Return to Video

Câu chuyện đằng sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

  • 0:01 - 0:03
    Tôi có một lý do nữa để lạc quan:
  • 0:03 - 0:05
    biến đổi khi hậu.
  • 0:05 - 0:08
    Có thể bạn không tin,
    nhưng đây là sự thật:
  • 0:08 - 0:12
    Ngày 12 Tháng 12 năm 2015,
  • 0:13 - 0:15
    tại Paris, trong kì họp của Liên Hợp Quốc,
  • 0:15 - 0:20
    195 chính phủ đã tập hợp lại
  • 0:20 - 0:22
    và nhất trí --
  • 0:22 - 0:26
    nếu bạn từng làm việc với các chính phủ,
    bạn biết điều đó khó khăn như thế nào --
  • 0:26 - 0:27
    nhất trí quyết định
  • 0:27 - 0:33
    thay đổi hướng đi
    của nền kinh tế toàn cầu
  • 0:33 - 0:36
    để bảo vệ những người
    dễ chịu tổn thương nhất
  • 0:36 - 0:38
    và cải thiện cuộc sống
    của tất cả chúng ta,
  • 0:38 - 0:41
    Đó là một thành tựu đáng nể.
  • 0:41 - 0:42
    (Vỗ tay)
  • 0:42 - 0:45
    Nhưng điều đó còn đáng nể hơn
  • 0:45 - 0:49
    nếu bạn xem xét tình trạng của chúng ta
    chỉ một vài năm trước đây,
  • 0:49 - 0:52
    năm 2009, tại Copenhagen.
  • 0:52 - 0:54
    Ai còn nhớ tới Copenhagen?
  • 0:54 - 0:59
    Vâng, sau nhiều năm làm việc
    hướng tới một thỏa thuận khí hậu,
  • 1:00 - 1:03
    cũng các chính phủ đó
    đã nhóm họp tại Copenhagen
  • 1:04 - 1:06
    và gặp thất bại thảm hại.
  • 1:07 - 1:09
    Tại sao nó lại thất bại thảm hại?
  • 1:09 - 1:11
    Vì nhiều lý do khác nhau,
  • 1:11 - 1:14
    nhưng chủ yếu là do
    sự chia rẽ về quan điểm sâu sắc
  • 1:14 - 1:17
    giữa các nước phát triển
    và các nước đang phát triển.
  • 1:19 - 1:23
    Vì vậy, sáu tháng sau thất bại này,
  • 1:23 - 1:26
    tôi đã được gọi đến để chủ trì
  • 1:26 - 1:28
    các cuộc đàm phán
    biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • 1:28 - 1:32
    Bạn có thể tưởng tượng, thời điểm hoàn hảo
    để bắt đầu công việc mới này.
  • 1:32 - 1:36
    Thái độ của thế giới với biến đổi khí hậu
    như ở trong thùng rác.
  • 1:36 - 1:39
    Không một ai tin rằng
  • 1:39 - 1:42
    một thỏa thuận toàn cầu
    là điều có thể.
  • 1:42 - 1:44
    Thực ra, tôi cũng có suy nghĩ tương tự.
  • 1:46 - 1:50
    Nếu các bạn hứa không nói cho ai ngoài
    những khán giả tuyệt vời này của TED,
  • 1:50 - 1:52
    tôi sẽ tiết lộ một bí mật
  • 1:52 - 1:56
    mà may mắn thay, đã được
    chôn vùi trong lịch sử.
  • 1:58 - 2:00
    Trong buổi họp báo đầu tiên của tôi,
  • 2:00 - 2:04
    một phóng viên đã hỏi, "Um, bà Figueres,
  • 2:04 - 2:08
    bà nghĩ một thỏa thuận toàn cầu
    là điều có thể xảy ra hay không?"
  • 2:08 - 2:12
    Và không suy nghĩ gì,
    tôi đã nghe thấy chính mình nói rằng,
  • 2:12 - 2:14
    "Khi tôi còn sống thì không thể."
  • 2:15 - 2:19
    Vâng, bạn có thể tưởng tượng được
    bộ dạng đội ngũ báo chí của tôi lúc đó,
  • 2:19 - 2:21
    trông họ đã hoảng sợ như thế nào
  • 2:21 - 2:24
    trước người phụ nữ Costa Rica điên rồ này
    và cũng là sếp mới của họ.
