Return to Video

Học cách xử lý lượng thông tin

  • 0:01 - 0:04
    Công nghệ mang lại cho chúng ta rất nhiều:
  • 0:04 - 0:07
    đặt chân lên mặt trăng, mạng Internet,
  • 0:07 - 0:09
    khả năng lập trình bộ gen của con người.
  • 0:09 - 0:13
    Nhưng nó cũng động chạm đến
    nỗi sợ hãi lớn nhất của loài người.
  • 0:13 - 0:14
    Vào khoảng 30 năm trước,
  • 0:14 - 0:16
    nhà phê bình văn hóa Neil Postman
  • 0:16 - 0:17

    đã viết một cuốn sách
  • 0:17 - 0:19
    tựa đề "Amusing Ourselves to Death,"
  • 0:19 - 0:22
    viết vô cùng thông minh về vấn đề này.
  • 0:22 - 0:23
    Ông đã so sánh
  • 0:23 - 0:25
    giữa hai nhà tư tưởng
  • 0:25 - 0:26

    chủ nghĩa phản không tưởng
  • 0:26 - 0:30
    George Orwell và Aldous Huxley.
  • 0:30 - 0:33
    Orwell sợ xã hội của chúng ta
  • 0:33 - 0:35
    sẽ trở thành một "nền văn hóa tù đày".
  • 0:35 - 0:39
    Huxley lại sợ "tầm thường hóa" văn hóa.
  • 0:39 - 0:41
    Orwell lo rằng
  • 0:41 - 0:43
    ta sẽ bị che mắt khỏi sự thật
  • 0:43 - 0:45
    và Huxley giữ mối lo
  • 0:45 - 0:48
    con người sẽ bị dìm
    trong biển chông chênh.
  • 0:48 - 0:50
    Tóm lại, bạn cần lựa chọn
  • 0:50 - 0:52
    để anh mình trông nom
  • 0:52 - 0:55
    và trông nom ông anh của mình.
  • 0:57 - 0:59
    Nhưng cũng không bắt buộc.
  • 0:59 - 1:02
    Ta không phải kẻ thụ động
    thu nạp thông tin và công nghệ.
  • 1:02 - 1:04
    Chúng ta quyết định
    vai trò của chúng
  • 1:04 - 1:07
    và cách mà ta tiếp nhận từ chúng,
  • 1:07 - 1:08
    nhưng để làm được điều đó,
  • 1:08 - 1:12
    ta cần để tâm đến cung cách suy nghĩ
  • 1:12 - 1:14
    và diễn giải của mình.
  • 1:14 - 1:17
    Ta phải hỏi, những câu hỏi khó
  • 1:17 - 1:19
    để vượt qua những lề thói có sẵn,
  • 1:19 - 1:21
    để thấu hiểu.
  • 1:21 - 1:24
    Con người bị phủ đầu bởi bao câu chuyện
  • 1:24 - 1:26
    về lượng thông tin khổng lồ
    có trên thế giới
  • 1:26 - 1:28
    nhưng nếu xét theo khối thông tin
  • 1:28 - 1:30
    và thách thức
    trong việc giải mã thông tin,
  • 1:30 - 1:32
    kích cỡ không phải là tất cả.
  • 1:32 - 1:35
    Nó còn tùy thuộc vào tốc độ tin tức,
  • 1:35 - 1:37
    về độ phong phú đa dạng của chúng,
  • 1:37 - 1:40
    và đây chỉ là một vài ví dụ:
  • 1:40 - 1:42
    hình ảnh,
  • 1:42 - 1:46
    bài viết,
  • 1:46 - 1:48
    truyền hình,
  • 1:48 - 1:50
    truyền thanh.
  • 1:50 - 1:53
    Điểm chung liên kết
    các loại hình thông tin này
  • 1:53 - 1:55
    đó là chúng do con người tạo ra
  • 1:55 - 1:58
    và chúng cần một bối cảnh.
