Return to Video

Giải phẫu tranh vui trên tạp chí Người New York

  • 0:01 - 0:02
    Tôi sẽ nói về thiết kế tranh hài hước,
  • 0:02 - 0:04
    đây là điều thú vị,
    tuy nhiên,
  • 0:04 - 0:08
    nó dẫn đến tranh luận
    về các điều khoản ràng buộc,
  • 0:08 - 0:11
    lúc nào thì hài hước
    được chấp nhận
  • 0:11 - 0:13
    và lúc nào thì không.
  • 0:13 - 0:15
    Tôi là người New York,
  • 0:15 - 0:19
    nên chuyện hài lòng.
    ở đây là 100%.
  • 0:19 - 0:22
    Thực ra, nói thế cũng hơi quá,
    vì khi nói đến hài hước,
  • 0:22 - 0:25
    thì sự hài lòng mà ta mong đợi
    giỏi nhất cũng chỉ là 75% mà thôi.
  • 0:25 - 0:30
    Chưa ai thỏa mãn 100%
    với sự hài hước.
  • 0:30 - 0:33
    Ngoại trừ người phụ nữ này.
  • 0:33 - 0:43
    (Video) Người phụ nữ: (Cười)
  • 0:50 - 0:52
    Bob: Đó là bà vợ đầu của tôi.
  • 0:52 - 0:54
    (Cười)
  • 0:54 - 0:57
    Thời đó,
    hôn nhân còn hạnh phúc.
  • 0:57 - 1:00
    (Cười)
  • 1:00 - 1:04
    Giờ ta hãy nhìn vào
    tranh vui này.
  • 1:04 - 1:05
    Cái mà tôi muốn nói đến
  • 1:05 - 1:08
    là tranh vui
    trong khuôn khổ
  • 1:08 - 1:09
    tờ tạp chí Người New York,
  • 1:09 - 1:11
    phong cách Caslon dễ thương,
    và dường như
  • 1:11 - 1:15
    có một lượng lớn tranh biếm họa
    vẽ theo phong cách này.
  • 1:15 - 1:17
    Nó pha trò việc
    người ta già đi,
  • 1:17 - 1:18
    và chắc mọi người thích thế.
  • 1:18 - 1:21
    Nhưng như tôi đã nói,
    không thể thỏa mãn tất cả mọi người.
  • 1:21 - 1:24
    Bạn không thể làm vừa lòng
    được ông này đâu.
  • 1:24 - 1:27
    "Lại đùa về ông già da trắng.
    Ha ha. Hóm thật.
  • 1:27 - 1:28
    Cũng hay đấy.
    Khi còn trẻ và thô lỗ,
  • 1:28 - 1:32
    nhưng rồi mấy người cũng già đi,
    nếu không chết ngỏm đi như tôi cầu."
  • 1:32 - 1:35
    (Cười)
  • 1:35 - 1:39
    Tạp chí Người New York
    là một môi trường khá nhạy cảm,
  • 1:39 - 1:41
    rất dễ khiến người ta tự ái.
  • 1:41 - 1:44
    Và bạn nhận ra
  • 1:44 - 1:47
    đó là một môi trường
    không bình thường.
  • 1:47 - 1:49
    Giờ tôi đang nói chuyện
    với tất cả mọi người.
  • 1:49 - 1:53
    Mọi người là một tập thể,
    nghe và hiểu được tiếng cười của nhau.
  • 1:53 - 1:57
    Với tờ Người New York,
    lượng độc giả của nó rất lớn,
  • 1:57 - 1:58
    và khi nhìn vào đó,
  • 1:58 - 2:02
    ta chẳng biết ai đang
    cười về chuyện gì,
  • 2:02 - 2:05
    và khi nhìn vào chủ thể
    liên quan đến sự hài hước,
  • 2:05 - 2:07
    ta thấy rất thú vị.
  • 2:07 - 2:08
    Hãy nhìn vào mẩu tranh này.
  • 2:08 - 2:11
    "Tin đầy thất vọng
    về thuốc chống trầm cảm."
  • 2:11 - 2:13
    (Cười)
  • 2:13 - 2:16
    Chán thật chứ đùa.
  • 2:16 - 2:18
    Giờ các bạn sẽ nghĩ:
    Ồ, nhìn này,
  • 2:18 - 2:19
    đa số sẽ cười vào cái đó.
  • 2:19 - 2:21
    Đúng không?
    Bạn thấy nó buồn cười.
  • 2:21 - 2:22
    Xem ra, nó có vẻ
    là mẩu tranh hài,
  • 2:22 - 2:26
    nhưng hãy xem kết quả
    cuộc khảo sát trực tuyển tôi đã làm.
  • 2:26 - 2:28
    Thông thường,
    khoảng 85% thích nó.
  • 2:28 - 2:31
    109 phiếu bình chọn cho 10 điểm,
    điểm tối đa. 10 phiếu cho 1 điểm.
