tổng chi phí của ngô, và giới thiệu những kết quả đó thông qua các biểu đồ.

Khóa học Kinh tế vi mô: http://mruniversity.com/courses/principles-economics-microeconomics

Đặt câu hỏi về video này: http://mruniversity.com/courses/principles-economics-microeconomics/minimizing-industry-costs-production-invisible-hand#QandA

Video tiếp theo: http://mruniversity.com/courses/principles-economics-microeconomics/creative-destruction-definition-elimination-principle

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
09:06

Vietnamese subtitles

Revisions