Return to Video

Chúng ta có thể tổ chức lại sự sống. Làm thế nào để thực hiện điều đó theo cách khôn ngoan.

  • 0:01 - 0:04
    Có một diễn viên tên là Dustin Hoffman.
  • 0:04 - 0:08
    Cách đây khá lâu, anh ta đóng bộ phim mà
    các bạn có lẽ đã nghe nói tới,
  • 0:08 - 0:09
    đó là phim "Tốt nghiệp."
  • 0:09 - 0:12
    Có 2 cảnh chính trong phim.
  • 0:13 - 0:15
    Cảnh thứ nhất là cảnh "nóng" quyến rũ
  • 0:15 - 0:17
    Tôi không nói đến chuyện đó tối nay.
  • 0:17 - 0:18
    (Cười)
  • 0:18 - 0:23
    Cảnh thứ hai là cảnh anh ta bị một người
    lớn tuổi lôi ra hồ bơi,
  • 0:23 - 0:28
    và bởi vì đó là một cậu sinh viên mới tốt nghiệp,
    nên khi người lớn tuổi đó nói 1 từ,
  • 0:28 - 0:29
    chỉ một từ.
  • 0:30 - 0:32
    Và đương nhiên, các bạn đều biết
    đó là từ gì.
  • 0:32 - 0:33
    Đó là từ "chất dẻo"
  • 0:33 - 0:35
    (Cười)
  • 0:35 - 0:39
    Và một vấn đề duy nhất là,
    đó không hoàn toàn là lời khuyên tồi.
  • 0:39 - 0:41
    (Cười)
  • 0:41 - 0:43
    Cho phép tôi nói với bạn
    tại sao nó không tồi.
  • 0:43 - 0:45
    Từ đó nên là từ "silicon."
  • 0:46 - 0:48
    Và lý do nó nên là từ silicon
  • 0:48 - 0:53
    là vì đó là nơi sinh ra các sáng chế tiên
    phong về chất bán dẫn ,
  • 0:53 - 0:55
    được đăng ký
  • 0:55 - 0:57
    và được thực hiện.
  • 0:57 - 1:00
    Vậy Thung lũng Silicon được xây
    dựng đúng vào năm 1967,
  • 1:00 - 1:02
    năm bộ phim này được phát hành.
  • 1:02 - 1:04
    Và 1 năm sau khi cuốn phim được phát hành,
  • 1:04 - 1:05
    hãng Intel được sáng lập.
  • 1:05 - 1:08
    Vậy chàng tốt nghiệp đã nghe đúng 1 từ,
  • 1:08 - 1:12
    có lẽ anh ta đã xuất hiện trên
    cảnh diễn -- ôi, tôi không biết --
  • 1:12 - 1:13
    có lẽ với hai cảnh này.
  • 1:13 - 1:16
    (Cười)
  • 1:20 - 1:22
    Vì các bạn đang nghĩ đến cảnh có,
  • 1:23 - 1:26
    nên chúng ta hãy xem chúng ta
    muốn khuyên điều gì
  • 1:26 - 1:30
    để sinh viên sắp tốt nghiệp không trở
    thành người chào hàng nhựa Tupperware.
  • 1:30 - 1:32
    (Cười)
  • 1:32 - 1:35
    Vậy trong năm 2015, người ta
    dùng từ gì để khuyên
  • 1:35 - 1:38
    khi bạn nhận bằng đại học với
    tâm lý xả hơi bên hồ bơi
  • 1:38 - 1:40
    bằng một từ, chỉ một từ thôi nhé?
  • 1:41 - 1:43
    Tôi nghĩ câu trả lời sẽ là "lifecode"
  • 1:43 - 1:44
    Vậy "lifecode" là gì?
  • 1:44 - 1:48
    Lifecode là nhiều cách thức khác nhau
    để tổ chức cuộc sống.
  • 1:48 - 1:49
    Vậy thay vì lập trình máy tính,
  • 1:49 - 1:52
    thì chúng ta dùng nhiều thứ để lập trình
    các virus
  • 1:52 - 1:54
    hay retrovirus hay protein
  • 1:54 - 1:56
    hay ADN hay ARN
  • 1:57 - 1:59
    hay cây cỏ hay động vật,
    hay cả một chuỗi các sinh vật.