  • 1:58 - 2:00
    Một nhóm nhà khoa học về thông tin
  • 2:00 - 2:02
    mang tên
    "Nhóm nghiên cứu Truyền thông Sức khỏe"
  • 2:02 - 2:05
    ở trường đại học Illinois-Chicago.
  • 2:05 - 2:08
    Họ làm việc với
    Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh
  • 2:08 - 2:09
    để hiểu sâu sát hơn
  • 2:09 - 2:12
    về cách con người nói về chuyện cai thuốc,
  • 2:12 - 2:15
    về thuốc lá điện tử
  • 2:15 - 2:17
    cũng như những phương pháp
  • 2:17 - 2:19
    giúp họ từ bỏ thuốc lá.
  • 2:19 - 2:21
    Điều thú vị là, nếu bạn muốn hiểu được
  • 2:21 - 2:23
    khi người ta nói đến chuyện hút thuốc.
  • 2:23 - 2:25
    Đầu tiên, bạn cần hiểu
  • 2:25 - 2:27
    ý của họ khi nhắc đến từ "hút".
  • 2:27 - 2:31
    Trên twitter, chia thành 4 loại chính:
  • 2:31 - 2:34
    loại 1, hút thuốc lá;
  • 2:34 - 2:37
    loại 2, hút cần;
  • 2:37 - 2:40
    loại 3, sườn hun khói;
  • 2:40 - 2:43
    và loại 4, những cô gái vô cùng nóng bỏng.
  • 2:46 - 2:49
    Vậy nên bạn cần phải suy nghĩ,
  • 2:49 - 2:51
    mọi người nói thế nào về thuốc lá điện tử?
  • 2:51 - 2:53
    Có rất nhiều cách nói
  • 2:53 - 2:55
    và bạn có thể dựa vào slide để thấy,
  • 2:55 - 2:58
    đây là một câu hỏi phức tạp.
  • 2:58 - 3:01
    Ta cần luôn nhớ rằng
  • 3:01 - 3:04
    ngôn ngữ do con người sáng tạo ra
  • 3:04 - 3:06
    và con người là
    sinh vật lộn xộn và phức tạp.
  • 3:06 - 3:09
    Ta sử dụng bao phép ẩn dụ,
    tiếng lóng, biệt ngữ
  • 3:09 - 3:12
    24/7 trong mọi loại ngôn ngữ
  • 3:12 - 3:15
    và ngay khi ta vừa kịp biết đến
    chúng ta đã thay đổi chúng.
  • 3:15 - 3:20
    Cũng như quảng cáo của bên
    Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh,
  • 3:20 - 3:23
    quảng cáo này dùng hình ảnh
    một người phụ nữ
  • 3:23 - 3:25
    có lỗ hổng nơi cổ họng
  • 3:25 - 3:27
    sinh động đến nhức nhối.
  • 3:27 - 3:29
    Chúng thực sự có tạo ra được ảnh hưởng
  • 3:29 - 3:31
    giúp mọi người bỏ thuốc không?
  • 3:31 - 3:35
    Tuy dữ liệu của
    "Nhóm nghiên cứu Truyền thông Sức khỏe"
  • 3:35 - 3:37
    còn hạn chế
    nhưng họ có thể kết luận rằng
  • 3:37 - 3:40
    những quảng cáo này...
    có lẽ các bạn cũng đã xem rồi
  • 3:40 - 3:42
    là cú đấm điếng người
  • 3:42 - 3:44
    ép chúng ta phải suy ngẫm
  • 3:44 - 3:48
    và có lẽ sẽ có chút ảnh hưởng
    đến tương lai mọi người.
  • 3:48 - 3:52
    Điều khiến tôi ngưỡng mộ
    và coi trọng dự án này
  • 3:52 - 3:53
    bên ngoài và bao gồm sự thật là
  • 3:53 - 3:57
    nó dựa vào nhu cầu của con người,
  • 3:57 - 4:00