  • 2:31 - 2:33
    Hãy xem phản ứng
    của từng cá nhân.
  • 2:33 - 2:36
    "Tôi thích động vật!"
    Xem họ yêu động vật chưa.
  • 2:36 - 2:39
    (Cười)
  • 2:39 - 2:42
    "Tôi không muốn làm chúng bị thương.
    Chẳng có gì buồn cười."
  • 2:42 - 2:44
    Người này cho 2 điểm.
  • 2:44 - 2:49
    "Tôi không muốn thấy động vật đau khổ -
    ngay cả trong tranh vui."
  • 2:49 - 2:54
    Đối với những người này,
    tôi khuyên nên sử dụng mực gây mê.
  • 2:54 - 2:56
    Người khác lại thấy
    nó buồn cười.
  • 2:56 - 2:59
    Đó chính là quy luật
    phân bổ sự hài hước
  • 2:59 - 3:03
    khi không có
    sự lây lan của hài hước.
  • 3:03 - 3:05
    Hài hước là một loại
    tiêu khiển.
  • 3:05 - 3:08
    Tất cả phương tiện giải trí đều
    mang trong nó chút mạo hiểm,
  • 3:08 - 3:10
    một điều không may gì đó
    có thể xảy ra,
  • 3:10 - 3:13
    nhưng ta vẫn cứ thích
    nếu được bảo vệ.
  • 3:13 - 3:16
    Vườn thú là thế đấy.
    Nguy hiểm. Con hổ ở trong kia.
  • 3:16 - 3:20
    Nhưng song sắt đang bảo vệ chúng ta.
    Nó cũng vui vui, phải không ạ?
  • 3:20 - 3:21
    Còn đây là
    một vườn thú tồi.
  • 3:21 - 3:24
    (Cười)
  • 3:24 - 3:28
    Về chính trị mà nói, nó đúng là
    một vườn thú, nhưng là vườn thú tồi.
  • 3:28 - 3:30
    Nhưng cái này còn tệ hơn.
  • 3:30 - 3:34
    (Cười)
  • 3:34 - 3:38
    Trong quá trình làm việc với nội dung
    hài hước trong tạp chí The New Yorker,
  • 3:38 - 3:41
    bạn phải thấy được
    con hổ sẽ nằm ở đâu?
  • 3:41 - 3:42
    Mối họa
    sẽ tồn tại nơi nào?
  • 3:42 - 3:44
    Bạn sẽ phải xử lý
    nó như thế nào?
  • 3:44 - 3:49
    Công việc của tôi là xem
    1.000 tranh biếm họa mỗi tuần.
  • 3:49 - 3:53
    Nhưng tạp chí chỉ đăng được
    16 hoặc 17 tranh,
  • 3:53 - 3:55
    Và chúng tôi có 1.000 tranh.
  • 3:55 - 3:57
    Đương nhiên,
    rất rất nhiều tranh bị từ chối.
  • 3:57 - 4:01
    Thực ra chúng tôi có thể đăng
    nhiều tranh hơn
  • 4:01 - 4:03
    nếu bỏ bớt các bài viết.
  • 4:03 - 4:06
    (Cười)
  • 4:06 - 4:11
    Nhưng tôi nghĩ đó là
    một thiệt thòi lớn,
  • 4:11 - 4:15
    chẳng phải cho tôi nhưng
    thiệt thòi ấy vẫn quá lớn.
  • 4:15 - 4:18
    Nghệ sĩ hàng tuần
    gửi tranh cho tạp chí.
  • 4:18 - 4:20
    Một họa sĩ trung bình
    làm việc cho tạp chí
  • 4:20 - 4:23
    có 10 đến 15
    ý tưởng mỗi tuần.
  • 4:23 - 4:26
    Còn tuyệt đại đa số
    bị từ chối.
  • 4:26 - 4:29
    Đó là bản chất của
    mọi hoạt động sáng tạo.
  • 4:29 - 4:32
    Đa số nghệ sĩ sẽ bị phai mờ,
    còn một số ít sẽ trụ lại.
  • 4:32 - 4:34
    Matt Diffee là 1 trong số đó.
  • 4:34 - 4:36
    Đây là một trong số
    các tác phẩm của anh.
  • 4:36 - 4:41
    (Cười)
  • 4:41 - 4:44
    Tranh của Dernavich.
    " Đêm biểu diễn ngẫu hứng ."
  • 4:44 - 4:46
    "Giờ đến phần mà
    chúng tôi sẽ nhờ khán giả
  • 4:46 - 4:51
    cho chúng tôi
    những con số ngẫu nhiên."
  • 4:51 - 4:56
    Tranh của Paul Noth. "Anh ta ổn. Ước gì
    anh ủng hộ Israel hơn tí."