  • 2:00 - 2:02
    Và trong khi bạn đang nghĩ về
    khả năng đáng kinh ngạc
  • 2:02 - 2:04
    để khiến cuộc sống làm đúng điều
    bạn muốn,
  • 2:04 - 2:07
    nên cái được lập trình để thực hiện,
  • 2:07 - 2:08
    cái bạn nhắm đến cuối cùng
  • 2:08 - 2:12
    chính là điều chúng ta làm từ
    hàng nghìn năm nay,
  • 2:12 - 2:15
    những thứ đó được tạo ra, thay đổi,
  • 2:15 - 2:17
    trộn lẫn, kết nối
  • 2:17 - 2:19
    tất cả các dạng sự sống,
  • 2:19 - 2:21
    và ta còn kích thích chúng
  • 2:21 - 2:22
    Và đây không phải là mới mẻ.
  • 2:22 - 2:24
    Cây mù tạt nhỏ bé này đã được biến đổi
  • 2:25 - 2:28
    để nếu bạn thay đổi nó theo cách nào đó,
    bạn sẽ có bông cải xanh.
  • 2:29 - 2:31
    Và nếu đổi nó theo cách khác,
    bạn sẽ có cải xoăn
  • 2:32 - 2:34
    Và nếu bạn đổi nó theo cách khác nữa
  • 2:34 - 2:35
    thì bạn sẽ có súp-lơ
  • 2:36 - 2:39
    Vậy khi bạn đi đến chợ có sản phẩm
    sinh học tự nhiên,
  • 2:39 - 2:41
    thì thực ra bạn đến một nơi
  • 2:41 - 2:45
    ở đó người ta đã thay đổi
    mã sự sống của rau quả sau 1 thời gian dài
  • 2:45 - 2:47
    Trong một ngày khác,
  • 2:47 - 2:49
    để chọn 1 thuật ngữ trung lập về chính trị
  • 2:49 - 2:51
    [Thiết kế thông minh]
  • 2:51 - 2:52
    (Cười)
  • 2:52 - 2:54
    Chúng ta sẽ bắt đầu thực hành
    thiết kế thông minh.
  • 2:55 - 2:57
    Nghĩa là thay vì để sự việc
    xảy một cách tình cờ
  • 2:57 - 2:59
    và thấy nó xảy ra ở nhiều
    thế hệ tương lai
  • 2:59 - 3:03
    nghĩa là ta đang chèn vào những gen đặc biệt,
    các protein đặc biệt,
  • 3:03 - 3:06
    và chúng ta làm thay đổi mã sự sống
    với mục đích rõ ràng.
  • 3:07 - 3:10
    Và điều đó cho phép ta tăng
    tốc độ thay đổi.
  • 3:10 - 3:12
    Xin đưa ra một ví dụ.
  • 3:15 - 3:18
    Vài người trong các bạn
    có thể nghĩ về sex
  • 3:19 - 3:23
    Và tôi giả dụ, chúng ta muốn thay
    đổi trong cách làm "chuyện ấy"
  • 3:23 - 3:25
    Chúng ta nghĩ thay đổi là
    bình thường và tự nhiên.
  • 3:26 - 3:28
    Điều xảy ra với sex là --
  • 3:28 - 3:31
    bình thường, em bé là kết quả của "ấy"
  • 3:32 - 3:33
    Nhưng trong thế giới hôm nay,
  • 3:34 - 3:36
    "chuyện ấy" với thuốc ngừa thai thì
    không tạo em bé.
  • 3:36 - 3:38
    (Cười)
  • 3:38 - 3:41
    Và một lần nữa, tôi nghĩ
    điều đó bình thường và tự nhiên,
  • 3:41 - 3:44
    nhưng đó không phải là trường hợp
    của hầu hết lịch sử nhân loại.
  • 3:44 - 3:46
    Và nó không phải cách của động vật.
