Return to Video

Nghịch lý của giá trị - Akshita Agarwal

  • 0:07 - 0:11
    Tưởng tượng bạn đang tham gia game show,
    và có thể chọn giữa hai giải thưởng
  • 0:11 - 0:12
    một viên kim cương
  • 0:12 - 0:14
    hay một chai nước.
  • 0:14 - 0:16
    Đó là một lựa chọn dễ dàng.
  • 0:16 - 0:18
    Kim cương rõ ràng là có giá trị hơn.
  • 0:18 - 0:20
    Bây giờ tưởng tượng cũng lựa chọn đó,
  • 0:20 - 0:23
    nhưng lần này, bạn không chơi
    game show,
  • 0:23 - 0:27
    nhưng đang chết khát trong sa mạc
    sau bao ngày lang thang.
  • 0:27 - 0:28
    Bạn sẽ chọn khác đi chứ?
  • 0:28 - 0:32
    Tại sao?
    Chẳng phải kim cương vẫn giá trị hơn sao?
  • 0:32 - 0:34
    Đây là nghịch lý của giá trị,
  • 0:34 - 0:38
    được diễn tả nổi tiếng bởi
    nhà kinh tế tiên phong Adam Smith.
  • 0:38 - 0:43
    Và cái nó cho ta biết là định nghĩa
    giá trị không dễ dàng như ta nghĩ.
  • 0:43 - 0:47
    Trong trò chơi truyền hình, bạn nghĩ về
    giá trị trao đổi của từng món,
  • 0:47 - 0:50
    cái mà bạn có thể đạt được từ chúng
    sau một khoảng thời gian,
  • 0:50 - 0:53
    nhưng trong tình huống khẩn cấp,
    như viễn cảnh ở sa mạc,
  • 0:53 - 0:56
    Giá trị sử dụng của chúng,
    là điều quan trọng hơn cả,
  • 0:56 - 0:59
    và chúng giúp ích được gì
    trong tình huống hiện tại.
  • 0:59 - 1:02
    Và vì chúng ta chỉ được chọn
    một trong các lựa chọn,
  • 1:02 - 1:05
    chúng ta cũng sẽ tính đến
    cơ hội nó đáng giá,
  • 1:05 - 1:08
    hay cái chúng ta sẽ đánh mất khi
    từ bỏ lựa chọn kia.
  • 1:08 - 1:12
    Sau cùng, bạn thu được bao nhiêu
    từ việc bán kim cương không quan trọng
  • 1:12 - 1:14
    nếu bạn không thể thoát ra khỏi sa mạc.
  • 1:14 - 1:18
    Nhiều nhà kinh tế hiện đại đối mặt
    với nghịch lý về giá trị
  • 1:18 - 1:20
    bằng cách thử thống nhất các lựa chọn này
  • 1:20 - 1:22
    dưới quan điểm hữu dụng,
  • 1:22 - 1:25
    tức là một thứ làm thỏa mãn
    nhu cầu hay mong muốn của con người
  • 1:25 - 1:29
    Tính hữu dụng có thể áp dụng cho bất cứ gì
    từ nhu cầu cơ bản về thức ăn
  • 1:29 - 1:31
    đến sự thích thú
    khi nghe bài hát yêu thích,
  • 1:31 - 1:34
    và với mỗi người hay mỗi trường hợp
    sẽ có sự khác biệt.
  • 1:34 - 1:39
    Nền kinh tế thị trường cho ta
    cách để dễ dàng lần theo sự tiện dụng.
  • 1:39 - 1:41
    Đối với bạn,
    đơn giản là sự tiện dụng của một thứ
  • 1:41 - 1:44
    được phản ánh
    bởi số tiền bạn sẵn sàng bỏ ra mua nó.
  • 1:44 - 1:46
    Giờ hãy tưởng tượng lại
    mình ở giữa sa mạc,
  • 1:46 - 1:50
    lần này được chọn một viên kim cương mới
    hay một chai nước sạch
  • 1:50 - 1:52
    mỗi năm phút.
  • 1:52 - 1:56
    Nếu bạn như mọi người,
    đầu tiên bạn lấy đủ nước cho chuyến đi
  • 1:56 - 1:59
    và sau đó lấy kim cương
    miễn bạn có thể mang theo được.
  • 1:59 - 2:01
    Điều này là do "hữu dụng biên"
  • 2:01 - 2:04