  • 2:25 - 2:27
    Và tôi cũng cảm thấy sợ.
  • 2:27 - 2:31
    Tôi không thấy sợ chính tôi
    vì tôi đã quen thuộc với bản thân mình.
  • 2:31 - 2:33
    Tôi cảm thấy sợ
  • 2:33 - 2:37
    bởi những hậu quả
    của những gì tôi vừa nói,
  • 2:37 - 2:39
    bởi những hậu quả đối với cái thế giới
  • 2:39 - 2:43
    mà tất cả con cháu chúng ta
    sẽ phải sống.
  • 2:44 - 2:47
    Đó thực ra là một khoảnh khắc
    khủng khiếp đối với tôi,
  • 2:47 - 2:49
    và tôi nghĩ lại, không, từ từ đã,
  • 2:49 - 2:51
    từ từ đã.
  • 2:51 - 2:55
    "Không thể" không phải là sự thật,
  • 2:55 - 2:56
    mà nó là thái độ.
  • 2:57 - 2:59
    Nó chỉ là một thái độ mà thôi.
  • 2:59 - 3:04
    Và tôi quyết định ngay lúc đó rằng
    tôi sẽ thay đổi thái độ của mình
  • 3:04 - 3:09
    và tôi sẽ giúp thế giới
    thay đổi thái độ về biến đổi khí hậu.
  • 3:10 - 3:13
    Vì vậy, tôi không biết --
  • 3:13 - 3:15
    À, chỉ cần cái này? Cảm ơn.
  • 3:15 - 3:16
    Tôi không biết --
  • 3:18 - 3:20
    bạn sẽ làm gì
  • 3:20 - 3:25
    nếu bạn được giao
    nhiệm vụ giải cứu hành tinh.
  • 3:26 - 3:28
    Hãy viết điều đó
    trong mô tả công việc của bạn.
  • 3:29 - 3:32
    Và bạn chịu hoàn toàn trách nhiệm
    thực hiện nó,
  • 3:32 - 3:35
    nhưng bạn hoàn toàn
    không có thẩm quyền,
  • 3:35 - 3:39
    bởi vì chính phủ có quyền lực tối cao
    trong mọi quyết định họ đưa ra.
  • 3:41 - 3:44
    Vâng, tôi thực sự muốn biết
  • 3:44 - 3:46
    bạn sẽ làm gì
    vào sáng thứ hai đầu tiên,
  • 3:46 - 3:49
    nhưng đây là điều tôi đã làm:
    Tôi đã hoảng sợ.
  • 3:49 - 3:50
    (Cười)
  • 3:50 - 3:53
    Và tôi đã hoảng sợ thêm một lần nữa,
  • 3:53 - 3:57
    bởi tôi nhận ra rằng tôi chẳng nghĩ ra
    cách nào để giải quyết vấn đề này.
  • 3:58 - 4:02
    Và rồi tuy nhận ra rằng mình chẳng nghĩ ra
    cách nào để giải quyết vấn đề này,
  • 4:02 - 4:05
    nhưng tôi có biết một điều:
  • 4:05 - 4:10
    chúng ta phải thay đổi
    thái độ đối với cuộc bàn luận này.
  • 4:10 - 4:13
    Vì bạn không thể thành công
  • 4:13 - 4:14
    nếu thiếu sự lạc quan.
  • 4:15 - 4:17
    Và ở đây,
  • 4:17 - 4:21
    tôi sử dụng một từ rất đơn giản
    là "lạc quan",
  • 4:21 - 4:24
    tuy nhiên hãy hiểu nó
    với ý nghĩa rộng hơn.
  • 4:24 - 4:27
    Hãy hiểu nó như lòng can đảm,
  • 4:27 - 4:31
    hy vọng, tin tưởng, đoàn kết,
  • 4:31 - 4:36
    niềm tin cơ bản
    rằng con người có thể đến với nhau
  • 4:36 - 4:39
    và có thể giúp đỡ nhau
    vì số phận tốt hơn của nhân loại.
  • 4:40 - 4:42
    Bạn có thể tưởng tượng
    suy nghĩ của tôi rằng nếu thiếu nó,
  • 4:42 - 4:46
    không có cách nào chúng ta có thể
    thoát khỏi tình trạng của Copenhagen.