  • 3:46 - 3:48
    Điều đó cho chúng ta sự kiểm soát,
  • 3:48 - 3:50
    vậy sex trở nên được tách rời
    khỏi việc thụ thai.
  • 3:51 - 3:53
    Và như bạn đang nghĩ
    về ảnh hưởng của việc này,
  • 3:53 - 3:55
    chúng ta tiếp tục làm việc đó
  • 3:55 - 3:57
    với những tiến bộ như trong nghệ thuật.
  • 3:57 - 4:00
    Không có nghĩa gì đối với
    hội họa và điêu khắc,
  • 4:00 - 4:04
    nhưng có ý nghĩa cho công nghệ
    hỗ trợ sinh sản.
  • 4:05 - 4:08
    Vậy công nghệ hỗ trợ sinh sản là gì?
  • 4:08 - 4:12
    Công nghệ hỗ trợ sinh sản là
    những thứ như thụ tinh trong ống nghiệm.
  • 4:12 - 4:16
    Và khi bạn làm thụ tinh ống nghiệm,
    bạn có nhiều lý do cần thiết để làm.
  • 4:16 - 4:19
    Đôi khi chỉ do bạn không thể thụ thai.
  • 4:19 - 4:21
    Nhưng khi bạn làm điều đó,
  • 4:21 - 4:25
    chính là lúc bạn đang tách rời
    quá trình sex -> thụ tinh -> em bé.
  • 4:26 - 4:29
    Vậy bạn không chỉ kiểm soát
    thời gian để bạn có em bé,
  • 4:29 - 4:32
    mà còn tách rời thời điểm
    và nơi để em bé được thụ thai.
  • 4:32 - 4:34
    Vậy bạn đã tách em bé
  • 4:34 - 4:37
    ra khỏi cơ thể và hành động của mình.
  • 4:37 - 4:40
    Và khi bạn nghĩ về trường hợp khác
    mà chúng ta đang làm,
  • 4:40 - 4:42
    ví dụ trường hợp sinh đôi.
  • 4:42 - 4:45
    Bạn có thể đông lạnh tinh trùng,
    bạn có thể đông lạnh trứng,
  • 4:45 - 4:48
    bạn có thể đông lạnh trứng đã thụ tinh.
  • 4:48 - 4:50
    Và điều đó có nghĩa gì?
  • 4:50 - 4:52
    Vâng, đó là việc cần thiết
    nếu bạn bị bệnh ung thư.
  • 4:52 - 4:54
    Bạn cần đi hóa trị
    hay xạ trị,
  • 4:54 - 4:56
    và bạn vẫn giữ được tinh trùng và trứng.
  • 4:56 - 4:58
    Bạn không xạ trị chúng.
  • 4:58 - 5:00
    Nhưng nếu bạn có thể lưu giữ trứng
    và làm lạnh chúng,
  • 5:00 - 5:03
    và bạn có thể thuê một người mang thai hộ
  • 5:03 - 5:06
    nó có nghĩa là bạn tách qiá trình trên
    ra khỏi thời gian
  • 5:06 - 5:11
    Nó có nghĩa là bạn có thể có cặp
    sinh đôi -- ôi, cách nhau 50 năm?
  • 5:11 - 5:15
    (Cười)
  • 5:15 - 5:16
    100 năm?
  • 5:17 - 5:19
    200 năm?
  • 5:20 - 5:21
    Có 3 thay đổi thật sự sâu sắc
  • 5:21 - 5:24
    mà không phải là chuyện của tương lai.
  • 5:24 - 5:26
    Đây là việc ta có thể thấy lúc này.
  • 5:27 - 5:30
    Vậy mã sự sống hóa ra là
    một năng lực siêu nhiên.
  • 5:31 - 5:35
    Đó là cách thay đổi virus mạnh mẽ đến
    mức không tin được,
  • 5:35 - 5:37
    thay đổi cây cỏ, thay đổi động vật,
  • 5:38 - 5:40
    có lẽ thậm chí thay đổi chính chúng ta.
  • 5:40 - 5:44
    Nó là thứ mà Steve Gullans và tôi đang
    suy nghĩ.