  • 4:56 - 5:00
    (Cười)
  • 5:00 - 5:02
    Tôi hiểu việc bị từ chối,
  • 5:02 - 5:07
    khi tôi bỏ học --
    thật ra, tôi bị đuổi khỏi trường tâm lý
  • 5:07 - 5:10
    tôi quyết thành họa sĩ tranh biếm,
    một bước chuyển tự nhiên,
  • 5:10 - 5:15
    từ 1974 đến 1977 tôi gửi 2.000 tranh
    đến Tạp chí The New Yorker,
  • 5:15 - 5:20
    vả cả 2.000 tranh
    đều bị từ chối.
  • 5:20 - 5:24
    Rồi cũng có lần, vào năm 1977,
    lá thư từ chối như thế này --
  • 5:24 - 5:25
    [Xin lỗi vì không thể dùng tác phẩm ông gửi.
    Cám ơn đã cho chúng tôi xem xét tác phẩm.]
  • 5:25 - 5:27
    kỳ diệu thay, lá thư đã thành:
  • 5:27 - 5:30
    [Chào bạn! Bạn đã bán được một tranh. Không đùa!
    Quả đã bán một tranh vui cho The New Yorker "khỉ gió"!]
  • 5:30 - 5:33
    (Khán giả cười)
  • 5:33 - 5:35
    Đương nhiên,
    điều ấy không có thật,
  • 5:35 - 5:40
    nhưng cảm xúc thì có thật.
  • 5:40 - 5:42
    Và đương nhiên, tạp chỉ không
    hài hước kiểu ấy.
  • 5:42 - 5:44
    Vậy sự hài hước của
    tạp chí này là gì?
  • 5:44 - 5:49
    Sau năm 1977, tôi làm việc tại tạp chí
    và bắt đầu bán được tranh biếm họa.
  • 5:49 - 5:52
    Cuối cùng, năm 1988,
    tôi nhận được
  • 5:52 - 5:54
    hợp đồng trang trọng
    từ Người New York,
  • 5:54 - 5:58
    nó đã được che đi một phần
    vì nội dung không liên quan đến đây!
  • 5:58 - 6:01
    Năm 1980. "Kính gởi ông Mankoff,
    xin xác nhận lại thỏa thuận với ông
  • 6:01 - 6:04
    -- " blah blah blah blah -- Chỗ này tôi che --
  • 6:04 - 6:07
    "về các bức tranh có ý tưởng."
  • 6:07 - 6:10
    Tranh có ý tưởng,
    trong bản hợp đồng,
  • 6:10 - 6:12
    không đả động đến từ "tranh vui".
  • 6:12 - 6:18
    "Các bức tranh có ý tưởng", đó là trọng yếu.
  • 6:18 - 6:21
    Vậy bức tranh có ý tưởng là gì?
    Đó là cái
  • 6:21 - 6:24
    nó đòi hỏi anh phải nghĩ.
  • 6:24 - 6:27
    Nó đòi hỏi tư duy
  • 6:27 - 6:30
    tư duy của người vẽ tranh,
    và tư duy về phần các bạn,
  • 6:30 - 6:32
    để biến nó thành tranh vui.
  • 6:32 - 6:38
    (Cười)
  • 6:38 - 6:43
    Đây là minh họa, để các bạn
    hiểu suy nghĩ của tôi về biếm họa.
  • 6:43 - 6:49
    Thế giới không có công lý. Thế giới có
    chút công lý. Thế giới công minh.
  • 6:49 - 6:51
    Đây là "Những điều cá Lemmut Tin Tưởng".
  • 6:51 - 6:58
    (Cười)
  • 6:58 - 7:01
    Ban biên tập và tôi,
    khi đưa ra nhận xét,
  • 7:01 - 7:05
    đều cho rằng mẩu tranh này
    mơ hồ trong ý nghĩa.
  • 7:05 - 7:07
    Vậy nó này nói về cái gì?
    Có thật sự nói về con cá Lemmut?
  • 7:07 - 7:10
    Không, nó miêu tả chúng ta.
  • 7:10 - 7:13
    Đó là quan điểm cơ bản
    của tôi về tôn giáo,
  • 7:13 - 7:17
    rằng tất cả xung đột,
    tranh chấp của các tôn giáo
  • 7:17 - 7:20
    đều để khẳng định ai có
    người bạn tưởng tượng tốt nhất.
  • 7:20 - 7:25
    (Khán giả cười)
  • 7:25 - 7:27
    Còn đây là tác phẩm
    nổi tiếng nhất của tôi.
  • 7:27 - 7:31
    "Không, thứ Năm kẹt.
    Rằm Tây đen nhé?
  • 7:31 - 7:34
    Nó được tái bản hàng nghìn lần,
    người ta khoái nó.
  • 7:34 - 7:36
    Thậm chí còn in nó
    trên quần lọt khe,
  • 7:36 - 7:43
    nhưng đã rút lại chỉ còn thế này
    "Rằm Tây đen nhé anh?"