  • 4:46 - 4:48
    Và trong sáu năm,
  • 4:48 - 4:54
    tôi không ngừng lạc quan
    một cách lì lợm vào hệ thống,
  • 4:54 - 4:56
    mặc cho câu hỏi từ cánh nhà báo là gì--
  • 4:57 - 4:59
    và tôi dần có câu trả lời tốt hơn -
  • 4:59 - 5:02
    và mặc kệ các bằng chứng mâu thuẫn
    với quan điểm của tôi.
  • 5:02 - 5:07
    Và tin tôi đi, đã có
    rất nhiều bằng chứng như vậy,
  • 5:09 - 5:14
    Nhưng sự lạc quan không ngừng
    vào hệ thống.
  • 5:15 - 5:17
    Và rất nhanh chóng,
  • 5:17 - 5:22
    chúng ta bắt đầu nhìn thấy những thay đổi
    diễn ra trong nhiều khu vực,
  • 5:22 - 5:25
    tạo ra bởi hàng ngàn người,
  • 5:26 - 5:28
    trong đó có nhiều bạn ở đây ngày hôm nay,
  • 5:28 - 5:29
    và tôi cảm ơn các bạn.
  • 5:30 - 5:35
    Và cộng đồng TED này
    sẽ không ngạc nhiên
  • 5:35 - 5:38
    nếu tôi nói với bạn những khu vực đầu tiên
  • 5:38 - 5:41
    trong đó chúng ta
    thấy sự thay đổi đáng chú ý
  • 5:41 - 5:42
    là...
  • 5:43 - 5:45
    công nghệ.
  • 5:46 - 5:48
    Chúng ta bắt đầu thấy
    những công nghệ sạch,
  • 5:48 - 5:51
    cụ thể là công nghệ năng lượng tái tạo,
  • 5:51 - 5:53
    bắt đầu giảm giá
    và gia tăng khả năng,
  • 5:53 - 5:56
    đến mức độ mà ngày nay
    chúng ta đã xây dựng
  • 5:56 - 5:58
    nhà máy điện mặt trời tập trung
  • 5:58 - 6:03
    có khả năng cung cấp năng lượng
    cho toàn bộ thành phố,
  • 6:03 - 6:07
    chưa nói đến những gì
    ta đang làm với tính lưu động
  • 6:07 - 6:09
    và những tòa nhà thông minh.
  • 6:09 - 6:12
    Và với sự thay đổi trong công nghệ,
  • 6:12 - 6:15
    chúng ta đã có thể bắt đầu hiểu
  • 6:15 - 6:19
    rằng có một sự thay đổi
    trong phương trình kinh tế,
  • 6:20 - 6:22
    bởi vì chúng ta đã có thể nhận ra
  • 6:22 - 6:25
    chi phí cho biến đổi khí hậu là rất lớn,
  • 6:25 - 6:27
    và có những rủi ro phức tạp.
  • 6:28 - 6:30
    Nhưng cũng có những lợi thế kinh tế
  • 6:30 - 6:32
    và những lợi ích nội tại,
  • 6:32 - 6:35
    vì việc phổ biến các công nghệ sạch
  • 6:35 - 6:37
    sẽ mang lại cho chúng ta
    không khí sạch hơn,
  • 6:39 - 6:40
    sức khỏe tốt hơn,
  • 6:40 - 6:43
    giao thông tốt hơn,
    nhiều thành phố đáng sống hơn,
  • 6:43 - 6:44
    an ninh năng lượng tốt hơn,
  • 6:44 - 6:48
    khả năng tiếp cận năng lượng nhiều hơn
    cho các nước đang phát triển.
  • 6:48 - 6:51
    Tóm lại, một thế giới tốt hơn
    những gì chúng ta có bây giờ.
  • 6:52 - 6:54
    Và với sự hiểu biết đó,
  • 6:55 - 6:58
    bạn đã nên chứng kiến,
    trong thực tế, một phần của bạn là,
  • 6:58 - 7:03
    quá trình lan tỏa sự khéo léo
    và cảm giác phấn khích
  • 7:03 - 7:07
    đầu tiên thông qua
    các chính phủ không mang tính quốc gia,
  • 7:07 - 7:11
    khu vực tư nhân, lãnh đạo ngành công nghiệp,
    các công ty bảo hiểm,
  • 7:11 - 7:15
    các nhà đầu tư, lãnh đạo thành phố,
    cộng đồng đức tin,
  • 7:15 - 7:21
    bởi vì tất cả đều bắt đầu hiểu,
    điều này thực sự có thể có lợi cho họ.