  • 5:45 - 5:46
    Hãy chấp nhận mạo hiểm.
  • 5:46 - 5:51
    Như trong từng công nghệ năng lượng,
    như điện, xe hơi,
  • 5:51 - 5:54
    như máy vi tính, điều này
    có thể bị lạm dụng.
  • 5:55 - 5:57
    Và điều đó làm kinh sợ nhiều người.
  • 5:57 - 5:59
    Và vì bạn áp dụng những công nghệ này,
  • 5:59 - 6:01
    bạn có thể thậm chí biến người thành
    quái thú.
  • 6:01 - 6:05
    Có phải trong thần thoại Hy Lạp người
    và động vật có cơ thể trộn lẫn với nhau?
  • 6:05 - 6:06
    Vâng, một số can thiệp
  • 6:06 - 6:09
    thật sự làm thay đổi nhóm máu.
  • 6:09 - 6:14
    Hay là có thể đặt những tế bào đực
    trong cơ thể con cái hay ngược lại,
  • 6:14 - 6:16
    điều đó nghe thật ghê sợ
  • 6:16 - 6:18
    cho đến khi bạn nghĩ, lý do
    bạn làm điều đó
  • 6:18 - 6:22
    là do bạn thay thế tủy xương
    trong khi điều trị ung thư.
  • 6:22 - 6:24
    Vậy bằng cách lấy tủy xương
    của người khác,
  • 6:24 - 6:27
    bạn có thể thay đổi một vài đặc tính cơ
    bản của mình,
  • 6:27 - 6:29
    nhưng bạn cũng đang cứu lấy mình.
  • 6:29 - 6:31
    Đây là ví dụ khác,
  • 6:31 - 6:33
    đã xảy ra cách đây 20 năm.
  • 6:33 - 6:35
    Đây là Emma Ott.
  • 6:35 - 6:38
    Cô ta là một sinh viên mới.
  • 6:38 - 6:40
    Cô ta học kế toán.
  • 6:40 - 6:43
    Cô ta chơi trong 2 đội thể thao trường.
    Cô ta được đọc diễn văn lễ ra trường.
  • 6:44 - 6:46
    Và đó không có gì đặc biệt,
  • 6:46 - 6:48
    trừ một điều là cô ta là con của 3 bố mẹ.
  • 6:50 - 6:51
    Tại sao?
  • 6:51 - 6:54
    Vì cô ta mắc căn bệnh hiểm nghèo liên quan
    đến tế bào: Mitochondrion
  • 6:54 - 6:55
    có lẽ bị di truyền.
  • 6:55 - 6:57
    Vậy khi bạn trao đổi ADN với người thứ 3
  • 6:58 - 6:59
    và bạn đặt nó vào trong đó,
  • 6:59 - 7:02
    bạn giữ được mạng sống của nhiều người.
  • 7:02 - 7:04
    Nhưng bạn cũng làm công nghệ
    chọn gen,
  • 7:04 - 7:08
    có nghĩa là con cái của cô ấy,
    (nếu cô ấy có con), sẽ được cứu
  • 7:08 - 7:10
    và sẽ không lặp lại bệnh đó.
  • 7:10 - 7:11
    Và con của họ sẽ được cứu,
  • 7:11 - 7:13
    cháu của họ cũng được thoát,
  • 7:13 - 7:14
    và cứ tiếp tục như thế.
  • 7:15 - 7:17
    Điều đó làm người ta khó chịu.
  • 7:17 - 7:19
    Vì cách đây 20 năm,
    nhiều nhà chức trách nói,
  • 7:19 - 7:22
    thời gian vừa qua, tại sao ta
    không biết điều đó?
  • 7:22 - 7:26
    Có nhiều nguy hiểm khi làm điều đó,
    và có nhiều nguy hiểm hơn nếu không làm,
  • 7:26 - 7:29
    vì đã có vài chục người được cứu nhờ
    công nghệ này,
  • 7:29 - 7:32
    rồi ta sẽ còn nghĩ về điều đó
    trong suốt 20 năm tới.