  • 7:43 - 7:46
    Kiểu hài hước thế này rất khác
  • 7:46 - 7:49
    tuy cũng có nhiều tương đồng.
  • 7:49 - 7:53
    Trong mỗi bức tranh,
    sự việc không như dự tính.
  • 7:53 - 7:57
    Trong mỗi trường hợp,
    câu chuyện bị bẻ quặt.
  • 7:57 - 7:59
    sang hướng phi lý và tương phản.
  • 7:59 - 8:02
    "Không, thứ Năm kẹt rồi.
    Rằm Tây đen nhé?"
  • 8:02 - 8:05
    là câu ịch sự về mặt ngữ pháp,
  • 8:05 - 8:07
    mà nội dung thì thô lỗ huỵch toẹt.
  • 8:07 - 8:10
    Đó chính là cách tạo nên hài hước.
    Tri nhận cộng hưởng
  • 8:10 - 8:14
    khi ta trộn hai thứ
    không ăn nhập với nhau
  • 8:14 - 8:17
    nhưng nhất thời có ở trong đầu.
  • 8:17 - 8:19
    Anh ta vừa lịch sự
    lại vừa lỗ mãng.
  • 8:19 - 8:23
    Ở đây ta có khuôn phép
    của tờ tạp chí Người New York
  • 8:23 - 8:25
    và sự lỗ mãng của ngôn ngữ.
  • 8:25 - 8:27
    Về cơ bản, khôi hài nó là thế.
  • 8:27 - 8:29
    Có thể nói,
    tôi là nhà phân tích khôi hài,
  • 8:29 - 8:33
    Theo E.B White, phân tích sự hài hước
    giống như mổ ếch.
  • 8:33 - 8:35
    Chả ai thích chuyện ấy,
    còn con ếch thì chết.
  • 8:35 - 8:40
    Tôi sẽ giết vài con, nhưng
    không đến mức diệt chủng.
  • 8:40 - 8:42
    Nó khiến tôi
  • 8:42 - 8:44
    Hãy nhìn bức hình này.
    Mẩu tranh thú vị,
  • 8:44 - 8:46
    Các khán giả đang cười.
  • 8:46 - 8:48
    Có nhiều người,
    cả những ông ngốc
  • 8:48 - 8:51
    nhưng ai cũng đang cười hớn hở
  • 8:51 - 8:53
    trừ một người.
  • 8:53 - 8:58
    Chính anh này. Anh ta là ai?
    Anh ta là nhà phê bình.
  • 8:58 - 9:00
    Anh ấy là nhà phê bình hài hước,
  • 9:00 - 9:04
    và thực sự là tôi buộc ở vào vị trí đó,
  • 9:04 - 9:07
    khi tôi làm việc cho tạp chí Người New York
    điều nguy hiểm là tôi trở thành
  • 9:07 - 9:12
    người giống như ông này.
  • 9:12 - 9:15
    Giờ là một đoạn video ngắn
    được thực hiện bởi Matt Diffee, đại loại
  • 9:15 - 9:19
    họ tưởng tượng xem nó sẽ thế nào nếu
    chúng ta thực sự phóng đại mọi chuyện.
  • 9:19 - 9:22
    (Video) Bob Mankoff: "Oooh, không.
  • 9:22 - 9:24
    Ehhh.
  • 9:24 - 9:33
    Oooh. Hmm. Vui quá lố.
  • 9:33 - 9:37
    Thường thì tôi cũng khoái
    nhưng giờ tôi đang thấy khó chịu.
  • 9:37 - 9:40
    Có lẽ mình sẽ giành cái này cho riêng mình thôi.
  • 9:40 - 9:44
    Không. Không. Không.
  • 9:44 - 9:47
    Vẽ quá trớn. Vẽ không đạt.
  • 9:47 - 9:49
    Vẽ được, nhưng vẫn chưa đủ hài hước.
  • 9:49 - 9:53
    Không. Không.
  • 9:53 - 9:56
    Trời ạ, ngàn lần không.
  • 9:56 - 9:59
    (Nhạc)
  • 9:59 - 10:05
    Không. Không. Không. Không. Không.
    [4 giờ sau]
  • 10:05 - 10:09
    Hay lắm, Yeah,
    anh có món gì thế?
  • 10:09 - 10:11
    Nhân viên: Ham và sandwich lúa mạch đen?
    BM: Không.
  • 10:11 - 10:14
    Nhân viên: Thịt bò hun khói với banh mì lên men?
    BM: Không.
  • 10:14 - 10:16
    Nhân viên: Gà tây hun khói với thị heo hun khói?
    BM: không.
  • 10:16 - 10:18
    Nhân viên: Falafel?
    BM: Cho tôi xem đi.
  • 10:18 - 10:20
    Eh, không.
  • 10:20 - 10:21
    Nhân viên: Pho mát nướng? BM: Không.