  • 7:21 - 7:24
    Điều này có thể thực sự
    cải thiện mức lợi nhuận sau thuế của họ.
  • 7:26 - 7:32
    Và đó không chỉ là
    những nghi ngờ thông thường,
  • 7:33 - 7:38
    Tôi phải nói với bạn, giám đốc điều hành
    của một công ty dầu khí lớn
  • 7:38 - 7:40
    đã đến gặp tôi đầu năm ngoái
  • 7:40 - 7:42
    và nói rằng -
  • 7:43 - 7:44
    tất nhiên theo cách riêng tư -
  • 7:45 - 7:49
    ông không biết ông sẽ thay đổi
    công ty của mình như thế nào,
  • 7:49 - 7:51
    nhưng ông ấy sẽ thay đổi nó,
  • 7:51 - 7:54
    vì ông quan tâm
    tới khả năng tồn tại lâu dài.
  • 7:55 - 8:00
    Vâng, bây giờ chúng ta có một sự thay đổi
    trong phương trình kinh tế,
  • 8:00 - 8:04
    và từ đó, với sự hỗ trợ lớn hơn
    từ tất cả mọi người,
  • 8:04 - 8:11
    đã không mất nhiều thời gian
    trước khi ta thấy các chính phủ quốc gia
  • 8:11 - 8:16
    thức tỉnh nhận ra thực tế
    rằng đây là lợi ích quốc gia của họ.
  • 8:16 - 8:20
    Và khi chúng tôi yêu cầu các nước
    bắt đầu xác định
  • 8:20 - 8:24
    họ có thể đóng góp như thế nào
    vào những nỗ lực toàn cầu
  • 8:24 - 8:26
    nhưng dựa trên lợi ích quốc gia của họ,
  • 8:26 - 8:30
    189 quốc gia trong số 195,
  • 8:30 - 8:36
    189 quốc gia đã gửi kế hoạch
    chống biến đổi khí hậu toàn diện của họ,
  • 8:36 - 8:38
    dựa trên lợi ích quốc gia của họ,
  • 8:38 - 8:40
    đi kèm với các ưu tiên của họ,
  • 8:40 - 8:43
    phù hợp với kế hoạch phát triển
    bền vững quốc gia của họ,
  • 8:45 - 8:46
    Tốt,
  • 8:47 - 8:52
    một khi bạn bảo vệ
    các lợi ích cốt lõi của các quốc gia,
  • 8:52 - 8:56
    sau đó bạn có thể hiểu
    rằng các quốc gia đã sẵn sàng
  • 8:56 - 8:59
    để bắt đầu hội tụ vào chung một con đường,
  • 8:59 - 9:03
    đi theo một phương hướng chung
  • 9:03 - 9:06
    mà có lẽ sẽ mất một vài thập kỷ,
  • 9:06 - 9:08
    nhưng qua những thập kỷ đó,
    nó sẽ đưa chúng ta
  • 9:08 - 9:10
    tới nền kinh tế mới,
  • 9:10 - 9:13
    một nền kinh tế ít cacbon,
    bền vững hơn.
  • 9:13 - 9:17
    Và những đóng góp quốc gia
    hiện có trên bàn đàm phán
  • 9:17 - 9:19
    đại diện cho các chính phủ quốc gia
  • 9:19 - 9:23
    là vẫn chưa đủ để chúng ta
    có một nền khí hậu ổn định,
  • 9:23 - 9:25
    nhưng đó mới chỉ là những bước đầu tiên,
  • 9:25 - 9:27
    và sẽ được cải thiện theo thời gian.
  • 9:27 - 9:32
    Việc đo lường, báo cáo
    và thẩm tra tất cả những nỗ lực
  • 9:32 - 9:33
    mang tính ràng buộc pháp lý.
  • 9:33 - 9:37
    Và số điểm kiểm tra
    chúng tôi sẽ thu được năm năm một lần
  • 9:37 - 9:42
    để đánh giá tiến độ chung
    hướng tới mục tiêu bị ràng buộc pháp lý,
  • 9:42 - 9:47
    và bản thân con đường hướng tới
    một nền kinh tế ít cácbon và bền vững hơn
  • 9:47 - 9:48
    là ràng buộc pháp lý,
  • 9:48 - 9:50
    Và đây là phần quan trọng hơn:
  • 9:51 - 9:52
    Chúng ta đã có những gì trước đây?