    Dự án là một tấm gương dũng cảm
  • 4:00 - 4:05
    trên bề mặt biển chông chênh.
  • 4:05 - 4:08
    Nó cũng không phải là khối thông tin đồ sộ
  • 4:08 - 4:11
    thách thức ta diễn giải.
    Hãy đối mặt với sự thật,
  • 4:11 - 4:13
    loài người có một lịch sử lâu đời
  • 4:13 - 4:16
    trong việc đóng đinh
  • 4:16 - 4:17
    mọi loại thông tin dù nhỏ thế nào.
  • 4:17 - 4:21
    Bạn có thể nhớ lại
    một chuyện xảy ra nhiều năm trước,
  • 4:21 - 4:24
    Cựu Tổng thống Ronald Reagan
  • 4:24 - 4:25
    đã bị chỉ trích nặng nề vì
  • 4:25 - 4:29
    dám nói rằng sự thật là
    những điều ngu ngốc.
  • 4:29 - 4:31
    Công bằng mà nói, đây chỉ là một sự sơ ý.
  • 4:31 - 4:34
    Ông chỉ có ý trích lại lời của John Adams
  • 4:34 - 4:36
    về vụ án lính Anh tại Boston Massacre:
  • 4:36 - 4:40
    sự thật là điều ngoan cố.
  • 4:40 - 4:42
    Nhưng tôi lại cho rằng
  • 4:42 - 4:46
    trong lời ông nói
    có ẩn chút khôn ngoan vô tình
  • 4:46 - 4:48
    bởi đúng là sự thật rất ngoan cố
  • 4:48 - 4:51
    nhưng cũng có lúc chúng ngu ngốc lắm.
  • 4:51 - 4:53
    Xin được kể lại câu chuyện của tôi
  • 4:53 - 4:57
    nguyên nhân khiến tôi
    coi trọng vấn đề này đến vậy.
  • 4:57 - 4:59
    Xin cho phép tôi lấy hơi đã.
  • 4:59 - 5:02
    Hồi con trai Isaac của tôi mới lên 2,
  • 5:02 - 5:04
    thằng bé bị chẩn đoán bệnh tự kỷ.
  • 5:04 - 5:07
    Nó là một đứa trẻ vui vẻ, hạnh phúc,
  • 5:07 - 5:09
    rất thương yêu mọi người,
  • 5:09 - 5:12
    nhưng số liệu đánh giá
    tốc độ phát triển của thẳng bé,
  • 5:12 - 5:14
    thứ dựa trên con số để nhìn mọi thứ,
  • 5:14 - 5:17
    tại thời điểm đó,
  • 5:17 - 5:21
    giao tiếp cử chỉ và
    giao tiếp bằng mắt của thằng bé
  • 5:21 - 5:23
    đặt mức tăng trưởng của thằng bé
  • 5:23 - 5:27
    tương đương một đứa trẻ 9 tháng tuổi.
  • 5:27 - 5:30
    Chẩn đoán đó sát với thực tế
  • 5:30 - 5:33
    nhưng không phải tất cả.
  • 5:33 - 5:35
    Vào khoảng 1 năm rưỡi sau đó,
  • 5:35 - 5:37
    khi thằng bé sắp sửa lên 4,
  • 5:37 - 5:39
    tôi thấy nó ngồi trước vi tính
  • 5:39 - 5:45
    đang tra Google hình ảnh về phụ nữ
  • 5:45 - 5:48
    với từ khóa w-i-m-e-n.
  • 5:48 - 5:51
    Và tôi đã làm điều
    bậc phụ huynh lo cho con thường làm
  • 5:51 - 5:53
    ngay lập tức bắt đầu nhấn nút "back"
  • 5:53 - 5:56
    để xem nãy giờ nó đang tra thứ gì.
  • 5:56 - 5:58
    Theo thứ tự là: men
  • 5:58 - 6:06
    school, bus và computer.
  • 6:06 - 6:07
    Tôi đã vô cùng kinh ngạc,
  • 6:07 - 6:08
    bởi tôi không biết
  • 6:08 - 6:10