  • 10:21 - 10:22
    Nhân viên: Bánh mì kẹp thịt heo, cà chua và bắp cải?
    BM: Không
  • 10:22 - 10:25
    Nhân viên: giăm bông và pho mát mozzarella
    với mù tạt táo rừng đen? BM: Không.
  • 10:25 - 10:27
    Nhân viên: Salad đậu xanh? BM: Không.
  • 10:27 - 10:30
    (Nhạc)
  • 10:30 - 10:32
    Không, không.
  • 10:32 - 10:35
    Chắc chắn không.
    [Vài giờ sau giờ ăn trưa]
  • 10:35 - 10:44
    (Tiếng còi)
  • 10:57 - 10:59
    Không. Biến đi.
  • 10:59 - 11:01
    (Khán giả cười)
  • 11:01 - 11:04
    Đó là sự cường điệu hóa
    công việc của tôi đấy.
  • 11:04 - 11:07
    Chúng tôi đã từ chối
    rất, rất nhiều tác phẩm,
  • 11:07 - 11:10
    nhiều đến nỗi chúng tôi đã có nhiều ấn phẩm
    "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối".
  • 11:10 - 11:15
    "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối"
    không giống hài của Người New York lắm.
  • 11:15 - 11:17
    Và các bạn có thể thấy người ăn xin
    đang ngồi trên vỉa hè này
  • 11:17 - 11:21
    đang say rượu và con rối của anh ta đang nôn.
  • 11:21 - 11:24
    Tác phẩm này chắc chắn sẽ không
    có trong mục hài hước của tạp chí.
  • 11:24 - 11:27
    Thật ra nó được sáng tác bởi Matt Diffee,
    một trong những họa sỹ của chúng tôi.
  • 11:27 - 11:31
    Tôi sẽ giới thiệu vài ví dụ của bộ
    sưu tập các tác phẩm bị từ chối.
  • 11:31 - 11:34
    "Tôi nghĩ là tôi sẽ có con."
  • 11:34 - 11:39
    (Cười)
  • 11:39 - 11:43
    Các bạn có cái cười thú vị -
    cái cười tội lỗi.
  • 11:43 - 11:46
    cái cười chống lại phán xét của bản thân.
  • 11:46 - 11:49
    (Cười)
  • 11:49 - 11:53
    "Đầu đất. Làm ơn giúp."
  • 11:53 - 11:55
    (Cười)
  • 11:55 - 11:59
    Thật ra, trong quyển sách này,
  • 11:59 - 12:02
    với giới thiệu "Tác phẩm bạn chưa
    và sẽ không bao giờ thấy trên tạp chí"
  • 12:02 - 12:04
    sự hài hước của tác phẩm rất hoàn hảo.
  • 12:04 - 12:06
    Tôi sẽ giải thích lý do.
  • 12:06 - 12:08
    Có khái niệm về sự hài hước
  • 12:08 - 12:10
    là một sự vi phạm ôn hòa.
  • 12:10 - 12:12
    Nói cách khác, để thấy buồn cười, ta sẽ phải nghĩ
  • 12:12 - 12:15
    nó vừa sai trái đồng thời nó vẫn ổn.
  • 12:15 - 12:18
    Nếu ta nghĩ nó sai trái hoàn toàn,
    ta sẽ nói "Cái đó chả hài hước chút nào."
  • 12:18 - 12:22
    Và nếu nó hoàn toàn ổn,
    thì hài hước ở chỗ nào? Đúng không?
  • 12:22 - 12:27
    Như trong sự ôn hòa này "Không, thứ Năm thì không được rồi. Rằm Tây đen có được không? Ông rỗi vào Rằm Tây đen chứ?"
  • 12:27 - 12:30
    Đồng thời nó khiếm nhã,
    ở đời chẳng nên như vậy
  • 12:30 - 12:32
    Trong bối cảnh ấy, chúng ta thấy ổn.
  • 12:32 - 12:36
    Và cũng trong bối cãnh đó,
    "Đầu đất, giúp tôi với."
  • 12:36 - 12:38
    cũng là một sự vi phạm ôn hòa.
  • 12:38 - 12:42
    Trong bối cảnh của tờ tạp chí...
  • 12:42 - 12:46
    "Liệu Hệ miễn dịch có thể
  • 12:46 - 12:50
    giúp chữa bệnh ung thư không?"
  • 12:50 - 12:53
    Các bạn đang đọc một bài viết uyên bác,
  • 12:53 - 12:57
    phân tích uyên thâm về hệ miễn dịch,
  • 12:57 - 13:01
    Rồi bạn liếc qua đây, và bức hình viết,
  • 13:01 - 13:06
    "Đầu đất. Xin hãy giúp đỡ."
  • 13:06 - 13:11
    Ở đây sự vi phạm đã trở thành phỉ báng.
    Nó không phù hợp.
  • 13:11 - 13:14
    Không có thứ gì tự nó hài hước.
