Return to Video

Bạn có nên giải mã DNA của bạn? | Noam Shomron | TEDxTelAvivUniversity

  • 0:17 - 0:18
    Nếu như tôi nói với bạn
  • 0:20 - 0:24
    tôi có thể đọc DNA, bộ gen của bạn,
    "cuốn sách cuộc đời" của bạn?
  • 0:26 - 0:27
    Bạn có thấy thú vị không?
  • 0:28 - 0:31
    Tôi có thể cung cấp
    lượng lớn thông tin về bản thân bạn
  • 0:31 - 0:35
    những điều có thể giúp bạn
    sống lâu và sống tốt hơn.
  • 0:35 - 0:36
    Điều đó thật tuyệt phải không ?
  • 0:37 - 0:38
    Bạn muốn điều đó chứ?
  • 0:38 - 0:40
    hay không muốn?
  • 0:40 - 0:41
    hay bạn không chắc?
  • 0:42 - 0:43
    Có lẽ bạn đúng đấy.
  • 0:44 - 0:45
    Nó thật sự phức tạp
  • 0:46 - 0:47
    Để tôi giải thích.
  • 0:48 - 0:50
    Chúng ta đang ở thời kỳ
  • 0:50 - 0:55
    mà ngày càng nhiều người
    dễ dàng tiếp cận với DNA của họ
  • 0:56 - 0:58
    Chỉ khoảng 15 năm trước,
  • 0:58 - 1:02
    cần tốn một khoảng tương đương
    4 máy bay phản lực loại lớn
  • 1:02 - 1:07
    để đọc trình tự DNA của một người
    từ đầu đến cuối
  • 1:07 - 1:11
    Ngày nay, chỉ còn tốn một
    khoảng bằng giá chiếc xe đạp
  • 1:11 - 1:14
    Và thời gian để đọc DNA của bạn
  • 1:14 - 1:20
    chỉ bằng thời gian bạn đạp xe
    từ nhà đến nơi làm việc và trở về
  • 1:21 - 1:22
    Trước khi bạn
    nhận ra,
  • 1:23 - 1:25
    nó sẽ chỉ tốn một tách cà phê,
  • 1:26 - 1:28
    và thời gian để đọc DNA của bạn
  • 1:29 - 1:32
    sẽ bằng thời gian bạn uống cà phê
  • 1:32 - 1:33
    Thật bất ngờ phải không ?
  • 1:34 - 1:38
    Chúng ta đang tiến tới thời kỳ
    gọi là "DNA của mọi vật"
  • 1:39 - 1:42
    Chúng ta có thể đọc được DNA
    của mọi thứ xung quanh
  • 1:43 - 1:47
    Đây là một tầng thông tin mới
    mà ta chưa từng thấy trước đây
  • 1:49 - 1:53
    Chẳng hạn, bạn sẽ có thể đọc
    thức ăn
  • 1:53 - 1:57
    để biết nó chứa những gì và
    được tạo thành từ gì.
  • 1:58 - 2:01
    Tôi có thể đọc DNA của bạn và
    khám phá ra
  • 2:01 - 2:04
    bạn đang chứa những gì và
    được tạo thành từ những gì.
  • 2:05 - 2:08
    Bạn có thể dùng nó để
    giảm thiểu chấn thương và bệnh tật.
  • 2:09 - 2:14
    Ví dụ, tưởng tượng rằng
    bạn muốn chạy marathon,...
  • 2:15 - 2:17
    bên cạnh những kiểm tra sinh lý,
  • 2:17 - 2:22
    nếu như tôi nói với bạn rằng
    tôi có thể nhìn vào gen của bạn và nói
  • 2:22 - 2:25
    liệu cơ thể bạn có thể chịu đựng
    được áp lực này hay không ?
  • 2:25 - 2:27
    Bạn sẽ muốn biết điều đó chứ ?
  • 2:27 - 2:29
    Bạn có thể thực hiện
    những biện pháp dự phòng
  • 2:29 - 2:31
    bắt đầu chữa trị,
  • 2:31 - 2:36
    hoặc nhìn vào bộ gen và quyết định
    liệu bạn muốn tìm hiểu về nó hay không.
  • 2:36 - 2:38
    Bạn có thể thay đổi lối sống.