  • 7:32 - 7:34
    Vậy khi nghĩ về điều đó,
  • 7:34 - 7:37
    khi chúng ta nói, "Này, có thể
    chúng ta nên kéo dài việc học tập,
  • 7:37 - 7:40
    có thể chúng ta nên làm điều này,
    có thể chúng ta nên làm điều kia,"
  • 7:40 - 7:45
    có những hệ quả bởi hành động, và có
    nhiều hệ quả bởi việc không hành động.
  • 7:45 - 7:47
    Như việc chữa trị căn bệnh hiểm nghèo --
  • 7:47 - 7:51
    cách nào đi nữa thì nó cũng hoàn
    toàn không theo tự nhiên.
  • 7:51 - 7:54
    Nó bình thường và tự nhiên cho người
    bị mắc bệnh
  • 7:54 - 7:58
    trong các đại dịch bại liệt,
    đậu mùa, lao phổi.
  • 7:58 - 8:02
    Khi tiêm vắc xin cho mọi người
    chúng ta tiêm thứ không tự nhiên
  • 8:02 - 8:03
    vào cơ thể họ
  • 8:03 - 8:07
    vì chúng ta nghĩ lợi ích
    sẽ nhiều hơn nguy cơ.
  • 8:07 - 8:12
    Vì chúng ta trồng những cây,
    nuôi những con vật không hẳn từ tự nhiên,
  • 8:12 - 8:14
    chúng ta có thể nuôi sống
    khoảng 7 tỷ người.
  • 8:14 - 8:17
    Chúng ta có thể làm những thứ
    như tạo ra dạng sự sống mới.
  • 8:17 - 8:22
    Và khi bạn tạo ra dạng sự sống mới,
    một lần nữa, điều đó nghe rất khinh khiếp
  • 8:22 - 8:24
    và làm mọi người thật sự khó chịu,
  • 8:24 - 8:28
    cho đến khi bạn nghĩ rằng những dạng sự
    sống này sống trên bàn ăn của bạn.
  • 8:28 - 8:30
    Những bông hoa mà bạn có trên bàn ăn --
  • 8:30 - 8:32
    chúng không tự nhiên lắm đâu,
  • 8:32 - 8:35
    vì người ta trồng những bông hoa này để
    tạo ra những màu sắc này,
  • 8:35 - 8:38
    để có được kích cỡ này, để chúng
    tươi suốt tuần.
  • 8:38 - 8:40
    Thường thì bạn không thích hoa dại đâu
  • 8:40 - 8:43
    vì chúng héo nhanh lắm.
  • 8:44 - 8:46
    Điều mà ta làm ở đây
  • 8:46 - 8:49
    là đảo ngược hoàn toàn
    lý thuyết của Darwin.
  • 8:49 - 8:52
    Hãy xem, trong 4 tỷ năm,
  • 8:52 - 8:54
    sống và chết trên hành tinh này
    phụ thuộc 2 nguyên lý:
  • 8:55 - 8:57
    chọn lọc tự nhiên và đột biến ngẫu nhiên.
  • 8:58 - 9:01
    Vậy cái gì đã sống và chết,
    cái gì đã được xây dựng,
  • 9:01 - 9:03
    bây giờ đã bị đảo lộn.
  • 9:04 - 9:05
    Và điều mà chúng ta làm
  • 9:05 - 9:08
    là tạo ra một hệ thống tiến hóa
    song song
  • 9:08 - 9:11
    ở đó ta thực hiện những chọn lọc không
    tự nhiên và đột biến không ngẫu nhiên.
  • 9:11 - 9:13
    Để tôi giải thích những
    vấn đề trên.
  • 9:13 - 9:15
    Đây là sự chọn lọc tự nhiên.
  • 9:15 - 9:17
    Đây là chọn lọc không tự nhiên.
  • 9:17 - 9:19
    (Cười)
  • 9:20 - 9:23
    Vậy điều xảy ra với việc này là,
  • 9:23 - 9:25
    chúng ta bắt đầu nuôi chó sói
    cách đây hàng nghìn năm
  • 9:25 - 9:27
    ở trung Á để biến chúng thành chó nhà.