  • 13:14 - 13:18
    Mọi thứ đều phải ở trong một bối cảnh
    và kỳ vọng nhất định của chúng ta.
  • 13:18 - 13:21
    Đây là một cách khác để tiếp cận nó.
  • 13:21 - 13:25
    Nó đại loại là lý thuyết siêu động lực về
    cách nhìn của chúng ta,
  • 13:25 - 13:27
    lý thuyết về động lực và tâm trạng chúng ta
  • 13:27 - 13:30
    và cách mà tâm trạng quyết định cái chúng ta thích
  • 13:30 - 13:32
    hoặc không thích.
  • 13:32 - 13:36
    Khi chúng ta đang vui vẻ,
    chúng ta thích sự hào hứng.
  • 13:36 - 13:40
    Chúng ta muốn cảm giác cao hứng.
    Chúng ta thấy phấn khích.
  • 13:40 - 13:42
    Nếu trong tâm trạng có chủ đích,
    nó sẽ khiến cho ta lo lắng.
  • 13:42 - 13:48
    Đây chính là trường hợp của
    "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối".
  • 13:48 - 13:50
    Các bạn muốn được kích thích.
    Các bạn muốn cảm giác phấn khích.
  • 13:50 - 13:55
    Các bạn muốn bứt phá giới hạn.
  • 13:55 - 13:59
    Nó giống như công viên cảm giác mạnh.
  • 13:59 - 14:08
    Giọng nói: Đây rồi. (Hét)
  • 14:08 - 14:12
    Anh ta cười. Vừa trong trạng thái
    nguy hiểm nhưng lại vừa được an toàn.
  • 14:12 - 14:15
    cực kỳ cao trào. Chẳng có câu nói đùa nào cả.
    Chẳng cần câu nói đùa nào cả.
  • 14:15 - 14:19
    Nếu bạn đủ sức kích thích và
    làm người khác phấn khích
  • 14:19 - 14:21
    họ sẽ cười khẽ, rất rất khẽ,
  • 14:21 - 14:23
    Đây là một tác phẩm khác nằm trong
    "Bộ sưu tập những tác phẩm bị từ chối".
  • 14:23 - 14:28
    "Quá ấm cúng?"
  • 14:28 - 14:30
    Tác phẩm này sáng tác về khủng bố.
  • 14:30 - 14:33
    Tạp chí The New Yorker có một
    không gian rất khác biệt.
  • 14:33 - 14:37
    Nó có sự tinh nghịch riêng biệt,
    nhưng cũng chứa đầy ý định,
  • 14:37 - 14:40
    và trong không gian ấy,
    tranh hoạt hình rất khác biệt.
  • 14:40 - 14:43
    Giờ tôi sẽ giới thiệu đến những tác phẩm
    mà tạp chí Người New York đã sử dụng
  • 14:43 - 14:47
    ngay sau 11/9, một sự kiện rất rất nhạy cảm
    mà sự hài hước có thể sử dụng.
  • 14:47 - 14:49
    Tạp chí Người New York
    đã tiếp cận nó như thế nào?
  • 14:49 - 14:53
    Chắc chắn không phải là hình một anh
    đang ôm bom với câu "Ấm quá?"
  • 14:53 - 14:55
    Hoặc là một tác phẩm khác nữa
    mà tôi không đưa lên đây vì
  • 14:55 - 14:59
    tôi nghĩ nhiều người ở đây
    sẽ thấy bị tổn thương.
  • 14:59 - 15:03
    Siêu tác phẩm của Sam Gross,
  • 15:03 - 15:07
    khi Muhammad
    đang ở trên thiên đàng
  • 15:07 - 15:10
    người đánh bom tự sát bị nổ thành trăm mảnh,
  • 15:10 - 15:12
    ông đã nói với những người
    đánh bom tự sát răng:
  • 15:12 - 15:15
    "Ngươi sẽ có mấy em trinh nữ chừng nào
    chúng ta tìm lại được chim cho các ngươi."
  • 15:15 - 15:19
    (Cười)
  • 15:19 - 15:23
    Tốt nhất là đừng vẽ gì hết.
  • 15:23 - 15:25
    Tuần đầu tiên
    chúng tôi không đăng tranh.
  • 15:25 - 15:28
    Nó là một lỗ đen của sự hài hước,
    và chính xác nó là như vậy.
  • 15:28 - 15:31
    Chẵng phải lúc nào
    sự hài hước cũng là hợp lý.
  • 15:31 - 15:35
    Nhưng trong tuần tiếp theo,
    đây là tác phẩm đầu tiên.
  • 15:35 - 15:39
    "Tôi đã nghĩ tôi sẽ không bao giờ cười nữa.
    Thế rồi tôi thấy cái áo khoác của anh."
  • 15:39 - 15:42
    Về căn bản nó nói rằng,
    nếu chúng ta vẫn còn sống,
  • 15:42 - 15:44
    chúng ta vẫn sẽ cười.