  • 2:38 - 2:40
    Bạn có thể thay đổi cách sống
  • 2:40 - 2:43
    để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
  • 2:44 - 2:49
    Không chỉ những người khỏe mạnh
    mới hưởng lợi từ việc đọc ADN của họ,
  • 2:50 - 2:56
    đọc DNA của mình cũng có thể giúp
    giải quyết những vấn đề y khoa phức tạp.
  • 2:57 - 2:58
    Vài năm trước,
  • 3:00 - 3:04
    Nicholas Volker từ Wisconsin
    bị viêm ruột.
  • 3:05 - 3:12
    Cậu đã trải qua hơn 150 ca phẫu thuật
    trong 4 năm đầu đời.
  • 3:13 - 3:17
    Bác sĩ của không tìm ra được
    nguyên nhân gây ra sự đau đớn này,
  • 3:17 - 3:21
    nhưng họ quyết định
    thử một công nghệ mới,
  • 3:21 - 3:23
    một công nghệ chưa
    được kiểm chứng
  • 3:23 - 3:27
    Công nghệ đó là giải mã trình tự DNA.
  • 3:27 - 3:31
    Họ đã có thể xác định chính xác đột biến
    trên DNA của cậu,
  • 3:32 - 3:35
    sự thay đổi trong DNA đã giải thích
  • 3:36 - 3:39
    nguyên nhân của sự đau đớn và
    tình trạng sức khỏe.
  • 3:39 - 3:45
    Và nó còn chỉ ra cách chữa trị:
    cấy ghép tủy xương.
  • 3:46 - 3:50
    Vài tuần sau đó, Nic đã xuất viện.
  • 3:52 - 3:57
    Điều chắc chắn là giải mã DNA
    đã cứu sống Nic.
  • 3:59 - 4:01
    Ở đại học Tel Aviv, nhóm của tôi,
  • 4:01 - 4:03
    nhóm sự thông minh của hệ gen,
  • 4:03 - 4:08
    đang đọc và giãi mã hàng trăm cá thể
    trong vài năm trở lại đây.
  • 4:08 - 4:12
    Chúng tôi kiểm tra DNA của họ và
    quan sát những thay đổi,
  • 4:12 - 4:16
    những đột biến thường gây ra những
    tình trạng nghiêm trọng.
  • 4:16 - 4:18
    Họ đến với chúng tôi
    cùng với bác sĩ,
  • 4:18 - 4:20
    chúng tôi quan sát DNA của họ,
  • 4:20 - 4:25
    và nhận dạng chính xác đột biến
    gây ra bệnh tình của họ.
  • 4:25 - 4:28
    Chúng tôi đã có thể tìm ra
    nhiều đột biến mới,
  • 4:28 - 4:32
    những đột biến mới giải thích cho
    những điều họ phải chịu đựng.
  • 4:32 - 4:37
    Đây là bước quan trọng đầu tiên
    trong tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
  • 4:37 - 4:42
    Và nó cũng là bước quan trọng trong
    nỗ lực giảm bớt điều họ phải chịu đựng.
  • 4:42 - 4:46
    Một vài trong số đó còn chỉ ra
    cách chữa trị cho những bệnh nhân này.
  • 4:47 - 4:51
    Do đó, giải mã DNA là điều tuyệt vời.
  • 4:51 - 4:52
    Rất tuyệt vời.
  • 4:52 - 4:54
    Chúng ta nên đọc DNA của mình.
  • 4:55 - 4:57
    Được rồi, ai sẽ là người dầu tiên đây ?
  • 5:03 - 5:08
    Nhiều người đã hỏi tôi
    liệu tôi đã đọc DNA của tôi chưa.
  • 5:09 - 5:11
    Và sự thật là...Chưa.
  • 5:12 - 5:13
    Tôi chưa từng.
  • 5:14 - 5:15
    Vì sao ư ?
  • 5:16 - 5:17
    Nó thật phức tạp.
  • 5:20 - 5:22
    Tôi có một trò chơi
    mà tôi chơi với con tôi.
  • 5:23 - 5:26
    Chúng tôi nhìn lên bầu trời,
    và chỉ một trong những đám mây,
  • 5:27 - 5:32
    và sau đó chúng tôi chỉ ra
    hình dạng của đám mây đó.