    thằng bé có thể đánh vần
  • 6:10 - 6:12
    chứ đừng nói đến việc đọc.
  • 6:12 - 6:14
    Tôi hỏi:
    "Isaac, sao con làm được hay vậy?"
  • 6:14 - 6:16
    Thằng bé nghiêm túc nhìn tôi và trả lời:
  • 6:16 - 6:20
    "Gõ vào ô."
  • 6:20 - 6:23
    Thằng bé tự dạy mình cách giao tiếp
  • 6:23 - 6:26
    nhưng chúng tôi đã không để ý đúng chỗ.
  • 6:26 - 6:29
    Đây là điều có thể xảy ra
    khi nhận xét, phân tích
  • 6:29 - 6:31
    quá chú trọng vào một bảng đánh giá.
  • 6:31 - 6:34
    Trong trường hợp này
    là khả năng giao tiếp ngôn ngữ
  • 6:34 - 6:39
    và đánh giá thấp những yếu tố khác,
    như sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
  • 6:39 - 6:42
    Isaac gặp khó khăn trong việc giao tiếp
  • 6:42 - 6:44
    và nó tìm ra một cách khác
  • 6:44 - 6:47
    để tìm hiểu những gì nó muốn biết.
  • 6:47 - 6:48
    Nếu dành chút thời gian suy nghĩ,
  • 6:48 - 6:51
    bạn sẽ hiểu được
  • 6:51 - 6:53
    đặt câu hỏi là một quá trình phức tạp
  • 6:53 - 6:56
    nó có thể dùng đến nhiều cách khác
  • 6:56 - 7:00
    như gõ từ khóa vào ô tìm kiếm.
  • 7:00 - 7:03
    Vậy nên, giây phút đó
  • 7:03 - 7:05
    có ảnh hưởng rất lớn đến tôi
  • 7:05 - 7:07
    và gia đình tôi
  • 7:07 - 7:10
    bởi điều này đã phá vỡ
    khung định kiến của chúng tôi
  • 7:10 - 7:12
    về tình trạng của thằng bé,
  • 7:12 - 7:15
    để bớt lo lắng và tôn trọng hơn
  • 7:15 - 7:17
    năng lực tưởng tượng của thằng bé.
  • 7:17 - 7:20
    Sự thật là những điều ngu ngốc.
  • 7:20 - 7:23
    Chúng cũng dễ bị sử dụng sai cách
  • 7:23 - 7:24
    dù bạn có muốn hay không.
  • 7:24 - 7:27
    Bạn tôi, Emily Willingham
    là một nhà khoa học.
  • 7:27 - 7:30
    Một thời gian trước,
    cô ấy có viết bài cho Forbes
  • 7:30 - 7:32
    tựa đề: "10 điều kỳ lạ
  • 7:32 - 7:34
    liên quan đến chứng tự kỷ."
  • 7:34 - 7:37
    Danh sách khá là dài.
  • 7:37 - 7:40
    Mạng internet bị đổ lỗi cho mọi thứ.
  • 7:40 - 7:44
    Và đương nhiên cả những bà mẹ, bởi vì...
  • 7:44 - 7:46
    À, khoan đã, còn nữa,
  • 7:46 - 7:49
    trong danh mục "mẹ" có nhiều thứ lắm.