    Chúng ta vẫn sẽ thở.
  • 15:44 - 15:46
    Chúng ta vẫn sẽ tồn tại.
    Đây là một tác phẩm khác.
  • 15:46 - 15:52
    "Tôi đoán nếu tôi không gọi ly martini thứ 3,
    bọn khủng bổ sẽ thắng mất."
  • 15:52 - 15:55
    Những tác phẩm này không về khủng bố,
    mà là về chúng ta.
  • 15:55 - 15:58
    Sự hài hước phản ánh chúng ta.
  • 15:58 - 16:01
    Điều dễ nhất mà hài hước có thể làm,
    và điều này hoàn toàn hợp lý,
  • 16:01 - 16:05
    đó là để một người bạn của ta
    nói đùa về kẻ thù của ta.
  • 16:05 - 16:07
    Nó được gọi là hài hước giải trừ.
  • 16:07 - 16:11
    Nó chiếm 95% hài hước mà ta có.
    Nhưng không phải là kiểu của chúng tôi.
  • 16:11 - 16:13
    Đây là một tác phẩm khác.
  • 16:13 - 16:17
    "Tôi chẳng ngại sống trong
    một bang Hồi giáo cực đoan"
  • 16:17 - 16:21
    (Khán giả cười)
  • 16:26 - 16:30
    Sự hài hước cần có mục tiêu.
  • 16:30 - 16:34
    Nhưng thú vị thay, với tạp chí ,
    mục tiêu đó chính là chúng ta.
  • 16:34 - 16:37
    Mục tiêu chính là bạn đọc
    và những người làm ra nó.
  • 16:37 - 16:39
    Sự hài hước tự phản chiếu
  • 16:39 - 16:42
    và nó khiến chúng ta suy nghĩ
    về những giả thiết của mình.
  • 16:42 - 16:46
    Hãy xem tác phẩm của Roz Chast,
    người đàn ông đang đọc bản cáo phó.
  • 16:46 - 16:48
    "Trẻ hơn mình 2 tuổi, già hơn mình 13 tuổi,
  • 16:48 - 16:51
    kém mình 3 năm, trạc tuổi mình,
  • 16:51 - 16:54
    đúng bằng tuổi mình."
  • 16:54 - 16:57
    Đây là một bức tranh rất sâu sắc.
  • 16:57 - 17:02
    Như vậy, tạp chí đang cố gắng
  • 17:02 - 17:05
    làm cho tranh vui không chỉ là buồn cười,
  • 17:05 - 17:08
    mà còn nói được gì đó về chúng ta.
    Một ví dụ nữa
  • 17:08 - 17:10
    "Tôi bắt đầu ăn chay vì sức khỏe,
  • 17:10 - 17:13
    Sau đó là vì lý do đạo đức,
    giờ tôi ăn chay chỉ để chọc tức người khác."
  • 17:13 - 17:19
    (Cười)
  • 17:19 - 17:22
    "Xin lỗi ông — tôi nghĩ cái này có vấn đề
  • 17:22 - 17:28
    rất rất nhỏ mà chỉ có một mình tôi
    thấy được và chỉ ra được cho ông mà thôi."
  • 17:28 - 17:32
    Nó tập trung vào những ám ảnh,
    tự yêu mình quá đáng của chúng ta,
  • 17:32 - 17:36
    ta là một, là riêng,
    không quan tâm đến điều gì của ai khác
  • 17:36 - 17:38
    Tạp chí Người New York yêu cầu
  • 17:38 - 17:41
    người ta phải có tác phẩm tri nhận,
  • 17:41 - 17:43
    những gì tạp chí yêu cầu chính là
    những gì Arthur Koestler,
  • 17:43 - 17:46
    đã viết trong "Nghệ thuật sáng tạo",
    về mối quan hệ
  • 17:46 - 17:49
    giữa hài hước, nghệ thuật và khoa học,
  • 17:49 - 17:51
    và được gọi là nhào trộn
  • 17:51 - 17:55
    Ta gộp ý tưởng từ những nguồn
    tham khảo khác nhau,
  • 17:55 - 17:58
    và ta phải xử lý rất nhanh để có thể
    hiểu được dụng ý của tác phẩm.
  • 17:58 - 18:00
    Nếu các nguồn tham khảo không
    hòa trộn được với nhau
  • 18:00 - 18:02
    trong khoảng 0.5 giây,
    nó sẽ không còn hài hước nữa,
  • 18:02 - 18:04
    nhưng tôi nghĩ với tác phẩm này
    thì nó sẽ vẫn hài hước.
  • 18:04 - 18:06
    Những nguồn tham khảo khác nhau.
  • 18:06 - 18:09
    "Anh ngủ với cô ta, đúng không?"
  • 18:09 - 18:15
    (Khán giả cười)
  • 18:15 - 18:17
    "Lassie! Hãy tìm người giúp đỡ!"