  • 9:52 - 9:55
    Một số rất ít các quốc gia
  • 9:55 - 9:58
    đã thực hiện các cam kết
  • 9:59 - 10:02
    cắt giảm khí thải trong ngắn hạn,
  • 10:02 - 10:06
    những cam kết này hoàn toàn chưa đủ
  • 10:06 - 10:09
    và hơn nữa,
    phần lớn bị coi là một gánh nặng,
  • 10:09 - 10:10
    Bây giờ chúng ta có những gì?
  • 10:10 - 10:16
    Giờ ta có tất cả các nước trên thế giới
    đóng góp với mức độ khác nhau
  • 10:16 - 10:18
    từ cách tiếp cận khác nhau
    trong các lĩnh vực khác nhau,
  • 10:18 - 10:22
    nhưng tất cả
    đóng góp vào một mục tiêu chung
  • 10:23 - 10:25
    và theo một con đường
  • 10:26 - 10:28
    với tính toàn vẹn môi trường,
  • 10:28 - 10:32
    Vâng, một khi bạn có tất cả những điều này
  • 10:32 - 10:35
    và bạn đã thay đổi sự hiểu biết này,
  • 10:35 - 10:39
    bạn sẽ thấy rằng các chính phủ
    đã có thể đi đến Paris
  • 10:39 - 10:42
    và thông qua Hiệp định Paris.
  • 10:42 - 10:44
    (Vỗ tay)
  • 10:49 - 10:51
    Vì thế,
  • 10:51 - 10:53
    khi tôi nhìn lại
  • 10:56 - 10:59
    trong sáu năm qua,
  • 11:02 - 11:03
    đầu tiên tôi nhớ
  • 11:04 - 11:08
    ngày Hiệp định Paris được thông qua,
  • 11:09 - 11:11
    tôi không thể diễn tả nổi
    sự hưng phấn trong phòng,
  • 11:11 - 11:15
    5,000 người nhảy ra khỏi
    chỗ ngồi của mình,
  • 11:15 - 11:18
    khóc, vỗ tay, la hét,
  • 11:18 - 11:24
    giằng xé giữa sự hưng phấn và hoài nghi vẫn còn
    vào những gì họ vừa nhìn thấy,
  • 11:24 - 11:26
    vì rất nhiều người
  • 11:26 - 11:31
    đã làm việc nhiều năm hướng tới điều này,
    và cuối cùng đã thành sự thật.
  • 11:32 - 11:37
    Và không chỉ có những người
    đã trực tiếp tham gia.
  • 11:38 - 11:40
    Một vài tuần trước,
    tôi ở cùng một đồng nghiệp
  • 11:40 - 11:42
    người đang cố đưa ra quyết định
  • 11:42 - 11:49
    việc tặng người vợ tuyệt vời của mình Natasha
    một viên ngọc trai Tahitian;
  • 11:49 - 11:53
    và một khi anh đã quyết định
    mình sẽ mua gì,
  • 11:55 - 11:56
    người thợ kim hoàn nói với anh,
  • 11:56 - 11:59
    "Anh rất may mắn
    vì đã mua cái này lúc này,
  • 11:59 - 12:04
    bởi vì những viên ngọc trai có thể
    sẽ sớm không còn vì biến đổi khí hậu, "
  • 12:04 - 12:08
    "Nhưng," người thợ kim hoàn nói,
    "anh có nghe,
  • 12:08 - 12:11
    việc các chính phủ
    vừa ra một quyết định,
  • 12:11 - 12:14
    và Tahiti có thể có một cơ hội."
  • 12:15 - 12:18
    Đúng là một sự xác nhận tuyệt vời
  • 12:18 - 12:22
    mà có lẽ đây là niềm hy vọng,
  • 12:22 - 12:24
    đây là một cơ hội có khả năng đến.
  • 12:26 - 12:30
    Tôi là người đầu tiên nhận ra
    chúng ta có rất nhiều việc phải làm.
  • 12:30 - 12:34
    Chúng ta chỉ mới bắt đầu
    ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • 12:34 - 12:37
    Thực tế, chúng ta cần phải chắc chắn
    rằng mình gia tăng gấp đôi nỗ lực
  • 12:37 - 12:41
    trong vòng năm năm tới
    chính là năm năm cấp bách.