  • 7:49 - 7:54
    Bạn có thể thấy
    cả một danh sách dài thòng, rất thú vị.
  • 7:54 - 7:56
    Bản thân tôi rất thích câu:
  • 7:56 - 8:00
    mang thai gần đường cao tốc.
  • 8:00 - 8:01
    Câu cuối cùng thú vị
  • 8:01 - 8:04
    với cụm từ "refrigerator mother"
  • 8:04 - 8:07
    mới được sáng tạo ra trong bài viết
  • 8:07 - 8:08
    là nguyên nhân dẫn đến tự kỷ.
  • 8:08 - 8:09
    Từ này nghĩa là
  • 8:09 - 8:11
    sống lạnh lùng, thiếu thương yêu.
  • 8:11 - 8:13
    Đến lúc này chắc bạn sẽ nghĩ.
  • 8:13 - 8:14
    "Rồi, Susan, chúng tôi hiểu rồi.
  • 8:14 - 8:18
    Cứ ôm đống thông tin đó
    bẻ lái tùy theo cách cô muốn."
  • 8:18 - 8:21
    Chính xác, hoàn toàn chính xác,
  • 8:21 - 8:26
    nhưng thách thức nằm ở chỗ
  • 8:26 - 8:29
    ta có thể sử dụng cơ hội này
  • 8:29 - 8:31
    để tạo nên ý nghĩa
    từ nguồn thông tin ta có
  • 8:31 - 8:37
    bởi thật ra bản thân thông tin
    chẳng có ý nghĩa gì. Ta tạo ra ý nghĩa.
  • 8:37 - 8:40
    Vậy, với tư cách là doanh nhân,
    người tiêu dùng,
  • 8:40 - 8:42
    bệnh nhân, hay công dân,
  • 8:42 - 8:45
    tôi cho rằng ta đều có trách nhiệm
  • 8:45 - 8:47
    dành ra nhiều thời gian hơn
  • 8:47 - 8:50
    tập trung vào kỹ năng tư duy phản biện.
  • 8:50 - 8:51
    Tại sao?
  • 8:51 - 8:54
    Ta chắc cũng đã được nghe rất nhiều,
  • 8:54 - 8:56
    bởi vì trong thời đại này,
  • 8:56 - 8:58
    ta có thể xử lý hàng tấn dữ liệu
  • 8:58 - 9:00
    với tốc độ ánh sáng.
  • 9:00 - 9:03
    và dễ đưa ra những lựa chọn không tốt
  • 9:03 - 9:05
    một cách nhanh chóng
  • 9:05 - 9:10
    với những hậu quả nghiêm trọng
    hơn hẳn trong quá khứ.
  • 9:10 - 9:12
    Ghê gớm quá nhỉ?
  • 9:12 - 9:15
    Chính vì vậy, thay vào đó,
  • 9:15 - 9:17
    ta cần dành ra chút thời gian
  • 9:17 - 9:20
    cho những vấn đề như nhân học,
  • 9:20 - 9:23
    xã hội học và những môn khoa học xã hội:
  • 9:23 - 9:26
    hùng biện, triết học, đạo đức
  • 9:26 - 9:28
    bởi chúng cung cấp
    kiến thức nền quan trọng
  • 9:28 - 9:30
    cho những khối thông tin lớn
  • 9:30 - 9:32
    và hỗ trợ ta rèn luyện
  • 9:32 - 9:33