  • 18:17 - 18:21
    (Cười)
  • 18:21 - 18:24
    Cái này là dao kiểu của quân đội Pháp.
  • 18:24 - 18:30
    (Cười)
  • 18:30 - 18:33
    Và đây là Einstein lúc lên giường.
    "Nó chỉ NHANH với anh mà thôi."
  • 18:33 - 18:40
    (Cười)
  • 18:40 - 18:43
    Cũng có một số tác phẩm rất khó hiểu.
  • 18:43 - 18:47
    Giống bức nay có thể làm rối trí mọi người
  • 18:47 - 18:51
    Bao nhiêu người hiểu ý nghĩa bức tranh này?
  • 18:51 - 18:56
    Con chó vẫy đuôi ra hiệu
    muốn được dắt đi dạo.
  • 18:56 - 19:02
    Đây là tín hiệu cho thấy
    cần dắt chó đi dạo.
  • 19:02 - 19:04
    Bởi vậy nên hàng năm
    chúng tôi đều ra số đặc biệt
  • 19:04 - 19:07
    gọi là "Tôi chẳng hiểu: Bài Kiểm tra I.Q.
    của tạp chí Người New York"
  • 19:07 - 19:09
    (Cười)
  • 19:09 - 19:11
    Một cái nữa mà tạp chí cũng hay đùa
  • 19:11 - 19:14
    là về những cái phi lý, tôi đã chỉ ra
  • 19:14 - 19:16
    rằng đó là gốc của sự hài hước.
  • 19:16 - 19:19
    Cái hoàn toàn bình thường và logic
    thì chẳng có gì buồn cười
  • 19:19 - 19:23
    nhưng cái phi lý thì buồn cười,
    sự hài hước được quan sát
  • 19:23 - 19:25
    thấy trong đời sống hàng ngày.
  • 19:25 - 19:30
    "Sếp tôi luôn bảo tôi những việc phải làm.
    " Đúng quá chứ?
  • 19:30 - 19:33
    Điều đó có thể xảy ra.
  • 19:33 - 19:36
    Còn đây người chăn bò nói chuyện với con bò
  • 19:36 - 19:40
    "Được lắm. Tao muốn có 5000 con nữa như mày"
  • 19:40 - 19:44
    Ta hiểu nó. Nó hoang đường.
    Nhưng ta vẫn hòa chúng lại với nhau.
  • 19:44 - 19:47
    Đây, tác phẩm trong phạm vi vô nghĩa:
  • 19:47 - 19:52
    "Khốn kiếp, Hopkins, anh không nhận
    được bản ghi nhớ hôm qua ư?"
  • 19:52 - 19:57
    Cũng hơi khó hiểu, không
    hoàn toàn ăn nhập, đúng không?
  • 19:57 - 19:59
    Thường, người thích những điều vô lý,
  • 19:59 - 20:01
    thì khoái nghệ thuật trừu tượng
  • 20:01 - 20:05
    nó phóng túng hơn,
    ít bảo thủ hơn
  • 20:05 - 20:08
    với chúng ta, và với tôi
    người thiết kế khôi hài
  • 20:08 - 20:11
    so sánh cái này với cái kia chẳng
    có nghĩa gì sất,
  • 20:11 - 20:15
    ai chả thích lẩu thập cẩm.
  • 20:15 - 20:20
    Nên tôi muốn tóm tất
    cả lại trong một bức,
  • 20:20 - 20:23
    tổng kết toàn bộ ý tưởng
  • 20:23 - 20:25
    về tranh vui của tạp chí
    Người New York.
  • 20:25 - 20:28
    "Nó khiến ta dừng lại và suy nghĩ, đúng không?"
  • 20:28 - 20:31
    (Cười)
  • 20:31 - 20:34
    Giờ đây, khi nhìn vào tranh biếm
    của tờ tờ Người New York
  • 20:34 - 20:36
    Tôi muốn quý vị dừng lại và
    nghĩ thêm một chút về nó.
  • 20:36 - 20:37
    Cảm ơn.
  • 20:37 - 20:41
    (Vỗ tay)
  • 20:41 - 20:43
    Cảm ơn. (Vỗ tay)
Title:
Giải phẫu tranh vui trên tạp chí Người New York
Speaker:
Bob Mankoff
Description:

Tạp chí Người New York nhận được khoảng 1000 tranh biếm họa mỗi tuần; chỉ 17tranh trong số đó được xuất bản. Trong bài nói chuyện hài hước với tiết tấu nhanh và sâu, Bob Mankoff - biên tập viên lâu năm và cũng là "nhà phân tích hài hước tự phong" của tờ tạp chí - nói về yếu tố gây cười của việc "vẽ lên ý tưởng", giải thích điều nào gây cười, điều nào không, và vì sao.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:59

Vietnamese subtitles

Revisions