  • 9:28 - 9:30
    Rồi ta làm chúng thành chó to
  • 9:30 - 9:32
    và rồi thành chó nhỏ.
  • 9:32 - 9:33
    Nhưng nếu bạn bắt 1
    con chó chihuahua
  • 9:33 - 9:36
    đang nằm trong túi xách Hermes
    siêu đắt tiền trên đại lộ Fifth
  • 9:36 - 9:39
    rồi thả nó trên cánh đồng châu Phi,
  • 9:39 - 9:41
    bạn sẽ thấy chọn lọc tự nhiên xảy ra.
  • 9:41 - 9:44
    (Cười)
  • 9:46 - 9:49
    Rất ít thứ trên trái đất
    ít tự nhiên hơn một cánh đồng bắp.
  • 9:49 - 9:54
    Bạn sẽ không bao giờ, với bất kỳ hoàn
    cảnh nào, đi bộ qua cánh rừng nguyên sơ
  • 9:54 - 9:56
    và bạn không bao giờ thấy cùng loài
    cây cỏ mọc theo hàng
  • 9:56 - 9:58
    cùng thời gian,
  • 9:58 - 9:59
    không có gì khác sống ở đó.
  • 10:00 - 10:02
    Khi bạn trồng một cánh đồng bắp,
  • 10:02 - 10:04
    bạn sẽ chọn cây sẽ sống hay cây sẽ chết.
  • 10:04 - 10:06
    Và bạn sẽ theo cách chọn không tự nhiên.
  • 10:06 - 10:09
    Cũng vậy cho cánh đồng lúa mì,
    hay với cánh đồng lúa.
  • 10:09 - 10:12
    Cũng như vậy với một thành phố,
    hay với một vùng ngoại ô.
  • 10:12 - 10:14
    Thực ra, một nửa diện tích trái đất
  • 10:14 - 10:16
    đã được tôn tạo một cách
    không tự nhiên
  • 10:16 - 10:19
    vậy ta muốn cái gì, cái sẽ sống hay
    cái sẽ chết,
  • 10:19 - 10:21
    đó là lý do bạn không có gấu xám
  • 10:21 - 10:23
    đi qua khu thương mại Manhattan.
  • 10:25 - 10:27
    Còn về đột biến ngẫu nhiên thì sao?
  • 10:27 - 10:28
    đây là đột biến ngẫu nhiên.
  • 10:28 - 10:30
    Đây là Antonio Alfonseca.
  • 10:30 - 10:33
    Anh ta nổi tiếng với nickname Octopus.
  • 10:33 - 10:35
    Anh là Vận Động Viên Ném Bóng
    của năm 2000.
  • 10:36 - 10:39
    Và anh ta là một dạng đột biến ngẫu nhiên
    với 6 ngón
  • 10:39 - 10:41
    trên mỗi bàn tay,
  • 10:41 - 10:44
    hóa ra điều đó lại hữu ích
    nếu bạn là vận động viên ném bóng chày.
  • 10:44 - 10:45
    (Cười)
  • 10:45 - 10:48
    Còn đột biến không ngẫu nhiên thì sao?
  • 10:48 - 10:51
    Một đột biến không ngẫu nhiên là bia.
  • 10:51 - 10:53
    Là rượi vang. Là sữa chua.
  • 10:54 - 10:56
    Đã bao nhiêu lần bạn đi xuyên qua rừng
  • 10:56 - 10:58
    và tìm thấy phô mai tự nhiên?
  • 10:59 - 11:00
    Hoặc là sữa chua tự nhiên?
  • 11:01 - 11:03
    Vậy chúng ta luôn xếp đặt mọi chuyện.
  • 11:03 - 11:04
    Bây giờ, điều thú vị là,
  • 11:04 - 11:06
    chúng ta biết được điều tốt hơn.
  • 11:06 - 11:10
    Chúng ta đã tìm thấy một trong những dụng
    cụ chọn lọc gen đơn giản và mạnh mẽ nhất,
  • 11:10 - 11:12
    CRISPR, bên trong sữa chua.