    năng lực tư duy phản biện hơn.
  • 9:33 - 9:38
    Bởi vì dẫu sao,
  • 9:38 - 9:40
    khi ta có thể tìm ra vấn đề
    trong cuộc tranh cãi,
  • 9:40 - 9:43
    nó được thể hiện qua từ ngữ hay con số
    không quan trọng.
  • 9:43 - 9:46
    Điều này cũng có nghĩa,
  • 9:46 - 9:50
    ta tự dạy mình cách tìm ra
    những đánh giá thiên vị,
  • 9:50 - 9:52
    những mối tương quan không chuẩn xác
  • 9:52 - 9:54
    cũng như xác định được những cảm xúc thật
  • 9:54 - 9:55
    từ khoảng cách 30 mét
  • 9:55 - 9:56
    bởi một sự kiện diễn ra
  • 9:56 - 9:57
    sau một sự kiện khác
  • 9:57 - 9:58
    không nhất thiết là
  • 9:58 - 10:00
    chúng có quan hệ nhân quả
  • 10:00 - 10:01
    Xin phép các bạn,
  • 10:01 - 10:03

    tôi nói đến một khái niệm.
  • 10:03 - 10:04
    Người La Mã gọi điều này là:
  • 10:04 - 10:06

    "post hoc ergo propter hoc,"
  • 10:06 - 10:08
    sau một sự kiện đồng nghĩa
  • 10:08 - 10:10

    do sự kiện đó gây ra.
  • 10:10 - 10:12
    Điều này nghĩa là ta phải đặt ra câu hỏi
  • 10:12 - 10:15

    với những điều hiển nhiên như dân số học.
  • 10:15 - 10:17
    Tại sao? Bởi chúng dựa trên những dữ liệu
  • 10:17 - 10:20
    về bản thân ta như giới tính,
  • 10:20 - 10:21
    lứa tuổi, nơi sinh sống
  • 10:21 - 10:24
    để đánh giá
    tư duy và hành động của chúng ta.
  • 10:24 - 10:26
    Bởi vì chúng ta nắm giữ thông tin,
  • 10:26 - 10:29
    ta cần biết cách kiểm soát đúng đắn
    những dữ liệu cá nhân
  • 10:29 - 10:33
    và đưa ra lựa chọn thích hợp.
  • 10:33 - 10:36
    Hơn nữa, ta cần biết rõ
  • 10:36 - 10:38
    về những giả thiết của chính mình.
  • 10:38 - 10:41
    những phương pháp ta sử dụng
  • 10:41 - 10:43
    và cả sự tự tin vào thành quả đạt được.
  • 10:43 - 10:46
    Giáo viên đại số
    thời cấp 3 của tôi thường nói
  • 10:46 - 10:47
    cho cô xem phép tính của các em
  • 10:47 - 10:49
    bởi nếu cô không biết các bước em làm
  • 10:49 - 10:51
    cô sẽ không biết được
  • 10:51 - 10:53
    những bước nào em đã không làm
  • 10:53 - 10:55
    và nếu cô không biết các em hỏi gì
  • 10:55 - 10:58
    cô sẽ không biết
    những câu các em không hỏi.
  • 10:58 - 11:00
    Vậy nên, ta cần tự hỏi mình,
  • 11:00 - 11:01
    câu hỏi khó khăn nhất:
  • 11:01 - 11:05
    những dữ liệu có cho ta thấy thực tế
  • 11:05 - 11:07
    hay kết quả có khiến chúng ta
  • 11:07 - 11:11
    cảm thấy thoải mái, thành công hơn?
  • 11:11 - 11:14
    Khi kết thúc dự án,
  • 11:14 - 11:15
    Nhóm Truyền thông Sức khỏe
  • 11:15 - 11:19
    đã tìm ra rằng 87% tweet về vấn đề này
  • 11:19 - 11:21
    rất sống động và nhức nhối,
  • 11:21 - 11:25
    những quảng cáo tuyên truyền cai thuốc
    khiến người xem sợ hãi
  • 11:25 - 11:27
    nhưng có phải họ kết luận rằng
  • 11:27 - 11:30
    chúng có thể buộc con người ngừng hút?
  • 11:30 - 11:33
    Không. Đó là khoa học,
    không phải ma thuật.
  • 11:33 - 11:36
    Nếu ta mở ra
  • 11:36 - 11:39
    nguồn sức mạnh số,
  • 11:39 - 11:42
    ta sẽ không phải mù quáng
  • 11:42 - 11:45
    nghe theo tư tưởng độc tài của Orwell
  • 11:45 - 11:49
    hay tư tưởng tầm thường của Huxley
  • 11:49 - 11:52
    hay một hỗn hợp dở tệ của cả hai.
  • 11:52 - 11:54
    Điều ta cần làm
  • 11:54 - 11:57
    là tư duy phản biện kèm theo sự tôn trọng
  • 11:57 - 11:59
    và nhận cảm hứng từ những gương đi trước
  • 11:59 - 12:01
    như Nhóm nghiên cứu Truyền thông Sức khỏe
  • 12:01 - 12:04
    hay như lời nhân vật trong phim anh hùng:
  • 12:04 - 12:05
    Hãy tận dụng sức mạnh để làm điều tốt.
  • 12:05 - 12:08
    Cảm ơn.
Title:
Học cách xử lý lượng thông tin
Speaker:
Susan Etlinger
Description:

Liệu nguồn thông tin dồi dào có giúp ta sống thoải mái và thành công hơn? Susan Etlinger đã giải thích trong bài nói của mình cách ta cần đào sâu tư duy lô-gic của bản thân trong môi trường đang ngày càng nhiều thông tin và dữ liệu. Bởi vì, rất khó để bỏ qua những lối mòn trong suy nghĩ để thực sự hiểu bất kỳ điều gì.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:23

Vietnamese subtitles

Revisions