  • 12:43 - 12:45
    Nhưng tôi tin
  • 12:46 - 12:48
    chúng ta đã vượt qua sáu năm
  • 12:48 - 12:50
    từ những điều không thể
  • 12:50 - 12:53
    tới những điều giờ không thể dừng lại.
  • 12:53 - 12:58
    Và chúng ta đã làm điều đó thế nào?
    Tiêm nhiễm sự lạc quan chuyển đổi
  • 12:58 - 13:01
    cho phép chúng ta đi
    từ sự đối đầu tới hợp tác,
  • 13:01 - 13:04
    cho phép chúng ta hiểu
    rằng lợi ích quốc gia và địa phương
  • 13:04 - 13:08
    không nhất thiết phải khác
    với nhu cầu toàn cầu,
  • 13:08 - 13:11
    và nếu hiểu được điều đó,
    chúng ta có thể gộp chúng lại
  • 13:11 - 13:13
    và có thể kết hợp chúng hài hòa.
  • 13:13 - 13:17
    Và như tôi mong đợi
    các vấn đề toàn cầu khác
  • 13:17 - 13:20
    sẽ đòi hỏi sự chú ý
    của chúng ta trong thế kỷ này -
  • 13:20 - 13:25
    an ninh lương thực, an ninh nguồn nước,
    an ninh quốc gia, di cư bắt buộc -
  • 13:27 - 13:29
    Tôi thấy chúng ta
    chắc chắn vẫn chưa biết
  • 13:30 - 13:33
    mình sẽ giải quyết
    những vấn đề đó như thế nào.
  • 13:33 - 13:38
    Nhưng ta có thể dùng một trong số
    những gì đã làm đối với biến đổi khí hậu
  • 13:38 - 13:39
    và chúng ta có thể hiểu
  • 13:39 - 13:45
    rằng chúng ta phải giải thích lại
    tâm lý tổng bằng không.
  • 13:45 - 13:50
    Bởi vì chúng ta đã được dạy để tin rằng
    luôn có người chiến thắng và kẻ thua cuộc,
  • 13:50 - 13:52
    sự mất mát của bạn là cái lợi của tôi.
  • 13:53 - 13:55
    Bây giờ chúng ta đang ở trong một thế giới
  • 13:55 - 13:58
    mà chúng ta đã đạt tới
    ranh giới của hành tinh
  • 13:58 - 14:00
    và chúng ta không chỉ kết nối với nhau,
  • 14:00 - 14:04
    mà còn ngày càng phụ thuộc lẫn nhau,
  • 14:04 - 14:06
    mất mát của bạn
    không còn là cái lợi của tôi.
  • 14:07 - 14:09
    Chúng ta hoặc là thua cả
  • 14:10 - 14:13
    hoặc tất cả đều có thể
    là người chiến thắng,
  • 14:13 - 14:15
    Nhưng chúng ta sẽ phải quyết định
  • 14:15 - 14:18
    giữa không và tổng.
  • 14:19 - 14:24
    Chúng ta sẽ phải quyết định
    giữa việc lợi ích bằng không cho tất cả
  • 14:24 - 14:28
    hoặc sống cuộc sống
    mà tất cả chúng ta là một tổng thể.
  • 14:28 - 14:30
    Chúng ta đã làm điều đó một lần.
    Và có thể làm lại một lần nữa.
  • 14:30 - 14:31
    Cảm ơn.
  • 14:32 - 14:37
    (Vỗ tay)
Title:
Câu chuyện đằng sau Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Speaker:
Christiana Figueres
Description:

Bạn sẽ làm gì nếu công việc của bạn là cứu hành tinh này? Khi Christiana Figueres được Liên Hợp Quốc giao nhiệm vụ làm chủ tọa hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris (COP 21) vào tháng 12/2015, bà đã phản ứng theo cách mà nhiều người thường làm: bà nghĩ rằng việc khiến các nhà lãnh đạo đến từ 195 quốc gia cùng kí kết một hiệp định nhằm làm chậm quá trình biến đổi khí hậu là điều không thể. Hãy tìm hiểu việc bà thay đổi thái độ hoài nghi của mình thành sự lạc quan -- và giúp thế giới đạt được hiệp định biến đổi khí hậu quan trọng nhất trong lịch sử như thế nào.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:51

Vietnamese subtitles

Revisions