  • 5:32 - 5:35
    Đôi lúc chúng tôi thấy
    những gương mặt thân thuộc.
  • 5:35 - 5:39
    lần khác chúng tôi lại thấy
    những con rồng hay công chúa.
  • 5:39 - 5:43
    Tuy nhiên, rất kiếm khi,
    chúng tôi thấy những hình ảnh giống nhau
  • 5:43 - 5:46
    thậm chí khi chúng tôi
    nhìn cùng một đám mây.
  • 5:48 - 5:53
    Khi tôi trở về phòng thí nghiệm,
    và nhìn vào những thông tin di truyền,
  • 5:54 - 5:57
    thỉnh thoảng tôi thấy mình đang chơi
    cũng một trò dự đoán mà
  • 5:57 - 5:59
    tôi vừa chơi với tụi trẻ.
  • 5:59 - 6:01
    Thỉnh thoảng, nó nhìn như một con rồng,
  • 6:01 - 6:03
    lần khác
    lại nhìn như môt cô công chúa.
  • 6:03 - 6:06
    Nó không có một cấu trúc xác định.
  • 6:06 - 6:09
    Điều tôi muốn nói là
    ngay cả khi tôi tìm ra đột biến,
  • 6:10 - 6:13
    tôi không thể nói rằng
    nó tốt hay xấu.
  • 6:13 - 6:16
    Câu trả lời không phải là dễ hiểu,
  • 6:16 - 6:21
    đôi lúc còn gây ra nhầm lẫn,
    và thiếu rõ ràng
  • 6:23 - 6:27
    Chẳng hạn như, bạn đến gặp tôi,
    và muốn giải mã bộ gen của bạn.
  • 6:27 - 6:30
    Chúng ta đang quan sát đám gen,
  • 6:30 - 6:33
    và cố gắng xác định nó.
  • 6:33 - 6:36
    Nếu trong lúc tôi kiểm tra DNA
    của bạn để tìm gen
  • 6:36 - 6:40
    cho thấy cơ thể bạn có chịu đựng được
    stress cực độ hay không,
  • 6:40 - 6:44
    tôi cũng có thể thấy những gen
  • 6:44 - 6:48
    có liên quan đến
    sự phát triển ung thư giai đoạn sớm,
  • 6:48 - 6:50
    bệnh Alzheimer,
  • 6:50 - 6:52
    bệnh Parkinson.
  • 6:52 - 6:54
    Ban có muốn biết điều đó không?
  • 6:55 - 7:00
    Thách thức lớn nhất khi đọc DNA
  • 7:01 - 7:05
    là khi đã đọc thì không thể quay lại.
  • 7:06 - 7:08
    Bạn không thể xóa bỏ thông tin này.
  • 7:09 - 7:11
    Bạn không thể từ bỏ.
  • 7:13 - 7:14
    Điều đó thật đáng sợ.
  • 7:15 - 7:18
    Nếu như thông tin này rò rỉ thì sao ?
  • 7:18 - 7:21
    Nó có thể bị dùng để chống lại bạn.
  • 7:22 - 7:26
    Cậu bé Colman 12 tuổi đã bị đuổi
    khỏi trường ở Palo, California
  • 7:26 - 7:32
    vì mang một đột biến
    làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • 7:32 - 7:35
    điều này gây nguy hiểm
    cho những đứa trẻ khác ở trường.
  • 7:35 - 7:37
    Cậu bé thậm chí không hề bị ốm.
  • 7:37 - 7:40
    Cậu chỉ mang đột biến.
  • 7:42 - 7:46
    Liệu chúng ta có muốn kiểm tra
    những nhà chính trị để xem
  • 7:46 - 7:51
    liệu họ có đang mắc một bệnh nặng
    trong nhiệm kỳ -
  • 7:51 - 7:54
    bạn biết đấy, nó có thể ảnh hưởng
    đến quyết định của họ.
  • 7:55 - 7:59
    Liệu chúng ta sẽ bắt đầu lựa chọn bạn đời
    dựa vào DNA,
  • 7:59 - 8:02
    và kiểm tra tính chung thủy của họ
    bằng DNA trước khi kết hôn ?
  • 8:03 - 8:07
    Và sau khi cưới,
    thế hệ kế tiếp thì sao ?