  • 11:13 - 11:15
    Và vì chúng ta xếp đặt các tế bào,
  • 11:15 - 11:19
    chúng ta tạo ra 8 trong 10
    sản phẩm dược liệu,
  • 11:20 - 11:23
    có chứa chất cần thiết mà bạn cần
    để chữa trị khớp,
  • 11:23 - 11:26
    đó là Humira, thành phần thuốc
    bán chạy nhất.
  • 11:26 - 11:27
    Đó là mã sự sống.
  • 11:28 - 11:30
    Nó thật sự là một siêu lực.
  • 11:30 - 11:32
    Nó thực sự là một cách thức lập trình,
  • 11:32 - 11:35
    và không có gì sẽ thay đổi chúng ta
  • 11:35 - 11:37
    hơn mã sự sống.
  • 11:38 - 11:40
    Vậy khi bạn nghĩ về mã sự sống,
  • 11:40 - 11:41
    hãy nghĩ về 5 nguyên lý
  • 11:42 - 11:44
    để định hướng,
  • 11:44 - 11:47
    và tôi mong muốn bạn gợi ý cho
    tôi thêm những nguyên lý khác.
  • 11:47 - 11:48
    Vậy, nguyên lý 1:
  • 11:48 - 11:50
    chúng ta phải nhận trách nhiệm về mình.
  • 11:51 - 11:54
    Lý do chúng ta phải chịu trách nhiệm
  • 11:54 - 11:55
    là vì chúng ta làm việc đó.
  • 11:55 - 11:57
    Không có đột biết tình cờ.
  • 11:57 - 11:59
    Đây là điều ta đang làm,
    điều ta chọn.
  • 11:59 - 12:01
    Nó không phải là
    "tình cờ có tính toán"
  • 12:01 - 12:02
    Nó không xảy ra tình cờ.
  • 12:02 - 12:05
    Nó không xuất hiện bởi quyết định của
    ai khác.
  • 12:05 - 12:07
    Chúng ta xếp đặt việc đó,
  • 12:07 - 12:10
    và đó là luật Pottery Barn:
    bạn làm bể nó, bạn phải mua nó.
  • 12:11 - 12:12
    Nguyên lý 2:
  • 12:13 - 12:16
    chúng ta phải công nhận và tán dương
    tính đa dạng của việc này
  • 12:16 - 12:19
    Có ít nhất 33 phiên bản của vượn người
  • 12:19 - 12:21
    bước đi được trên khắp trái đất.
  • 12:21 - 12:23
    Tất cả trong số đó tuyệt chủng
    trừ chúng ta.
  • 12:23 - 12:26
    Nhưng tình trạng bình thường và tự nhiên
    của trái đất
  • 12:26 - 12:29
    là chúng ta có nhiều phiên bản con người
    khác nhau xung quanh cùng lúc
  • 12:29 - 12:32
    đó là lý do tại sao phần lớn chúng ta có
    gen Neanderthal.
  • 12:32 - 12:36
    Vài người trong chúng ta có
    gen Denisova.
  • 12:36 - 12:38
    Và một số ở Washington
    có nhiều hơn.
  • 12:38 - 12:40
    (Cười)
  • 12:40 - 12:42
    Nguyên lý 3:
  • 12:42 - 12:45
    chúng ta cần tôn trọng sự chọn lựa
    của người khác.
  • 12:45 - 12:47
    Vài người chọn không bao giờ thay đổi.
  • 12:47 - 12:49
    Vài người chọn thay đổi toàn bộ.
  • 12:49 - 12:51
    Vài người chọn thay đổi thực vật
    nhưng không đổi động vật.
  • 12:51 - 12:53
    Vài người chọn
    thay đổi chính họ.
  • 12:53 - 12:55
    Vài người chọn tiến hóa chính họ.