    nghĩa là khi bạn chọn
    giữa kim cương và nước,
  • 2:04 - 2:07
    bạn so sánh tính hữu dụng
    có được từ mỗi chai nước
  • 2:07 - 2:10
    với mỗi viên kim cương cộng thêm.
  • 2:10 - 2:12
    Và bạn làm điều này
    mỗi lần bạn được lựa chọn.
  • 2:12 - 2:16
    Chai nước đầu tiên
    có giá trị nhiều hơn mọi viên kim cương
  • 2:16 - 2:19
    nhưng sau cùng, bạn có đủ nước để dùng.
  • 2:19 - 2:22
    Sau một lúc, mỗi chai nước thêm vào
    trở thành gánh nặng.
  • 2:22 - 2:25
    Đó là lúc bạn bắt đầu chọn
    kim cương thay cho nước.
  • 2:25 - 2:27
    Và không chỉ đối với
    những thứ cần thiết như nước
  • 2:27 - 2:30
    Đối với khá nhiều thứ,
    bạn càng nhận được từ nó bao nhiêu
  • 2:30 - 2:34
    thì mỗi phần thừa
    sẽ trở nên kém hữu dụng.
  • 2:34 - 2:37
    Đây là định luật thu nhỏ hữu dụng biên.
  • 2:37 - 2:41
    Bạn có thể vui vẻ
    mua hai hay ba phần đồ ăn ưa thích
  • 2:41 - 2:43
    nhưng phần thứ tư sẽ khiến bạn muốn nôn
  • 2:43 - 2:45
    và phần thứ một trăm
    sẽ bị ôi thiu trước khi bạn ăn
  • 2:45 - 2:49
    Hay bạn có thể trả tiền
    để xem cùng một bộ phim nhiều lần đến chán
  • 2:49 - 2:51
    hay sử dụng hết toàn bộ số tiền.
  • 2:51 - 2:53
    Trường hợp nào
    bạn cũng sẽ đạt đỉnh điểm
  • 2:53 - 2:57
    mà hữu dụng biên
    để mua thêm một vé xem phim bằng 0.
  • 2:57 - 3:01
    Tính hữu dụng ngoài áp dụng khi ta
    mua hàng mà với mọi quyết định của ta.
  • 3:01 - 3:05
    Và cách trực giác để tối đa hóa nó
    và tránh lợi ích biên giảm dần
  • 3:05 - 3:08
    là thay đổi cách
    ta tiêu xài thời gian và nguồn lực.
  • 3:08 - 3:10
    Sau khi đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản,
  • 3:10 - 3:13
    theo lý thuyết ta sẽ quyết định
    đầu tư vào các sự lựa chọn
  • 3:13 - 3:16
    chỉ khi chúng hữu dụng và thích hợp.
  • 3:16 - 3:20
    Đương nhiên, cách ta tối đa hóa hữu dụng
    ở thực tế có hiệu quả hay không
  • 3:20 - 3:21
    là một chuyện khác.
  • 3:21 - 3:25
    Nhưng nên nhớ chính ta quyết định
    nguồn gốc cuối cùng của giá trị,
  • 3:25 - 3:27
    ta chia sẻ những nhu cầu,
  • 3:27 - 3:28
    ta chọn những điều mình muốn
  • 3:28 - 3:30
    và ta đưa ra các lựa chọn.
Title:
Nghịch lý của giá trị - Akshita Agarwal
Speaker:
Akshita Agarwal
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/the-paradox-of-value-akshita-agarwal
Hãy tưởng tượng bạn đang tham gia một trò chơi truyền hình và bạn được chọn hai giải thưởng: một viên kim cương hay một chai nước. Đó là một sự lựa chọn đơn giản - kim cương giá trị hơn. Nhưng cũng sự lựa chọn đó khi bạn chết khát ở sa mạc, sau nhiều ngày lang thang, bạn sẽ chọn khác chứ? Tại sao? Các viên kim cương không phải vẫn có giá trị hơn sao? Akshita Agarwal giải thích nghịch lý của giá trị.
Nội dung bởi Akshita Agarwal, đồ họa bởi Qa'ed Mai.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:46

Vietnamese subtitles

Revisions