  • 8:07 - 8:09
    Chúng ta đều muốn những em bé hoàn hảo.
  • 8:10 - 8:14
    Nếu như bố mẹ của đứa bé này bị nói rằng
  • 8:14 - 8:18
    con của họ chắc chắn
    sẽ bị chứng xơ cứng teo cơ một bên ?
  • 8:21 - 8:24
    Hoặc đứa bé này,
    nếu bố mẹ nó được báo rằng
  • 8:24 - 8:27
    nó sẽ bị điếc ?
  • 8:28 - 8:30
    Hay cậu bé dễ thương này -
  • 8:31 - 8:36
    nếu bố mẹ cậu bé biết rằng
    ở tuổi 60
  • 8:36 - 8:40
    cậu sẽ mắc hội chứng Parkinson ?
  • 8:40 - 8:42
    Họ đã phải làm gì ?
  • 8:43 - 8:48
    Thế giới sẽ ra sao nếu không có
    những đứa trẻ này và nhiều đứa trẻ khác?
  • 8:48 - 8:52
    Liệu chúng ta có định hình xã hội
    dựa trên việc giải mã DNA ?
  • 8:53 - 8:54
    Nó đã bắt đầu rồi.
  • 8:55 - 8:59
    Tình trạng phá thai đang gia tăng
    trong những năm gần đây
  • 8:59 - 9:03
    song song với tiến bộ trong
    công nghệ giải mã DNA,
  • 9:05 - 9:09
    Có lẽ - có lẽ nếu chúng ta nhìn vào
    DNA một cách từ từ,
  • 9:09 - 9:10
    và không phải cùng lúc,
  • 9:10 - 9:14
    nó sẽ dễ dàng hơn để
    tiếp nhận thông tin này.
  • 9:14 - 9:17
    Ở phòng thí nghiệm, chúng tôi gọi đó
    là trách nhiệm gen:
  • 9:17 - 9:24
    nghĩa là đưa thông tin cần thiếc
    cho đúng người, vào đúng thời điểm
  • 9:24 - 9:26
    cho dù đó là những chẩn đoán trước sinh,
  • 9:26 - 9:29
    hay khuynh hướng mắc bệnh đái tháo đường,
  • 9:29 - 9:31
    hay biến chứng tim mạch.
  • 9:32 - 9:36
    Chúng tôi đang kiểm tra DNA và
    chia chúng thành những nhóm kín,
  • 9:36 - 9:39
    đánh giá
    những phần riêng và phần chung.
  • 9:40 - 9:45
    Chúng tôi đang đánh giá những nguy cơ
    và lợi ích của việc cho biết DNA.
  • 9:45 - 9:50
    Chúng tôi đang xếp loại nó, do đó người ta
    có thể sẵn lòng chấp nhận DNA của họ.
  • 9:53 - 9:56
    Sau khi chỉ ra được những bận tâm này,
  • 9:57 - 10:01
    tôi sẵn sàng đọc DNA của mình.
  • 10:02 - 10:07
    Giãi mã DNA mang đến cho bạn
    kiến thức sâu rộng về bản thân.
  • 10:07 - 10:10
    Kiến thức mang đến quyền lực.
  • 10:10 - 10:15
    Và chúng ta đều biết rằng quyền lực lớn
    đi kèm trách nhiệm lớn.
  • 10:17 - 10:21
    Sẽ không lâu trước khi
    ai đó gõ cửa nhà bạn
  • 10:21 - 10:25
    và hỏi bạn liệu có muốn
    đọc DNA của mình không.
  • 10:26 - 10:28
    Bạn sẽ nói gì ?
  • 10:29 - 10:30
    Cảm ơn.
  • 10:30 - 10:33
    Vỗ tay
Title:
Bạn có nên giải mã DNA của bạn? | Noam Shomron | TEDxTelAvivUniversity
Description:

Từ tiến sĩ Noam Shomron: Bạn nên cẩn thận. Sau khi nghe bài thuyết trình của tiến sĩ Shomron, bạn sẽ suy nghĩ lại trước khi đọc DNA của bạn. Ông ấy có thể biết tất cả về bạn, bao gồm cả tương lai của bạn, bệnh tật bạn mắc phải (chúa phù hộ), và khi nào bạn chết.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
10:40

Vietnamese subtitles

Revisions