  • 12:55 - 12:57
    Sự khác biệt không phải là điều xấu,
  • 12:58 - 13:00
    vì thậm chí chúng ta nghĩ về
    nhân loại chính là sự đa dạng,
  • 13:00 - 13:02
    chúng ta rất gần đến tiệt chủng
  • 13:02 - 13:05
    tất cả chúng ta là hậu duệ của
    mẹ tổ châu Phi duy nhất
  • 13:05 - 13:07
    và hệ quả là
  • 13:07 - 13:11
    có nhiều khác biệt gen
    trong 55 loài khỉ đột châu Phi
  • 13:11 - 13:13
    hơn là sự khác biệt có trong 7
    tỷ người.
  • 13:14 - 13:16
    Nguyên lý 4:
  • 13:17 - 13:19
    chúng ta nên lấy khoảng
    1/4 trái đất
  • 13:20 - 13:22
    và hãy để thuyết Darwin xảy ra ở đó.
  • 13:22 - 13:24
    Nó không cần phải liên tục,
  • 13:24 - 13:26
    không cần phải kết nối tất cả với nhau.
  • 13:26 - 13:29
    Nó nên là 1 phần trong đại dương
    và 1 phần trên đất.
  • 13:29 - 13:32
    Nhưng chúng ta không nên thực hiện từng quyết định tiến hoá trên hành tinh này.
  • 13:32 - 13:35
    Chúng ta muốn có sự vận hành
    hệ thống tiến hóa của riêng mình.
  • 13:35 - 13:38
    Chúng ta muốn có sự vận hành
    hệ thống tiến hóa của Darwin.
  • 13:38 - 13:41
    Và nó thật sự quan trọng khi có
    2 sự vận hành song song
  • 13:41 - 13:43
    và không có tiến hóa lấn át.
  • 13:43 - 13:47
    (Vỗ tay)
  • 13:50 - 13:52
    Điều cuối cùng.
  • 13:53 - 13:56
    Đây là cuộc phiêu lưu duy nhất và gây
    cấn nhất mà nhân loại đang đi.
  • 13:56 - 13:59
    Đây là siêu lực duy nhất và tuyệt vời nhất
    mà con người chưa từng có.
  • 13:59 - 14:02
    Nó sẽ là tội ác nếu bạn không tham gia vào
  • 14:02 - 14:03
    vì bạn sợ nó,
  • 14:03 - 14:05
    vì bạn trốn tránh nó.
  • 14:05 - 14:08
    Bạn có thể thực hành đạo đức.
    Bạn có thể tham gia chính trị.
  • 14:08 - 14:10
    Bạn có thể làm thương mại.
  • 14:10 - 14:13
    Bạn có thể có suy nghĩ về nơi mà
    y khoa sẽ đến,
  • 14:13 - 14:15
    nơi mà công nghiệp sẽ đến,
  • 14:15 - 14:16
    nơi mà chúng ta sẽ đưa thế giới đến.
  • 14:16 - 14:18
    Nó sẽ là tội ác cho tất cả chúng ta
  • 14:18 - 14:22
    nếu không ý thức khi ai đó đến
    một hồ bơi
  • 14:22 - 14:25
    và nói một từ, chỉ một từ,
  • 14:25 - 14:28
    nếu bạn không nghe
    nếu từ đó là "lifecode."
  • 14:28 - 14:29
    Cảm ơn nhiều.
  • 14:29 - 14:36
    (Vỗ tay)
Title:
Chúng ta có thể tổ chức lại sự sống. Làm thế nào để thực hiện điều đó theo cách khôn ngoan.
Speaker:
Juan Enriquez
Description:

Bốn tỷ năm, mọi sinh vật đã sống và chết trên trái Đất đều phụ thuộc vào hai nguyên lý: chọn lọc tự nhiên và đột biến tình cờ. Rồi con người xuất hiện và làm thay đổi mọi thứ - cây lai tạo, động vật nuôi, làm thay đổi môi trường và thậm chí làm tiến hóa chính chúng ta. Juan Enriquez cung cấp năm tiêu chí cho một tương lai ở đó khả năng lập trình lại cuộc sống sẽ nhanh chóng tăng tốc."Đây là chuyến phiêu lưu căng thẳng nhất mà nhân loại đang đi," Enriquez nói. "Đây là siêu lực lớn nhất mà con người từng có."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:49

Vietnamese subtitles

Revisions